Giáo án các môn học khối 2 - Nguyễn Thị Kim Oanh - Tuần 4

Giáo án các môn học khối 2 - Nguyễn Thị Kim Oanh - Tuần 4

Tập đọc:

BẠN B CỦA NAI NHỎ

I. MỤC TIU

1. Đọc

· HS đọc trơn được cả bi.

· Đọc đng cc từ ngữ: chặn lối, chạy như bay, lo, g Sĩi, ng ngữa

· Biết nghỉ hơi sau cc du chấm, dấu phẩy, giữa cc cụm từ.

· Biết phn biệt giọng khi đọc đng lời cc nhn vật.

· Biết nhấn giọng ở cc từ ngữ: hích vai, thật khỏe, vẫn lo, thật thơng minh.

2. Hiểu

· Hiểu nghĩa cc từ trong bi: ngao du thin hạ, ngăn cản, hích vai, thơng minh, hung c, gạc.

· Biết được cc đức tính của bạn Nai nhỏ: khỏe mạnh, thơng minh, nhanh nhẹn, dm liều mình cứu người.

· Hiểu nội dung của bi: Người bạn đng tin cậy l người sẵn lịng gip người, cứu người.

 

doc 20 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 883Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 2 - Nguyễn Thị Kim Oanh - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai ngày 20 tháng 10 năm 200
Tập đọc:
Bím tóc đuôi sam
I/ Mục đích, yêu cầu:.
- Đọc đúng các từ khó .
- Đọc bài với giọng rõ dàng , mạch lạc , ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm , dấu phẩy, từng cột, từng dòng .
- Biết đọc phân biệt giọng nhân vật. 
- Hiểu nghĩa các từ mới.
- Hiểu ND câu truyện : Không nên nghịch ác với bạn. Rút ra được bài học: cần đối xử tốt với các bạn gái.
II/ Đồ dùng dạy học :
 	- Tranh minh hoạ SGK. BP viết sẵn câu cần luyện.
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ : 
- Đọc và TLCH bài Gọi Bạn 
- Nhận xét đánh giá .
2/ Bài mới 
a/ Giới thiệu bài - Ghi đầu bài 
b/ Luyện đọc :
- GV đọc mẫu .
- HD luyện đọc và giải nghĩa từ.
* Luyện đọc câu.
- Y/C đọc nối tiếp câu.
- Từ khó.
- Y/C đọc lần hai.
* Luyện đọc đoạn 
? Bài chia làm? đoạn đó là những đoạn nào?
* Đoạn 1:
- GT: tết.
* Đoạn 2: 
- BP y/c đọc đúng:
? Khi đọc giọng của các bạn gái ta phải đọc ntn?
- BP yc đọc tiếp 
? Đây là giọng đọc của ai? Đọc ntn?
- GT: loạng choạng
* Đoạn 3:
- GT: đầm đìa nước mắt
* Đoạn 4: 
- GT: ngượng nghịu, phê bình
* Đọc trong nhóm.
* Thi đọc.
- Nhận xét, đánh giá.
*Luyện đọc toàn bài:
Tiết 2
c/Tìm hiểu bài
? CH 1: Các bạn gái khen Hà ntn?
? CH 2: Vì sao Hà khóc?
? Em nghĩ thế nào về trò đùa nghịch của Tuấn?
? CH3: Thầy giáo làm cho Hà vui bằng cách nào?
? Vì sao lời khen của thầy làm cho Hà không khóc nữa?
? CH 4: Nghe lời thầy Tuấn đã làm gì?
- GT: Đối xử tốt với bạn.
? Câu chuyện này muốn khuyên ta điều gì?
- Nêu ý nghĩa câu chuyện?
d/ Luyện đọc lại
- Đọc phân vai.
3/ Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- 3 hs đọc kết hợp trả lời câu hỏi.
- Nhắc lại.
- HS lắng nghe
- Mỗi học sinh đọc một câu
 Loạng choạng, ngã phịch, ngượng nghịu HSCN - ĐT
- Đọc câu lần hai.
- Bài chia 4 đoạn, nêu các đoạn.
- 1 hs đọc đoạn 1 – HS nhận xét
+ Đan kết những sợi thành một dải.
- 1 HS đọc – HS nhận xét
+ Khi Hà đến trường,/ mấy bạn gái cùng reo lên.// ái chà chà .// Bím tóc đẹp quá!
- Phải đọc nhanh, giọng hồ hởi, đọc cao giọng hơn ở lời khen.
+Vì vậy/ mỗi lần cậu kéo bím tóc/ cô bé lại loạng choạng/ và cuối cùng ngã phịch xuống đất.//rồi vừa khóc em vừa chạy đi mách thầy.//
- Là lời của người dẫn chuyện đọc với giọng thong thả,
- Loạng choạng là đi, đứng không vững.
- 1 h/s đọc đoạn 3 – HS nhận xét
- 1 h/s đọc đoạn 4 – HS nhận xét
- HS đọc theo nhóm 4 
- Các nhóm cử đại diện thi đọc.
- Lớp nhận xét bình chọn.
 - HS đọc ĐT .
* HS đọc thầm và TLCH
- Các bạn khen: ái chà chà! Bím tóc đẹp quá!’’
- Tuấn kéo mạnh làm cho Hà bị ngã. Sau đó Tuấn vẫn còn đùa dai, nắm bím tóc Hà mà kéo
- Đó là trò đùa nghịch ác, không tốt với bạn, bắt nạt các bạn gái. Tuấn thiếu tôn trọng bạn. Biết bạn tự hào về hai bím tóc, Tuấn lại kéo tóc bạn để chế giễu. Tuấn không biết chơi với bạn.
- Thầy giáo khen 2 bím tóc của Hà rất đẹp 
- Vì nghe thầy khen Hà rất mừng và tự hào về mái tóc đẹp trở nên tự tin không buồn nữa.
- Tuấn đến trước mặt Hà để xin lỗi.
+ Nói và làm điều tốt với mọi người
- Nhắc nhở ta không nên nghịch ác với bạn, phải cư xử đúng mực với bạn bè.
- Cần đối xử tốt với bạn gái.
- Các nhóm tự phân vai đọc trong nhóm
- Các nhóm thi đọc
- Nhận xét - bình chọn
Toán:
29 + 5
 	I.Mục tiêu:
Giúp HS thực hiện phép cộng 29 + 5
Củng cố những hiểu biết về tổng số hạng, nhận dạng hình vuông
II.Đồ dùng dạy học: 3 bó que tính, 14 que tính rời
	III.Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: HS làm bài 1,2,3/17
3. Bài mới:
	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Hoạt động 2: Giảng bài mới
- Giúp HS biết cách thực hiện phép cộng 29 + 5
* Giới thiệu phép cộng 29+5
- GV sử dung que tính, hướng dẫn HS tìm kết quả
- Hướng dẫn đặt tính theo cột dọc
Hoạt động 3 : Luyện tập.
Giúp HS củng cố về phép cộng, thực hiện phép cộng 29 + 5
Củng cố những hiểu biết về tổng số hạng, nhận dạng hình vuông
* Bài 1/16: 
- GV gọi HS lên bảng làm, nhận xét cho điểm
* Bài 2/15
- GV hỏi HS cách đặt tính theo cột dọc,thành phần phép cộng.
* Bài 3/15
- GV treo bảng phụ vẽ hình vuông
* Bài 4/15: GV hướng dẫn HS tóm tắt, tím cách giải
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại cách thực hiện tính dọc
- Về nhà: 1,2,3,4/18
- Nhận xét tiết học.
-Thao tác theo GV
-Nhăc lại cách làm 
- Đặt tính và nêu cách tính
- Trả lời
- Làm vở toán
- Đọc yêu cầu
- Dùng thước nối 
- 1 HS lên bảng
Thứ ba ngày 21 tháng 10 năm 2008
Toán
49 + 25
 	I.Mục tiêu:
Giúp HS biết cách thực hiện phép cộng 49 + 25,
Củng cố phép cộng 9 + 5, 29 + 5 
Củng cố những hiểu biết về tổng 2 số hạng
II.Đồ dùng dạy học: 
7 bó que tính,bảng cài, 14 que tính rời
	III.Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: HS làm bài 1,2,3/18
3. Bài mới:
	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Hoạt động 2: Giảng bài mới
Mục tiêu: 
 - Giúp HS biết cách thực hiện phép cộng 49 + 25
 * Giới thiệu phép cộng 49+25
- GV sử dụng que tính, hướng dẫn HS tìm kết quả
- Hướng dẫn đặt tính theo cột dọc
Hoạt động 3 : Luyện tập.
Củng cố phép cộng 9 + 5, 29 + 5 
Củng cố những hiểu biết về tổng 2 số hạng
* Bài 1/7: GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính, tính.
* Bài 2/17- Nêu thành phần phép cộng? Tính tổng?
* Bài 3/15- GV hướng dẫn tóm tắt tìm cách giải
- Nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại cách thực hiện phép cộng
- Về nhà: 1,2,3,4/19
- Nhận xét tiết học.
-Thao tác theo GV
-Nhắc lại cách làm 
- Làm bảng con
-Làm nháp,trả lời
- Đọc yêu cầu
- 1 HS lên bảng
-Làm vở toán
Kể chuyện:
Bím tóc đuôi sam
I/ Mục đích, yêu cầu :
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể được nội dung đoạn 1,2 của câu chuyện: Bím tóc đuôi sam.
- Nhớ và kể được đoạn 3 bằng lời kể của mình.
- Biết tham gia cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo vai.
- HS có kỹ năng nghe bạn kể chuyện biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn
II/ Đồ dùng dạy học:
- 2 Tranh minh hoạ trong sgk.
III/ Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ: 
- 3 hs kể lại câu chuyện: Bạn của Nai nhỏ theo hình thức phân vai.
- Nhận xét- Đánh giá.
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài - Ghi đầu bài
b/ Kể chuyện: 
* Kể đoạn 1,2.
-YC quan sát tranh .
- HD kể theo gợi ý.
? Hà có hai bím tóc ra sao? Khi Hà đến trường mấy bạn gái reo lên ntn?
? Tuấn đã chêu chọc Hà ntn? Việc làm của Tuấn dẫn đến điều gì?
- YC thi đua kể.
* Kể đoạn 3: 
- YC tập kể trong nhóm.
- Gọi các nhóm thi kể.
+ Chú ý kể bằng lời kể của mình.
* Kể phân vai.
- YC các nhóm kể phân vai.
- Nhận xét - đánh giá.
3/ Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- 3 hs lên bảng kể.
- Nhận xét.
- HS nhắc lại
* Kể lại đoạn 1,2 trong câu chuyện: Bím tóc đuôi sam. Dựa theo hai tranh.
- Quan sát tranh- nhớ lại ND các đoạn 1,2 của câu chuyện để kể lại.
- Một hôm Hà đến trường với đuôi bím tóc đuôi sam rất đẹp. Mẹ đã khéo léo tết cho Hà hai bím tóc đó và mỗi bím tóc lại buộc một chiếc nơ rất đẹp. Các bạn gái nhìn thấy đều reo lên: “ái chà! Chà! Bím tóc đẹp quá!”
- Bỗng nhiên Tuấn từ đâu chạy tới nắm lấy bím tóc và nói: “Tớ mệt quá! Cho tớ vịn vào nó một lúc.” Vì Tuấn lớn hơn Hà nên mỗi lần cậu kéo bím tóc Hà lại loạng choạng và ngã bịch xuống đất. Nhưng Tuấn vẫn đùa dai, cứ cầm bím tóc Hà mà kéo, khiến Hà phải oà khóc, vừa khóc Hà vừa chạy đi mách thầy giáo.
- 2, 3 hs thi kể đoạn 2 theo tranh.
- Nhận xét.
* Kể lại cuộc gặp gỡ giữa bạn Hà và thầy giáo bằng lời kể của mình.
M: Hà vừa khóc vừa chạy đi mách thầy.
- Kể trong nhóm 
- Đại diện các nhóm kể lại đoạn 3.
+ Hà vừa mách tội Tuấn vừa khóc thút thít. Thầy giáo nhìn hai bím tóc xinh xinh của Hà, vui vẻ nói: “Thầy thấy tóc em vẫn đẹp đấy chứ!” Nghe thầy nói thế. Hà ngạc nhiên hỏi lại: “ Thật không ạ!” Thầy bảo : “Thật chứ!”Thế là Hà hết buồn nín hẳn.
- Lần 1: GV là người dẫn chuyện, một hs nói lời của thầy giáo, 1 hs nói lời của Hà.
- Lần 2: 4 hs kể lại theo vai.
- Lần 3: Thi kể theo vai.
Nhận xét – bình chọn.
Chính tả:
Tập chép: Bím tóc đuôi sam
I/ Mục đích, yêu cầu: 
- Chép lại chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài.
- Luyện kỹ năng viết đúng các qui tắc chính tả. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu, hoặc vần dễ lẫn (r/d, gi, ân/ âng)
II/ Đồ dùng dạy học: BP: Viết các bài tập 2,3.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc các từ: 
- Nhận xét, đánh giá
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài – Ghi đầu bài 
b/ HD viết chính tả:
* GV đọc đoạn viết.
? Đoạn văn này nói về cuộc trò chuyện của ai.
? Vì sao Hà không khóc nữa.
? Bài có những dấu câu gì.
* HD viết từ khó:
- Ghi từ khó:
- YC viết bảng.
- Nhận xét – sửa sai.
*HD viết bài:
- GV đọc đoạn viết.
- YC viết bài.
GV quan sát, uốn nắn hs viết
- Đọc la ... 
- Nhắc lại.
- HS nghe – 2 h/s đọc lại.
- Rủ nhau đi ngao du thiên hạ (dạo chơi khắp đó đây)
- Ghép ba bốn lá bèo sen lại làm thành một chiếc bè. 
- Trên, Tôi, Dế Trũi, Chúng, ngày, Bè, Mùa. Vì đó là những chữ đầu bài, đầu câu hoặc tên riêng.
- Dế Trũi, ngao du, rủ nhau, bèo sen HSCN - ĐT
- Viết bảng con.
- HS nghe
- HS nghe viết bài.
- Soát lỗi dùng bút chì gạch chân chữ sai.
* Tìm 3 chữ có iê, 3 chữ có yê.
- iê : Hiên, biếu, chiếu.
- yê : Khuyên, chuyện, xuyến.
* Phân biệt các chữ in đậm trong câu. 
a/ Hoà dỗ em đội mũ để đi ăn giỗ ông ngoại.
- dỗ: dỗ dành, anh dỗ em.
- giỗ: giỗ tổ, ăn giỗ, ngày giỗ.
b/ Chúng tôi lênh đênh trên dòng sông ròng rã ba ngày.
- dòng: dòng nước, dòng kẻ.
- ròng: ròng rã. khóc ròng.
c/ Tôi viết những vần thơ và vầng trăng quê hương.
 - Vần: Đánh vần, vần cơm.
 - Vầng: Vầng mặt trời, vầng trán. 
Tự nhiên – xã hội
Bài 4: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt?
I/ Mục tiêu:
- Nêu được những việc cần làm để xương và cơ phát triển tốt. 
- Giải thích được tại sao không nên mang vác nặng. 
- Biết nhấc, nâng một vật đúng cách.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh phóng to các hình trong bài.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ: 
? Cơ thể ta có những cơ nào?
? Cần làm gì để cơ được săn chắc?
- Nhận xét- Đánh giá.
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài 
* Trò chơi: Xem ai khéo.
- Nhận xét, đánh giá.
? Khi nào thì quyển sách rơi xuống?
Đây là 1 trong các bài tập để rèn luyệ tư thế đi đứng đúng, chúng ta có thể vận dụng thường xuyên để có dáng đi đúng và đẹp.
* Ghi đầu bài.
b/ Các hoạt động:
*HĐ 1: Làm gì để cơ và xương phát triển tốt.
- YC hoạt động nhóm đôi.
- Nêu y/c hoạt động 1.
- YC đại diện nhóm trình bày.
? Hằng ngày em thường ăn gì trong bữa cơm?
? HS 2 ngồi học có đúng tư thế không?
? Bạn ngồi học có đủ ánh sáng không?
? Vì sao ngồi h ọc phai đúng tư thế?
- GV cho HS trình bày với các hình còn lại.
*KL: Nên ăn uống đầy đủ, lao động vừa sức và tập luyện thể thao sẽ có lợi cho sức khoẻ, giúp cho cơ và xương phát triển tốt.
* Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Nhấc một vật.”
- HD làm mẫu nhấc một vật nặng cho lớp quan sát.
- Nhận xét- sửa sai.
Lưu ý: Khi nhấc vật lưng phải thẳng, dùng sức ở hai chân để khi co đầu gối và đứng dậy để nhấc vật. Không đứng thẳng chân và không dùng sức ở lưng sẽ bị đau lưng. 
3/ Củng cố - Dặn dò
? Làm gì để xương và cơ phát triển tốt?
- Nhận xét tiết học. 
- HSTL.
- HS xếp thành ahi hàng dọc ở giã lớp, mỗi học sinh đội trên đầu một quyển sách các hàng cùng đi quanh lớp rồi về chỗ, y/c phải đi thẳng người giữ đầu, cổ thăng bằng sao cho quyển sách ở trên đầu không bị rơi xuống.
- Khi tư thế đầu, cổ hoặc mình không thẳng.
- Nhắc lại.
- Quan sát các hình1,2,3,4,5. sgk.
+ Nên và không nên làm gì để cơ và xương phát triển tốt.
- Các nhóm trình bày kết quả
- H1: Vẽ một bạn trai đang ăn cơm, bữa cơm có rau, cá, canh, chuối
- HSTL.
- Giúp chúng ta không bị cong vẹo cột sống.
- HS đứng thành 2 hàng dọc đứng cách nhau. Hai chậu nước để trước mỗi hàng. Khi GV hô: bắt đầu thì hai hs đứng ở hai đầu hàng chạy lên nhấc vật nặng mang về đích. Cứ như vậy cho đến hết.
- Ăn uống đầy đủ, lao động vừa sứcgiúp cơ và xương phát triển tốt.
Thể dục
Bài 8: Trị chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
* Động tác Lườn
I/ MỤC TIÊU:
- Ơn động tác vươn thở, tay, chân. Y/c thực hiện từng động tác tương đối chính xác, đẹp.
- Làm quen với động lườn . Y.c thực hiện được động tác tương đối đúng kt động tác.
- Ơn trị chơi “Kéo cưa lừa xẻ”.Yêu cầu biết chơi và tham gia vào trị chơi cĩ đọc vần điệu
II/ ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN: 
Sân trường . 1 cịi . Tranh động tác lườn
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1/ PHẦN MỞ ĐẦU
GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS đứng tại chỗ vổ tay và hát
HS chạy 1 vịng trên sân tập
Kiểm tra bài cũ : 4 hs
Nhận xét
2/ PHẦN CƠ BẢN:
a/ Ơn tập động tác vươn thở, tay, chân
Nhận xét
b/ Động tác lườn
G.viên hướng dẫn HS luyện tập
Nhận xét
*Ơn 4 động tác TD đã học
 Nhận xét
*Các tổ thi đua trình diễn 4 động tác TD
Nhận xét - Tuyên dương
c/ Trị chơi “Kéo cưa lừa xẻ” 
Hướng dẫn và tỏ chức HS chơi
Nhận xét
III/ KẾT THÚC:
HS đứng tại chỗ vổ tay hát 
Hệ thống lại bài học
- Yêu cầu nội dung về nhà
6 phút
28 phút
8 phút
1-2lần
7 phút
4-5 lần
7 phút
6 phút
6 phút
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hình học mới động tác TD
* * * * * * * 
 * * * * * * * 
* * * * * * * 
 * * * * * * * 
GV
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Thứ sáu ngày 24 tháng 10 năm 2008
Toán
28 + 5
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách thực hiện phép cộng 28 + 5
II.Đồ dùng dạy học: 
5 bó que tính,bảng cài
	III.Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 4 HS lên bảng làm bài 1,2,3,4/21
3. Bài mới:
	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Hoạt động 2: Giảng bài mới
Mục tiêu:
Giúp HS biết cách thực hiện phép cộng 28 + 5
* Giới thiệu phép cộng 28+5
- GV sử dung que tính, hướng dẫn HS tìm kết quả
- Hướng dẫn đặt tính theo cột dọc
 Hoạt động 3 : Luyện tập.
Giúp HS củng cố và thực hiện phép cộng 28 + 5
* Bài 1/20: - GV yêu cầu HS đặt tính nêu cách tính
* Bài 2/15
- GV hướng dẫn HS nối phép cộng với kết quả đúng
* Bài 3/20:
- GV hướng dẫn HS tóm tắt, tìm cách giải
* Bài 4/20: 
- GV hướng dẫn HS dùng thước xác định đoạn thẳng 5cm.
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại cách thực hiện tính dọc
- Về nhà: 1,2,3,4/22
- Nhận xét tiết học.
-Thao tác theo GV
-Nhăc lại cách làm 
- Làm bảng con
- Trả lời
- Làm vở toán
-Đọc yêu cầu
-Làm miệng
- Làm vở
Tập làm văn:
cảm ơn, xin lỗi.
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp. Biết nói 3, 4 câu về nội dung mỗi bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn hay xin lỗi phù hợp .
- Viết được nhiều điều vừa nói thành đoạn văn.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ BT3, VBT.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2, 3 hs đọc danh sách các bạn trong tổ học tập ( BT3 ) 
- Nhận xét , đánh giá.
2/ Bài mới: 
a/ giới thiệu bài - Ghi đầu bài.
b/ HD làm bài tập:
 *Bài 1: 
- y/c hoạt động nhóm đôi .
- y/c đại diện nhóm trình bày 
a/ Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa?
b/ Cô giáo cho mượn sách. 
? Nói với thái độ ntn?
c/ Một em bé nhặt hộ chiếc bút .
? Nói với thái độ ntn ?
GV: Khi nói lời cảm ơn, tuỳ từng hoàn cảnh ta phải tỏ thái độ sao cho phù hợp.
* Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu
- y/c thảo luận nhóm đôi 
a/ Chẳng may giẫm vào chân bạn.
b/ Mải chơi quên việc mẹ dặn .
c/ Đùa nghịch va vào một cụ già.
* Bài 3: Treo tranh lên bảng
- Gọi h/s lên chỉ vào tranh và nêu sự việc trong tranh . 
+Tranh 1
- 2-3 h/s lên chỉ vào tranh và nói 
+Tranh 2:
- 2-3 h/s lên nói 
* Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu
- HD h/s viết vào vở 
- y/c đọc bài viết 
 * Thu chấm 5-7 bài. 
- Nhận xét, sửa sai.
3/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- 2,3 em đọc danh sách các bạn trong tổ .
- Nhắc lại
- 1,2 hs đọc yêu cầu bài1.
- HS thảo luận: nói lời cảm ơn phù hợp với các tình huống.
- Một số nhóm trình bày.
- Nhận xét.
- Mình cảm ơn bạn.
- Cảm ơn bạn nhé. May quá nếu không có bạn thì mình ướt hết .
- Em cảm ơn cô ạ!
+ Nói với thái độ lễ phép biết ơn
- Anh cảm ơn em.
- Chị cảm ơn em nhé . 
+ Nói với thái độ thân ái, thân mật 
* Nói lời xin lỗi . 
- HS thảo luận tập nói lời xin lỗi trong các trường hợp trên
- Các nhóm trình bày.
+ Tớ xin lỗi cậu, tớ vô ý quá 
+ Con xin lỗi mẹ ! Lần sau con sẽ không như thế nữa . 
+ Cháu xin lỗi cụ ạ ! 
- Nhận xét, bình chọn.
* Lớp quan sát và kể lại sự việc trong mỗi tranh bằng 3,4 câu dùng lời cảm ơn xin lỗi.
- 1 hs lên bảng chỉ và nói.
- Nhận xét- sửa sai.
+ Nhân ngày sinh nhật của Phương, mẹ mua một con gấu bông rất đẹp tặng Phương. Em lễ phép đưa hai tay nhận món quà của mẹ và nói: “Con gấu bông đẹp quá! Con xin cảm ơn mẹ.” 
+ Cậu con trai làm vỡ lọ hoa trên bàn. Cậu khoanh tay xin lỗi mẹ và nói: “Con xin lỗi mẹ.”
* Viết lại các câu em và bạn em đã nói ở bài tập 3.
- HS nhớ lại những lời vừa kể để viết vào vở.
- 3, 4 em đọc bài viết của mình.
- Nhận xét.
Đạo đức:
Sinh hoạt lớp 
I/ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TUẦN 9
Thực hiện tốt việc dạy – học đúng chương trình và thời khoá biểu.
HS đi học đầy đủ đúng giờ.
Vệ sinh cá nhân trường lớp sạch sẽ.
Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
Đã ôn tập và kiểm tra giữa kì I.
Vẫn còn một số HS hay vắng học như: Y Duôt, H Ra, Y Vol, 
Kiểm tra giữa kì I kết quả chưa cao.
II/ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 10
Thực hiện dạy học đúng thời khoá biẻu.
Duy trì sĩ số, nề nếp học tập, sinh hoạt.
Học bài và làm bài đầy đủ.
Thi đua tiết học tốt, buổi học tốt.
Tiếp tục học nhóm, rèn vở sạch chữ đẹp.
III/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
	- GVCN và cán sự theo dõi nhắc nhở.
	- Học sinh trong lớp tự giác trong mọi hoạt động.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lop 2 cac mon Tuan 4.doc