Đề tài Ứng dụng một số trò chơi trong giảng dạy âm nhạc

Đề tài Ứng dụng một số trò chơi trong giảng dạy âm nhạc

Luật Giáo dục năm 2005 ban hành: Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm của công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh hiểu biết đơn giản cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người, có kỹ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể giữ gìn vệ sinh có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật.

Để phát triển nhân cách toàn diện của học sinh theo mục tiêu giáo dục trong trường tiểu học, bộ môn Âm nhạc là môn học được Bộ Giáo Dục và Đào tạo xây dựng trên phân môn chủ yếu là dạy hát. Học âm nhạc là một quá trình liên tục rèn luyện tập hát.

Phát triển khả năng âm nhạc đối với học sinh lớp 1,2. Thông qua học âm nhạc ở giai đoạn đầu chủ yếu là học hát tình cảm trí tuệ của các em được giáo dục bồi dưỡng và phát triển theo năm tháng. Âm nhạc còn là nhu cầu trong đơì sống của các em. Âm nhạc giúp cho các em hình thành những hiểu biết sơ đẳng về cái hay, cái đẹp trong âm nhạc, về ý nghĩa âm nhạc đối với đời sống. Trẻ em được ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Chúng ta vẫn từng nói rằng: “Âm nhạc là môn năng khiếu cũng là môn thực hành”. Tuy nhiên âm nhạc trong trường học không nhằm đào tạo các em trở thành những nhạc sĩ, ca sĩ Cũng như việc học đọc, học viết, học vẽ, việc học hát, các em được nghe hát nghe nhạc hoặc tham gia trò chơi, vận động theo nhạc đều nhằm mục đích phát triển khả năng âm nhạc.

 

doc 12 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1377Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Ứng dụng một số trò chơi trong giảng dạy âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Luật Giáo dục năm 2005 ban hành: Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm của công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh hiểu biết đơn giản cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người, có kỹ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể giữ gìn vệ sinh có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật. 
Để phát triển nhân cách toàn diện của học sinh theo mục tiêu giáo dục trong trường tiểu học, bộ môn Âm nhạc là môn học được Bộ Giáo Dục và Đào tạo xây dựng trên phân môn chủ yếu là dạy hát. Học âm nhạc là một quá trình liên tục rèn luyện tập hát.
Phát triển khả năng âm nhạc đối với học sinh lớp 1,2. Thông qua học âm nhạc ở giai đoạn đầu chủ yếu là học hát tình cảm trí tuệ của các em được giáo dục bồi dưỡng và phát triển theo năm tháng. Âm nhạc còn là nhu cầu trong đơì sống của các em. Âm nhạc giúp cho các em hình thành những hiểu biết sơ đẳng về cái hay, cái đẹp trong âm nhạc, về ý nghĩa âm nhạc đối với đời sống. Trẻ em được ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Chúng ta vẫn từng nói rằng: “Âm nhạc là môn năng khiếu cũng là môn thực hành”. Tuy nhiên âm nhạc trong trường học không nhằm đào tạo các em trở thành những nhạc sĩ, ca sĩCũng như việc học đọc, học viết, học vẽ, việc học hát, các em được nghe hát nghe nhạc hoặc tham gia trò chơi, vận động theo nhạc đều nhằm mục đích phát triển khả năng âm nhạc.
Nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc của các em dần dần nâng lên, là cơ sở để hình thành một trình độ văn hoá âm nhạc nhất định, góp phần giúp trẻ phát triển năng lực, thẩm mỹ, trí tuệ, thể chất cho trẻ vào hiệu quả giáo dục chung.
Nắm bắt được mục đích yêu cầu, nhiệm vụ chính của môn học : “Học vừa chơi chơi vừa học” kết hợp giảng dạy theo phân phối chương trình của bộ môn âm nhạc, chúng ta có thể hoàn thành căn bản tình tiết trên lớp. . Hơn nữa, trong kế hoạch dạy học của chương trình Tiểu học năm 2000 (CTTH-2000) quy định giữa hai tiết học, học sinh nghỉ tại chỗ 5 phút. Riêng lớp 1,2 giữa mỗi tiết học có nghỉ 5 phút tại chỗ. Vậy, trong dạy học Âm nhạc nói chung và dạy học phân môn Âm nhạc nói riêng, chúng ta tổ chức hoạt động vui chơi như thế nào để giảm bớt căng thẳng trong học tập cho học sinh mà các em có thể vui đùa thoải mái với bạn bè nhưng ít gây tiếng ồn ảnh hưởng đến các lớp xung quanh, đồng thời rèn luyện các em những phẩm chất tốt đẹp. 
Dạy Âm nhạc đối với học sinh lớp 1,2 chủ yếu là dạy học sinh hát và bước đầu tập nghe nhạc, dạy cho học sinh hát đúng giai điệu của bài hát phù hợp với độ tuổi và khả năng tiếp thu của các em, hoà giọng hát cá nhân trong giọng hát chung của tập thể qua giai điệu tiết tấu lời ca của các bài hát nhằm giáo dục tình cảm đạo đức trong sáng, lành mạnh, đời sống tinh thần của các em thêm phong phú. Ngoài giai điệu tiết tấu lời ca của bài hát còn biểu hiện nội dung cụ thể về một sự việc, sự vật. Mỗi bài hát là một cảm xúc, một tâm trạng, một cách nhìn thế giới khách quan và thể hiện nội tâm được diễn tả bằng ngôn ngữ văn học và âm nhạc mà người giáo viên phải đưa cái hồn trong tiết dạy để các em cảm nhận được nét đặc trưng của môn học. Ngoài những mục tiêu yêu cầu đặt ra của môn học cần đạt được trong quá trình giảng dạy tôi lại gặp những khó khăn nhất định và những khó khăn này đã không giúp tôi hoàn thành tốt trong một giờ lên lớp. Chúng ta vẫn biết rằng: Trong mỗi lớp học có nhiều đối tượng học sinh cùng tham gia hoạt động, tất cả học sinh trong lớp đều tiếp thu lượng kiến thức đầy đủ khi giáo viên cung cấp thì đối với môn học của tôi phụ trách qua những giờ thực giảng trên lớp ngoài những em học sinh có năng khiếu có giọng hát hay, mạnh dạn tự tin khi thể hiện bài hát đa số vẫn còn nhiều em quá rụt rè nhút nhát, rất ít xung phong lên biểu diễn bài hát trước lớp, các em còn ngại thiếu sự tự tin và hơn thế nữa các em nghĩ mình hát không hay. Thiết nghĩ đây là môn học được nhiều học sinh yêu thích và có hứng thú khi học, bản thân tôi cũng mong muốn làm bằng cách nào để giúp cho tất cả các em trong lớp đều được tham gia học tâp sôi nổi nhiệt tình và tương đối đồng nhất tạo cho các em biết hoà mình trong tập thể, tạo nên một tâm thế sẵn sàng, ham học và đây cũng là một điều kiện thuận lợi giúp cho các em học tốt những môn học khác .
Xuất phát từ những vấn đề đặt ra tôi đã thực nghiệm việc lồng ghép những trò chơi được ứng dụng từ nội dung của bài học để giúp học sinh nhớ được lời ca của bài hát nhanh chóng và dễ dàng, từ những trò chơi được ứng dụng tất cả học sinh trong lớp đều được tham gia và không chỉ có vậy thông qua những trò chơi giúp các em mạnh dạn tự tin hơn khi đứng trước lớp, góp phần giải trí thư giản cho những môn học tiếp theo. 
Một số hoạt động trò chơi âm nhạc tôi đã ứng dụng vào giảng dạy đó là một việc làm nhỏ giúp tôi thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong mỗi năm học. Tôi xin mạn phép ghi chép lại thành sáng kiến kinh nghệm của mình dưới tiêu đề: “‘ỨNG DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG GIẢNG DẠY ÂM NHẠC”.
B/ PHẦN NỘI DUNG
Muốn tiến hành trò chơi có kết quả gây được sự chú ý, hào hứng của học sinh đồng thời có tác dụng giáo dục, giải trí, thư giản và ứng dụng nội dung bài học vào trò chơi cần làm tốt một số khâu sau đây:
I. Trò chơi và cách thức tổ chức trò chơi.
1/ Chọn trò chơi: 
- Mỗi tiết học và tuỳ theo từng bài học mà giáo viên có thể chọn từ 1 - 2 hoạt động.
- Trò chơi phải thu hút cả lớp cùng tham gia.
2/ Chuẩn bị của giáo viên : 
- Nếu trò chơi có bài hát, giáo viên phải nắm vững bài hát để chủ động dạy các em hát trước khi thực hiện trò chơi.
- Nếu trò chơi có hình vẽ, giáo viên phải tập vẽ hoặc vẽ ra giấy trước .
- Nếu trò chơi làm động tác, giáo viên phải thực hiện các động tác thành thạo.
- Trò chơi có dụng cụ kèm theo phải được chuẩn bị sẵn.
3/ Giới thiệu và giải thích trò chơi:
- Giáo viên nêu tên trò chơi, cách thức chơi, những thao tác cần thiết, cố gắng thật ngắn gọn làm sao để học sinh hiểu rõ cách thực hiện trò chơi.
4/ Điều khiển trò chơi, nhận xét, đánh giá :
- Hiệu lệnh rõ ràng.
- Tuỳ theo từng loại trò chơi có thể cho học sinh đứng tại chỗ hoạc tổ chức các nhóm đứng thành hàng ngang, hàng dọc hay vòng tròn.
- Chơi xong trò chơi, giáo viên nên có nhận xét biểu dương những em làm tốt. Nếu có được phần thưởng nho nhỏ để động viên, tặng các em sẽ gây được không khí thi đua, hào hứng rất tốt .
5/ Mấy điều chú ý:
- Có những trò chơi hấp dẫn, học sinh thích thú, em nào cũng muốn xung phong tham gia. Khi đó giáo viên phải tổ chức trật tự để không gây ồn ào, lộn xộn, ảnh hưởng đến các lớp xung quanh.
- Đến mỗi tiết học có những trò chơi khác nhau .
- Trò chơi đã quen thuộc có thể một học sinh điều khiển trò chơi, không nhất thiết giáo viên lúc nào cũng là người chủ trì.
- Trò chơi phải thu hút được cả lớp tham gia.
6/ Ứng dụng một số trò chơi trong giảng dạy âm nhạc qua mỗi bài học trên lớp sau đây:
6.1: Trò chơi Tập tầm vông
- Tác dụng: 
+ Rèn luyện, nhanh tay, tinh mắt.
+ Vui chơi, giải trí.
- Chuẩn bị:
+ Cho học sinh ngồi hoặc đứng vào nhau thành từng đôi một, 1 trong 2 em cầm một viên sỏi nhỏ hoặc viên bi hay mẫu tẩy, mẫu giấy co tròn.
+ Nếu cả lớp thì để học sinh ngồi nguyên vị trí cũ, còn cô thay viên sỏi bằng cái kẹo hay quả mận.
- Cách chơi :
+ Cách 1: Giaó viên hô: “Chuẩn bịbắt đầu” sau lệnh đó, học sinh cầm sỏi trong tay đưa ra sau lưng khéo léo nắm viên sỏi vào một trong hai tay rồi đưa hai tay về phía trước giả vờ như chuyển viên sỏi từ tay nọ sang tay kia đồng thời cả lớp hát bài Tập tầm vông.
+ Cách 2: Giáo viên cầm một cái kẹo giơ cao lên cho học sinh cả lớp nhìn thấy, sau đó giáo viên đưa sau lưng nắm vào một trong hai bàn tay rồi chuyển về phía trước cho học sinh hát bài Tập tầm vông. Giáo viên cho các em xung phong đoán .
- Sau mỗi trò chơi giáo viên cần nhận xét và tuyên dương những bạn chơi tốt.
6.2 : Trò chơi : Đố quả theo Thỏ
- Tác dụng : 
+ Thuộc thơ, rèn luyện tư duy hình tượng .
+ Vui chơi nhẹ nhàng .
- Cách chơi: 
+ Giáo viên thuộc thơ và nêu tên trò chơi : Đố quả theo thơ để học sinh trả lời .
+ Quả quen thuộc mà các em biết trong đời sống .
a/ Quả gì cong cong 
 Xếp trong một nải 
 Nải xếp thành buồng
 Khi chín vàng thơm
 Ăn ngon ngon lắm? 
b/ Quả gì nhiều mắt
 Lá sắt có gai 
 Thơm khắp đó đây
 Khi mùa quả chín? 
c/ Quả gì nho nhỏ
 Chín đổ như hoa 
 Tươi đẹp vườn nhà
 Mà cay xé lưỡi?
6.3/ Trò chơi : Hát to hát nhỏ
- Tác dụng :
+ Học sinh thể hiện sắc thái to, nhỏ qua kí hiệu tay trong mỗi bài hát .
- Chuẩn bị :
+ Một số bài hát đã học .
+ Giáo viên chuẩn bị động tác tay.
- Cách chơi: Giáo viên quy ước kí hiệu tay: 
+ Khi giáo viên giơ hai tay cách xa thì học sinh hát to, hai tay gần nhau thì hát nhỏ hơn, khi hai tay gần sát thì hát thầm.
+ Giáo viên bắt nhịp những bài học, cả lớp hát theo kí hiệu tay của giáo viên .
+ Lưu ý: Học sinh không hát quá to, không gào thét mà cần tập trung thực hiện theo hiệu lệnh .
6.4/ Trò chơi : Hát nhanh hát chậm
- Tác dụng : 
+ Qua kí hiệu tay của giáo viên, học sinh biết hát nhanh, hát chậm theo đúng hiệu lệnh. 
- Chuẩn bị : 
+ Một số bài hát đã học .
+ Giáo viên chuẩn bị động tác tay chuẩn
- Cách chơi: Giáo viên quy ước kí hiệu tay:
+ Khi giáo viên guồng hai tay nhanh thì học sinh hát nhanh, guồng hai tay chậm thì học sinh hát chậm.
+ Giáo viên bắt nhịp các bài hát đã học và hát theo kí hiệu tay của giáo viên.
+ Lưu ý: Học sinh không hát quá nhanh, không hát dồn nhịp mà cần tập trung theo đúng hiệu lệnh.
6.5 / Trò chơi : Nghe giọng hát tìm người hát. 
- Tác dụng: 
+ Giúp học sinh nâng cao khả năng nghe nhạc, nhận biết giọng hát của các bạn trong lớp. 
- Chuẩn bị :
+ Một số bài hát đã học. 
- Cách chơi: 
+ Giáo viên mời một bạn lên bảng, chỉ định ở dưới lớp. Một học sinh hát. Bạn trên bảng quay xuống và đoán tên bạn vừa hát, đoán đúng thì được bạn vừa hát lên thế. Nếu đoán chưa đúng thì tiếp tục trò chơi. Nếu ba lần đoán sai thì giáo viên chỉ định học sinh khác.
+ Lưu ý: Lớp trật tự không nói tên bạn hát.
II/ Kết quả đạt được:
Qua thời gian áp dụng tổ chức một số trò chơi giữa tiết trong dạy học phân môn Âm nhạc cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Hải Vân, tôi nhận thấy hiệu quả của tiết dạy được nâng lên rõ rệt. Ở hai tháng đầu năm, mỗi lớp có ít nhất một vài học sinh xếp loại B, đó là những em còn rụt rè, nhút nhát khi lên biểu diễn bài hát nhưng đến tháng 11 và 12 thì có tiến bộ dần, không còn học sinh xếp loại B nữa và loại A+ tăng nhiều.
	- Học sinh rất ham học phân môn Âm nhạc , đến tiết Âm nhạc là các em mừng rỡ, vỗ tay đón giáo viên vì các em được học được chơi, chơi mà học có hiệu quả.
	- Học sinh tham gia trò chơi rất tích cực và các em ngày một nhanh nhẹn hơn, tinh tế hơn và qua trò chơi học sinh nhớ bài học lâu hơn, kỹ hơn
III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Khi ứng dụng một số trò chơi trong giảng dạy âm nhạc kết quả rất khả quan trong thực tiễn. Nhưng tôi nhận thấy, bởi đây là một đề tài vô cùng lớn và sâu sắc. Do vậy, việc giáo viên chuẩn bị kỹ một tiết dạy cần được tôn trọng, quan tâm đầu tư chừng nào, thì một giờ lên lớp hiệu quả chừng ấy. Nhận thấy tầm quan trọng của môn học mình đang đảm nhận. Bản thân tôi cần nhận thấy cần trao dồi kiến thức nhiều hơn, cả về nghiệp vụ lẫn kiến thức thường thức phổ thông, cần phải sưu tầm, tìm tòi, đọc nhiều hơn để công tác giảng dạy ngày một tốt hơn.
C/ KẾT LUẬN
Việc dạy Âm nhạc ở Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Ở đây người ta đặc biệt coi trọng các hoạt động kết hợp với hát như vận động phụ họa trò chơi Âm nhạc. Học sinh sẽ được hấp dẫn lôi cuốn vào các hoạt động làm cho giờ học nhạc thêm vui tươi, sinh động. Qua đó học sinh lĩnh hội được những kiến thức thuộc về văn hoá âm nhạc một cách nhẹ nhàng và sâu sắc. Sử dụng trò chơi trong giảng Âm nhạc là phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị bài dạy trước khi lên lớp, thực hiện được các hoạt động trong giờ học một cách nhịp nhàng, giúp học sinh tiếp thu bài chủ động, sáng tạo, có hiệu quả.
Còn quá nhiều trò chơi nhưng phải tìm tòi, chọn lựa cho phù hợp với môn Âm nhạc của mình ứng dụng vào bài học để đạt hiệu quả cao. Trong quá trình viết đề tài, tài liệu tham khảo còn quá ít, thời gian tiếp cận còn hạn chế. Tôi chỉ viết những gì thực tế giảng dạy trên lớp đã đạt được kết quả khả quan khi ứng dụng vào giảng dạy. 
Do vậy trong quá trình thực hiện đề tài này tôi còn nhiều thiếu sót, rất mong được đồng nghiệp đóng góp thêm ý kiến quý báu để hoàn chỉnh đề tài này.
Sự nghiệp giáo dục của đất nước đã đang và sẽ còn đòi hỏi nhiều tâm lực, trí lực của giáo viên chúng ta, phải cống hiến nhiều hơn nữa để đạt được mục đích: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Chính vì thế, tôi xin chân thành trao đổi những kinh nghiệm nhỏ với đồng nghiệp để cùng chung sức chung lòng trong “Sự nghiệp trồng người”.
D/ KIẾN NGHỊ:
1. Đối với nhà trường:
Việc giảng dạy Âm nhạc chính khoá thường bị ảnh hưởng vì liên tục trong năm học, giáo viên âm nhạc phải tham gia nhiều phong trào, nhiều hoạt động ngoại khoá cần bố trí hợp lý thời gian biểu giảng dạy và thời gian biểu hổ trợ cho các phong trào khác để giáo viên chủ động khi làm việc.
2. Đối với cấp trên:
- Cần có tranh ảnh về tác giả của các bài hát các khối lớp.
- Cần có tranh minh hoạ của từng bài hát.
- Cần có tranh ảnh về tác giả khi giới thiệu kể chuyện âm nhạc.
MỤC LỤC
A. Phần mở đầu
Trang 1,2
B. Phần nội dung
Trang 3
 I. Trò chơi và cách thức tổ chức trò chơi
Trang 4
 II. Kết quả đạt được
Trang 8
 III. Những bài học kinh nghiệm
Trang 9
C. Phần kết luận
Trang 9
D. Kiến nghị
Trang 10
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Ngọc Thắng: Giáo trình cơ sở lý thuyết âm nhạc. NXBGD- Đại học Huế trung tâm đào tạo từ xa năm 2005.
2. Nhạc sĩ Hoàng Long .Chủ biên phần Âm nhạc .Nhạc sĩ Lê Minh Châu-Nhạc sĩ Hoàng Lân- Nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Thông. Nghệ thuật 2 –Sách giáo viên,NXBGD- Bộ Giáo Dục và Đào Tạo tháng 5 năm 2003.
3. Nhạc sĩ Hoàng Long. Chủ biên phần Âm nhạc. Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích- Nhạc sĩ Hoàng Lân- Nhạc sĩ Lê Đức Sang. Nghệ thuật 3-Sách giáo viên.NXBGD.Bộ Giáo Dục và Đào Tạo tháng 4 năm 2004.
4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học chu kì III năm 2003-2007.Tập 2 NXBGD-Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
5. Chuyên đề giáo dục tiểu học: Những vấn đề dạy học theo chương trình môn nghệ thuật lớp 3- Nhạc sĩ Hoàng Long- Lê Đức Sang biên soạn tập 10-năm 2004.
: 

Tài liệu đính kèm:

  • docUng dung mot so tro choi trong giang day Am nhac.doc