Câu 1 (1,5 điểm). Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (in đậm) trong
các tập hợp từ sau:
a) Những khuôn mặt trắng bệch
b) Bông hoa huệ trắng muốt
c) Hạt gạo trắng ngần
d) Đàn cò trắng phau
e) Hoa ban nở trắng xoá núi rừng
Câu 2 (1,5 điểm). Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của những câu văn sau:
a) Từ đó, để tỏ lòng ghi nhớ công ơn của Long Quân đã cho mình mượn gươm
thần giết giặc, Lê Lợi đổi tên hồ Tả Vọng thành hồ Hoàn Kiếm.
b) Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi
chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.
Câu 3 (1,5 điểm). Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau:
Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quện với hương bưởi, béo cái béo của
trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn.
PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN BẬC TIỂU HỌC HUYỆN TÂN YÊN NĂM HỌC 2012 - 2013 (VÒNG 1) MÔN: TIẾNG VIỆT Thời gian làm bài: 75 phút Ngày thi: 14/10/2012 Câu 1 (1,5 điểm). Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (in đậm) trong các tập hợp từ sau: a) Những khuôn mặt trắng bệch b) Bông hoa huệ trắng muốt c) Hạt gạo trắng ngần d) Đàn cò trắng phau e) Hoa ban nở trắng xoá núi rừng Câu 2 (1,5 điểm). Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của những câu văn sau: a) Từ đó, để tỏ lòng ghi nhớ công ơn của Long Quân đã cho mình mượn gươm thần giết giặc, Lê Lợi đổi tên hồ Tả Vọng thành hồ Hoàn Kiếm. b) Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng. Câu 3 (1,5 điểm). Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau: Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn. Câu 4 (1,5 điểm). Giải thích các câu tục ngữ sau: - Ăn vóc học hay - Học một biết mười Mỗi câu tục ngữ khuyên ta điều gì? Câu 5 (3 điểm). Bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn: “Quê hương là cánh diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông” Nêu cảm nhận của đồng chí qua đoạn thơ trên. Câu 6 (1 điểm). Đồng chí hãy nêu các tiêu chí để xét lên lớp đối với học sinh tiểu học được quy định tại Thông tư số 32/2009/TT-BGD&ĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GD&ĐT về Quy định đánh giá và xếp loại học sinh Tiểu học. Đề thi có 01 trang. Giám thị không phải giải thích gì thêm. ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM THI GIÁO VIÊN GIỎI TIỂU HỌC CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Tiếng Việt Câu Đáp án Điểm Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (in đậm) trong các tập hợp từ sau: a) trắng bệch: Trắng nhợt nhạt (thường nói về màu da) 0,3 điểm b) trắng muốt: Trắng mịn màng, đẹp đẽ (nói về da, quần áo, đồ đạc,...) 0,3 điểm c) trắng ngần: trắng và bóng tinh khiết, sạch sẽ 0,3 điểm d) trắng phau: trắng hoàn toàn, không lẫn với màu khác (nói về vật, đồ vật) 0,3 điểm CÂU 1 (1,5 điểm) e) trắng xoá: trắng đều khắp trên một diện rộng (vật) 0,3 điểm Xác định chủ ngữ, vị ngữ ,trạng ngữ của những câu văn sau: a) Từ đó, để tỏ lòng ghi nhớ công ơn của Long Quân đã cho TN1 TN2 mình mượn gươm thần giết giặc, Lê Lợi đổi tên hồ Tả Vọng CN VN thành hồ Hoàn Kiếm. 0,75 điểm CÂU 2 (1,5 điểm) b) Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ CN1 VN1 CN2 VN2 thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng. CN3 VN3 0,75 điểm CÂU 3 (1,5 điểm) Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau: - DANH TỪ: Sầu riêng, mùi thơm, mít, hương bưởi, cái béo, trứng gà, cái ngọt, mật ong - TÍNH TỪ: thơm, béo, ngọt, già - ĐỘNG TỪ: chín, quện Lưu ý: + Mỗi từ đúng cho 0,1 điểm; + Mỗi từ sai, lạc nhóm bị trừ 0,1 điểm 1,5 điểm Giải thích các câu tục ngữ sau: Giải nghĩa đúng: - Ăn vóc học hay - Học một biết mười - Ăn vóc học hay: Ăn uống đầy đủ thì người khỏe mạnh, có sức vóc; chịu khó học hành thì mở mang trí tuệ, biết nhiều điều hay lẽ phải trong cuộc sống. - Học một biết mười: thông minh sáng tạo, không những có khả năng học tập tiếp thu đầy đủ mà còn có thể tự mình phát triển mở rộng những điều đã học. 0,75 điểm CÂU 4 (1,5 điểm) Nêu được mỗi câu tục ngữ khuyên ta điều gì? - Ăn vóc học hay: Câu tục ngữ khuyên ta nên chú tâm vào học hành vì có học hành thì mới có kiến thức, mới mở mang trí tuệ, biết nhiều điều hay lẽ phải trong cuộc sống. - Học một biết mười: Câu tục ngữ khuyên ta chủ động sáng tạo trong học tập, luôn có ý thức vận dụng, phát triển những điều đã học. 0,75 điểm * Chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật: 0,5 điểm CÂU 5 (3 điểm) - So sánh: Quê hương là..... quê hương là..... - Hình ảnh đẹp: con diều biếc, con đò nhỏ * Cảm nhận được các ý cơ bản sau - Con diều biếc so sánh với quê hương tạo nên hình ảnh đẹp đầy sáng tạo. Con diều biếc thả trên đồng đã từng in đậm dấu ấn của tuổi thơ đẹp đẽ, thú vị trên quê hương. Câu thơ gợi tả một không gian cao rộng của bầu trời, của cánh đồng quê hương, có chiều dài năm tháng,... - Con đò nhỏ khua nước trên dòng sông quê hương với âm thanh nhẹ nhàng, êm đềm mà lắng đọng. - Viết được cảm nhận của mình về đoạn thơ bằng một đoạn văn ngắn, câu văn giàu cảm xúc, diễn đạt lôgic sinh động. Có thể nói, qua 2 hình ảnh so sánh đẹp, đầy sáng tạo từ những sự vật đơn sơ giản dị trên quê hương yêu dấu đã trở thành những kỉ niệm không thể nào quên. Qua đó, nhà thơ biểu lộ một cách đằm thắm, thiết tha tình yêu quê hương. Yêu quê hương cũng là yêu bầu trời, yêu cánh đồng, yêu con đò nhỏ luôn gắn liền với hoài niệm tuổi thơ thật đẹp. Nó trở thành điểm tựa nâng đỡ mỗi con người trên bước đường đời. 1 điểm 0,5 điểm 1 điểm CÂU 6 (1 điểm) Đồng chí hãy nêu các tiêu chí để xét lên lớp đối với học sinh tiểu học theo Thông tư 32 1. Học sinh được lên lớp thẳng: hạnh kiểm được xếp loại Thực hiện đầy đủ (Đ), đồng thời HLM.N của các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đạt loại Trung bình trở lên và HLM.N của các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Hoàn thành (A). 2. Học sinh chưa đạt yêu cầu về hạnh kiểm, môn học được giúp đỡ rèn luyện, bồi dưỡng, ôn tập để đánh giá bổ sung; được xét lên lớp trong các trường hợp sau đây: a) Những học sinh được xếp hạnh kiểm vào cuối năm học loại Thực hiện chưa đầy đủ (CĐ) được động viên, giúp đỡ và được đánh giá, xếp loại Thực hiện đầy đủ (Đ). b) Những HS có HLM.N của các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đạt loại Yếu phải kiểm tra bổ sung; điểm của bài kiểm tra bổ sung đạt 5 trở lên. Những HS có HLM.N của các môn học đánh giá bằng 8 nhận xét loại Chưa hoàn thành (B) được bồi dưỡng và đánh giá, xếp loại Hoàn thành (A). c) Những học sinh chưa đạt yêu cầu về hạnh kiểm và môn học được động viên, giúp đỡ, bồi dưỡng để đánh giá, kiểm tra bổ sung như quy định tại các điểm a, b, khoản 2, Điều 11 của Thông tư này. 3. Mỗi học sinh được bồi dưỡng và kiểm tra bổ sung nhiều nhất là 3 lần/1 môn học vào thời điểm cuối năm học hoặc sau hè. 4. HLM.N của các môn học tự chọn không tham gia xét lên lớp. 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm
Tài liệu đính kèm: