Giáo án các môn học khối 2 năm 2007 - 2008 - Tuần 21

Giáo án các môn học khối 2 năm 2007 - 2008 - Tuần 21

TẬP ĐỌC :

 CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG.

A/ MỤC TIÊU :

 Xem SGV trang

B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

- Tranh minh họa bài tập đọc.

- Bảng phụ ghi sẵn các nội dung luyện đọc.

 

doc 20 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 2 năm 2007 - 2008 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Thứ hai, ngày28 tháng 01 năm 2008.
TẬP ĐỌC :
 CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG.
A/ MỤC TIÊU :
 Xem SGV trang 
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Tranh minh họa bài tập đọc.
Bảng phụ ghi sẵn các nội dung luyện đọc.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1 :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài: Mùa nước nổi 
+ Nhận xét ghi điểm
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 1/ G thiệu : GV giới thiệu gián tiếp qua tranh minh họa và ghi bảng.
 2/ Luyện đọc:
a/ Đọc mẫu
+ GV đọc mẫu lần 1, tóm tắt nội dung bài.
b/ Luyện phát âm
+ Yêu cầu HS đọc các từ cần chú ý phát âm trên bảng phụ.
+ Yêu cầu đọc từng câu.
c/ Luyện đọc đoạn
+ GV treo bảng phụ hướng dẫn .
+ Bài tập đọc có thể chia thành mấy đoạn? Các đoạn được phân chia như thế nào?
+ Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt các câu khó, câu dài
+ Giải nghĩa các từ mới cho HS hiểu: như phần mục tiêu.
d/ Đọc theo đoạn, bài
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp
+ Chia nhóm và yêu cầu luyện đọc trong nhóm
e/ Thi đọc giữa các nhóm
+ Tổ chức thi đọc cá nhân, đọc đồng thanh
g/ Đọc đồng thanh
+ HS 1: câu hỏi 1
+ HS 2: câu hỏi cuối bài.
+ HS 3: nêu ý nghĩa bài tập đọc
Nhắc lại tựa bài
+ 1 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
+ Đọc các từ trên bảng phụ như phần mục tiêu, đọc cá nhân sau đó đọc đồng thanh
+ Nối tiếp nhau đọc từng câu theo bàn, mỗi HS đọc 1 câu.
+ Tìm cách đọc và luyện đọc các câu:
+ Bài tập đọc chia làm 5 đoạn:
Đoạn 1: Bên bờ rào . . .xanh thẳm.
Đoạn 2: Nhưng sáng . . . gì được
Đoạn 3: Bỗng có . . . thương xót.
Đoạn 4: Đoạn còn lại
- Bông cúc. . . chim/nhưng . . .gì được .//
- Tội nghiệp con chim!//Khi nó. . .ca hát/ các . . .đói khát.//Còn bông hoa,/ giá . . mặt trời.//
+ Nối tiếp nhau đọc đoạn cho đến hết bài.
+ Từng HS thực hành đọc trong nhóm.
+ Lần lượt từng nhóm đọc thi và nhận xét
Cả lớp đọc đồng thanh.
* GV chuyển ý để vào tiết 2.
TIẾT 2 :
3/ Tìm hiểu bài :
* GV đọc lại bài lần 2 * 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
+ Chim sơn ca nói về bông cúc như thế nào ?
+ Khi được sơn ca khen ngợi, cúc thấy ntn ?
+ “Sung sướng khôn tả”có nghĩa là gì ?
+ Tác giả dùng từ gì để tả tiếng hót của sơn ca? 
+ “Véo von” có nghĩa là thế nào?
+ Vì sao tiếng hót của sơn ca trở nên rất buồn thảm?
+ Ai là người đã nhót sơn ca vào lồng?
+ Chi tiết nào cho thấy hai chú bé rất vô tâm với sơn ca?
+ Cuối cùng chuyện gì đã xảy ra với chim sơn ca và bông cúc trắng?
+ Hai cậu bé đã làm gì khi sơn ca chết?
+ “Long trọng” có nghĩa là sao?
+ Theo em, việc làm của các cậu bé đúng hay sai?
+ Hãy nói lời khuyên của em với các cậu bé?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
6/ Luyện đọc lại bài
+ Tổ chức cho HS thi đọc truyện theo vai .
+ Nhận xét ,tuyên dương các nhóm đọc bài tốt.
+ Cúc ơi! Cúc mới xinh xắn làm sao!.
+ Cúc cảm thấy sung sướng khôn tả.
+ Nghĩa là không thể tả hết niềm sung sướng.
+ Chim sơn ca hót véo von.
+ Là tiếng hót rất cao, trong trẻo.
+ Vì sơn ca bị nhốt vào lồng.
+ Hai chú bé .
+ Không những hai chú bé nhốt mà còn không cho sơn ca một giọt nước nào.
+ Chim sơn ca chết khác còn bông cúc trắng thì héo lả đi vì thương xót.
+ Đặt chim vào chiếc hộp thật đẹp và chôn cất thật long trọng.
+ Nghĩa là đầy đủ nghi lễ và trang nghiêm.
+ Các cậu bé làm như vậy là sai.
+ HS nêu rồi nhận xét
+ Chúng ta cần đối xử tốt với các con vật và các loài cây, loài hoa.
+ Luyện đọc cả bài và đọc thi đua giữa các nhóm
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Gọi 1 HS đọc bài. Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
Dặn về luyện đọc và chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
TOÁN : 
LUYỆN TẬP
A/ MỤC TIÊU :
 Xem SGV trang 66 
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài 2 .
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ 2 HS lên bảng đọc thuộc bảng nhân 5
+ HS 3:Làm bài 2.
+ HS 4: làm bài 3. 
+ GV nhận xét cho điểm .
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng
 2/ Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1: 
+ Cho HS nêu yêu cầu của bài.
+ Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó yêu cầu 1 HS đọc bài làm của mình
+ Hỏi : Khi biết 2 x 5 = 10 có cần thực hiện 5 x 2 không? Vì sao?
+ Nhận xét và ghi điểm
Bài 2:
+ Bài tập yêu cầu làm gì?
+ Viết lên bảng: 5 x 4 – 9 =
+ Biểu thức trên có mấy dấu tính? Kể ra
+ Khi thực hiện ta làm ntn?
+ Cho HS làm bài rồi nhận xét sửa chữa.
+ Nhận xét và ghi điểm
Bài 3
+ Gọi HS đọc đề bài.
+ Yêu cầu HS tự tóm tắt rồi giải bài.
Tóm tắt:
1 ngày học : 5 giờ
5 ngày học: . . .giờ?
+ Gọi HS nhận xét bài trên bảng, GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài 4:
+ Yêu cầu HS tự làm bài sau đó nhận xét và ghi điểm
Bài 5:
+ Yêu cầu HS làm bài, chữa bài và hỏi:
+ Tại sao viết tiếp 25, 30 vào dãy số ở phần a?
+ 2 HS đọc bảng nhân . 
+ 2 HS giải bài tập 
 + Điền số thích hợp vào ô trống .
+ Làm bài và chữa bài
+ Không cần thực hiện phép tính.
+ Tính giá trị của biểu thức.
+ Chú ý
+ Có hai dấu tính đó là nhân và trừ.
+ Thực hiện nhân trước trừ sau.
+ Làm bài vào vở, 2 HS lên bảng
+ Đọc đề.
+ 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở
Bài giải:
Số giờ 5 ngày Liên học là:
5 x 5= 25 ( giờ)
Đáp số: 25 giờ
+ HS làm bài rồi nhận xét.
+ Làm bài và trả lời câu hỏi.
+ Vì các số đứng liền nhau trong dãy số này hơn kém nhau 5 đơn vị.( Vì 10 = 5 + 5; 15 = 10 + 5; 20 = 15 +5 nên số đứng sau 20 là 20 + 5 = 25 . . .)
+ Trả lời tương tự. Các số đứng liền nhau trong dãy số này hơn kém nhau 3 đơn vị.
III. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
Các em vừa học toán bài gì ?
GV nhận xét tiết học , tuyên dương .
Dặn về nhà làm các bài trong vở bài tập . Chuẩn bị bài cho tiết sau .
;;;¥;;;
ĐẠO ĐỨC : 
BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ
A/ MỤC TIÊU: 
 Xem SGV trang 63
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Tranh tình huống cho hoạt động1.
Bộ tranh nhỏ thảo luận nhóm cho hoạt động 2.
Phiếu học tập cho hoạt động 3.
Các tấm bìa nhỏ có 3 màu: đỏ – xanh – trắng.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi 2 HS lên bảng trả lời.
+ Nhận xét đánh giá.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng.
 2/ Hướng dẫn tìm hiểu:
Hoạt động 1 : Thảo luận 
+ Khi nhặt được của rơi em cần làm gì?
Nhắc lại tựa bài
Hát bài : Lớp chúng ta đoàn kết.
Mục tiêu: HS biết một số mẫu câu đề nghị và ý nghĩa của chúng.
Cách tiến hành: 
 Yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết nội dung tranh
+ Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm 
- Nêu nội dung tranh .
- Em hãy đoán xem bạn Nam nói gì với bạn Tâm?
- Theo em thì xử lí ntn?
+ Cho các nhóm trình bày ý kiến và nhận xét
+ Thảo luận theo 3 nhóm.
- Nhóm 1.
- Nhóm 2.
- Nhóm 3
+ Các nhóm trình bày và nhận xét
Kết luận : Muốn mượn bút chì của bạn Tâm, Nam cần sử dụng những câu yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, lịch sự. NHư vậy là Nam đã tôn trọng bạn và có lòng tự trọng.
Hoạt động 2 : Đánh giá hành vi
Mục tiêu: HS biết phân biệt các hành vi nên làm và không nên làm khi muốn yêu cầu người khác giúp đỡ. 
+ GV treo tranh lên bảng và yêu cầu HS cho biết:
Các bạn trong tranh đang làm gì?
Em có đồng tình với các bạn trong tranh không? Vì sao?
+ Cho HS thảo luận theo nhóm đôi.
+ Gọi một số nhóm trình bày trước lớp rồi nhận xét.
Kết luận: Việc làm trong tranh 2 và 3 là đúng vì các bạn đã biết dùng lời đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ.
 Việc làm trong tranh 1 là sai vì bạn đó dù là anh nhưng muốn mượn đồ chơi của em để xem cũng phải nói cho tử tế.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ phù hợp trước những hành vi, việc làm trong các tình huống cần đến sự giúp đỡ của người khác.
+ Cho HS làm việc cá nhân trên phiếu học tập với nội dung là:
 Hãy đánh dấu + vào 5 trước những ý kiến mà em tán thành:
 5 a/ Em cảm thấy ngần ngại hoặc ngượng ngùng và mất thời gian nếu phải nói lời yêu cầu đề nghị khi cần sự giúp đỡ của người khác.
 5 b/ Nói lời yêu cầu đề nghị với bạn bè, với người thân là khách sáo, không cần thiết.
 5 c/ Chỉ cần nói lời yêu cầu đề nghị với người lớn tuổi.
 5 d/ Chỉ cần dùng lời yêu cầu đề nghị khi cần nhờ việc quan trọng.
 5 đ/ Biết nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự là tự trọng và tôn trọng người khác.
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận cách nhóm đôi.
+ GV đọc từng ý kiến, sau mỗi ý kiến, HS sẽ bày tỏ thái độ của mình bằng cách :
+ Quan sát tranh. . . 
Giơ tấm bìa màu đỏ nếu tán thành.
Giơ tấm bìa màu xanh nếu không tán thành.
Giơ tấm bìa màu trắng nếu lưỡng lụ hoặc không biết.
Kết luận : các ý kiến đ là đúng; các ý kiến a,b,c,d là sai .
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Tiết học hôm nay giúp các em hiểu được điều gì ?
Vì sao cần phải dùng lời yêu cầu đề nghị cho phù hợp?
Dặn HS về chuẩn bị cho tiết sau. GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
LUYỆN ĐỌC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 - Luyện HS đọc trôi chảy, diễn cảm bài tâph đọc” chim sơn  trắng”
 - Nắm lại nội dung của bài
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 ...  các lỗi sai và chuẩn bị tiết sau
GV nhận xét tiết học.
ĩĩĩĩĩ&ĩĩĩĩĩ
Thứ sáu, ngày 01 tháng 02 năm 2008.
TẬP LÀM VĂN :
ĐÁP LỜI CẢM ƠN . . . CHIM.
A/ MỤC TIÊU :
 Xem SGV trang 
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Tranh minh hoạ bài tập 1.
Chép sẵn đoạn văn bài tập 3 trên bảng phụ.
Mỗi HS chuẩn bị tranh ảnh về loài chim mà em yêu thích.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi 2 HS đọc đoạn văn viết về mùa hè
+ Nhận xét và ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 1/ G thiệu: GV giới thiệu và ghi bảng
 2/ Hướng dẫn làm bài:
Bài 1:
+ Treo tranh minh hoạ và yêu cầu HS đọc lời của các nhân vật trong tranh.
+ Khi được cụ già cảm ơn, bạn HS đã nói gì?
+ Theo em, tại sao bạn HS lại nói vậy? Khi nói như vậy với bà cụ, bạn nhỏ đã thể hiện thái độ ntn?
+ Cho HS tìm một số câu nói khác thay cho câu nói của bạn HS?
+ Cho HS đóng lại tình huống.
Bài 2 : 
+ Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Cho 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài.
+ Gọi 1 cặp HS đóng lại tình huống 1.
+ Cho cả lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác
+ Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại
Bài 3:
+ Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn văn: Chim chích bông.
+ Những câu nào tả hình dáng của chích bông?
+ Những câu nào tả hoạt động của chích bông?
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu của câu c
+ Dặn dò HS đôi điều khi viết.
+ Thu vở chấm điểm và nhận xét
+ 2 HS đọc bài.
+ Nhắc lại tựa bài.
+ 2 HS thực hiện đóng vai, diễn lại tình huống trong bài, cả lớp theo dõi.
+ Bạn HS nói: Không có gì ạ.
+ Vì giúp cụ già qua đường chỉ là một việc nhỏ mà tất cả chúng ta đều có thể làm được. Nói như vậy để thể hiện sự khiêm tốn, lễ độ
+ Một số HS nói câu của mình và nhận xét
+ Một số HS thực hành trước lớp.
+ Đọc đề bài.
+ HS làm việc theo cặp
+ 2 HS thực hành.
+ Nhận xét.
+ Thực hành
+ 2 HS lần lượt đọc bài.
+ Một số HS lần lượt trả lời cho đến khi đủ các câu văn nói về hình dáng của chích bông.
Đáp án:
- Là một con chim . . .xinh đẹp.
- Hai chân . . . chiếc tăm.
- Hai chiếc cánh . . . nhỏ xíu.
- Cặp mỏ . . . chắp lại.
- Hai chân . . . liên liến.
- Cánh nhỏ . . . vun vút.
- Cặp mỏ tí hon . . . ốm yếu.
+ Viết 2 đến 3 câu nói về loài chim em thích.
+ Nghe và thực hành viết.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Vừa học xong bài gì?
Dặn về nhà viết đoạn văn vào vở
Dặn HS về chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
TOÁN : 
LUYỆN TẬP CHUNG.
A/ MỤC TIÊU 
 Xem SGV trang 172
B/ Đ Ồ DÙNG DẠY –HỌC 
Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2 ;3.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt đông học
I/ KTBC:
+ Gọi 2 HS lên bảng giải bài 3; 1 HS giải bài 4
+ Nhận xét cho điểm .
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ Giới thiệu bài : Ghi tựa 
 2/ luyện tập – thực hành:
Bài 1: 
+ Tổ chức cho HS thi đọc các bảng nhân đã học
+ Nhận xét và ghi điểm
+ 3 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm ở bảng con theo 2 dãy ý b ; c bài tập 3.
Nhắc lại tựa bài
+ Thi đọc các bảng nhân
+ Nhận xét.
Bài 2: 
+ Yêu cầu HS nêu đề bài 
+ Yêu cầu HS quan sát bảng số trên bảng, chỉ vào bảng yêu cầu HS đọc từng dòng và hỏi:
+ Điền số mấy vào ô trống thứ nhất?Tại sao?
+ Hướng dẫn và cho HS làm bài
+ Yêu cầu HS làm bài, 1 HS lên bảng giải
+ Đọc đề.
+ 4 tuần.
+ Mỗi tuần làm 5 ngày.
+ Tóm tắt và làm bài
+ Nhận xét
Thừa số
2
5
4
3
5
3
2
4
Thừa số
6
9
8
7
8
9
7
4
Tích
12
45
32
21
40
27
14
16
Bài 3:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Muốn điền dấu đúng chúng ta cần làm gì?
+ Yêu cầu HS làm bài, 2 HS lên bảng.
+ Yêu cầu nhận xét bài bạn
Bài 4:
+ Gọi HS đọc đề bài
+ Yêu cầu tự tóm tắt và giải bài toán. Gọi 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
Tóm tắt:
1 HS : 5 quyển sách
8 HS : . . . quyển sách
Bài 5:
+ Yêu cầu HS nêu lại cách tính độ dài của đường gấp khúc.
+ Cho HS hoạt động theo nhóm và báo cáo kết quả thảo luận.
+ Nhận xét
+ Điền dấu: >;<;= vào chỗ trống thích hợp
+ Tính các tích sau đó so sánh.
+ 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
2 x 3 = 3 x 2 4 x 9 < 5 x 9
4 x 6 > 4 x 3 5 x 2 = 2 x 5
5 x 8 > 5 x 4 3 x 10 > 5 x 4
+ Đọc đề
+ 1 HS lên bảng làm ở bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Số quyển sách 8 HS được mượn là:
5 x 8 = 40 (quyển sách)
Đáp số : 40 quyển sách
+ Nêu lại cách tính.
+ Hoạt động theo 4 nhóm sau đó đại diện từng nhóm báo cáo kết quả.
+ Nhận xét
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Dặn HS về học bài . Cho vài HS đọc thuộc các bảng nhân.
Về làm các bài tập trong VBT và chuẩn bị cho tiết sau.
GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
THỦ CÔNG :
GẤP, CẮT, DÁN , PHONG BÌ.
A/ MỤC TIÊU 
 Xem SGV trang 232
B/ Đ Ồ DÙNG DẠY –HỌC 
Một số mẫu phong bì .
Qui trình gấp ,cắt ,dán , phong bì có hình vẽ minh họa .
Giấy thủ công đủ màu,hồ kéo , bút chì , thước kẻ .
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
+ GV nhận xét.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng.
 2/ Hướng dẫn quan sát nhận xét:
+ Phong bì có hình gì?
+ Mặt trước, mặt sau của phong bì như thế nào?
Nhắc lại tựa bài
+ Là hình chữ nhật.
+ Mặt trước ghi chữ người gửi, người nhận. Mặt sau, sau khi bỏ thư vào thì dán lại
 3/ Hướng dẫn mẫu:
Bước 1: Gấp.
+ Lấy tờ giấy trắng gấp thành 2 phần theo chiều rộng sao đó mép dưới cách mép trên khoảng 2 ô.
+ Gấp 2 bên, mỗi bên lấy 1,5 ô để lấy đường dấu gấp.
+ Mở 2 bên dấu gấp ra gấp chéo 4 góc.
Bước 2: Cắt.
+ Mở tờ giấy ra, cắt theo đường dấu gấp để phần gạch chéo.
Bước 3: Dán.
+ Dán 2 mép bên và dán mép trên theo đường gấp ta được phong bì
+ Tổ chức cho HS cắt gấp.
+ Thực hành gấp.
+ Thực hiện .
+ Thực hành theo hướng dẫn.
+ Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
+ Thực hiện dán phong bì
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Nhận xét về tinh thần học tập của HS. Nhận xét chung tiết học.
Dặn HS về nhà tập luyện thêm và chuẩn bị để học tiết sau.
;;;¥;;;
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I. MỤC TIÊU
 - vui chơi giải trí ca múa hát tập thểtheo chủ đề” yêu đất nước”
 - ý thức tổ chức tốt
II. NỘI DUNG
xếp 3 hàng dọc
chạy vòng tròn, đi đều hát bài xoè hoa
biễu diễu đồng ca đơn ca theo nhóm
kể chuyện: chim sơn ca và bông cúc trắng
trò chơi: rồng rắn lên mây, kéo co
Nhận xét buổi sinh hoạt
VN: sưu tầm bài hát, thơ truyện ca ngợi về đất nước
;;;¥;;;
LUYỆN LUYỆN TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU
 - rền kỷ năng nói – đáp lại lời cảm ơn trong giao tiếp thông thường
 - biết cách tả 1 loài chim
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HS thực hành đống vai đáp lời cảm ơn
VD: bạn ko cần phải vội, mình ko cần ngay đâu
Cảm ơn bạn, mình khỏi rồi
Cảm ơn cháu, cháu ngoan quá. Không có gì chú ạ
Hoạt động nhóm
Tìm những từ ngữ nói về loài chim
a)về hình dáng
là một con chim xinh đẹp/ hai chân xinh xinh bằng hai chiếc tăm./hai cánh nhỏ xíu/cặp mỏ tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu ghép lại
b) về hoạt động
hai chân tăm nhảy cứ liêm liếm/ cánh nhỏ nhưng xoải nhanh vun vút./ cặp mỏ tí hongắt sâu nhanh thoăn thoắt
HS làm bài tập: GV chấm chữa
HS đọc lại bài của minh
III. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
nhận xét giờ học
VN: hoàn thành bài tập
;;;¥;;;
LUYỆN TOÁN
ĐỘ DÀI CÁC ĐƯỜNG THẲNG TẠO THÀNH ĐƯỜNG
 GẤP KHÚC CÓ SỐ ĐO BẰNG NHAU
I. MỤC TIÊU
 - vẽ và tính được đoạn thẳng, đường gấp khúc có số đo bằng nhau
 - tính chính xác trong khi làm toán
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
bảng con: 
vẽ đường thẳng
vẽ đoạn thẳng AB dài 16 cm
1 đoạn thẳng khác có độ dài bằng đoạn thẳng trên
Tính độ dài hai đoạn thẳng đó? [ 17 + 17 = 34( cm)] hay là 17 . 2 = 34(cm)
 - Vẽ đoạn thẳng gấp khúc có ba đoạn thẳng bằng nhau. Có độ dài mỗi đoạn 5 cm. tính độ dài đường gấp khúc đó?
5 . 3 = 15 (cm)
Hoạt động nhóm
Vẽ đường thẳng gấp khúc ABCDE . MNPQ
Đường gấp khúc khác: ABCDE có AB dài 6 cm; BC dài 12 cm; CD dài 8 cm; DE dài 7 cm. tính độ dài của đường gấp khúc?
 6 + 12 + 8 + 7 = 33(cm)
HS làm vào vở 
GV chữa chấm
III. CŨNG CỐ – DẶN DÒ
 Nhận xét tiết học
 VN: hoàn thành bài tập
;;;¥;;;
RÈN CHỮ
LUYỆN CHÍNH TẢ
MÙA NƯỚC NỔI
I. MỤC TIÊU
 - rèn HS viết đúng các tiếng: dầm dề, sướt mướn, tận
 - rèn HS viết đúng mẫu chữ – ý thức rèn chữ giữ vở
II CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GV đọc đoạn văn – HS đọc lại
Bảng con : viết các từ: dầm dề , sướt mướt, hào lẫn 
Hứng dẫn HS viết đúng mẫu chữ đầu nét trình bày sạch đẹp 
GV nhìn bảng viết – GV theo giỏi
Chấm chữa bài
III. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
nhận xét tiết học
VN: luyện viết đúng mẫu chữ
;;;¥;;;
SINH HOẠT
I. MỤC TIÊU
 - biết được ư điểm khuyết điểm tuần quađể khắc phục ý thức tập thể cao
 - rèn tính mạnh dạn, sinh hoạt tập thể
II. NỘI DUNG
đáng giá chung 
nề nếp
Đi học đuúng giờ, ra vào lớp xếp hàng nhanh nhẹn
Dụng cụ học tập
học tâp
một số em học có tiến bộ
một số emsiêng năng phát biểu xây dựng bài
lao động vệ sinh
có ý thức giữ gìn trường sạch, đẹp
KẾ HOẠCH
Đi học đúng giờ
Học bài và làm bài tập đày đủ
Duy trì phong trào “ rèn chữ giữ vở”
VS thân thể sạch sẽ
ĩĩĩĩĩ&ĩĩĩĩĩ

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 21.doc