Giáo án các môn học khối 2, học kì II - Tuần 26

Giáo án các môn học khối 2, học kì II - Tuần 26

Tập đọc: tôm càng và cá con

I. Mục đích yêu cầu: Như sgv trang 130

II. Chuẩn bị: Tranh minh họa , bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc

III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

 

doc 32 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1088Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 2, học kì II - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUÇN 26
Thứ hai ngày 16 tháng 3 năm 2009
Ho¹t ®éng tËp thĨ : NhËn xÐt ®Çu tuÇn
 Tập đọc: tôm càng và cá con
I. Mục đích yêu cầu: Như sgv trang 130 
II. Chuẩn bị: Tranh minh họa , bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 hs đọc và TLCH bài “Bé nhìn biển”
2.Bài mới: 
 a) Phần giới thiệu :
- Treo tranh và nêu : Tôm Càng và Cá Con kết bạn với nhau họ đã sẵn sàng cứu nhau khi hoạn nạn sự việc như thế nào. Hôm nay chúng ta tìm hiểu điều đó .
 b) Đọc mẫu: 
* Hướng dẫn phát âm : 
-Hd tìm và đọc các từ khó dễ lẫn trong bài. 
-Tìm các từ khó đọc có thanh hỏi và thanh ngã hay nhầm lẫn trong bài.
-Nghe HS trả lời và ghi các âm này lên bảng .
- Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này .
 - Yêu cầu luyện đọc từng câu.
* Đọc từng đoạn : 
- Bài này có mấy đoạn ? 
- Các đoạn được phân chia như thế nào ? 
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
- Yc lớp đọc thầm và nêu cách đọc giọng của Tôm Càng nói với Cá Con.
-Hd đọc câu trả lời của Cá Con với Tôm Càng.
- Yêu cầu một HS đọc lại đoạn 1 .
- Yêu cầu một em đọc đoạn 2 .
- Khen nắc nỏm có nghĩa là gì ?
- Bạn nào đã được nhìn thấy mái chèo ? Mái chèo có tác dụng gì ?
- Bánh lái có tác dụng gì ?
- Trong đoạn này Cá Con kể với Tôm Càng về tài của mình vì vậy khi đọc lời nói của Cá Con với Tôm Càng cần thể hiện được sự tự hào của Cá Con. 
- Gọi một em đọc lại đoạn 2 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 của bài .
- Đoạn này kể lại cảnh khi Tôm Càng và Cá Con gặp nguy hiểm các em cần đọc với giọng hơi nhanh và hồi hộp nhưng rõ ràng . Cần ngắt giọng chính xác ở các dấu câu .
- Gọi một em đọc lại đoạn 3 .
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4 .
- Hướng dẫn HS đọc bài với giọng khoan thai , hồ hởi , khi thoát qua tai nạn .
-Yc HS nối tiếp đọc theo đoạn từ đầu đến hết 
* Luyện đọc trong nhóm :
- Luyện đọc nhóm 4 em.
- Theo dõi HS đọc và uốn nắn cho HS .
* Thi đọc:
 -Mời các nhóm thi đua đọc .
-Yc các nhóm thi đọc đồng thanh và cá nhân .
* Đọc đồng thanh: 
-Yc đọc đồng thanh đoạn 2 và 3 của bài. 
Tiết 2
Tìm hiểu bài 
-Tôm Càng đang làm gì ở dưới đáy sông ?
- Khi T ơm càng đã gặp một con vật có hình dáng như thế nào ? 
- Cá Con làm quen với Tôm Càng ra sao ?
- Đuôi của Cá Con có ích lợi gì ?
- Tìm những từ ngữ cho thấy tài riêng của Cá Con?
-Tôm Càng có thái độ như thế nào đối với Cá Con ?
- Chuyện gì sẽ xảy ra với đôi bạn chúng ta cùng tiếp hiểu tiếp bài .
- Gọi một HS đọc đoạn còn lại. 
- Khi Cá Con đang bơi thì có chuyện gì xảy ra 
-Hãy kể lại việc tôm Càng cứu Cá Con ?
- Yêu cầu lớp thảo luận theo câu hỏi .
- Con thấy Tôm Càng có điểm gì đáng khen ?
*GV kết luận:
Tôm Càng rất thông minh nhanh nhẹn . Nó dũng cảm cứu bạn và luôn quan tâm lo lắng cho bạn .
- Gọi HS lên chỉ tranh và kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con .
 c) Củng cố dặn dò : 
- Gọi hai em đọc lại bài .
- Em thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao ?
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới .
- 2 em lên bảng đọc.
- Quan sát tranh .
-Lắng nghe giới thiệu bài .
-Vài em nhắc lại tựa bài
-Lớp lắng nghe đọc mẫù, đọc thầm. 
- óng ánh , nắc nỏm , ngắt , quẹo , biển cả , uốn đuôi , đỏ ngầu , ngách đá ...
- 5 đến 7 em đọc bài cá nhân , sau đó cả lớp đọc đồng thanh .
-Tiếp nối đọc . 
- Bài này có 4 đoạn .
-Đoạn 1 : Một hôm ..có loài ở biển cả. 
-Đoạn 2 : Thấy đuôi ... vậy phục lăn . 
-Đoạn 3 : Cá Mập ... tức tối bỏ đi .
-Đoạn 4 : Đoạn còn lại . 
- Một HS đọc đoạn 1 câu chuyện .
- Chào Cá Con .// Bạn cũng ở sông này sao ?// ( giọng ngạc nhiên ).
- 1 em đọc bài , lớp nghe và nhận xét .
-Chúng tôi cũng sống ở dưới nước / như nhà tôm các bạn .// Có loài cá ở sông ngòi ,/ có loài cá ở ao hồ ,/ có loài cá ở biển cả .// (giọng nhẹ nhàng, thân mật )
 -Một em đọc lại đoạn 1 .
-1 HS khá đọc đoạn 2 .
-Khen liên tục không ngớt có ý thán phục 
- Mái chèo là một vật dụng dùng để đẩy nước cho thuyền đi 
- Dùng để điều khiển hưởng chuyển động(hướng di chuyển)của tàu , thuyền 
- Đuôi tôi vừa là mái chèo ,/ vừa là bánh lái đấy .// Bạn xem này ! //
- Một em đọc lại đoạn 2 .
- Một HS khá đọc đoạn 3 .
- HS luyện đọc các câu này .
- Cá Con sắp vọt lên / thì Tôm Càng thấy một con cá to / mắt đỏ ngầu , / nhằm cá con lao tới .// Tôm Càng vội búng càng vọt tới , / xô bạn vào một ngách đá nhỏ .// Cú xô làm Cá Con va vào vách đá . // Mất mồi , con cá dữ tức tối bỏ đi .//
-Một em đọc lại. 
- Một em khá đọc đoạn 4 theo hướng dẫn .
-HS đọc.
- HS luyện đọc.
- Nhóm thi đọc.
- HS đọc.
-Tôm Càng đang tập búng càng .
- Con vật thân dẹt trên đầu có hai mắt tròn xoe , người phủ một lớp vảy bạc óng ánh .
- Cá Con làm quen với tôm Càng bằng lời tự giới thiệu : “ Chào bạn . Tôi là Cá Con . Chúng tôi cũng sống dưới nước như họ nhà tôm các bạn” . 
- Đuôi của Cá Con vừa là mái chèo vừa là bánh lái .
- Lượn nhẹ nhàng , ngoắt sang trái , vút cái , quẹo phải , quẹo trái , uốn đuôi .
- Tôm Càng nắc nỏm khen phục lăn .
- Một em đọc đoạn còn lại .
- Tôm Càng thấy một con cá to mắt đỏ ngầu .
- Tôm Càng búng càng ,vọt tới xô bạn vào một ngách đá nho.û 
- Tôm càng thông minh / Tôm càng dũng cảm / Tôm Càng biết lo lắng cho bạn ...
- Một số em lên chỉ tranh và kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con trước lớp .
- Hai em đọc lại bài 
- Thích nhân vật Tôm Càng thông minh , gan dạ và biết lo cho bạn .
- Hai em nhắc lại nội dung bài .
- Về nhà học bài xem trước bài mới .
Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu : Như sgv trang 198
II. Chuẩn bị : - Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ chỉ phút theo ý muốn .
III. Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2 HS lên bảng thực hành quay đồng hồ theo yc : 5 giờ 10phút ; 7 giờ 15 phút .
-Nhận xét đánh giá ghi điểm . 
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta tiếp tục củng cố cách xem đồng hồ.
 b) Hướng dẫn thực hành : 
Bài 1:- Yc nêu yêu cầu đề bài. 
-GV HD HS làm bài xem tranh vẽ, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra các hoạt động đó.
- Mời lần lượt từng cặp lên trả lời liền mạch.
+Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 2 : - Gọi một em nêu bài tập 2 a 
- Hà đến trường lúc mấy giờ ?
- Mời 1 em quay kim đồng hồ đến 7 giờ và GV gắn đồng hồ này lên bảng .
- Toàn đến trường lúc mấy giờ ?
- Mời 1 em quay kim đồng hồ đến 7 giờ 15 phút và GV gắn đồng hồ này lên bảng 
-Yc QS từng mặt đồng hồ và trả lời câu hỏi : 
-Ai đến trường sớm hơn ?
-Vậy bạn Hà đến sớm hơn bạn Toàn bao nhiêu phút ? 
-Yêu cầu HS nêu tương tự với câu b.
- Mời học sinh khác xét bài bạn. 
-Giáo viên nhận xét đánh giá ghi điểm .
Bài 3 : - Yc HS nêu yêu cầu đề bài. 
- GV HD HS làm bài.
- Em điền giờ hay phút vào câu a ? Vì sao ?
- Trong 8 phút em có thể làm được gì ?
- Em điền giờ hay phút vào câu b ? Vì sao ?
- Vậy còn câu c em điền giờ hay phút , hãy giải thích cách điền của em ?
- Mời lần lượt một số em lên trả lời.
+Gv nhận xét bài làm của học sinh. 
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
-2 hs thực hiện.
-Hai học sinh khác nhận xét .
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài
- Trả lời từng câu hỏi của bài toán.
-HS tổng hợp toàn bài phát biểu dưới dạng một đoạn tường thuật lại hoạt động ngoại khoá của tập thể lớp.
- Hà đến trường lúc 7 giờ .
- HS lên quay kim đồng hồ đến 7 giơ.ø 
- Toàn đến trường lúc 7 giờ 15 phút.
- HS quay kim đồng hồ đến 7 giờ 15 phút.
-HS QS trả lời câu hỏi.
- Bạn Hà đến trường sớm hơn .
- Bạn Hà sớm hơn bạn Toàn 15 phút .
- Các em khác quan sát và nhận xét bạn 
- Một em đọc đề .
- Suy nghĩ làm bài cá nhân .
- Điền giờ mỗi ngày Nam ngủ khoảng 8 giờ , không điền phút vì 8 phút là quá ít mà mỗi chúng ta cần ngủ suốt đêm đến sáng .
- Em có thể đánh răng , rửa mặt hay xếp sách vở vào cặp .
- Điền phút , Nam đi đến trường hết 15 phút , không điền giờ vì mỗi ngày chỉ có 24 giờ nêu đi từ nhà đến trường hết 15 giờ thì Nam không còn thời gian làm các công việc khác 
- Điền phút , em làm bài kiểm tra hết 35 phút vì 35 giờ thì quá lâu , hơn cả một ngày .
-Một số em lên trả lời trước lớp .
- Nhận xét câu trả lời của bạn .
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài. 
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại.
 Buổi chiều:
Toán : ÔN LUYỆN 
I.Mục tiêu: 
- Rèn luyện kĩ năng xem giờ đúng và giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. 
- Củng cố biểu tượng thời gian và khoảng thời gian các đơn vị đo thời gian 
 -Làm được một bài toán nâng cao.
II- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thÇy
Hoạt động của trß
 1.Hướng dẫn HS làm bài tập vở bài tập 
Bài 1:
Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài :
- Yêu cầu học sinh làm bài .Mời 3 em lên bảng làm , mỗi em một phép tính .
Bài 2: Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài: 
- Yêu cầu học sinh làm vào vở . 
Bài 3: Gọi 1 em nêu yêu cầu của ba ... ày 20 tháng 3 năm 2009
Chính tả (Nghe viết): Sông hương
I. Mục đích yêu cầu : Như sgv trang 144
II. Chuẩn bị : - Bảng phụ viết sẵn các qui tắc chính tả .
III. Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 3 em lên bảng tìm từ theo yêu cầu.
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài
Viết một đoạn trong bìa Sông Hương và làm các bài tập chính tả phân biệt r/ d/ g; ưc/ ưt.
 b) Hướng dẫn tập chép :
1/ Ghi nhớ nội dung đoạn viết :
-Treo bảng phụ đoạn văn . Đọc mẫu đoạn văn 1 lần sau đó yêu cầu HS đọc lại .
-Đoạn trích viết về cảnh đẹp nào?
- Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp của sông Hương vào thời điểm nào?
2/ Hướng dẫn trình bày :
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Trong đoạn văn những từ nào được viết hoa ? Vì sao ?
3/ Hướng dẫn viết từ khó 
- Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con. 
4/ Viết chính tả :
- GV đọc HS chép bài vào vở.
5/ Soát lỗi:GV đọc HS dò bài.
6/ Chấm bài : Thu bài chấm chữa.
 c) Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1: Gọi HS đọc YC.
- Gọi 4 HS lên bảng làm.
-Gọi HS nhận xét, chữa bài
Bài 2:- Gọi HS đọc YC.
- Đọc từng câu hỏi cho HS trả lời.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS tìm các tiếng có âm r/d/gi hoặc ưc/ ưt.
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS lên bảng, lớp viết bảng con. 4 từ chứa tiếng có vần ưc/ ưt.
- Lắng nghe giới thiệu bài 
- Nhắc lại tựa bài .
-Lớp lắng nghe giáo viên đọc .
- Sông Hương.
- Cảnh đẹp của sông Hương vào mùa hè và khi đêm xuống.
- 3 câu.
- Mỗi, Những. Hương Giang.
-phượng vĩ, đỏ rực, Hương Giang, dải lụa, lung linh.
- HS chép bài .
- Lắng nghe GV đọc dò bài.
-10 em nộp vở.
- Đọc đề bài.
- 4 HS lên bảng làm. HS lớp làm vở bài tập 
a) giải thưởng, rải rác, dải núi.
Rành mạch, để dành, tranh giành.
b)sức khoẻ, sứt mẻ, cắt đứt, đạo đức
nức nở, nứt nẻ.
- 2 HS đọc nối tiếp.
- dở, giấy, mực, bút.
Toán : luyện tập
I. Mục tiêu:Như sgv trang 2o4
II. Chuẩn bị :- Các hình vẽ tam giác, tứ giác như sách giáo khoa .
III. Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ : 
-Gọi 2 học sinh lên bảng tính chu vi tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là :
a: 3cm , 4 cm , 5cm 
b: 5 cm, 12 cm, 9 cm
-Nhận xét đánh giá ghi điểm .
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta củng cố tiếp về kĩ năng tính chu vi của hình tam giác , hình tứ giác qua bài : “ Luyện tập “
 b) Khai thác:
 Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1: - Gọi một em nêu bài tập 1 .
-Yêu cầu tự suy nghĩ và làm vào vở .
-Yêu cầu học sinh đọc tên các cạnh của hình tam giác và tứ giác vẽ được ở phần b và c .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá ghi điểm .
Bài 2 : Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài 
-Yêu cầu lớp làm vào vở .
- Gọi một học sinh lên bảng giải bài .
- Yêu cầu hai em nêu lại cách tính chu vi hình tam giác .
+Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh 
Bài 3 : - Yêu cầu học sinh nêu đề bài. 
-Yêu cầu lớp làm vào vở .
- Gọi một học sinh lên bảng giải bài .
- Hãy so sánh độ dài đường gấp khúc ABCD và chu vi hình tứ giác ABCD ? Vì sao ? 
- Có bạn nói tứ giác ABCD là đường gấp khúc ABCD , theo em bạn nói đúng hay sai ?
+ Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh 
 c) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
-2 học sinh lên bảng thực hành tính ra kết quả .
-Hai học sinh khác nhận xét .
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài
-Một em nêu bài tập 1 .
- Lớp thực hiện vào vở .
- Hai em đọc : Hình tam giác MNP có các cạnh : MN ; NP ; PM . Hình tứ giác ABCD có các cạnh: 
AB , BC , CD , DA .
- Tính chu vi tam giác ABC biết độ dài các cạnh lần lượt : 2 cm , 5 cm , 4 cm 
- Một em lên bảng tính , lớp làm vào vở .
* Chu vi hình tam giác ABC là :
 2 + 5 + 4 = 11 ( cm )
 Đ/ S : 11 cm
- Nhận xét bài bạn .
- Tính độ dài đường gấp khúc ABCD và chu vi tứ giác ABCD .
- Một em lên bảng tính , lớp làm vào vở .
* Độ dài đường gấp khúc ABCDlà :
 3 + 3 + 3 + 3 = 12 ( cm )
 Đ/ S : 12 cm
* Chu vi hình tứ giác ABCDlà :
 3 + 3 + 3 + 3 = 12 ( cm )
 Đ/ S : 12 cm
- Độ dài đường gấp khúc ABCD và chu vi hình tứ giác ABCD bằng nhau . Vì độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc bằng độ dài các cạnh của hình tứ giác .
- Bạn nói đúng .
- Nhận xét bài bạn .
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại
Tập làm văn : đáp lời đồng ý - tả ngắn về biển
I. Mục đích yêu cầu : Như sgv trang 145
- Trả lời và viết được đoạn văn ngắn về biển.
II. Chuẩn bị : - Tranh minh hoạ cảnh biển ở tuần.
- Các tình huống viết vào giấy.
III. Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ : 
- Mời 2 em lên bảng đọc bài làm bài tập 3 một em hỏi một em trả lời
- Nhận xét ghi điểm từng em .
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 (Thực hành)
- Giáo viên đưa một số tình huống và gọi 2 HS lên bảng thực hành đáp lại
- Một tình huống có thể cho nhiều cặp HS thực hành
-Nhận xét cho điểm từng HS..
Bài 2:
- Treo bức tranh
- Tranh vẽ cảnh gì?
- Sóng biển như thế nào?
- Trên mặt biển có những gì?
- Trên bầu trời có những gì?
- Hãy viết đoạn văn theo các câu trả lời của mình
- HS đọc bài viết của mình
- GV NX và ghi điểm những bài văn hay
 c) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về viết đoạn văn vào vở chuẩn bị tốt cho tiết sau .
-2 em lên nhìn tranh hỏi và trả lời về biển
- Lắng nghe nhận xét bài bạn .
- Lắng nghe giới thiệu bài.
- Một em nhắc lại tựa bài 
- HS1 đọc tình huống
- HS2 Nói lời đáp lại
- Tình huống a:
HS2: Cháu cám ơn Bác ạ / Cám ơn Bác. Cháu sẽ ra ngay/ 
- Tình huống b:
HS2: Cháu cám ơn cô ạ / cháu cám ơn cô nhiều / cháu cám ơn cô/ cô ra ngay nhe.ù 
- Tình huống c:
HS2: Hay quá. Cậu sang ngay nhé/ nhanh lên tớ chờ
- Quan sát tranh .
- Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng
- Sóng biển xanh như dềnh lên/sóng nhấp nhô trên mặt biển xanh
- Có những cánh buồm đang lướt sóng và những chú hải âu đang bay lượn
- Mặt trời đang dần dần nhô lên..
- Học sinh tự viết..
- Gọi từng HS đọc cả lớp theo dõi.
-Hai em nhắc lại nội dung bài học .
-Về nhà học bài chép đoạn văn tả loài chim vào vở và chuẩn bị cho tiết sau.
Thủ công: làm xúc xích để trang trí (t2)
I. Mục tiêu :- HS thực hành làm dây xúc xích trang trí theo đúng quy trình.
- Giáo dục HS yêu sản phẩm của mình.
II. Chuẩn bị :
- Mẫu xúc xích bằng giấy bìa đủ lớn . Quy trình làm xúc xích có hình vẽ minh hoạ cho từng bước . Giấy thủ công và giấy nháp khổ A4 , bút màu , kéo cắt , thước .. .
III. Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
2.Bài mới: 
 * Hs thực hành làm dây xúc xích trang trí.
- HS nhắc lại quy trình làm dây xúc xích.
- HS thực hành làm dây xúc xích bằng giấy thủ công.
- GV nhắc cắt các nan giấy cho thẳng theo đường kẻ và có độ dài bằng nhau. 
-Gv quan sát hướng dẫn các em thực hành
- Tổ chức HS trưng bày sản phẩm.
- Đánh giá sản phẩm.
3. Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập 
-Dặn về chuẩn bị dụng cụ tiết sau học bài Làm đồng hồ đeo tay.
+ Bước 1: Cắt thành các nan giấy.
+ Bước 2:Dán các nan giấy thành dây xúc xích.
- HS thực hành cá nhân.
- HS thực hành
- Lớp thực hành gấp, cắt, dán xúc xích theo hướng dẫn của giáo viên .
-Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ.
Buỉi chiỊu: 
To¸n: ¤n luyƯn
I/ Mơc tiªu : -Biểu tượng về chu vi của hình tam giác , hình tứ giác . 
-Rèn luyện kĩ năng tính chu vi hình tam giác , hình tứ giác 
- Củng cố kĩ năng vẽ hình qua các điểm cho trước .
II/C¸c ho¹t ®éng d¹y häc :
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
 1.Hướng dÉn HS lµm vë bµi tËp to¸n:
Bài 1: -Gọi HS nêu bài tập 1 .
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài SGK
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở .
- Mời 1 em đọc bài làm của mình .
-Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh 
Bài 2 : Yêu cầu HS nêu yêu cầu đề bài 
-Yêu cầu lớp làm vào vở .
- Gọi một học sinh lên bảng giải bài .
- Yc hai em nêu lại cách tính chu vi hình tam giác .
+Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh 
Bài 3 : - Gọi một em đọc đề bài .
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Mời 1 em lên bảng làm bài .
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng 
3 ,Củng cố Dặn dß:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học và làm bài tập .
- Một em đọc đề bài 1: Nối các điểm đê
- Tự tìm hiểu đề bài 
- Thực hiện vào vở .
- 1 HS đọc bài làm trước lớp . 
- Lớp nghe và nhận xét bài làm của bạn .
- Tính chu vi tam giác ABC biết độ dài các cạnh lần lượt : 3 cm , 6 cm , 4 cm 
- Một em lên bảng tính , lớp làm vào vở .
- 2 em lên làm bài trên bảng lớp
* Chu vi hình tam giác ABC là :
 3 + 6 + 4 = 13 ( cm )
 Đ/ S : 13 cm
- Một em đọc đề 
- Một em lên bảng giải bài .
* Chu vi hình tứ giác MNPQlà :
 5 + 6 + 8 + 5 = 24( dm )
 Đ/ S : 24 dm
Hai em nhắc lại ND bài vừa luyện tập .
- Về học bài và làm các bài tập cịn lại .
SINH HOẠT SAO 
(HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI)
*************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26.doc