Đề tài Vận dụng phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại để nâng cao chất lượng dạy Chương III - Lịch sử lớp 9: Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám ( 1945)

Đề tài Vận dụng phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại để nâng cao chất lượng dạy Chương III - Lịch sử lớp 9: Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám ( 1945)

VII. Cấu trúc đề tài.

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, kiến nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo. Đề tài được chia làm các phần trong phần nội dung như sau.

I. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.

1. Khái niệm về phương pháp dạy học

2. Các phương pháp truyền thống thường sử dụng trong dạy học lịch sử.

2.1. Phương pháp trình bày miệng

2.2. Sử dụng đồ dùng trực quan

2.3. Sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu khác

 

doc 38 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Vận dụng phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại để nâng cao chất lượng dạy Chương III - Lịch sử lớp 9: Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám ( 1945)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A. phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài.
1. Cơ sở lí luận:
	Tiếp theo giáo dục tiểu học giáo dục Trung học cơ sở có mục tiêu cụ thể là: Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật hướng nghiệp để tiếp tục học Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp, Học nghề hoặc đi vào cuộc sống.
	Cần khắc phục một số quan niệm hiện nay không đúng, khá phổ biến trong nhà trường và xã hội về nhiệm vụ của cấp Trung học cơ sở. Đó là việc coi nặng mục tiêu tiếp tục nâng cao hơn mà coi nhẹ hoặc không tiến tới việc chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộc sống lao động. Nặng nề kiến thức lí thuyết, nhẹ về kỹ năng thực hành, chú trọng nhiều về khoa học tự nhiên, nhẹ về khoa học xã hội. Đặc biệt coi nhẹ môn lịch sử, có sở trường trong việc giáo dục truyền thống bồi dưỡng về tư tưởng phẩm chất đạo đức.
	Môn lịch sử trong trường Trung học cơ sở đã thể hiện rõ mục tiêu, phương hướng xây dựng, đổi mới giáo dục cho học sinh. Chương trình lịch sử quán triệt mục tiêu Giáo dục cấp học, phù hợp với nội dung đặc trưng môn học, đã tập trung nhằm giúp học sinh có những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, làm cơ sở bước đầu cho việc hình thành thế giới quan khoa học. Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc tạo cho học sinh có năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội.
	Học xong Trung học cơ sở học sinh cần đạt những yêu cầu sau:
	- Về giáo dưỡng: ( Kiến thức khoa học bộ môn)
	+ Nhận biết được những nét chính về quá trình phát triển của lịch sử dân tộc trên cơ sở biết được những sự kiện cơ bản nhất của từng thời kỳ. Hiểu được nội dung chính của mỗi giai đoạn lịch sử nước ta.
	+ Biết được những sự kiện quan trọng, những nội dung chính yếu của lịch sử loài người từ nguồn gốc đến nay, đặc biệt là những sự kiện những vấn đề có liên quan đến lịch sử dân tộc ta.
	+ Có hiểu biết đơn giản bước đầu về một số nội dung của phương pháp luận nhận thức xã hội loài người, muốn mối quan hệ giữa các yếu tố trong kết cấu đó. Vai trò sản xuất ( vật chất, tinh thần) trong lịch sử. Vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân. Động lực thúc đẩy xã hội phát triển, quy luật vận động của lịch sử.
	- Về phát triển ( tư duy kỹ năng thực hành bộ môn).
	+ Bước đầu hình thành những kỹ năng: Kỹ năng sử dụng sách giáo khoa và làm việc với các sự kiện cần thiết phù hợp với những yêu cầu của học sinh.
	+ Kỹ năng sử dụng bản đồ , các loại bảng thống kê niên biểu so sánh.
	+ Kỹ năng phân tích đánh giá so sánh các sự kiện lịch sử. Hiện tượng lịch sử, nhân vật lịch sử... ở mức độ phù hợp.
	+ Hình thành năng lực phát hiện đề xuất và giải quyết các vấn đề về sử học( Điều tra, thu thập, sử lí thông tin, nêu dự kiến giải quyết vấn đề, tổ chức giải quyết vấn đề. Thông báo thông tin về kết quả giải quyết vấn đề).
	+ Biết sử dụng kiến thức đã học để thu thập kiến thức mới và vận dụng vào cuộc sống hiện tại.
	- Về giáo dục ( tư tưởng, đạo đức, phẩm chất, qua học bộ môn)
	+ Có lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, trân trọng với những di sản văn hoá trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Tin tưởng vào con đường phát triển xã hội.
	+ Trân trọng những đóng góp của các dân tộc, các nền văn hoá trên thế giới có tinh thần quốc tế đúng đắn.
	+ Có niềm tin về sự phát triển của lịch sử nhân loại và lịch sử dân tộc.
	+ Bước đầu hình thành những phẩm chất của người công dân, có thái độ tích cực về xã hội vì cộng đồng, yêu lao động, sẵn sàng đi vào khoa học kỹ thuật, sống nhân ái có kỉ luật và tuân thủ luật pháp.
	2. Cơ sở thực tiễn:
	Thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục, trong những năm qua, việc dạy học lịch sử trong các nhà trường đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên do những hạn chế từ người dạy học và người học nên chất lượng học lịch sử chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Qua các kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, thi tuyển vào Trung học phổ thông, đặc biệt là thi tuyển vào Đại học, Cao đẳng những năm gần đây có điểm thi môn Lịch sử dưới trung bình còn cao. Chất lượng dạy lịch sử đang được xã hội quan tâm. Với sự bùng nổ thông tin, với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi hiếu động, thông minh của học sinh hiện nay, cần thiết phải quan tâm đến dạy và học lịch sử trong các nhà trường. Một số giáo viên vẫn chưa tìm được cho mình những phương pháp dạy học phù hợp để nâng cao hiệu quả dạy, thậm chí có những trường hợp không hiểu thấu đáo về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học nên đã mắc phải sai lầm trong việc dạy trên lớp: thầy đọc- trò chép.
	Để lịch sử là “Thầy dạy của cuộc sống, tấm gương soi của muôn đời”, thì chúng ta cần phải kiên quyết loại bỏ kiểu dạy thầy đọc - trò ghi, song đổi mới không có nghĩa là loại bỏ tất cả cái cũ. Quan niệm phụ huynh nhận thức về các môn khoa học xã hội. Không khuyến khích con em mình mặc dù có năng lực nhưng không tham gia học vào các môn xã hội ( Ngữ văn, Địa, Sử ) mà chỉ chú trọng tới các môn tự nhiên (Toán, Lí, Hoá)
	Với những suy nghĩ nêu trên, đồng thời trong quá trình giảng dạy thực tế các năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, cũng như tôi đã được học, đọc nhiều ý kiến trong tài liệu, báo chí, mạng Internet, tôi thấy việc dạy học lịch sử muốn có hiệu quả thì rất cần đến việc kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại. Theo đánh giá chủ quan của tôi, thì học sinh học tập sôi nổi hơn, thích thú hơn, đặc biệt nhớ lâu, hiểu sâu hơn.Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày đề tài : 
	Vận dụng phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại để nâng cao chất lượng dạy Chương III - lịch sử lớp 9: Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám ( 1945). 
	II. Lịch sử vấn đề :
	Nâng cao chất lượng dạy học các bộ môn ở Trường Trung học cơ sở là góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Việc dạy học lịch sử ở Trường trung cơ sở trong nhiều năm qua có chiều hướng giảm sút, tác động không tốt đến việc giáo dục thế hệ trẻ. Việc cải tiến và nâng cao đồng bộ về nội dung chương trình.
	Từ chương trình và sách giáo khoa, giáo viên thiết kế các bài giảng cần khắc phục tình trạng còn khá phổ biến là giáo viên chỉ đọc lại sách giáo khoa cho học sinh chép ( đôi khi không đầy đủ, sai sót) sẽ làm cho học sinh mất hứng thú học tập, không phát huy được tính tích cực, trí thông minh sáng tạo của các em. Đây là nguyên nhân làm giảm sút chất lượng của bộ môn. Bởi vì sách giáo khoa là tài liệu học tập cơ bản của học sinh. Hơn nữa khi làm việc với sách giáo khoa. Học sinh vừa kết hợp nghe giảng ở lớp và tự học ở nhà, để nắm sâu kiến thức cơ bản, bổ sung làm cho phong phú cho kiến thức đã học.
	Công thức ( Đai ri nhà nghiên cứu giáo dục lịch sử Liên Xô viết trước đây) đã được vận dụng vào dạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở.
Bài giảng giáo viên
Nội dung sách giáo khoa
	- Ô số 2 chỉ nội dung vừa có trong bài giảng, vừa có trong sách giáo khoa, đó là vấn đề cơ bản nhất, khó khăn nhất. Nắm vững vấn đề này một cách sâu sắc, vững chắc là nhiệm vụ đặt ra hàng đầu.
	- Ô số 1 chỉ phần tài liệu không có trong sách giáo khoa. Giáo viên đưa phần này vào bài giảng nhằm nâng cao tính khoa học, sự trong sáng, tính vừa sức của sách giáo khoa.
	- Ô số 3 chỉ nội dung của sách giáo khoa không giảng ở trên lớp mà học sinh tự học ở nhà thường đây là phần tài liệu ít có ý nghĩa mặc dù đôi khi cũng rất quan trọng nhưng không có thời gian chuẩn bị trên lớp.
	Như vậy bài viết trong sách giáo khoa không phải là bài giảng của giáo viên, việc soạn bài của giáo viên cần dựa trên các nguyên tăc sau:
	+ Dựa vào nội dung sách giáo khoa để xác định kiến thức cơ bản truyền thụ cho học sinh. Tức là những kiến thức không thể thiếu được khi học bài lịch sử.
	+ Những phần nào mà học sinh có thể tự học nhà, hoặc trình bày trước lớp thì có thể lướt qua gợi ý cho học sinh tự học.
	+ Những phần quan trọngmà sách giáo khoa không đủ điều kiện viết chi tiết, hoặc những vấn đề phải dùng trực quan ( Kênh hình ) những câu hỏi, bài tập, tài liệu tham khảo cần thiết vừa sức với học sinh thì giáo viên bổ sung, gợi ý, hướng dẫn học sinh hiểu sâu hơn.
	+ Việc sử dụng sách giáo khoa chỉ là phần, dù là phần quan trọng của công việc dạy học của việc tiến hành bài học lịch sử. Bài học là một khâu quá trình dạy học nhằm thực hiện chương trình sách giáo khoa, góp phần tong bước hoàn thành mục tiêu môn học, cấp học có nhiều loại bài học khác nhau, vị trí khác nhau. Xong đều có một vị rí nhất định trong dạy học.
	- Bài học cung cấp kiến thức mới. Hình thành cho học sinh những kiến thức, kỹ năng, cảm xúc tư duy lịch sử.
	- Bài ôn tập, sơ kết, tổng kết nhằm phát huy khả năng tổng hợp, củng cố kiến thức khái quát hoá của học sinh.
	- Bài kiểm tra kiến thức. Nhằm hoàn thiện, đánh giá sự tiếp thu của học sinh, khuyến khích các em học tập, thực hành, kiểm tra và thi.
	Các loại bài có yêu cầu khác nhau xong đều có điểm chung.
	- Xác định mục đích yêu cầu của bài học, thể hiện ở việc đặt nhiệm vụ nhận thức để học sinh theo dõi giờ học.
	- Trình bày mới theo nội dung cấu tạo của sách giáo khoa vận dụng công thức Đai ri.
	- Tổ chức hoạt động nhận thưcvs của học sinh được tiến hành song song với việc giảng dạy của giáo viên. Khắc phục tình trạng không đúng hiện đang còn phổ biến làm suy giảm hiệu quả giờ học đó là việc thầy nói trò ghi rồi về học, nói lại những điều thầy giảng kiến thức trong sách giáo khoa mà không phát huy được tính tích cực thông minh sáng tạo của học sinh.
1
2
2
3
	- Kiểm tra kiến thức ( Kiến thức cũ và đang học ) không chỉ xem xét học sinh nhớ những sự kiện đã học là chủ yếu mà là hiểu lịch sử như Bác Hồ đã dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”
Cần khắc phục quan niệm sai lầm cho rằng học lịch sử chỉ cần nhớ sự kiện chứ không có bài tập thực hành cũng như các môn khác. lịch sử cũng phải tiến hành các loại bài tập và thực hành.
 - Củng cố kết quả học tập ( trong hoặc sau bài học) cần chú ý đến trình tự của mỗi bài học xắp xếp theo nội dung cụ thể của tong bài và ở sự sáng tạo của giáo viên.
 Nâng cao hiệu quả baì học. Là yêu cầu quan trọng bậc nhất của việc dạy học ở trường phổ thông khâ ... m các công sở chính quyền địch.
	Sau đó giáo viên sử dụng tài liệu để miêu tả tường thuật diễn biễn cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội trên bản đồ ( chiếu trên màn hình)
	- Cuối mục giáo viên hướng dẫn để học sinh nêu ý nghĩa sự kiện khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội ( 19/8/1945) bằng cách đặt câu hỏi: ? Việc giành chính quyền ở Hà Nội một cách nhanh chóng như vậy có ý nghĩa gì?. Với câu hỏi này giáo viên đẻ học sinh trao đổi trong nhóm nhỏ ( cách chia nhóm theo từng cặp - các em ngồi cùng bàn thành nhóm ), nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	Giáo viên cùng học sinh nhận xét để đi đến kết luận đúng về ý nghĩa sự kiện này: Việc giành chính quyền ở Hà Nội có tác động rất lớn đến việc giành chính quyền trong cả nước.
	Hoạt động 3. Tìm hiểu việc giành chính quyền trong cả nước:
	Mục III. Giành chính quyền trong cả nước: (9 phút)
	* Đây cũng là phần kiến thức trọng tâm của bài nên giáo viên sử dụng phương pháp sau:
	- Phương pháp trình bày miệng
	- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan 
	- Sử dụng tài liệu- kiến thức liên môn
	- Phương pháp vấn đáp - đàm thoại giữa thầy - trò, trò - trò
	* Cách thực hiện:
	Giáo viên chiếu bản đồ, yêu cầu học sinh quan sát và kết hợp sách giáo khoa xác định các tỉnh giành chính quyền sớm nhất.
	Học sinh quan sát xác định 4 tỉnh giành chính quyền sớm nhất: 14-18/8 Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
	Tiếp đó, GV giới thiệu ngắn gọn quá trình giành chính quyền trong cả nước.
( thuyết minh trên màn hình nhấn mạnh sự kiện : 23/8 Huế giành chính quyền, 25/8 Sài Gòn giành chính quyền, 28/8 cả nước giành chính quyền). Giáo viên sử dụng tài liệu nhấn mạnh sự kiện vua Bảo Đại thoái vị và giới thiệu hình 40 (chiếu trên màn hình)
	Sau đó giáo yêu cầu học sinh khái quát lại các sự kiện của Tổngkhởi nghĩa và rút ra nhận xét về lực lượng tham gia, diễn biến bằng cách nêu vấn đề ? Em có nhận xét gì về việc gìanh chính quyền trong cả nước (lực lượng tham gia và diễn biến của cách mạng) ?. Sau khi học sinh phát biểu , giáo viên nhận xét, bổ sung ,phân tích và kết luận : lực lượng tham gia bao gồm cả lực lượng chính ttrị và lực lượng vũ trang, trong đó lực lượng chính ttrị là chủ yếu. Tổng khởi nghĩa thành công rất nhanh chóng và ít đổ máu trong đó thắng lợi Hà Nội, Huế Sài Gòn có ý nghĩa quyết định thắng lợi cả nước. Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập - Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời.( Giáo viên giải thích thuật ngữ Tuyên ngôn Độc lập, Dân chủ Công hoà)
	Để tạo cho học sinh hứng thú, minh chứng sự kiện 2/9/1945,giáo viên cho Học sinh xem đoạn video clip BácHồ đọc bản tuyên ngôn độc lập. Giáo viên sử dụng kiến thức liên môn để giúp học sinh mở rộng kiến thức, giáo dục cho mình việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng cách đặt câu hỏi: ? ? Em hãy đọc một số câu thơ ngợi Bác trong giờ phút thiêng liêng này ?
	Cuối mục, giáo viên chốt lại với sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt nên cách mạng tháng Tám đã thành công trong thời gian ngắn và ít thiệt hại .
 	Hoạt động 4. Tìm hiểu: ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám
	IV. ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám:( 6 phút)
	*Những phương pháp sử dụng ở mục IV :
	- Phương pháp trình bày miệng
	- Phương pháp vấn đáp tìm tòi 
	- Phương pháp dạy học tập hợp tác trong nhóm
	* Cách thực hiện :
	Đối với mục này giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu kiến thức cơ bản , trong sách giáo khoa Giáo viên sử dụng phiếu học tập tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm lớn( thời gian thảo luận -3 phút)
	+? Nhóm 1 ,3: Tìm hiểu ý nghĩa của cách mạng tháng Tám?
	+? Nhóm 2,4 : Tìm hiểu nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám?
 Phiếu học tập số 1
	Nhóm 1, 3.
	ý nghĩa của cách mạng tháng 8 ?
	- Đối với dân tộc: ..................................
	- Đối với thế giới: .................................
	 Phiếu học tập số 2
	Nhóm 2, 4.
	Nguyên nhân thành công của cách mạng tháng 8?
	- Khách quan:........................................
	- Chủ quan:............................................
	GV dùng máy chiếu vật thể đưa kết quả của các nhóm 1,2 lên màn hình , các nhóm còn lại nhận xét, đóng góp ý kiến
	Cuối cùng, giáo viên cùng học sinh nhận xét đi đến kết luận đúng, giáo viên chốt kiến thức đưa lên màn hình Giáo viên phân tích, giải thích ý nghĩa là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc.
	+ ý nghĩa của cách mạng tháng 8 :
	- Đối với dân tộc: Là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc:
 Phá tan xiềng xích nô lệ.
 Lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế.
	đ Mở ra kỉ nguyên mới.
	- Đối với thế giới: Cổ vũ tình thần đấu tranh của nhân dân các thuộc địa trên thế giới.
	+ Nguyên nhân thắng lợi:
	- Khách quan: Điều kiện quốc tế thuận lợi.
	- Chủ quan:
 - Truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
 - Sự lãnh đạo của Đảng.
 - Nhân dân ta chuẩn bị chu đáo
	Để nhấn mạnh và phân tích nguyên nhân” sự lãnh đạo của Đảng”, cũng như củng cố trả lời câu hỏi 1 cuối bài giáo viên có thể hướng dẫn học sinh trả lời vấn đề: ? Sự lãnh đạo sáng suốt kịp thời của Đảng và CT Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám thể hiện ở những điểm nào?
	Để giải quyết câu hỏi này yêu cầu học sinh phải có óc tổng hợp kiến thức, giáo viên giúp học sinh khái quát kiến thức, phân tích và chốt vấn đề cơ bản: 
	- Chuẩn bị về mọi mặt cho Tổng khởi nghĩa.
	- Chớp thời cơ (giành chính quyền trước khi quân ĐồngMinh vào làm nhiệm vụ tước khí giới của quân đội Nhật).
	V. Đánh giá, Củng cố: ( 3 phút)
	Với bước này giáo viên tiến hành đánh giá, củng cố bằng cách yêu cầu học sinh làm bài tập: Hãy hoàn thành niên biểu thể hiện diễn biến cách mạng tháng 8/1945.
	.......	19/8	23/8 25/8 28/8
2/9
	* *	*	* *
*
	4 tỉnh
	giành chính	 ...	...	... ...
Hồ Chủ Tịch 
đọc Tuyên ngôn
	quyền sớm 
khai sinh ra nước
	nhất
 Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 
	IV. Hướng dẫn về nhà:( 2 phút)
 - Học bài 
 - Sưu tầm tư liệu (văn, thơ, tranh ảnh) về cuộc Tổng khởi nghĩa 8/1945.
 *Hướng dẫn về nhà: Hoàn thành các nội dung vào bảng sau:
Tổng khởi nghĩa
Mục tiêu
Lực lượng tham gia
Hình thức đấu tranh
Thời gian
Địa điểm giành chính quyền
Cách mạng tháng 8/1945
	- Chuẩn bị bài 24 " Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân"
	- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài :
Tìm hiểu tình hình nước ta sau cách mạng tháng tám.
Những chủ trương, biện pháp cũng như kết quả đạt được của ta trong quá trình xây dựng chính quyền.
 .....................................................
	4. Kết quả đạt được
 Qua quá trình giảng dạy tiết 28 nói riêng và trong các tiết dạy khác trong các khối lớp mà tôi được phân công, cũng như việc áp dụng thực hiện chuyên đề của tổ trong học kì II này, tôi thấy học sinh nhớ lâu,hiểu kĩ. Đồng thời lớp học sôi nôỉ hơn, các em rất thích học môn lịch sử, việc học không còn sáo mòn, nhàm chán như trước nữa.
 Tôi xin đơn cử số liệu thực nghiệm sau đề tài như sau:( Lớp 9A1 dạy học áp dụng đề tài, lớp 9A2 dạy học theo phương pháp truyền thống, không ứng dụng CNTT)
Lớp
Sĩ số
Loại Giỏi
Loại Khá
Loại Trung bình
Loại Yếu
9A2
43
7bài=16,3%
13 bài= 2,32 %
23bài=51,2%
4bài=9,3%
9A1
45
21=46,7%
19bài=42,2%
5bài=11.1%
 0
Phần C - Kết luận - KiếN nghị
	1. Kết luận
	Việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề mà toàn xã hội quan tâm . Để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử trong nhà tường phổ thông, cần đặc biệt chú trọng đến đổi mới công tác dạy học, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
	Vì thế mà người thầy phải dựa trên lí luận của phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học Lich sử nói riêng mà có sự phối kết hợp vận dụng các phương pháp dạy học cho phù hợp. Trong bất kì bài dạy nào, dù có đổi mới theo hướng tích cực song vẫn phải dựa trên thành tựu của cái đi trước, phải biết luôn luôn tôn trọng cái đi trước. Tức là trên cơ sở cái đi trước mà kế thừa và phát triển.
	Trên đây là những suy nghĩ và những việc làm của tôi trong việc đúc rút kinh nghiệm giảng dạy. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi thiếu sót. Tôi mong được sự góp ý, xây dựng của các đồng nghiệp để đề tài của tôi thực hiện ngày càng hoàn thiện hơn, đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình dạy - học.
	2. Kiến nghị và đề xuất
	a.Với các nhà trường THCS:
	- Cần trang bị đầy đủ hơn nữa tài liệu, dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho giảng dạy và học tập các bộ môn nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng.
	- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá với nhiều hình thức phong phú, cho các em đi tham quan, tìm hiểu các nơi gắn với nội dung lịch sử...
b. Đối với Giáo dục và Đào tạo: 
	- Mở các lớp hội thảo cho GV.
	- Tổ chức giao lưu, các cuộc thi... cho HS theo hình thức liên trường tạo điều kiện cho các em có điều kiện giao lưu học hỏi lẫn nhau.
 D- Tài liệu tham khảo
1. Lịch sử 9 - SGK. Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên).
2. Lịch sử 9 - SGV. Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên).
3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004-2007) ,quyểnI, II - NXB Giáo dục.
4. Phương pháp dạy học lịch sử. Phan Ngọc Liên,Trần Văn Trị.NXB Giáo dục, 1998.
5. áp dụng phương pháp dạy học tích cực và tương tác trong môn học lịch sử. Phan Ngọc Liên- NXB Đại học Sư phạm. Hà Nội, 2003.
6. Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông. Nguyễn Thị CôI ( Chủ biên)- NXB Đại học Sư phạm. Hà Nội, 2000.
7. Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử THCS ( Phần Lịch sử thế giới) - Trịnh Đình Tùng( Chủ biên) - NXB Giáo dục, 2006.
8. Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử THCS ( Phần Lịch sử Việt Nam ) - Nguyễn Thị Côi ( Chủ biên) - NXB Giáo dục,2006.
9. Đảng cộng sản Việt Nam – Văn kiện hội nghị lần thứ 2 – BCHTW khoá VIII – NXB chính trị Quốc gia, 1997.
10. Hồ Chí Minh toàn tập - NXB chính trị Quốc gia, 1996 – Tập 3.
11. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh - NXB chính trị Quốc gia, 1993.
12. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm – NXB Đại học sư phạm.
13. Hệ thống thao tác sư phạm trong dạy học lịch sử ở trường THPT – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 1999.
14. Trần Bá Đệ – Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2001.
15. Tạp chí, phụ san.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_van_dung_phuong_phap_day_hoc_truyen_thong_voi_phuong.doc