Giáo án các môn học khối 2 năm 2008 - 2009 - Tuần 25

Giáo án các môn học khối 2 năm 2008 - 2009 - Tuần 25

A/ MỤC TIÊU :

SGV trang 192

B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

- Chuẩn bị các hình vuông , hình tròn ,hình tam giác đều giống như hình vẽ trong SGK.

C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

I/ KTBC :

II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:

 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng

 2/ Hướng dẫn tìm hiểu bài

GV treo bảng cài, sau đó cài tấm bìa hình vuông như SGK . YC HS quan sát,rồi dùng kéo cắt hình vuông ra làm ba phần bằng nhau và giới thiệu .” Có một hình vuông , chia làm năm phần bằng nhau , lấy đi một phần , còn lại một phần năm hình vuông .”

+ Tiến hành tương tự với hình tròn , hình tam giác đều rút ra kết luận :

+ Có 1 hình tròn , hình tam giác , chia thành 5 phần bằng nhau , lấy đi một phần , còn lại một phần năm hình tròn ,HTG .

+ Trong toán học người ta biểu thị “một phần tư” Viết là : Một phần năm.

+ GV yêu cầu HS đọc

3 / Thực hành

Bài:1

+ Yêu cầu HS đọc đề bài. Suy nghĩ làm bài rồi phát biểu ý kiến .

+ Nhận xét cho điểm .

Bài 2:

+ Gọi HS đọc đề bài.

+ Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài.

+ Vì sao em biết ở hình A có một phần năm số ô vuông tô màu ?( hỏi tương tự với hình C )

+ Nhận xét cho điểm .

Bài 3 :

+ Yêu cầu đọc đề bài.

+ Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và tự làm bài.

+ Vì sao em biết hình a đã khoanh vào một phần năm số con vịt?

+ Nhận xét cho điểm .

Nhắc lại tựa bài.

+ HS quan sát, theo dõi

+ Theo dõi và đọc số

+ Một số HS.

 

doc 14 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 766Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 2 năm 2008 - 2009 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ hai, ngày 09 tháng 03 năm 2009.
TOÁN : 
MỘT PHẦN NĂM
A/ MỤC TIÊU :
SGV trang 192
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Chuẩn bị các hình vuông , hình tròn ,hình tam giác đều giống như hình vẽ trong SGK.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng
 2/ Hướng dẫn tìm hiểu bài 
GV treo bảng cài, sau đó cài tấm bìa hình vuông như SGK . YC HS quan sát,rồi dùng kéo cắt hình vuông ra làm ba phần bằng nhau và giới thiệu .” Có một hình vuông , chia làm năm phần bằng nhau , lấy đi một phần , còn lại một phần năm hình vuông .”
+ Tiến hành tương tự với hình tròn , hình tam giác đều rút ra kết luận :
+ Có 1 hình tròn , hình tam giác ,chia thành 5 phần bằng nhau , lấy đi một phần , còn lại một phần năm hình tròn ,HTG ..
+ Trong toán học người ta biểu thị “một phần tư” Viết là : Một phần năm.
+ GV yêu cầu HS đọc 
3 / Thực hành 
Bài:1
+ Yêu cầu HS đọc đề bài. Suy nghĩ làm bài rồi phát biểu ý kiến .
+ Nhận xét cho điểm .
Bài 2:
+ Gọi HS đọc đề bài.
+ Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài.
+ Vì sao em biết ở hình A có một phần năm số ô vuông tô màu ?( hỏi tương tự với hình C )
+ Nhận xét cho điểm .
Bài 3 :
+ Yêu cầu đọc đề bài.
+ Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và tự làm bài.
+ Vì sao em biết hình a đã khoanh vào một phần năm số con vịt?
+ Nhận xét cho điểm .
Nhắc lại tựa bài.
+ HS quan sát, theo dõi
+ Theo dõi và đọc số 
+ Một số HS. 
+ Đọc đề.
+ HS trả lời các hình đã tô màu 1/5 làhình A C, D. HS nhận xét .
+ Đọc đề bài.
+ HS viết câu đúng vào bảng con là :hình A , B , D .
+ Vì hình A có 10 ô vuông , đã tô màu 2 ô vuông .
+ HS nhận xét 
+ Đọc đề.Nêu yêu cầu 
+ Hình a đã khoanh vào một phần nămsố con vịt. 
+ Vì hình a có 10 con vịt tất cả,chia làm 5 phần bằng nhau thì mỗi phần sẽ có 2 con vịt , vậy hình a có 2 con vịt được khoanh .
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
Các em vừa học toán bài gì ?
GV đưa lên một số hình được chia làm2,3,4, 5 phần , yêu cầu HS nêu hình có biểu tượng 1/5.
Một phần năm được viết như thế nào ?
GV nhận xét tiết học , tuyên dương .
Dặn về nhà làm các bài trong vở bài tập . Chuẩn bị bài cho tiết sau .
;;;¥;;;
TẬP ĐỌC : 
SƠN TINH – THUỶ TINH.
A/ MỤC TIÊU :
SGV trang 111
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1 :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ 3 HS lên bảng đọc bài Voi nhà và trả lời các câu hỏi.
+ Nhận xét ghi điểm
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 1/ G thiệu : GV giới thiệu gián tiếp qua tranh minh họa và ghi bảng.
 2/ Luyện đọc:
a/ Đọc mẫu
+ GV đọc mẫu lần 1, tóm tắt nội dung bài.
b/ Luyện phát âm
+ Yêu cầu HS đọc các từ cần chú ý phát âm trên bảng phụ.
+ Yêu cầu đọc từng câu.Theo dõi nhận xét .
c/ Luyện đọc đoạn
+ GV treo bảng phụ hướng dẫn .
+ Bài tập đọc có thể chia thành mấy đoạn? Các đoạn được phân chia như thế nào?
+ Yêu cầu giải thích từ: Cầu hôn
+ Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt các câu khó, câu dài
+ Giải nghĩa các từ mới cho HS hiểu: như phần mục tiêu.
d/ Đọc theo đoạn, bài
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp
+ Chia nhóm và yêu cầu luyện đọc trong nhóm
e/ Thi đọc giữa các nhóm
+ Tổ chức thi đọc cá nhân, đọc đồng thanh 2 câu nói của Khỉ và Cá 
g/ Đọc đồng thanh
+ HS 1: câu hỏi 1
+ HS 2: câu hỏi cuối bài.
+ HS 3: nêu ý nghĩa bài tập đọc
Nhắc lại tựa bài
+ 1 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
+ Đọc các từ trên bảng phụ như phần mục tiêu, đọc cá nhân sau đó đọc đồng thanh
+ Nối tiếp nhau đọc từng câu theo bàn, mỗi HS đọc 1 câu.
+ Tìm cách đọc và luyện đọc các câu:
+ Bài tập đọc chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1:Hùng Vương ..nước thẳm .
Đoạn 2:Hùng Vương ..đón dâu về .
Đ oạn 3:Đ oạn còn lại .
+ Cầu hôn nghĩa là xin lấy người con gái làm vợ .
+ Nghĩa là thong thả, không vội.
Hãy đem đủ . . .ván cơm nếp,/hai trăm nệp bánh chưng,/voi chín ngà,/gà chín cựa,/ngựa chín hồng mao.//
Thuỷ Tinh đến sau,/không lấy.. Mị Nương,/ đùng đùng tức giận,/cho quân đuổi đánh Sơn Tinh.//
+ Nối tiếp nhau đọc đoạn cho đến hết bài.
+ Luyện đọc trong nhóm.
+ Từng HS thực hành đọc trong nhóm.
+ Lần lượt từng nhóm đọc thi và nhận xét
Cả lớp đọc đồng thanh.
* GV chuyển ý để vào tiết 2.
TIẾT 2 :
3/ Tìm hiểu bài :
* GV đọc lại bài lần 2 * 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
+ Những ai đến cầu hôn Mị Nương ?
+ Họ là những vị thần đến từ đâu?
+ Hùng Vương phân xử hai vị thần đến cầu hôn bằng cách nào ?
+ Lễ vật mà Hùng Vương yêu cầu gồm những gì ?
+ Vì sao Thuỷ Tinh đùng đùng nổi giận cho quân đánh đuổi Sơn Tinh?
+ Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh bằng cách nào?
+ Sơn Tinh đã chống lại Thuỷ Tinh ntn?
+ Ai là người chiến thắng trong cuộc chiến đấu này?
+ Yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi 4?
+ Câu truyện muốn nói lên điều gì?
6/ Luyện đọc lại bài
+ Tổ chức cho HS thi đọc truyện theo vai .
+ Nhận xét ,tuyên dương các nhóm đọc bài tốt.
+ Hai vị thần là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
+ Sơn Tinh đến từ vùng non cao. Thuỷ Tinh đến từ vùng nước thẳm.
+ Ai mang đủ lễ vật đến trước thì được cưới Mị Nương làm vợ.
+ Một trăm ván . . .ngựa chín hồng mao.
+ Vì Thuỷ Tinh đến sau Sơn Tinh và không lấy được Mị Nương.
+ Thuỷ Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước cuồn cuộn .
+ Sơn Tinh đã bốc từng quả đồi, dời từng quả núi chặn dòng nước lũ.
+ Sơn Tinh là người chiến thắng.
+ HS thảo luận theo 4 nhóm báo cáo và nhận xét .
+ Như phần mục tiêu
+ Luyện đọc cả bài và đọc thi đua giữa các nhóm
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Gọi 1 HS đọc bài. Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
Dặn về luyện đọc và chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học
Thứ ba, ngày 10 tháng 03 năm 2009.
KỂ CHUYỆN: 
SƠN TINH – THUỶ TINH.
A/ MỤC TIÊU : 
SGV trang 114 
B/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC: 
3 tranh minh hoạ.
Bảng viết sẵn nội dung gợi ý từng đoạn.
 C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC : 
+ Gọi 3 HS lên bảng kể chuyện tiết học trước.
+ Nhận xét đánh giá và ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI: 
1) Giới thiệu bài : Yêu cầu HS nhắc tên bài tập đọc, GV ghi tựa .
2) Hướng dẫn kể truyện theo gợi ý:
a/ Sắp xếp lại được các bức tranh theo đúng trình tự câu chuyện
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
+ Treo tranh và cho HS quan sát tranh
+ Bức tranh 1 minh hoạ điều gì?
+ Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện?
+ Bức tranh 2 vẽ cảnh gì?
+ Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện?
+ Hãy nêu nội dung của bức tranh thứ 3?
+ Hãy sắp xếp lại thú tự của các bức tranh theo đúng nội dung truyện.
b/ Hướng dẫn kể lại toàn bộ câu chuyện
+ Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu tập kể lại truyện trong nhóm. Các nhóm kể chuyện theo hình thức nối tiếp. Mỗi HS kể 1 đoạn truyện tương ứng với mỗi nôi dung bức tranh .
+ Tổ chức cho các nhóm thi kể.
+ Yêu cầu nhận xét lời bạn kể
+ GV nhận xét tuyên dương những nhóm kể tốt.
+ 3 HS kể 
Nhắc lại tựa bài.
+ Đọc yêu cầu.
+ Minh hoạ trận đánh giữa hai vị thần. Thuỷ Tinh đang hô mưa, gọi gió, dâng nước. Sơn Tinh bốc từng quả đồi chắn đứng dòng nước lũ.
+ Đây là nội dung cuối cùng của câu chuyện.
+ Cảnh Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và đón Mị Nương.
+ Đây là nội dung thứ hai của câu chuyện.
+ Hai vị thần đến cầu hôn Mị Nương.
+ 1 HS lên bảng sắp xếp lại thứ tự các bức tranh : 3 , 2 , 1.
+ Thực hành kể trong nhóm
- HS1: tranh 3.
- HS2: tranh 2.
- HS3: tranh 1
+ Các nhóm thi kể.
+ Các nhóm nhận xét
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Câu chuyện khen ngợi nhân vật nào ?
Qua câu chuyện này, em học những gì bổ ích cho bản thân?
Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện và chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
TOÁN : 
 LUYỆN TẬP
A/ MỤC TIÊU :
SGV trang 193
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Nội dung một số bài tập trong SGK.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ GV vẽ trước lên bảng một số hình đã học yêu cầu HS nhận biết hình đã được tô màu một phần năm
+ GV nhận xét cho điểm .
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng
 2/ Hướng dẫn luyện tập 
 Bài:1
+ Yêu cầu HS tự làm bài.
+ Chữa bài, nhận xét và ghi điểm.
+ Gọi HS đứng tại chỗ đọc thuộc lòng bảng chia 5 .
+ Nhận xét tuyên dương.
+ Cả lớp quan sát hình và giơ tay phát biểu ý kiến.
Nhắc lại tựa bài.
+ 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
+ Nhận xét bài trên bảng.
+ Thi đọc thuộc lòng
Bài 2:
+ Gọi HS đọc đề bài
+ Yêu cầu HS tự làm bài.
+ Gọi HS nhận xét bài bạn
+ Một HS nói: Khi biết kết quả của 5 x 2 = 10 ta có thể viết ngay kết quả 10 : 2 = 5 và 10 : 5 = 2 mà không cần tính. Theo em, bạn đó nói đúng hay sai? Vì sao
+ Nhận xét cho điểm .
Bài 3 :
+ Gọi 1 HS đọc đề bài.
+ Có tất cả bao nhiêu quyển vở?
+ Chia đều cho 5 bạn nghĩa là chia ntn?
+ Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán
Tóm tắt:
5 bạn : 35 quyển vở
1 bạn : . . . quyển vở?
+ Yêu cầu nhận xét bài làm trên bảng, sau đó chữa bài và ghi điểm.
Bài 4:
+ Gọi 1 HS đọc đề bài.
+ Có tất cả bao nhiêu quả cam?
+ Yêu  ... 
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng.
 2/ Hướng dẫn viết chính tả:
a/ Ghi nhớ nội dung
GV treo bảng phụ và đọc bài một lượt
+ Lần đầu tiên ra biển, bé thấy như thế nào?
b/ Hướng dẫn cách trình bày
+ Bài thơ có mấy khổ thơ? Mỗi khổ thơ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ?
+ Các chữ đầu câu thơ viết ntn?
+ Giữa các khổ thơ viết ntn?
+ Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào cho đẹp?
c/ Hướng dẫn viết từ khó
+ Cho HS đọc các từ khó.
+ Yêu cầu HS viết các từ khó
+ Theo dõi, nhận xét và chỉnh sữa lỗi sai.
d/ GV đọc cho HS viết bài, sau đó đọc cho HS soát lỗi.
 GV thu vở chấm điểm và nhận xét
 3/ Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 2 :
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
+ Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy. Yêu cầu thảo luận tìm tên các loài cá.
+ Nhận xét và tuyên dương nhóm thắng.
Bài 3:
+ Gọi HS đọc yêu cầu .
+ Gọi 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
+ Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
+ Chấm bài và nhận xét
Cả lớp viết ở bảng con.
+ Viết các từ: số chẵn, số lẻ, chăm chỉ, lỏng lẻo,buồn bã, mệt mỏi.
Nhắc lại tựa bài.
2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
+ Bé thấy biển to bằng trời và rất giống trẻ con.
+ Bài thơ có 3 khổ thơ? Mỗi khổ thơ có 4 câu thơ. Mỗi câu thơ có 4 chữ.
+ Viết hoa.
+ Để cách một dòng.
+ Nên bắt đầu viết từ ô thứ ba hoặc thứ tư để bài thơ vào giữa trang giấy.
+ Đọc và viết các từ : tưởng, trời, rung, khiêng sóng lừng, bãi giằng.
Viết bài vào vở, sau đó soát bài và nộp bài.
 Đọc yêu cầu:
+ Thảo luận theo nhóm, sau đó đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Nhận xét
+ Làm bài và chữa bài theo đáp án:
- Tên các loài cá bắt đầu là ch :
Cá chép, cá chuối, cá chim, cá chạch, cá chày, cá cháy, cá chiên, cá chình, cá chọi, cá chuồn. 
- Tên cá loài cá bắt đầu bằng tr :
Cá tra, cá trắm, cá trê, cá trích, cá trôi . . .
+ Đọc yêu cầu.
+ Làm bài rồi nhận xét chữa sai
Đáp án: 
a/ chú, trường, chân
b/ dễ, cổ, mũi .
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Hôm nay, học chính tả bài gì?
Dặn về nhà viết lại các lỗi sai và chuẩn bị tiết sau
GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
LUYỆN, LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU
 - HS mở rộng vốn từ về sông biển 
 - Rèn HS đặt và TLCH với Vì sao
 - Giáo dục HS giữ vở sạch, viết chữ đẹp
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GV cho HS làm 1 sớ bài bài tập
Bài1: viết thêm tíng vào chỗ trống để tạo thành từ: biển;biển;
biển; biển cả, biển khơi, biển khơi, biển xanh,
biển; tàu biển, sóng biển, nước biển, cábiển, tôm biển, cua biển
Bài 2: HS trả lời 
dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi là suối
dòng nứoc chảy tương đối lớn, trên đó có thuyền bè đi lại được là sông
nơi đất trũng chứa nước, tương đối rộng và sâu ở trên đất liền là hồ
Bài 3 HS đặt câu hỏi cho phần in đậm trong câu văn đó là:
Vì sao ko được bơi ở đoạn sông này?
Bài 4: 1 HS đọc câu hỏi – 1 HS trả lời 
Sơn Tinh lấy được Mị Nương vì đã đem lễ vật đến trước
Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh vì ghen tức, muốn cướp lại Mị Nương
Ở vước ta có nạn lụt vì năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh
III. CŨNG CỐ DẶN DÒ
GV nhận xét tiết học
ĩĩĩĩ&ĩĩĩĩĩ
Thứ sáu, ngày 13 tháng 03 năm 2009.
TẬP LÀM VĂN :
ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý.
A/ MỤC TIÊU :
SGV trang 128
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Tranh minh hoạ bài tập 3.
Các câu hỏi gợi bài tập 3 ở bảng phụ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi 2 HS lên bảng đóng vai, thể hiện lại các tình huống của bài tập 2 tiết trước.
+ 1 HS kể lại câu chuyện Vì sao?
+ Nhận xét và ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 1/ G thiệu: GV giới thiệu và ghi bảng
 2/ Hướng dẫn làm bài:
Bài 1:
+ Gọi HS đọc yêu cầu
+ Gọi HS đọc đoạn hội thoại.
+ Khi đến nhà Dũng, Hà nói gì với bố Dũng?
+ Lúc đó bố Dũng trả lời thế nào?
+ Đó là lời đồng ý hay không đồng ý?
+ Hà đã nói thế nào?
+ Khi người khác cho phép hoắc đồng ý, chúng ta thường đáp lại bằng lời cám ơn chân thành.
Bài 2 : 
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận để tìm lời đáp thích hợp cho từng tình huống của bài.
+ Yêu cầu một số cặp trình bày trước lớp.
+ Yêu cầu cả lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác.
+ Nhận xét tuyên dương
+ 2 HS thực hành.
+ 1 HS kể chuyện
+ Nhắc lại tựa bài.
+ Đọc đề bài.
+ 2 HS phân vai đọc lại bài .
+ Hà nói: Cháu chào bác ạ. Cháu xin phép bác cho cháu gặp bạn Dũng.
+ Bố Dũng nói: Cháu vào nhà đi, Dũng đang học bài đấy.
+ Đó là lời đồng ý
+ Một số HS nhắc lại: Cháu cám ơn bác. Cháu xin phép bác ạ.
+ Nghe đểø thực hành.
+ Nói lời đáp cho các tình huống.
+ HS làm việc theo cặp .
+ Nhận xét và đưa ra các câu trả lời.
+ Từng cặp HS lên bảng hỏi và đáp.
+ Nhận xét bổ sung
Bài 3:
+ Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
+ Yêu cầu quan sát tranh và trả lời các câu hỏi sau:
- Sông biển như thế nào?
- Trên mặt biển có những gì?
- Trên bầu trời có những gì?
+ Nhận xét và ghi điểm.
+ Bức tranh vẽ cảnh biển.
+ Nói tiếp nhau trả lời câu hỏi.
- Sóng biển cuồn cuộn./Sóng biển dập dờn./ Sóng biển nhấp nhô./ Sóng biển xanh rờn./ Sóng biển tung bọt trắng xoá./ Sóng biển nối đuôi nhau chạy vào bờ cát.
- Trên mặt biển có tàu thuyền đang căng buồm ra khơi đánh cá./ Những con thuyền đang đánh cá ngoài khơi./ Thuyuền dập dềnh trên sóng, hải âu bay lượn trên bầu trời.
- Mặt trời đang từ từ nhô lân trên nền trời xanh thẳm. Xa xa, từng đàn hải âu bay về phía chân trời.
+ Nhận xét.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Dặn về nhà nói liền mạch những điều hiểu biết về biển.
Dặn HS về chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
TOÁN : 
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
A/ MỤC TIÊU 
SGV trang 198
B/ Đ Ồ DÙNG DẠY –HỌC 
Một số mặt đồng hồ có thể quay kim được .
Bảng phụ ghi sẵn bài tập.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt đông học
I/ KTBC:
+ Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 1
+ 2 HS nêu 1 giờ = ? phút
+ Nhận xét cho điểm .
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ Giới thiệu bài : Ghi tựa 
 2/ Hướng dẫn thực hành : 
Bài 1: 
+ Yêu cầu HS đọc bài.
+ Yêu cầu HS quan sát từng đồng hồ và đọc giờ ( GV sử dụng mô hình để quay)
+ Yêu cầu HS nêu vị trí của kim đồng hồ trong từng trường hợp.
+ Kết luận : Khi xem giờ trên đồng hồ, nếu thấy kim phút chỉ vào số 3, em đọc là 15 phút; nếu chỉ vào số 6, em đọc là 30 phút.
Bài 2:
+ Gọi 1 HS đọc đề.
+ Hướng dẫn: Để làm đúng yêu cầu bài tập em cần đọc từng câu trong bài sau đó đối chiếu với các đồng hồ chỉ thời điểm đó.
+ Hỏi: 5 giờ 30 phút chiều còn gọi là mấy giờ?
+ Tại sao các em lại chọn đồng hồ G tương ứng với câu An ăn cơm lúc 7 giờ tối?
Bài 3:
+ Trò chơi: Thi quay kim đồng hồ.
+ Chia lớp thành các đội, phát cho mỗi đội mô hình đồng hồ và hướng dẫn cách chơi
Khi GV hô 1 giờ nào đó, các em đang cấm mặt đồng hồ của các đội phải lập tức quay kim đồng hồ đến vị trí đó. Em nào quay chậm hoặc quay sai sẽ bị loại.
 Sau mỗi lần quay, các đội lại cho bạn khác lên thay. Hết thời gian, đội nào có nhiều thành viên thắng là đội thắng cuộc.
+ 2 HS lên bảng, cả lớp làm ở bảng con 
+ 2 HS nêu.
Nhắc lại tựa bài
+ Đọc đề.
+ Đọc giờ ghi trên từng đồng hồ.
+ Giải thích: Vì kim giờ chỉ qua số 4, kim phút đang chỉ vào số 3.
+ Lắng nghe.
+ Đọc đề bài.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau làm bài theo cặp, một HS đọc từng câu cho bạn kia tìm đồng hồ. Sau đó một số cặp trình bày trước lớp.
+ Lời giải:
a – A : b – D ; c – B ; d – C ; g - G
+ Là 17 giờ 30 phút.
+ Vì 7 giờ tối chính là 19 giờ, đồng hồ chỉ 19 giờ.
+ Thi quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của giáo viên.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Yêu cầu HS nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6.
Về làm các bài tập trong VBT và chuẩn bị cho tiết sau.
GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
LUYỆN, TẬP LÀM VĂN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 - HS biết đáp lưòi đồng ý trong giao tiếp thông thường 
 - Quan sát tranh 1 cảnh biển, trả lời đúng các câu hỏi về cảnh trong tranh
 - Giáo dục HS giữu vởi sạch, viết chữ đẹp
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GV hướng dẫn HS làm 1 số BT
Bài 1 + hà cần nói với thái độ ntn
+ Bố Dũng nói với thái độ ntn
HS lên đóng vai
Bài 2: đáp lời đồng ý theo nhiều cách khác nhau, đúng mực với hợp tình huống giao tiếp
Bài 3: quan sát kĩ bức tranh
+ tranh vẽ gì(cảnh biển buổi sáng)
+ sóng biển ntn? ( sóng biển xanh nhấp nhô)
+ trên mặt biển có những gì?(những cánh buồm đang lướt sóng)
+GV nhận xét tiết học
;;;¥;;;
SINH HOẠT LỚP
I. MuÏc tiêu
 - Nắm được ưu điểm và khuyết điểm trong tuần qua. Biết được những ưu khuyết điểm để khắc phục và phát huy
 - Ý thức tập thể
II. Nội dung
Đánh giá hoạt động trong tuần qua
nề nếp: Thực hiện tốt kỉ cương nề nếp đã qui định
Học tập: có ý thức học tập: 
Có nhiều em cố gắng rõ rệt
Lao động hoàn thành công việc được giao, VS trường lớp sạch đẹp
II. Kế hoạch
Đi học chuyên cần, ăn mặc sach sẽ đồng phục 100%
Học và làm bài đày đủ
Dụng cụ HT, sách vở đầy đủ
VS trường lớp sạch đẹp

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 25.doc