BÀI 1: AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM KHI ĐI TRÊN ĐƯỜNG.
I. Mục tiêu:
- Hs nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường. Biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường (không có vỉa hè, xe đi lại đông, nhanh).
- Biết phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định
2. KT sự chuẩn bị của hs.
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
* HĐ 1: Giới thiệu hành vi an toàn và nguy hiểm.
GV nêu tình huống: Nếu em đang đứng ở sân trường có hai bạn khác đuổi nhau xô vào em làm em ngã.
? Vì sao em ngã, trò chơi đó là gì?
GV: Bạn vô ý chạy xô vào người khác là hành động nguy hiểm. (mgã vào bàn, đá - gây thương tích ) đá bóng ở lòng đường.
Liên hệ: Cho hs kể một số tình huống nguy hiểm đã gặp.
KL: An toàn khi đi trên đường là không để xảy ra va quệt ngã.
Nguy hiểm là các hành vi dễ gây tai nạn.
- Hs quan sát trong SGK và thảo luận. Hành vi nào là an toàn, hành vi nào không an toàn.
GV: Khi đi bộ qua đường phải nắm tay người lớn và phải tuân theo tín hiệu đèn.
Chạy chơi dưới lòng đường là nguy hiểm.
Bài 1: an toàn và nguy hiểm khi đI trên đường. I. Mục tiêu: - Hs nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường. Biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường (không có vỉa hè, xe đi lại đông, nhanh). - Biết phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường. II. Chuẩn bị: Nội dung bài. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định 2. KT sự chuẩn bị của hs. 3. Bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ 1: Giới thiệu hành vi an toàn và nguy hiểm. GV nêu tình huống: Nếu em đang đứng ở sân trường có hai bạn khác đuổi nhau xô vào em làm em ngã. ? Vì sao em ngã, trò chơi đó là gì? GV: Bạn vô ý chạy xô vào người khác là hành động nguy hiểm. (mgã vào bàn, đá - gây thương tích ) đá bóng ở lòng đường. Liên hệ: Cho hs kể một số tình huống nguy hiểm đã gặp. KL: An toàn khi đi trên đường là không để xảy ra va quệt ngã. Nguy hiểm là các hành vi dễ gây tai nạn. - Hs quan sát trong SGK và thảo luận. Hành vi nào là an toàn, hành vi nào không an toàn. GV: Khi đi bộ qua đường phải nắm tay người lớn và phải tuân theo tín hiệu đèn. Chạy chơi dưới lòng đường là nguy hiểm. * HĐ 2: Làm việc theo nhóm. GV nêu tình huống – Hs làm vào phiếu sau đó cử đại diện các nhóm lên trình bày. + Tình huống 1: Em và các bạn ôm bóng ra đường bóng văng ra đường, em làm thế nào? + Tình huống 2: Bạn có xe mới muốn đèo em ra đường có đông người đi lại em nói gì? KL: Đi bộ qua đường phải nắm tay người lớn và tìm sự giúp đỡ của người lớn. Không đá bóng, đá cầu cạnh đường đi đồng thời nhắc các bạn không tham gia vào hoạt động nguy hiểm. * HĐ 3: An toàn trên đường về nhà. - Trên đường em đi học có nhiều các loại xe không? - Em đi như thế nào để được an toàn? KL: Trên đường có nhiều xe cộ qua lại chú ý đi sát lề đường phía bên tay phải. Quan sát kĩ khi qua đường để đảm bảo an toàn. 4. Củng cố, dặn dò: An toàn là gì? Nguy hiểm là gì? Thực hiện an toàn khi đi trên đường. RKN: Bài 2: Tìm hiểu đường phố. I. Mục tiêu: - Hs kể tên, mô tả đường phố nơi em ở hoặc đường phố em đã biết. (rộng, hẹp, đường phố có biển báo, có vỉa hè) - Hs biết sự khác nhau của đường phố ngõ hẻm, ngã ba ngã tư. Nhớ tên và nêu đặc điểm của đường nơi em ở. - Nhận biết đặc điểm của đường an toàn và đường không an toàn. II. Chuẩn bị: Tranh vẽ trong SGK. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định 2. KT bài cũ: Khi đi trên đường em đi như thế nào để an toàn? 3. Bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ 1: Tìm hiểu đặc điểm đường trục xã. Hs thảo luận nhóm và trình bày: Hằng ngày em đến trường bằng đường nào? Nêu đặc điểm của đường đó? - ở ngã ba em thấy gì? (đèn, biển báo) - Có vỉa hè không? Xe máy, ô tô, xe đạp đi lại nhiều hay ít? - Khi đi trên đường đó em chú ý gì? KL: Em cần biết đặc điểm của con đường em đi học và khi đi phải đi vào bên phải sát lề đường, quan sát kĩ khi sang đường. * HĐ 2: Tìm hiểu đường phố an toàn và chưa an toàn. Hs quan sát trong SGK nêu đặc điểm của đường phố và sự an toàn của đường phố trong mỗi tranh. - Tranh 1: Đường an toàn (2 chiều có dải phân cách, có vỉa hè rộng, có biển báo) - Tranh 2: Đường an toàn (1 chiều, lòng đường rộng, có vỉa hè, đèn tín hiệu, biển báo giao thông) - Tranh 3: Đường chưa an toàn. - Tranh 4: Đường không an toàn. KL: Khi đi ra đường phố chơi em nên đi đường an toàn, đi trên vỉa hè. Đi trong ngõ hẹp phải chú ý xe máy, xe đạp. Đi trên đường phố cần đi cùng cha mẹ hay người lớn. 4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học – Thực hiện tốt an toàn khi đi trên đường. RKN: Bài 3: Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. Biển báo hiệu giao thông đường bộ. I. Mục tiêu: - Hs biết cảnh sát giao thông dùng hiệu lệnh bằng tay, còi, gậy để điều khiển người và xe tham gia giao thông. - Biết hình dáng, màu sắc đặc điểm của biển báo cấm. - Biết nội dung hiệu lệnh bằng tay của cảnh sát giao thông (CSGT) và biển báo hiệu giao thông. - Phân biệt nội dung 3 biển cấm 101, 102, 112 và biết tuân theo hiệu lệnh của CSGT. II. Chuẩn bị: Tranh SGK, biển báo 101, 102, 112. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định 2. KT bài cũ: 3. Bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ 1: Hiệu lệnh của CSGT. Hs quan sát từ tranh 1 đến tranh 5 trong SGK – GV hướng dẫn hs tìm hiểu tư thế của CSGT và nhận biết hiệu lệnh: - GV làm mẫu tư thế và giải thích nội dung. - Cho 2 hs thực hành làm CSGT, 1 hs đi đường theo đúng hiệu lệnh. KL: Nghiêm chỉnh chấp hành hiệu lệnh của CSGT để đảm bảo an toàn khi đi trên đường * HĐ 2: Tìm hiểu về biển báo giao thông. Hs thảo luận nhóm đôi về hình dáng màu sắc của từng biển báo. Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV viết đặc điểm của từng loại biển báo lên bảng. Hs so sánh sự giống và khác nhau của từng loại biển báo. VD: Biển báo đỗ: Hình tròn, viền màu đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen. Nội dung: Biển đưa ra điều cấm với người và phương tiện tham gia giao thông để đảm bảo an toàn. Biển 101: Cấm người và xe cộ đi lại. KL: Các loại biển này thường đặt ở đầu những đoạn đường giao nhau và bên tay phải. Khi đi trên đường gặp biển báo cấm thì người và phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện đúng hiệu lệnh ghi trên biển đó. * HĐ 3: Trò chơi: Ai nhanh hơn. a) Mục tiêu: Hs thuộc biển báo. b) Cách tiến hành: GV phổ biến nội dung trò chơi. - Hs chơi – Gv tổng kết trò chơi và nhận xét đánh giá. 4. Củng cố, dặn dò: Nêu dung đặc điểm nội dung của từng loại biển báo. RKN: Bài 4: ĐI bộ và qua đường an toàn I. Mục tiêu: - Ôn kiến thức đi bộ và qua đường ở lớp 1. - Hs biết cách đi bộ, biết qua đường trên những đoạn đường khác nhau, có tình huống khác nhau (vỉa hè có nhiều vật cản, đường ngõ) - Biết quan sát trước khi qua đường, biết chọn nơI qua đường an toàn, nhờ người lớn đưa qua đường, thói quen quan sát trên đường đi, chú ý khi qua đường. II. Chuẩn bị: Phiếu học tập ghi tình huống ở HĐ 3 III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định 2. KT bài cũ: Các biển báo cấm thường được đặt ở đâu? 3. Bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ 1: Quan sát tranh Gv chia lớp thành 5 nhóm – Quan sát tranh SGK. + Hành vi nào của ai là đúng? Hành vi nào sai? Vì sao? + Khi đi bộ trên đường em cần thực hiện tốt điều gì? KL: Khi đi bộ trên đường chú ý đi trên vỉa hè, nắm tay người lớn. Nếu đường không có vỉa hè mà nhiều vật cản phải đi như thế nào? (sát lề đường, chú ý tránh xe đạp, xe máy) ở ngã ba, ngã tư muốn qua đường em phải làm gì? GV giải thích cho hs biết vạch đi bộ và vạch xe giảm tốc độ. KL: Khi đi bộ trên đường phải đi sát lề đường. Khi đi ở ngã ba ngã tư phảt theo tín hiệu của đèn giao thông và CSGT. * HĐ 2: Thực hành theo nhóm. GV chia lớp thành 8 nhóm – 2 nhóm thảo luận 1 câu. + Nhà en và Lan ở một ngõ hẹp. Em rủ Lan đi học. Các em phải đi như thế nào đến trường một cách an toàn? + Em và mẹ đi chợ trên đường có nhiều vật cản ở lề đường em phải đi như thế nào? + Em và chị đi học về phải đi qua đường nơi không có tín hiệu đèn em phải làm thế nào? + Em muốn qua đường nhưng nhiều xe cộ qua lại em phải làm gì? Đại diện các nhóm trình bày – GV và hs nhận xét bổ sung. KL: Không nên qua đường ở những nơi nào? (chỗ có nhiều xe cộ qua lại, chỗ khúc quanh bị che khuất) Điều gì sẽ sảy ra khi không thực hiện tốt luật đi đường. 4. Củng cố, dặn dò: Nêu lại nội dung bài. Nhắc hs đi bộ cần quan sát để đi cho an toàn. RKN: Bài 5: Phương tiện giao thông đường bộ. I. Mục tiêu: - Hs nhận biết được một số loại xe thường thấy trên đường bộ. Phân biệt xe thô xơ và xe cơ giới, tác dụng của các loại phương tiện giao thông này. - Nhận biết được các tiếng động cơ, tiếng còi của xe ô tô và xe máy để tránh. - Không đi lại dưới lòng đường, không chạy theo ô tô xe máy đang đi. II. Chuẩn bị: Nội dung bài – Tranh vẽ GGK. III. Các hoạt động dạy – học: 1. ổn định 2. KT bài cũ: Em muốn qua đường nhưng nhiều xe cộ qua lại em phải làm gì? 3. Bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ 1: Giới thiệu bài: * HĐ 2: Nhận biết các phương tiện giao thông. a) Mục tiêu: Hs nhận biết được một số phương tiện giao thông đường bộ, phân biệt xe thô xơ và xe cơ giới. b) Cách tiến hành: Hs quan sát hình 1 và hình 2 trong SGK để nhận diện và so sánh 2 loại phương tiện giao thông đường bộ về: Phương tiện đi nhanh hay đi chậm, khi đi phát ra tiếng động to hay nhỏ? Phương tiện chở được nhiều hàng hay ít hàng? Loại xe nào dễ gây nguy hiểm hơn? * HĐ 3: Trò chơi: GV chia lớp thành 4 nhóm và ghi tên các loại phương tiện tham gia giao thông. Yêu cầu h/s phân biệt: đâu là loại xe thô xơ, đâu là loại xe cơ giới. GV nhận xét tuyên dương nhóm chơi tốt. - Hs liên hệ: Nếu được về quê chơi em thích đi loại xe nào? Vì sao? Có được chơi dưới lòng đường không? Vì sao? KL: Lòng đường là nơi dành cho các phương tiện tham gia giao thông vì vậy không được nô đùa dưới lòng đường. * HĐ 4: a) Mục tiêu: Hs nhận thức được sự cần thiết phải cẩn thận khi đi trên đường có nhiều loại phương tiện giao thông đi lại. b) Cách tiến hành: Hs quan sát tranh và trả lời. - Trong tranh có những loại xe nào đi trên đường? - Khi đi trên đường em chú ý đến những loại phương tiện giao thông nào? Vì sao? (ô tô, xe máy, ) - Nêu cách tránh các phương tiện giao thông? Vì sao? KL: Khi đi trên đường phải chú ý quan sát để kịp thời tránh các phương tiện giao thông khi cần thiết. * Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học – cần thực hiện tốt luật giao thông. RKN: Bài 6: Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy. I. Mục tiêu: - Hs biết những quy định đối với người ngồi trên xe đạp, xe máy. Mô tả được các động tác khi lên, xuống và ngồi trên xe. - Hs thể hiện được thành thạo các động tác lên, xuống xe đúng. Thực hiện tốt đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy. - Có ý thức tự giác thực hiện. II. Chuẩn bị: Phiếu học tập ghi tình huống ở hoạt động 3. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định 2. KT bài cũ: Kể tên một số loại phương tiện giao thông cơ giới mà em biết? 3. Bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ 1: Nhận biết nhanh hành vi đúng sai khi ngồi trên xe. a) Mục tiêu: Hs nhận biết được hành vi đúng sai khi ngồi trên xe. b) Cách tiến hành: GV chia lớp thành 8 nhóm yêu cầu hs quan sát 4 hình vẽ trong SGK (2 nhóm quan sát 1 hình). Thảo luận và nêu: - Những động tác nào đúng – sai trong các hình? - Khi lên, xuống xe em lên ở phía nào? (bên trái thuận chiều với người đi xe) - Khi ngồi trên xe em ngồi sau hay trước người điều khiển? - Để đảm bảo an toàn trên xe em cần chú ý điều gì? - Tại sao ngồi trên xe máy cần phải đội mũ bảo hiểm? - Đội mũ bảo hiểm như thế nào thì đúng cách? (cài chặt khoá ở dây mũ, đội ngay ngắn) – GV làm mẫu cho hs quan sát. KL: Khi lên, xuống xe phải chú ý lên, xuống ở phía tay trái. Ngồi phía sau người điều khiển và bám vào người ngồi trước (hay bám vào yên xe) không bỏ tay giơ chân lên. Khi xe dừng hẳn mới xuống xe. * HĐ 2:Thực hành và trò chơi: GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 1 tình huống) 1. Lấy ghế giả làm xe. Thực hiện động tác lên, xuống xe. 2. Bạn ngồi trên xe máy, em ngồi trên xe đạp. Bạn vẫy tay bảo em đi nhanh đến trường. Em thể hiện như thế nào? KL: Cần thực hiện đúng động tác và quy định khi ngồi trên xe. Điều gì xảy ra nếu em thực hiện không đúng? 4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Hs nhắc lại các quy định khi đi xe đạp, xe máy. Thực hiện tốt bài học. RKN: Bài 7: Thực hành đi bộ trên đường có các loại biển báo giao thông. I. Mục tiêu: - Hs thực hành đi bộ trên đường, thực hành đi bộ sang đường. - Thực hành đi đúng theo biển báo và chỉ dẫn của cảnh sát giao thông. II. Chuẩn bị: Biển báo giao thông. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định 2. KT bài cũ: Khi ngồi trên xe đạp, xe máy em cần chú ý điều gì? 3. Bài mới: Giới thiệu bài * Thực hành đi bộ trên đường, đi bộ sang đường. - Hs nêu lại cách đi bộ sang đường – Lớp nhận xét. - Hs thực hành – GV quan sát hướng dẫn cho hs đi đúng. * Thực hành đi qua ngã ba có hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. - 1 hs làm chú công an hướng dẫn cho các bạn đi – Hs đi theo chỉ dẫn của CSGT * Thực hành đi theo tín hiệu đèn. - 3 hs đứng cầm đèn (xanh, đỏ, vàng) cho từng tổ thực hành đi. - GV và lớp quan sát, nhận xét hs đi đúng – Hs nào vi phạm phải thực hiện đi lại. RKN: Bài 8: Nhận biết tín hiệu đèn khi qua đường. Thực hành ngồi trên xe đạp, xe máy I. Mục tiêu: Hs thực hành nhận biết tín hiệu đèn (xanh, đỏ, vàng) và thực hành ngồi trên xe đạp, xe máy. II. Chuẩn bị: Sân bãi. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định 2. KT bài cũ: Khi ngồi trên xe đạp, xe máy em phải ngồi như thế nào? 3. Bài mới: Giới thiệu bài. * Thực hành nhận biết tín hiệu đèn. - Hs nêu lại tác dụng của đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng. (đèn xanh được phép đi, đèn vàng đi chậm lại nếu đang đi ở giữa ngã ba hoặc ngã tư có đèn vàng thì tiếp tục đi nhanh hơn, đèn đỏ dừng lại.) - 3 hs cầm đèn xanh, đỏ, vàng – các hs khác thực hành đi sau đó đổi lại. - GV nhận xét khen những hs đi tốt. * Thực hành ngồi trên xe máy, xe đạp. - Khi đi xe đạp, xe máy em cần chú ý điều gì? - Nêu cách lên và xuống xe? Khi ngồi trên xe đạp, xe máy em cần phải ngồi như thế nào? - Hs thực hành lên, xuống xe bằng các ngồi lên ghế. 4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học – Hs thực hiện tốt các quy định khi tham gia giao thông. RKN: Ký duyệt của Ban giám hiệu: Ngày tháng năm 2008
Tài liệu đính kèm: