Giáo án bài dạy Tuần 27 - Lớp 2

Giáo án bài dạy Tuần 27 - Lớp 2

Tập đọc

ÔN TẬP(TIẾT 1)- ĐỌC THÊM CÁC BÀI TẬP ĐỌC

I. MỤC TIÊU:

Kiến thức On luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?

 On luyện cách đáp lời cảm ơn của người khác

Kỹ năng: Đọc thành tiếng phát âm rõ các bài đọc thêm từ tuần 19 - 21

Thái độ: Yêu môn Tiếng Việt

II. CHUẨN BỊ:

GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc, học thuộc lòng , SGK.

HS: SGK

 

doc 25 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1063Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài dạy Tuần 27 - Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN : 
NGÀY DẠY : 
TIẾT..	Tập đọc 
ÔN TẬP(TIẾT 1)- ĐỌC THÊM CÁC BÀI TẬP ĐỌC
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức Oân luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?
 Oân luyện cách đáp lời cảm ơn của người khác 
Kỹ năng: Đọc thành tiếng phát âm rõ các bài đọc thêm từ tuần 19 - 21
Thái độ: Yêu môn Tiếng Việt 
II. CHUẨN BỊ:
GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc, học thuộc lòng , SGK.
HS: SGK 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động: (1’) Hát
Bài mới: “Ôn tập (tiết 1)” 
Hôm nay, chúng ta sẽ ôn lại những bài đọc thêmõ và những kiến thức về Luyện từ và câu, Tập làm văn Ị Ghi tựa.
Hoạt động 1: (10’) Kiểm tra đọc học thuộc lòng 
Phương pháp: Thực hành 
GV cho HS đọc bài
Hoạt động 2: (10’) Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?
Phương pháp: đàm thoại, thực hành
Bài 2 
GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài .
Câu hỏi khi nào dùng để hỏi về nội dung gì? 
GV hướng dẫn HS làm câu a
Bài 3ø
Gọi HS đọc yêu cầu bài 
Yêu cầu HS đọc câu a
Bộ phận nào trong câu được in đậm?
Bộ phận này chỉ điều gì?
Ta đặt câu hỏi này như thế nào?
Yêu cầu 2 HS cạnh nhau thực hành hỏi đáp
GV nhận xét ghi điểm
Hoạt động 3: (10’) Ôn luyện cách đáp lời cảm ơn của người khác
Phương pháp: Thực hành
Tổ chức cho 2 HS cạnh nhau thảo luận tình huống. 1 HS nói lời cảm ơn 1 HS nói lời đáp, gọi 1 số HS trình bày trước lớp
Nhận xét ghi điểm 
Nhận xét – Dặn dò: (1’)
Câu hỏi Khi nào dùng hỏi về nội dung gì?
Khi đáp lời cảm ơn của người khác ta cần có thái độ như thế nào?
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: Ôn tập, (tiết 2) 
Hát
HS nhắc lại
- HS lần đọc bài 
HS nhận xét bạn 
HS đọc yêu cầu 
Dùng để hỏi về thời gian
HS làm bài
HS đọc yêu cầu 
Những đêm trăng sáng 
HS nêu
Chỉ thời gian
Khi nào dòng sông  ?
HS thực hành 
HS thảo luận nói lời đáp
HS trình bày 
Nhận xét bạn
Về thời gian
Cần lịch sự, đúng đắn
TIẾT.. 	Tập đọc 
ÔN TẬP(TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức:
 - Mở rộng vốn từ về mùa .
 - Oân luyện cách dùng dấu chấm .
2.Kỹ năng Đọc thành tiếng phát âm rõ các bài đọc thêm từ tuần 22 - 25
 3.Thái độ: Yêu môn Tiếng Việt 
II. CHUẨN BỊ:
GV: SGK, phiếu
HS: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Giáo viên
Học sinh
1’
1’
 10’
 10’
 8’
1’
1’
1. Khởi động: Hát
2. Bài mới : Ôn tập (tiết 2) Chúng ta tiếp tục ôn về những kiến thức của phân môn Tiếng Việt trong Giữa học kỳ 2 Ị Ghi tựa.
* Hoạt động 1: Kiểm tra đọc lấy điểm
- GV cho HS đọc bài
* Hoạt động 2: Trò chơi mở rộng vốn từ về mùa
- GV phát cho mỗi đội 1 bảng ghi từ, đội nào tìm nhiều từ thì thắng
- Nhận xét và tuyên dương 
* Hoạt động 3: Ôn luyện cách dùng dấu chấm
Yêu cầu HS đọc đề bài 3
Cho HS tự làm vào vở
Gọi 1 HS đọc bài làm
Nhận xét ghi điểm
Nhận xét – Dặn dò: - Yêu cầu HS về nhà tập kể những điều em biết về bốn mùa cho người thân nghe
- Chuẩn bị: Ôn tập (tiết 3)
- Hát
- HS lần lượt - Từng HS đọc bài và TLCH
- HS nhận xét bạn 
- HS các nhóm thi tìm từ , dán lên bảng.
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm vở
TIẾT 27	Âm nhạc 
ÔN BÀI CHIM CHÍCH BÔNG 
 TIẾT 131	 Toán 
SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA 
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó, số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó
Kỹ năng: HS biết làm bài tập có liên quan 
Thái độ: Tính cẩn thận, chính xác, khoa học
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ 
HS: SGK, BTT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
Ổn định: (1’)
Bài cũ: (4’) Luyện tập 
Tính chu vi hình tam giác có các cạnh là: 3cm, 4cm, 2cm.
Tính chu vi hình tứ giác có các cạnh là: 10cm, 30cm, 10cm, 20cm
 Nhận xét, ghi điểm.
Bài mới: Số 1 trong phép nhân và phép chia
Hôm nay, chúng ta tìm hiểu vai trò và ý nghĩa của số 1 trong phép nhân và phép chia Ị Ghi tựa.
Hoạt động 1: (10’) Giới thiệu phép nhân có thừa số là 1 
Phương pháp: Trực quan, giảng giải 
GV nêu phép nhân hướng dẫn HS chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau:
 1 x 2 = 1 + 1 = 2 vậy 1 x 2 = 2
Lần lượt gọi HS thực hiện 1 x 3, 1 x 4 bằng cách chuyển 2 phép nhân này thành tổng của nhiều số giống nhau.
Ị Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó
Trong các bảng nhân đã học đều có các phép nhân: 
 2 x 1 3 x 1 4 x 1 5 x 1
HS nêu nhận xét số thứ nhất và tích của phép nhân 
Chốt: Số nào nhân cho 1 cũng bằng chính số đó
Ị GV ghi bảng
Hoạt động 2: Giới thiệu phép chia cho 1
Phương pháp:Trực quan, đàm thoại
GV dựa vào mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia nêu :
	1 x 2 = 2 ta có 2 : 1 = 2
Yêu cầu HS làm trên bảng: 1 x 3= 3 : 1 = 
GV yêu cầu HS rút ra kết luận
Chốt: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó
Hoạt động 3: Thực hành
Phương pháp: Thực hành
	* Bài 1
Yêu cầu HS nêu yêu cầu 
	* Bài 2
Yêu cầu HS nêu yêu cầu
	* Bài 3
Tổ chức trò chơi đánh dấu x hoặc : 
Nhận xét tuyên dương
Dặn dò, củng cố:
Về nhà làm bài 4 
Học thuộc ghi nhớ 
Chuẩn bị: Số 0 trong phép nhân và phép chia.
Hát
2 HS thực hiện bài trên bảng, lớp làm bảng con
HS nhắc lại
HS đọc 
1 x 3 = 1+ 1 + 1 = 3 
1 x 4 = 1 + 1 + 1 +1 =4
HS nhắc lại 
HS nêu nhận xét
HS đọc ghi nhớ 
3 HS làm bảng 
 Số bị chia và thương bằng nhau
HS đọc và làm VBT
HS làm VBT và sửa bài
Các dãy thi đua
TIẾT 53	Thể dục 
TIẾT 53
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: Kiểm tra bài tập phát triển cơ bản.
Kỹ năng: Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.	
Thái độ: Trật tự không xô đẩy.
NHẬN XÉT CHỨNG CỨ :
II. CHUẨN BỊ:
Sân trường rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn.
Còi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
Định lượng
Tổ chức luyện tập
	1. Phần mở đầu :
_ GV tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài kiểm tra.
_ Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
_ Xoay cánh tay, khớp vai, cổ, tay, gối
_ Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc.
_ Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
	2. Phần cơ bản:
_ Kiểm tra bài thể dục phát triển chung.
	3. Phần kết thúc :
_ Đi đều theo 4 hàng dọc.
_ Trò chơi hồi tĩnh.
_ GV nhận xét, công bố kết quả kiểm tra.
5’
1’
1’
1’
1’
1’
25’
25’
5’
2’
2’
1’
_ Theo đội hình hàng ngang.
_ Theo đội hình hàng dọc.
_ GV kiểm tra theo hiều đợt, mỗi đợt 4 – 6 HS. HS tập trung thành 2 hàng ngang so le nhau ở 1 phía đường chạy, GV đứng bên phía khác của đường chạy. GV gọi tên 4 – 6 em vào vị trí chuẩn bị sau đó vào vị trí xuất phát. GV nêu tên từng động tác cho HS thực hiện. Khi nhóm trước đang thực hiện thì nhóm sau bước vào vị trí chuẩn bị.
_ Cách đánh giá:
+ Hoàn thành: Thực hiện động tác từ đúng trở lên.
+ Chưa hoàn thành: Thực hiện sai động tác.
_ Theo đội hình 4 hàng ngang.
TIẾT 132	Toán
SỐ 0 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: HS biết: Số 0 nhân với số nào hoặc số nào nhân với 0 cũng bằng 0. Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0. Không có phép chia cho 0.
Kỹ năng: Thực hiện đúng các phép tính có chứa số 0.
Thái độ: HS ham thích học toán.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ 
HS: Bảng cài số 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) “Số 1 trong phép nhân và phép chia”
- Sửa bài 3 
Số nào nhân với 1 có kết quả như thế nào?
GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới: “Số 0 trong phép nhân và phép chia”
Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với những phép tính có chứa số 0 Ị Ghi tựa.
Hoạt động 1: (10’) Giới thiệu phép nhân có thừa số 	0
Phương pháp: Hỏi đáp thực hành
GV giới thiệu phép tính: 0 x 2 
Yêu cầu HS viết phép nhân trên thành phép tính cộng các số hạng sau:
0 x 2 = 0 + 0 = 0
Vậy 0 x 2 = ?
0 x 2 = 0
 Vậy 2 x 0 = ?
Vì sao em biết?
Tương tự GV cho HS lập phép tính cộng và tính kết quả từ phép nhân
Vậy 0 x 3 = ?
 3 x 0 = ?
Vậy trong phép nhân có thừa số 0 thì tích như thế nào?
Hoạt động 2: (10’) Giới thiệu phép chia có số bị chia là 0
Phương pháp: Hỏi đáp, thực hành
GV đưa ra bài mẫu: 0 : 2 = ?
Vì sao em biết?
Tương tự cho HS làm bảng cài
Nhận xét số bị chia, thương trong phép chia này?
Ị Vậy 0 chia cho số nào khác 0 đều bằng 0. Không có phép chia cho 0 (số chia phải khác 0)
Hoạt động 3: (10’) Thực hành 
Phương pháp: Thực hành
	* Bài 1: Tính nhẩm
Yêu cầu HS làm bài vào vở
GV sửa bài
	* Bài 2: Tính nhẩm 
Yêu cầu HS làm bài vào vở 
	* Bài 4: Tính
Nêu cách tính của dãy tính 4 : 4 x 0
Yêu cầu HS làm vào vở
	* Bài 5: Điền dấu “x” hoặc “ :”
Tổ chức cho HS thi đua theo tổ 
GV sửa bài
4.Củng cố, dặn dò (5’)
Về nhà làm bài trong SGK
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
HS hát
HS lên bảng sửa bài:
4 x 2 x 1 = 8 x 1
 = 8 
4 : 2 x 1 = 2 x 1
 = 2
4 x 6 : 1 = 24 : 1
 = 24
Cũng bằng chính số đó
HS nhắc lại 
HS đọc lại 
0 x 2 = 0
HS đọc lại
2 x 0 = 0
Vì khi đổi chỗ 2 thừa số trong phép nhân thì tích của chúng không thay đổi
HS làm bài
0 x 3 = 0 + 0 + 0 = 0
0 x 3 = 0
3 x 0 = 0 
Số 0 nhân với số nào hoặc số nào nhân với 0 đều bằng 0.
0 : 2 = 0 
Vì 0 x 2 = 0 à 0 : 2 = 0
0 : 3 = 0
0 : 5 = 0 
Đều là 0
HS nhắc lại
HS làm bài vào vở 
0 x 2 = 0 5 x 0 = 0
2 x 0 = 0 0 x 5 = 0
3 x 0 = 0 1 x 0 = 0
0 x 3 = 0 0 x 1 = 0
HS đọc đề
0 : 5 = 0
0 : 4 = 0
0 : 3 = 0
0 : 1 = 0
HS đ ... ’
5’
1’
1’
2’
1’
_ Theo đội hình hàng ngang.
_ Theo đội hình hàng dọc.
_ GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, cho một số HS chơi thử. Chia tổ tự chơi. Khoảng cách giữa các vạch giới hạn đến đích : 1,5 m – 2 m. HS tập hợp thành hàng dọc sau vạch chuẩn bị. Khi có lệnh, HS có lần lượt từ vị trí chuẩn bị tiến vào vạch giới hạn, lần luợt tung 5 vòng vào đích, sau đó lên nhặt vòng đặt ở vạch chuẩn bị để bạn tiếp theo chơi. GV nên có hình thức khen kịp thời để kích thích HS chơi.
_ Theo đội hình hàng ngang. GV tiến hành kiểm tra những HS còn lại.
_ Theo đội hình hàng ngang.
_ Về tập chơi cho quen.
TIẾT 134	Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: Củng cố cách sử dụng bảng nhân, bảng chia. Cách tìm thừa số, số bị chia, giải bài toán có phép chia.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải toán.
Thái độ: Yêu thích môn toán.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ.
HS: VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định : (1’)
2. Bài cũ : Luyện tập (4’)
_ GV yêu cầu HS lên sửa bài.
_ Nêu ý nghĩa của số 1 trong phép nhân và phép chia?
_ Nêu ý nghĩa của số 0 trong phép nhân và phép chia?
à Nhận xét, chấm điểm.
3. Bài mới : Luyện tập chung
_ Hôm nay, chúng ta rèn kỹ năng sử dụng bảng nhân chia, cách tìm thừa số và giải toán à Ghi tựa.
Hoạt động 1: Ôn kiến thức (5’)
Phương pháp: Hỏi đáp, thi đua.
_ GV yêu cầu HS thi đua đọc bảng nhân hoặc chia theo ý muốn à Nhóm nào đọc to, rõ và thuộc thì thắng.
_ Nêu vai trò của số 0 và số 1 trong phép nhân và chia ?
à Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2: Luyện tập (10’) 
Phương pháp: Thực hành, thi đua 
	* Bài 1: Tính nhẩm
_ Yêu cầu lớp làm bài, sửa bài bằng hình thức nêu miệng.
à Nhận xét.
	* Bài 2: Tính nhẩm theo mẫu
_ GV hướng dẫn HS thực hiện theo mẫu. GV lưu ý: khi làm bài vào vở chỉ cần ghi : 30 x 3 = 90. không cần ghi đầy đủ các bước tính nhẩm như mẫu.
	* Bài 3: Tìm x
_ GV yêu cầu HS nêu lại cách tìm thành phần chưa biết của phép nhân.
_ Yêu cầu HS làm bài, 4 HS lên bảng sửa bài.
à Nhận xét.
	* Bài 4: Giải toán 
_ GV yêu cầu HS đọc đề, phân tích đề và nêu cách giải.
_ Yêu cầu HS làm bài, 1 HS lên bảng làm vào bảng phụ.
à Nhận xét.
Hoạt động 3 : Củng cố (4’)
_ GV tổ chức HS thi đua: Hai đội A – B thi đua xếp 4 hình tam giác thành hình vuông à Đội nào xếp đúng, nhanh sẽ thắng.
à Nhận xét, tuyên dương.
4. Dặn dò : ( 1’) 
_ Về làm bài trong SGK.
_ Chuẩn bị : Luyện tập chung.
_ Nhận xét tiết học./.
_ Hát
_ HS thực hiện.
_ HS nêu.
_ HS thi đua.
_ HS nêu.
_ HS làm bài, nêu miệng.
2 x 3 = 6 	3 x 4 = 12
6 : 2 = 3	12 : 3 = 4
_ HS theo dõi.
_ HS thực hiện.
20 x 4 = 80	20 x 3 = 60
40 x 2 = 80	20 x 5 = 100
_ HS nêu.
y : 2 = 2	 4 x x = 28
 y = 2 x 2 x = 28 : 4
 y = 4 x = 7.
	Giải:
Số tờ báo mỗi tổ có là:
	24 : 4 = 6 (tờ)
	Đáp số: 6 tờ.
_ HS thi đua.
TIẾT 27	Mỹ thuật
VẼ THEO MẪU: VẼ CẶP SÁCH HỌC SINH
(Có GV bộ môn)
TIẾT 27	 Luyện từ và câu
 ÔN TẬP (TIẾT 7)
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng các bài thơ có yêu cầu học thuộc lòng (từ tuần 19 – 26)
Kỹ năng: Rèn cách đặt câu và trả lời câu hỏi Vì sao. Rèn cách đáp lời đồng ý của người khác.
 Thái độ : Yêu thích môn Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
GV : Phiếu ghi tên 4 bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng.
HS : SGK, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: Ôn tập, kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng (tiết 6) (4’)
_ GV yêu cầu HS đọc trả lời câu hỏi.
à GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Ôn tập, kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng (tiết 7)
_ Hôm nay sẽ kiểm tra 4 bài học thuộc lòng, và ôn cách trả lời cho câu hỏi Vì sao à Ghi tựa
Hoạt động 1: Kiểm tra học thuộc lòng (6’)
Phương pháp : Kiểm tra, đánh giá
_ Gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài thơ.
_ Cho HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo phiếu.
à Nhận xét, ghi điểm. Với những HS nào không đạt yêu cầu, GV cho kiểm tra tra lại vào tiết sau.
Hoạt động 2: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao ( 8’) 
Phương pháp: Thực hành 
à Nhận xét, tuyên dương.
à Kết luận: Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao ? là vì khát, vì mưa.
Hoạt động 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm (12’) 
Phương pháp: Thực hành, thi đua.
à GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 4 : Nói lời đáp của em (6’)
Phương pháp: Thực hành, thi đua 
_ Yêu cầu HS đọc 3 tình huống.
_ Gợi ý: Bài yêu cầu các em nói lời đáp, lới đồng ý của người khác.
_ Yêu cầu 1 HS nói lời mời thầy hiệu trưởng đến dự liên hoan văn nghệ của lớp, 1 HS đóng vai thầy hiệu trưởng đáp lại lời đáp của lớp.
_ Tương tự với tình huống b, c.
à Khen ngợi những HS nói tự nhiên.
4. Dặn dò: ( 1’)
_ Thực hành theo bài học.
_ Chuẩn bị : Ôn tập,(tiết 8)
_ Nhận xét tiết học./.
_ Hát
_ HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
_ HS bốc thăm, xem lại bài trong SGK khoảng 2 – 3’.
_ Đọc bài không cần sách.
_ 1 HS đọc yêu cầu của bài.
_ 2 HS làm bài tren bản quay, cả lớp làm ra giấy.
_ HS đọc yêu cầu bài. 3 HS lên làm ở bảng lớp.
_ Lớp làm vào vở.
_ Vì sao bông cúc héo lả đi?
_ Vì sao đến mùa đông, không có gì ăn?
_ Đến mùa đông, ve không có gì ăn vì sao?
_ 1 HS đọc.
_ 1 cặp HS thực hành đối đáp trong từng tình huống.
_ HS 1: Chúng em kính mời thầy đến dự liên hoan văn nghệ của lớp em chào mừng nhày nhà giáo Việt Nam ạ.
_ HS 2: Cảm ơn các em, thầy sẽ đến.
_ HS 1: Chúng em cảm ơn thầy đã nhận lời ạ.
NGÀY SOẠN :
NGÀY DẠY :
TIẾT 135	 Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức : Củng cố bảng nhân chia, vận dụng vào việc giải toán.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính nhanh, thành thạo.
Thái độ: Tính cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ, hình.
HS: VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
định : (1’)
2. Bài cũ : Luyện tập chung (4’)
_ Yêu cầu 2 1. Ổn HS lên sửa bài 3.
à Nhận xét, chấm điểm.
3. Bài mới : Luyện tập chung
_ Hôm nay, chúng ta rèn kỹ năng giải toán có phép chia, tính giá trị biểu thức à Ghi tựa.
Hoạt động 1: Ôn kiến thức (5’)
Phương pháp: Hỏi đáp, thi đua.
_ GV yêu cầu HS thi đua đọc bảng nhân hoặc chia theo ý muốn à Nhóm nào đọc to, rõ và thuộc thì thắng.
_ Nêu cách tính giá trị biểu thức ?
à Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2 : Luyện tập (10’) 
Phương pháp: Thực hành, thi đua 
	* Bài 1: Tính nhẩm
_ Yêu cầu lớp làm bài, sửa bài bằng hình thức nêu miệng.
à Nhận xét.
* Bài 2: Tính
_ Yêu cầu HS làm bài, 4 HS lên làm ở bảng phụ.
* Bài 3: Giải toán 
_ Yêu cầu HS đọc đề, phân tích nêu cách giải.
_ Yêu cầu lớp làm vào vở, 2 HS lên làm ở bảng phụ.
à Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Củng cố (4’)
Phương pháp: Thi đua.
_ Đọc bảng chia 5, 4.
à Nhận xét, tuyên dương.
4. Dặn dò : ( 1’)_ Về làm bài 3.
_ Chuẩn bị : Đơn vị, chục trăm, nghìn.
_ Nhận xét tiết học./.
_ Hát
_ 2 HS lên bảng.
_ HS đọc.
_ HS nêu.
_ HS thực hiện.
2 x 4 = 8	3 x 5 = 15
8 : 2 = 4	15 : 3 = 5
_ HS thực hiện.
 3 x 4 + 8 = 12 + 8	 
 = 20 
 0 : 4 + 6 = 0 + 6 
 = 6 
_ HS thực hiện.
a. 	Giải:
Số HS mỗi nhóm là
	12 : 4 = 3 (HS)
	Đáp số: 3 HS.
b.	Giải:
Số nhóm chia được là:
	12 : 3 = 4 (nhóm)
	Đáp số: 4 nhóm
TIẾT:.	Thủ công
LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: HS biết cách làm đồng hồ đeo tay bằng giấy
Kỹ năng: Làm được đồng hồ đeo tay
Thái độ: HS thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình
NHẬN XÉT CHỨNG CỨ :
II. CHUẨN BỊ:
GV: Mẫu đồng hồ, qui trình có vẽ hình minh hoạ từng bước
HS: Giấy thủ công, kéo, bút chì.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
Khởi động: (1’) Hát
Kiểm tra bài cũ: (4’) Làm đồng hồ (tiết 1)
GV kiểm tra dụng cụ của HS 
Nêu lại qui trình làm đồng hồ
Nhận xét
Bài mới: Làm đồng hồ (tiết 2)
Hoạt động 1: (20’) Hướng dẫn thực hành 
+ Bước 1: HS làm mẫu
Cho HS thực hành thao tác làm đồng hồ đeo tay
GV nhận xét
+ Bước 2: Thực hành 
GV tổ chức cho HS thực hành làm đồng hồ đeo tay
Yêu cầu mỗi HS đều làm
GV nhắc nhở: nếp gấp phải sát, miết nhẹ tay, khi gài dây đeo có thể bóp nhẹ hình mặt đồng hồ để gài dây cho dễ
Hoạt động 2: (5’) Trưng bày sản phẩm 
+ Bước 1:
GV hướng dẫn gợi ý cho HS trang trí sản phẩm: vẽ số kim đồng hồ lên mặt
+ Bước 2: 
Cho HS trưng bày sản phẩm 
GV chọn những sản phẩm đẹp tuyên dương
Lưu ý HS còn lúng túng, giúp đỡ các em hoàn thành sản phẩm
Đánh giá sản phẩm của HS 
Nhận xét, GDTT.
4/ Tổng kết – Dặn dò: (1’)
Chuẩn bị: “Làm vòng đeo tay (tiết 1)”
Nhận xét tiết học
HS để trên bàn
HS nêu
HS nhắc lại
- Lớp nhận xét bổ sung 
HS thực hiện theo 
HS thực hiện các bước 
HS quan sát theo dõi
HS thực hiện
Đánh giá sản phẩm
SINH HOẠT LỚP( TUẦN 27)
I/ MỤC TIÊU:
Đánh giá được ưu tồn trong tuần
Có kế hoạch phù hợp cho tuần tới
II/ NỘI DUNG:
Đánh gía các hoạt động của tuần:
GV cho BCS + HS toàn lớp tự đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục.
GV nhận xét chung.
Kế hoạch:
Duy trì nề nếp sẵn có
Ôn tập thi GKII
Học bài và làm bài trước khi đến lớp
Truy bài đầu giờ
Phát huy phong trào tự học của lớp
Rèn chữ viết thường xuyên
Sinh hoạt văn nghệ
TỔ KHỐI
CHUYÊN MÔN
NGUYỄN THỊ HIỀN

Tài liệu đính kèm:

  • docGA2 T 27.doc