Giáo án Buổi chiều lớp 2 - Trường tiểu học: Hồ Chơn Nhơn

Giáo án Buổi chiều lớp 2 - Trường tiểu học: Hồ Chơn Nhơn

I. Yêu cầu:

 - Đọc đúng 1 số từ dễ phát âm sai: xin, nghĩ, rình, quãng, sà xuống, nhảy xổ, mừng rỡ,.

 - Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.

 - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to diễn cảm bài: Con chó nhà hàng xóm.

 - Biết nhấn giọng ở một số từ kể về sự thông minh, tình nghĩa của chó, mèo.

 - Rèn đọc nhiều đối với những em đọc yếu

 - GD hs phải sống thật đoàn kết, tốt với mọi người xung quanh.

 II .Các hoạt động dạy học :

 

doc 13 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 925Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Buổi chiều lớp 2 - Trường tiểu học: Hồ Chơn Nhơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
***********************
 TUẦN 17 Ngày soạn: 27 /12 /2009 
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 28 tháng12 năm 2009
Tiếng việt: LUYỆN ĐỌC: TÌM NGỌC.
I. Yêu cầu:
 - Đọc đúng 1 số từ dễ phát âm sai: xin, nghĩ, rình, quãng, sà xuống, nhảy xổ, mừng rỡ,...
 - Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.
 - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to diễn cảm bài: Con chó nhà hàng xóm.
 - Biết nhấn giọng ở một số từ kể về sự thông minh, tình nghĩa của chó, mèo.
 - Rèn đọc nhiều đối với những em đọc yếu
 - GD hs phải sống thật đoàn kết, tốt với mọi người xung quanh.
 II .Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ:
 - Gọi hs nêu tên bài Tập đọc vừa học.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
* Gọi hs đọc tốt đọc lại toàn bài.
* Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng câu 
 - GV chú ý cách phát âm cho hs đọc yếu
 -Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng đoạn (kết hợp đọc đúng, đọc diễn cảm)
 ? Bài tập đọc có mấy nhân vật?
 ? Giọng đọc của mỗi nhân vật và người dẫn chuyện cần thể hiện như thế nào?
 - GV rèn cho hs đọc đúng, đọc hay cho hs ở từng đoạn: ngắt, nghỉ, nhấn giọng hợp lí ở 1 số từ ngữ, cách thể hiện giọng các nhân vật (nhất là đối với hs yếu)
Hướng dẫn cụ thể ở câu:
VD: + Xưa/ có chàng trai/ thấy một bọn trẻ định giết con rắn nước/ liền bỏ tiền ra mua,/ rồi thả rắn đi.// Không ngờ/ con rắn ấy là con của Long Vương.//
 + Mèo liền nhảy tới/ ngoạm ngọc/ chạy biến.// Nào ngờ,/ vừa đi một quãng/ thì có một con quạ sà xuống/ đớp ngọc/ rồi bay lên cao.//
- Nhận xét, chỉnh sửa cách đọc.
- Tuyên dương hs yếu đọc có tiến bộ, ghi điểm động viên.
* Yêu cầu hs đọc từng đoạn trong nhóm 
 * Thi đọc :
 - Tổ chức cho hs thi đọc phân vai
 Cho hs nhắc lại cách đọc lời nhân vật
- Nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc tốt, đọc có tiến bộ.
 - Cho hs xung phong đọc đoạn mình thích và nói rõ vì sao?
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại bài
? Em hiểu gì qua câu chuyện này?
? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Nhận xét giờ học.
- Luyện đọc lại bài.
 - Tìm ngọc.
 - Lắng nghe
 - 1hs đọc
 - Nối tiếp đọc
 - Luyện phát âm, cá nhân, lớp. 
 - Nối tiếp đọc từng đoạn
 - Nêu.
 - Suy nghĩ và nêu
 - Luyện đọc cá nhân ( hs yếu luyện đọc nhiều)
 Lớp theo dõi, nhận xét
- Các nhóm luyện đọc
- Thi đọc phân vai theo 3 đối tượng 
(giỏi, khá, trung bình) 
 Lớp theo dõi, nhận xét bình chọn bạn đọc tốt.
 - Đọc và trả lời:
- 1 hs đọc
 - Chó và mèo là con vật gần gũi, rất thông minh và tình nghĩa.
- Phải sống thật đoàn kết, tốt với mọi người xung quanh. 
 - Lắng nghe.
Toán: LUYỆN BẢNG 9, 8, 7, 6 CỘNG VỚI MỘT SỐ; ĐẶT TÍNH; GIẢI TOÁN.
I. Yêu cầu:
- Luyện hs nhớ, thuộc bảng cộng 9, 8, 7, 6 cộng với một số.
- Luyện cách đặt tính và giải toán có lời văn.
 - GD tính cẩn thận, chính xác trong làm toán . 
 II. Chuẩn bị : Nội dung luyện tập. 
 III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ :
 - Yêu cầu hs thực hiện phép tính:
X + 9 = 17 x – 12 =29
 - Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài :
2. Luyện tập :
Bài 1: Tính nhẩm:
 9 + 2 = 8 + 3 = 7 + 4 = 6 + 5 =
 9 + 3 = 8 + 4 = 7 + 5 = 6 + 6 =
 9 + 4 = 8 + 5 = 7 + 6 = 
 9 + 5 = 8 + 6 = 7 + 7 =
 9 + 6 = 8 + 7 =
 9 + 7 = 8 + 8 =
 9 + 8 = 
 9 + 9 = 
- Yêu cầu hs tự nhẩm kết quả.
- Yêu cầu lớp đồng thanh bảng cộng.
- Hỏi một vài phép tính bất kỳ.
Bài 2: Rèn kĩ năng đặt tính và tính.
16 + 9 = 45 + 3 8 = 18 + 36 = 13 + 27 =
12 + 8 = 14 + 29 = 15 + 5 = 20 + 5 8 =
- Yêu cầu hs làm làm bảng con.
 Nhận xét, chữa.
Bài 3: Tóm tắt:
 Hoa : 24bông hoa
 Lan : 37 bông hoa
 Hai bạn : .. .bông hoa?
- Yêu cầu hs dựa theo tóm tắt đặt thành bài toán , rồi giải vào vở
- Chấm 1 số bài , nhận xét.
Bài 4: .( hs khá, giỏi): Có bao nhiêu hình tam giác ở 
hình vẽ bên
Gợi ý hs: Đánh số thứ tự bắt đầu từ 1 vào hình để tìm, khi tìm cần tìm theo thứ tự, bắt đầu là hình được tạo bởi 1 tam giác
3. Củng cố, dặn dò:
 - Gọi hs đọc công thức 9, 8, 7, 6 công với 1 số .
 - Nhận xét giờ học.
 - 2 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con
- Nghe
- 1hs nêu yêu cầu
- Nối tiếp nêu kết quả
- Đọc đồng thanh.
- Trả lời.
- Nêu yêu cầu.
- Lần lượt làm vào bảng con ( gọi 1 số em yếu lên bảng làm) nêu lại cách đặt tính và tính..
- Làm vào vở. 1 em làm bảng lớp.
- Nêu yêu cầu
- Suy nghĩ, làm bài
- Nghe
Thủ công : GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CẤM ĐỖ XE (t1)
I. Yêu cầu:
- Học sinh biết gấp , cắt dán biển báo Cấm đỗ xe. 
Gấp , cắt , dán đuợc biển báo cấm đỗ xe. Đường cắt có thêr mấp mô. Biển báo tương đối cân đối.
- Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
II. Chuẩn bị :ª Mẫu biển báo cấm đỗ xe . Quy trình gấp cắt , dán biển báo cấm đỗ xe có hình vẽ minh hoạ cho từng bước . Giấy thủ công đủ các màu xanh đỏ , trắng và giấy nháp khổ A4 , bút màu.
 III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
- Nhận xét đánh giá .
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn quan sát và nhận xét:
- Cho HS quan sát mẫu biển báo cấm đỗ xe. 
- Đặt câu hỏi để học sinh so sánh về kích thước , hình dáng , màu sắc so với mẫu các biển báo vừa học . 
3. Hướng dẫn mẫu:
* Bước 1 :Gấp căt biển báo chỉ chiều xe đi 
- Gấp cắt hình tròn màu đỏ từ hình vuông có cạnh 6 ô .Gấp cắt hình tròn màu xanh khác từ hình vuông có cạnh 4 ô Cắt hình chữ nhật màu trắng có chiều dài 4 ô rộng 1ô . Gấp đôi hình chữ nhật để cắt tạo ra mũi tên . Cắt hình chữ nhật màu khác có chiều dài 10ô rộng 1ô làm chân biển báo ( màu trắng ).
* Bước 2 -Dán biển báo cấm xe đi ngược chiều . 
- Dán chân biển báo vào tờ giấy màu trắng H1.
- Dán hình tròn màu đỏ chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô H2. Dán hình tròn màu xanh vào giữa hình tròn màu đỏ .Dán chéo hình chữ nhật màu đỏ vào giữa hình tròn xanh như H4.
- Tổ chức cho các em tập gấp , cắt , dán thử biển báo cấm đỗ bằng giấy nháp .
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học bài và áp dụng vào thực tế . 
- Chuẩn bị dụng cụ tiết sau đầy đủ để tiết sau Gấp cắt dán biển báo chỉ chiều xe đi tt.
-Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
- Nghe
- Lớp quan sát và nêu nhận xét về hình dáng , kích thước và màu sắc mẫu .
- Biển báo có 2 phần mặt biển báo và chân biển báo . 
-Mặt là hai hình tròn màu xanh . Ở giữa hình tròn có hình chữ nhật màu trắng . 
-Chân biển báo có dạng hình chữ nhật được sơn màu trắng .
- Quan sát để nắm được cách tạo ra biển báo cấm đỗ xe .
- Hai em nhắc lại cách cắt dán biển báo giao thông cấm đỗ xe .
- Lớp thực hành gấp cắt dán biển báo cấm đỗ xe theo hướng dẫn của giáo viên 
- Lắng nghe
 Ngày soạn:30 /12 /2009 
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 1 tháng 1 năm 2010
Tập viết : CHỮ HOA H
I. Yêu cầu: 
 - Viết đúng chữ hoa H , chữ và câu ứng dụng: Hai, Hai sương một nắng.
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
-Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết đúng đẹp, trình bày sạch sẽ.
II. Chuẩn bị:
- GV: Chữ mẫu hoa H .Bảng phụ ghi cụm từ ứng dụng: Hai sương một nắng 
- HS: bảng con, VTV
III Các hoạt động dạy- hoc:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ:
- Yêu cầu hs viết: G, Góp
- Nhận xét.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Ghi đề.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa H:
a. Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét:
 - Đính chữ mẫu H
? Chữ G cao mấy li, rộng mấy ô?
? Gồm mấy nét?
? Nêu cấu tạo của chữ hoa H?
- Nêu lại cấu tạo chữ hoa H.
- Chỉ vào khung chữ giảng quy trình
- Gọi hs nhắc lại
b. Hướng dẫn viết trên bảng con:
- Viết mẫu chữ H nêu lại quy trình.
-Yêu cầu HS viết vào không trung.
- Yêu cầu HS viết chữ hoa H vào bảng con.
 Nhận xét, chỉnh sửa.
- Viết mẫu chữ hoa H (cỡ nhỏ) giảng quy trình.
- Yêu cầu HS viết bảng con.
 Nhận xét, chỉnh sửa.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng:
 Hai sương một nắng 
? Cụm từ ứng dụng nói lên điều gì?
? Cụm từ gồm mấy tiếng? Đó là những tiếng nào?
? Nhận xét độ cao của các chữ cái?
? Có những dấu thanh nào? Vị trí các dấu thanh?
? Chữ nào được viết hoa? Vì sao?
? Khoảng cách giữa các tiếng như thế nào?
? Nêu cách nối nét giữa chữ hoa H và chữ a?
- Viết mẫu : Hai (cỡ nhỏ) 
- Yêu cầu HS viết bảng con.
 Nhận xét, chỉnh sửa.
- Viết mẫu cụm từ ứng dụng:
4. Hướng dẫn viết vào vở:
- Gọi HS nêu yêu cầu viết.
- Yêu cầu HS viết bài.
 Hướng dẫn thêm cho những em viết còn chậm. Nhắc các em về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, tốc độ viết.
5. Chấm bài:
- Chấm 1 số bài, nhận xét.
6. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS nêu lại cấu tạo chữ hoa G
- Nhận xét giờ học.
- Dặn: Luyện viết bài ở nhà.
- Viết bảng con
- Nghe
- Quan sát
- Cao 5 li....
- 3 nét: Nét 1 là kết hợp của 2 nét cơ bản cong trái và lượn ngang; nét 2 gồm nét khuyết dưới, nét khuyết trên và nét móc phải; nét 3 nét thẳng đứng.
- 2 em nêu
- Lắng nghe
-HS quan sát và lắng nghe
- 1 em
- Quan sát.
- viết 1 lần.
- Viết bảng con 2 lần.
- Quan sát, ghi nhớ.
- Viết bảng con.
- Nối tiếp đọc.
- Sự vất vả, chịu thương, chịu khó của bà con nông dân.
- 4 tiếng:...
- Quan sát nêu.
- Chữ H. Vì đứng đầu câu.
- Bằng khoảng cách viết một chữ cái o.
- Trả lời.
- Quan sát.
- Viết bảng con.
- Quan sát.
- Nêu
- Viết bài (VTV)
- Lắng nghe.
- 1 HS nêu.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Toán: LUYỆN: ĐO LƯỜNG; BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN; ÍT HƠN
I. Yêu cầu: 
 - Giúp hs củng cố về: đo lường, bài toán về nhiều hơn, it hơn.
 - Rèn kĩ năng làm toán có đơn vị ki-lô-gam; giải toán về ít hơn, nhiều hơn.
 - Phát huy tính độc lập, khả năng tư duy của hs
 II. Chuẩn bị:
 - Nội dung luyện tập
 III.Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định :
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 1: Tổ 1 nhặt được 43 kg giấy vụn, tổ 2 nhặt nhiều hơn tổ 1 là 18 kg. Hỏi t ổ 2 thu đ ư ợc bao nhiêu kg giấy vụn?
 ? Bài toán thuộc dạng toán gì?
 ? Nêu cách thực hiện bài toán?
 - Yêu cầu hs làm bài
 Nhận xét, chữa.
Bài 2: Cây mít cao 18dm, cây cau cao hơn cây mít 9 dm. Hỏi cây cau cao bao nhiêu đề xi mét?
 - Đến từng bàn giúp đỡ thêm 1 số em còn lúng túng.
 - Nhận xét, chữa
Bài 3: Tóm tắt
 An cao : 87 cm
 Mai thấp hơn An : 3 cm
 Mai cao : ... cm? 
 - Yêu cầu hs dựa vào tóm tắt đặt thành bài toán rồi giải
 => Lưu ý: + từ “thấp hơn” ở bài toán được hiểu là “it hơn”
 + Cách trình bày bài giải có đơn vị đo độ dài: không kèm đơn vị đo ở thành phần của phép tính, chỉ ghi ở kết quả để trong ngoặc đơn
 - Chấm, chữa bài
Bài 4: (Dành cho hs khá, giỏi)
- Hãy điền vào ô trống của mỗi hình sau một số sao cho tổng ba số ở ba ô liền nhau bất kì đều bằng 100.
22
 48
- Yêu cầu hs tự làm bài rồi chữa.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học
- Xem lại các bài tập.
 - Nghe
- 2hs đọc lại bài toán
- Nhớ lại cách giải dạng toán trên để hình thành cách giải
- 1hs lên bảng giải, lớp làm vở nháp
- Đọc đề toán, tậpghi tóm tắt, nhận dạng bài toán nhiều hơn
 Tìm cách giải, trình bày bài giải vào vở nháp
 - 18 + 9 = 27 (dm )
- Đặt đề toán vào vở rồi giải vào vở 1 hs lên bảng giải
 - 87 – 3 = 84 ( cm )
- Đọc yêu cầu bài toán.
- Làm bài. Nêu bài làm của mình, lớp theo dõi nhận xét.
- Nghe
Sinh hoạt: SINH HOẠT LỚP 
I. Yêu cầu:
 1. Đánh giá hoạt động của lớp tuần qua.
 - Phương hướng tuần tới tuần tới.
 - Yêu cầu hs cĩ ý thức phê và tự phê tốt, biết khắc phục các mặt cịn hạn chế để vươn lên.
 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Giữ gìn truyền thôngs văn hóa dân tộc.
 3. Ôn chuyên hiệu: Chăm học, học giỏi
 - Có ý thức giữ vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
II. Tiến hành sinh hoạt:
 1. Ổn định tổ chức: Hát 
 2.Tổ trưởng nhận xét tổ mình.
 - Lần lượt các tổ trưởng lên nhận xét, đánh giá các hoạt động của tổ mình.
 3. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá tuần qua.
 4. GVĐánh giá hoạt động của lớp tuần qua:
 * Ưu điểm: - Đi học chuyên cần
 - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Hăng say phát biểu xây dựng bài (Minh, Phương, H Nhung, T Nhung, ...)
 - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
 - Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ.
 - Sinh hoạt 15 phút đầu giờ có hiệu quả, cần phát huy
 * Tồn tại: - Vẫn còn tình trạng nói chuyện trong lớp (Sơn)
 - Chữ viết chưa đẹp, cần rèn thêm (Kỳ, Thành, Đức)
 5. Kế hoạch tuần tới:
 - Phát huy tinh thần học tập tốt dành nhiều bông hoa điểm mười.
 - Duy trì nề nếp lớp. 
 - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Có đầy đủ đồ dùng học tập.
 - Chấm dứt tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
 - Làm tốt phong trào: Rèn chữ - giữ vở.
 - Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
 - Nộp dứt điểm các khoản tiền.
 6. Sinh hoạt theo chủ đề: Giữ gìn truyền thôngs văn hóa dân tộc.
 - Tổ chức cho hs hát, múa, đọc thơ theo chủ đề.
 7. Ôn chuyên hiệu: Chăm học, học giỏi: HS tự liên hệ và nêu.
 8. Nhận xét đánh giá giờ sinh hoạt:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 2chieu tuan 17 CKTKN.doc