Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2007
TIẾT 1: ĐẠO ĐỨC
Giúp đỡ người khuyết tật (tiết 1)
I - Mục tiêu
- Học sinh hiểu vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật.
- Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật.
- Trẻ em khuyết tật có quyền được đối xử bình đẳng, được hỗ trợ, được giúp đỡ.
- Có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật theo khả năng.
- Có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật.
TUần 28 ********** Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2007 Tiết 1: Đạo đức Giúp đỡ người khuyết tật (tiết 1) I - Mục tiêu - Học sinh hiểu vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật. - Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật. - Trẻ em khuyết tật có quyền được đối xử bình đẳng, được hỗ trợ, được giúp đỡ. - Có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật theo khả năng. - Có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật. II - Đồ dùng dạy học Phiếu thảo luận cho hoạt động 2 III – Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- Giới thiệu bài 2- Hoạt động 1: Phân tích tranh - HS quan sát tranh - Tranh 1 vẽ cảnh gì? - Việc làm của các bạn giúp gì cho người khuyết tật? - Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì? Vì sao? * GV chốt lại 3- Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp - Gv nêu yêu cầu: +Hãy nêu những việc ta có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật? - GV cho HS phát biểu ý kiến . - GV chốt lại kiến thức. 4- Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến - GV lần lượt nêu 1 số ý kiến: + Giúp đỡ người khuyết tật là việc nên làm. + Chỉ cần giúp đỡ người khuyết tật là thương binh. + Phân biệt đối xử với bạn bị khuyết tật là vi phạm quyền trẻ em. + Giúp đỡ người khuyết tật là làm bớt đi những khó khăn, thiệt thòi của họ 5- Củng cố - Tổng kết: - GV nhận xét giờ học. - Tuyên dương HS có ý thức học tập. - Dặn dò HS về nhà liên hệ thực tế qua bài học . - 1 số bạn đang đẩy xe lăn cho bạn bị liệt đi học. - Giúp bạn bớt khó khăn, mặc cảm để hoà nhập cộng đồng. - HS tự trả lời. - HS nhận xét , bổ sung - HS thảo luận, nêu được 1 số việcnhư: đẩy xe lăn cho người khuyết tật, quyên góp giúp đỡ những người bị chất độc da cam, dẫn người mù qua đường,... - HS nêu. - HS nhận xét bổ sung. - HS bày tỏ ý kiến. - Các ý 1, 3 , 4 là đúng. - HS nghe dặn dò , liên hệ thực tế qua bài học . Tiết 2: Tiếng việt Luyện đọc viết bài :Kho báu I Mục tiêu : * Đối với HS trung bình yếu : - Giúp HS đọc trơn toàn bài , ngát nghỉ hơi đúng sau giữa các cụm từ . * Đối với HS khá giỏi : - HS rèn đọc hay , đọc diễn cảm . * HS được rèn chữ viết qua viết đoạn 3 của bài. * Cho HS khá giỏi luyện viết chữ thanh đậm. II Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, phấn màu. III Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ : - GV gọi 2 HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi của bài :Kho báu - GV nhận xét cho điểm vào bài. B. Dạy học bài mới: 1. Luyện đọc : a. GV đọc mẫu- chú ý giọng đọc - GV cho HS nêu lại từ khó đọc . từ còn hay đọc nhầm- GV ghi bảng cho HS luyện đọc . GV theo dõi uốn sửa cho HS. b. Luyện ngắt giọng : - GV treo bảng phụ , yêu cầu HS luuyện đọc ở bảng phụ , ngoài ra cho HS phát hiện câu văn khó đọc mà theo HS em đó cần đợc luyện đọc lại * GV cho H Skhá giỏi luyện đọc diễn cảm - GV cho HS đọc đoạn, đọc nhóm,. * GV cho HS thi đọc: - GV tuyên dương HS đọc có tiến bộ hơn so với tiết tập đọc ở buổi sáng, HS đọc hay , đọc diễn cảm .. c. Đọc đồng thanh : - GV cho HS cả lớp đọc đồng thanh một đoạn trong bài. 2. Luyện viết : - GV treo bảng phụ . - GV nêu yêu cầu của bài luyện viết của buổi chiều . - Trong bài có tiếng nào dễ lẫn ? - GV hướng dẫn sửa cho HS -- Đoạn văn gồm mấy câu ? - Nêu các dấu câu trong bài? - Những chữ nào trong bài cần viết hoa ? Vì sao ? - GV cho HS viết bảng con , theo dõi uốn sửa cho HS . - GV cho HS nhìn bảng chép bài. * GV lu ý cho HS khá giỏi luyện viết chữ thanh đậm.. C. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học . - Dặn dò HS về nhà luyện đọc , luyện viết . - 2 HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi của bài : Kho báu - HS n hận xét , bổ sung. - HS nghe. - Vài HS đọc lại. - HS nêu lại từ khó đọc . từ còn hay đọc nhầm: VD: cấy lúa, làm lụng, quanh năm - HS luyện đọc. - HS luuyện đọc ở bảng phụ , HS phát hiện câu văn khó đọc mà theo HS,em đó cần được luyện đọc lại VD: + Ngày xưa, / có hai vợ chồng người nông dân kia / quanh năm hai sương một nắng, / cuốc bẫm cày sâu. // Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng / và trở về khi đã lặn mặt trời. // - HSkhá giỏi luyện đọc diễn cảm - HS đọc đoạn, đọc nhóm,.- HS thi đọc - HS nghe. - Đọc đồng thanh : - cả lớp đọc đồng thanh một đoạn trong bài. - HS nêu và viết bảng con - HS đọc bài , HS nêu: ruộng ,lúa,liên tiếp, - gồm 7 câu. - Dấu câu là : dấu phẩy, dấu chấm, - Đó là chữ : Chữ đầu câu, sau dấu chấm.. - HS viết bảng con - nhìn bảng chép bài. - HS khá giỏi luyện viết chữ thanh đậm.. - HS nghe dặn dò . Tiết 3: Tự học Hoàn thành kiến thức đã học. I Mục tiêu: - HS hoàn chỉnh các kỹ năng , kiến thức các môn học đã học: Tập đọc ,Toán, Đạo đức. - Giáo dục HS ý thức tự giác làm bài. II Đồ dùng dạy học: - HS vở bài tập các môn. III Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.GV nêu yêu cầu giờ học: B.Hớng dẫn HS tự học: + Môn Tập đọc : - Cho HS luyện đọc bài : Kho báu *GV cho HS trung bình yếu luyện đọc đúng , HS khá giỏi luyện đọc diễn cảm , đọc hay.. - GV theo dõi , uốn sửa cho HS * GV động viên tuyên dương khuyến khích HS đọc tiến bộ , đọc hay. + Môn Toán: - Cho HS hoàn thành các bài tập ở SGK vở bài tập . - GV giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài. * Cho HS khá nhận xét , chốt kiến thức bài. + Môn : Đạo đức - HS hoàn thành vở Bài tập : - GV giúp HS làm bài , nếu HS còn lúng túng - GV theo dõi, uốn sửa cho HS . C. Củng cố dặn dò : - GV nhận xét giờ học . - Về nhà xem lại các bài đã học. - HS nghe. - HS luyện đọc bài : Kho báu. - HS yếu luyện đọc từ, cụm từ khó. - HS khá đọc diễn cảm, đọc hay.. - HS nhận xét , tuyên dương bạn đọc tốt.. - HS làm vở bài tập toán bài : Phần ôn tập. - HS khá có thể chữa bài khó trong bài. - HS làm vở bài tập - HS hoàn thành vở bài tập : + Phần – Giúp đỡ người khuyết tật. - HS nghe dặn dò. Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2007 Tiết 1: tiếng việt Luyện đáp lời chia vui . Tả ngắn về cây cối. IMục tiêu : - Đối với HS trung bình , yếu : HS biết đáp lại lời chia vui. - HS đọc đoạn văn tả quả măng cụt , trả lời thành thạo các câu hỏi về hình dáng , mùi vị và ruột quả. - HS rèn khả năng nói , viết : Tả ngắn về một loài quả mà em yêu thích. - Đối với HS khá giỏi : + Sử dụng vốn từ đã học viết đúng ngữ pháp , viết được một đoạn văn về cây cối ( quả ) II Đồ dùng dạy học : - Hệ thống các bài tập . III Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của GV A. GV nêu yêu cầu giờ học : B. Củng cố lý thuyết : - - Đáp lời chia vui như thế nào ? - khi tả về cây cối cần chú ý gì ? * GV chốt kiến thức khi vào bài . C. Bài tập : - GV chép đề lên bảng cho HS làm bài để ôn lại kiến thức đã học : Bài 1 : Viết lời đáp của em trong các tình huống sau : a) Chúc mừng sinh nhật bạn . Chúc bạn thêm một tuổi mới học giỏi nhiều hơn. + b) Chúc mừng bạn đã đạt học sinh giỏi của trường.. + c) Chúc mừng bạn đã đạt điểm cao nhất lớp.. + D. Tổ chức chữa bài : Bài 1 : - GV cho HS lên đọc bài của mình . - Cho HS n hận xét tuyên dương HS nói tốt. - GV chốt bài . Bài 2 : GV cho HS làm việc nhóm đôi 1 HS hỏi , 1 HS trả lời - HS nhận xét , GV bổ sung. Bài 3 : - GV cho HS đọc bài làm của mình , HS nhận xét . - GV nhận xét chốt lại bổ sung . Tuyên dương HS viết sáng tạo.. - GV nhận xét tuyên dương HS học tập tốt , tiến bộ .. E. Dặn dò : - GV nhận xét giờ học , dặn dò HS về nhà xem lại bài đã học . - HS nghe. - HS nêu . - HS nêu – HS nhận xét bổ sung VD: Chú ý - đặc điểm ,hình dáng, tính chất bên trong , bên ngoài của cây.. GV cho H Snêu yêu cầu ? Nêu cách làm bài GV cho HS tự làm bài. HS tự làm bài . Bài 2 : Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi về quả măng cụt( SGK) Bài 3: Dành cho HS khá giỏi Hãy viết về một loại quả mà em yêu thích nhất? - HS lên đọc bài . - HS nhận xét bổ sung . - HS làm việc nhóm đôi 1 HS hỏi , 1 HS trả lời - HS nhận xét , bổ sung. VD: Quả măng cụt có hình dáng như thế nào? - Quả măng cụt có hình tròn . - HS đọc bài làm của mình , HS nhận xét. VD: Em rất thích ăn quả xoài. Quả xoài màu vàng ươm , có vị ngọt thơm rất đượm . Mùa hè mẹ em thường dầm xoài với đá ăn thật mê li - HS nghe dặn dò . Tiết 2: Tự học Hoàn thành kiến thức đã học. I Mục tiêu: - HS hoàn chỉnh các kỹ năng , kiến thức các môn học đã học: Chính tả ,Toán Tập làm văn. - Giáo dục HS ý thức tự giác làm bài. II Đồ dùng dạy học: - HS vở bài tập các môn. III Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.GV nêu yêu cầu giờ học: B.Hướng dẫn HS tự học: + Môn Chính tả : - Cho HS hoàn thành bài. *GV giúp HS trung bình ,yếu hoàn thành bài , HS khá giỏi luyện ôn kiến thức đã học. - GV theo dõi , uốn sửa cho HS * GV động viên tuyên dương khuyến khích HS có ý thức học bài. + Môn Toán: - Cho HS hoàn thành các bài tập ở SGK vở bài tập . - GV giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài. * Cho HS khá nhận xét , chốt kiến thức bài. + Môn : Tập làm văn - HS hoàn thành vở Bài tập. - GV giúp HS làm bài , nếu HS còn lúng túng - GV theo dõi, uốn sửa cho HS . C. Củng cố dặn dò : - GV nhận xét giờ học . - Về nhà xem lại các bài đã học. - HS nghe. - HS hoàn thành bài. - HS yếu luyện làm bài tập chính tả SGK vở bài tập - HS khá giỏi luyện ôn kiến thức đã học. - HS nghe. - HS làm vở bài tập toán bài : Các số từ 101 đến 110. - HS khá có thể chữa bài khó trong bài. VD: Bài 3 a) Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn : 108, 109, 105, 103 Là : 103 , 105 , 108 , 109 - HS làm vở bài tập - HS hoàn thành vở bài tập : - Phần : Đáp lời chia vui . Tả ngắn về cây cối. - HS nghe dặn dò. Tiết 3: Thể dục. Trò chơi: Tung vòng vào đích. Và chạy đổi chỗ vỗ tay nhau. I. Mục tiêu: - HS tiếp tục làm quen với trò chơi: Tung vòng vào đích, và chạy đổi chỗ vỗ tay nhau.Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. - Phát triển thể lực toàn diện cho HS. II. Đồ dùng dạy học: - Trên sân trường - vệ sinh an toàn nơi tập. - Còi, phương tiện cho trò chơi: Tung vòng vào đích. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Nội dung dạy học A. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. - Khởi động. B. Phần cơ bản. 1. Ôn 5 động tác; Tay, chân, lườn, bụng, nhảy của bài thể dục phát triển chung. - GV theo dõi - uốn nắn. 2. Trò chơi: Tung vòng vào đích. - GV nêu tên trò chơi - nhắc lại cách chơi- chia tổ tập luyện. - Cho thi đấu giữa các tổ xem tổ nào nhất. 3. Trò chơi : Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau. - GVtương tự cho HS chơi trò chơi. C. Phần kết thúc; - Hồi tĩnh. - Tập một số động tác thả lỏng. - GV cùng HS hệ thống bài. - Nhận xét- dặn dò. Định lượng 5 - 6 phút 1-2 phút 2-3 phút 20-25 phút 3-5 phút. 10 - 15 phút. 5- 6 phút 1-2 phút 1-2 phút 1 phút 1 phút Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. - HS tập họp lớp, báo cáo sĩ số. - Nghe GV phổ biến ND, YC giờ học - Lớp trưởng điều khiển cho các bạn khởi động: xoay các khớp. - Lớp trưởng hô cho các bạn tập. - Chia ra các tổ ôn luyện, tổ trưởng điều khiển. - HS tập trung lớp, nghe hướng dẫn lại cách chơi. - Các tổ lần lượt chơi thử - tập luyện cách chơi cho thành thạo. - Các tổ thi đấu. - Lớp trưởng điều khiển. + HS chơi trò chơi : Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau. - HS tập một số động tác hồi tĩnh. - HS tập một số động tác thả lỏng. - Nghe GV hệ thống bài. - Nghe nhận xét - dặn dò.
Tài liệu đính kèm: