Hiện nay, vấn đề điều chỉnh chương trình cho học sinh Tiểu học đang được Bộ GD-ĐT quan tâm thực hiện. Ở lứa tuổi này, trẻ có nhu cầu phát triển mạnh cả về trí tuệ lẫn thể chất. Song tinh thần học và tự học của các em chưa cao, sự ghi nhớ còn hạn chế. Với phương châm “Học mà chơi, chơi mà học” thông qua các trò chơi mà học sinh dễ hiểu bài, nhớ lâu, hiểu kĩ thì quả là lí thú.
Đối với học sinh Tiểu học nói chung và đặc biệt học sinh lớp 1 nói riêng, cùng với học thì chơi là một nhu cầu không thể thiếu được. Dù không là hoạt động chủ đạo, song vui chơi vẫn giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống và học tập của trẻ. Trò chơi học tập là một trong những phương pháp được sử dụng để dạy học ở tất cả các môn học. Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh, hướng đến sự mở rộng, chính xác hóa, hệ thống hóa các kiến thức của các em. Nhằm phát triển các năng lực, trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết của học sinh trò chơi học tập còn giúp các em thay đổi hình thức hoạt động trên lớp, làm không khí lớp học sôi nổi và dễ chịu giúp quá trình học tập trở nên hấp dẫn, nhẹ nhàng và tự nhiên làm cho học sinh thấy vui, nhanh nhẹn cởi mở hơn. Từ đó học sinh tiếp thu bài một cách tự giác, tích cực và kiến thức thường xuyên được củng cố và hệ thống hóa.
MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1 1. Lý do chọn đề tài Trang 1 2. Mục đích chọn đề tài Trang 2 B. PHẦN NỘI DUNG Trang 3 1. Thực trạng Trang 3 2. Một số biện pháp thực hiện Trang 4 3. Kết quả đạt được: Trang 13 C. PHẦN KẾT LUẬN: Trang 14 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Hiện nay, vấn đề điều chỉnh chương trình cho học sinh Tiểu học đang được Bộ GD-ĐT quan tâm thực hiện. Ở lứa tuổi này, trẻ có nhu cầu phát triển mạnh cả về trí tuệ lẫn thể chất. Song tinh thần học và tự học của các em chưa cao, sự ghi nhớ còn hạn chế. Với phương châm “Học mà chơi, chơi mà học” thông qua các trò chơi mà học sinh dễ hiểu bài, nhớ lâu, hiểu kĩ thì quả là lí thú. Đối với học sinh Tiểu học nói chung và đặc biệt học sinh lớp 1 nói riêng, cùng với học thì chơi là một nhu cầu không thể thiếu được. Dù không là hoạt động chủ đạo, song vui chơi vẫn giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống và học tập của trẻ. Trò chơi học tập là một trong những phương pháp được sử dụng để dạy học ở tất cả các môn học. Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh, hướng đến sự mở rộng, chính xác hóa, hệ thống hóa các kiến thức của các em. Nhằm phát triển các năng lực, trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết của học sinh trò chơi học tập còn giúp các em thay đổi hình thức hoạt động trên lớp, làm không khí lớp học sôi nổi và dễ chịu giúp quá trình học tập trở nên hấp dẫn, nhẹ nhàng và tự nhiên làm cho học sinh thấy vui, nhanh nhẹn cởi mở hơn. Từ đó học sinh tiếp thu bài một cách tự giác, tích cực và kiến thức thường xuyên được củng cố và hệ thống hóa. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo phương châm “ Lấy học sinh làm trung tâm”, giáo viên phải biết tổ chức lớp học làm sao cho “nhẹ nhàng, tự nhiên hơn, hiệu quả hơn.”Để thực hiện tốt mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học thì trong dạy học môn Toán nói chung và Toán lớp 1 nói riêng thì hình thức tổ chức lớp học là rất quan trọng. Cùng một nội dung dạy học như nhau nhưng học sinh có hứng thú, tích cực học tập hay không, giờ học có phát huy được năng lực sáng tạo hay không phần lớn phụ thuộc vào thủ pháp dạy học của người thầy. Chính vì những yêu cầu nêu trên, tôi xin mạọ muội chọn đề tài“ Sử dụng một số trò chơi để tổ chức cho học sinh học tốt môn Toán ở lớp 1/1 trường Tiểu học Trần Bình Trọng” II. MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI: Giới thiệu một số trò chơi để tổ chức cho học sinh học tốt môn Toán ở lớp 1/1. B. PHẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG Với xu thế chung, giáo dục nước nhà đang tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, trên các thông tin đại chúng cũng đang rầm rộ mở rộng các sân chơi trí tuệ như đường lên đỉnh Olympia, Rung chuông vàngCác chương trình thiếu nhi với những cuộc đua tài hấp dẫn và đang được thu hút đông đảo học sinh tham gia trên màn ảnh nhỏ và kích thích trí tuệ các em một cách cao độ. Trong các trường Tiểu học ở quận Liên Chiểu nói chung và trường Tiểu học Trần Bình Trọng nói riêng, việc vận dụng trò chơi vào các tiết học đã thu hút được khá những thành công. Tuy nhiên thực tế hiện nay, với lượng kiến thức các em phải tiếp thu khá nặng của các môn học nói chung cũng như môn Toán nói riêng, đa số giáo viên đã quên mất mảnh sân chơi dành riêng cho trẻ. Do đó, việc tổ chức trò chơi như thế nào cho hợp lí, góp phần làm cho tiết học nhẹ nhàng, tự tin và hiệu quả hơn. Đây là cả một vấn đề mà giáo viên Tiểu học cần quan tâm. Năm học 2008-2009, tôi được phân công phụ trách lớp 1/1. Tổng số học sinh của lớp là 30 em. Trong đó nữ là 15 em. Trình độ tiếp thu bài của các em không đều nhau. Nhiều học sinh tính rất nhanh, chữ viết rõ ràng; Song cũng còn nhiều em không biết tính toán, chữ viết nghệch ngoạc lại lười học không tập trung chú ý nghe giảng, lười học bài và không làm bài ở nhà( Mẫn, Trâm, Quốc Anh, Dũng). Thậm chí có em thì chưa biết đọc và viết các chữ số( Long, Lợi). Học sinh tiếp thu một cách thụ động, tiết học diễn ra trầm, giáo viên phải làm việc nhiều. Các em học nhưng thực hành không được, nhút nhát, thiếu tự tin dẫn đến kết quả kém. Chất lượng học sinh được khảo sát sau khi nhận lớp cụ thể như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Tr. bình Yếu Kém TS % TS % TS % TS % TS % 1/1 30 5 16,7 10 33,3 8 26,6 5 16,7 2 6.6 Từ chất lượng khảo sát trên, đứng trước một lớp học như vậy, bản thân tôi cũng có lúng túng không biết mình sẽ làm như thế nào để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh và phải làm gì để các em mạnh dạn, hứng thú, ham thích học môn Toán. Vì vậy, tôi đã tìm tòi và áp dụng một số trò chơi trong dạy học môn Toán cho học sinh lớp mình như sau: II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1.Yêu cầu khi thiết kế và tổ chức trò chơi: Khi thiết kế và tổ chức các trò chơi học Toán phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Trò chơi thực hiện nhằm dẫn dắt, hình thành tri thức mới, củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng hoặc ôn tập, rèn luyện tư duy. - Mỗi trò chơi học Toán phải góp phần vào việc thực hiện mục tiêu dạy học. - Nội dung trò chơi phải phù hợp nội dung, kiến thức của bài học đó. - Phải được chuẩn bị chu đáo và phù hợp với trình độ đối tượng học sinh và điều kiện hiện có. - Phải tổ chức sao cho tất cả mọi học sinh trong nhóm, trong lớp hoặc phần đông học sinh đều được tham gia và tham gia một cách tích cực, chủ động, độc lập. - Để trò chơi có hiệu quả cao cần phải có luật chơi. Luật chơi cần phải được giới thiệu rõ ràng trước khi chơi, cách tổ chức, cách tính điểm( nếu cần phải vừa hướng dẫn vừa thực hành) - Không để thời gian chơi kéo dài, ảnh hưởng đến giờ học hoặc làm trẻ mất đi hứng thú; lựa chọn luân phiên hợp lí các trò chơi tránh làm cho học sinh nhàm chán. - Luôn quan tâm, khích lệ, động viên, khuyến khích tinh thần thi đua của mọi học sinh tham gia, tránh làm lúng túng cho học sinh khi không hoàn thành nhiệm vụ. - Học sinh tự đánh giá, giám sát lẫn nhau, phần thắng thua phải công bằng, dân chủ. 2 .Quy trình lựa chọn và tổ chức trò chơi: 2.1. Lựa chọn trò chơi: Tùy vào từng nội dung kiến thức, trình độ học sinh và điều kiện hiện có của lớp mà giáo viên có thể lựa chọn trò chơi thích hợp. Giáo viên lựa chọn trò chơi sao cho đảm bảo số lượng học sinh trong lớp tham gia càng nhiều càng tốt. Số lượng tối thiểu cũng phải được khoảng 2/3 số học sinh trong nhóm, lớp tham gia. 2.2. Chuẩn bị trò chơi: * Thiết kế trò chơi - Tên của trò chơi - Mục đích của trò chơi - Phương tiện phục vụ cho việc tổ chức trò chơi.( Giáo viên chuẩn bị các dụng cụ cần thiết, có thể cho học sinh chuẩn bị những dụng cụ dễ tìm hoặc dễ làm) - Cách chơi 2.3 Tổ chức trò chơi: Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi Bước 2: Phổ biến luật chơi. Giới thiệu nội dung chơi.( Giáo viên giải thích cách chơi, nêu rõ ai chơi trực tiếp, ai cổ động, ai đánh giá, chơi như thế nào? thời gian, phần thưởng) Bước 3: Tiến hành trò chơi Bước 4: Đánh giá kết quả. Khen thưởng Bước 5: Kết thúc trò chơi. Các trò chơi thường được tổ chức chơi theo nhóm ngay trong lớp học với thời gian không quá 5 phút. * Ích lợi: Qua trò chơi học toán, học sinh được luyện tập những kĩ năng, những thao tác học tập, tăng cường khả năng giao tiếp và hình thành năng lực học tập cho học sinh. * Nhược điểm: Những học sinh tham gia đều là học sinh khá, giỏi. Những học sinh yếu, kém thì rụt rè, ít tham gia do không được nhóm cử lên vì sợ không đảm bảo thời gian, nội dụng. * Lưu ý: Cần khuyến khích cả 3 đối tượng học sinh cùng tham gia( ưu tiên điểm hoặc cộng thêm điểm theo thang điểm 10) cho các nhóm hoặc cá nhân là học sinh yếu kém. 3. Giới thiệu một số trò chơi: PHẦN 1: SỐ * Trò chơi 1: Lô tô nhận biết Mục đích: Củng cố khái niệm số trong phạm vi 10. Chuẩn bị: + 4 bộ số gồm các số từ 1 đến 10 dưới dạng quân bài ( như hình 1) + 4 bảng gồm toàn tranh vẽ. Cách chơi: Mỗi bạn đặt bảng gồm tranh vẽ ở trước mắt. Trao các thẻ bài ( ghi số) đặt úp sấp. Bốn bạn chơi” oẳn tù tì” để chọn người đi đầu tiên, các bạn ở bên phải của người đi trước sẽ đi tiếp theo. Người chơi rút 1 quân bài quan sát nhanh bảng tranh vẽ rồi đặt thẻ đúng với đồ vật có trong tranh. Nếu sai thì bạn nào nhanh tay sẽ lấy được thẻ số đó đặt lên bảng của mình, ai đặt kín bảng hơn nhất thì người ấy thắng cuộc. Hình 1 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Hình 2 ºººº 555 O O § § § § 5555555555 O O O O O * Trò chơi 2: Xếp đúng thứ tự Mục đích: Củng cố về so sánh thứ tự các số trong phạm vi 10 Chuẩn bị: Học sinh chuẩn bị 5 tấm bìa, trên đó có ghi các số 0, 6, 3, 8, 5 ( dạng quân bài) 0 6 3 8 5 Cách chơi: Chơi theo cá nhân. Mỗi học sinh để sẵn các tấm bìa trên bàn. Giáo viên ra hiệu lệnh“ Hãy sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn” hoặc ngược lại. Các bạn sắp xếp lại quân bài theo hiệu lệnh của giáo viên. Ai xong trước và đúng sẽ thắng cuộc. 3 8 6 5 0 * Trò chơi 3: Đố biết số nào Mục tiêu: Củng cố cấu tạo số có hai chữ số. Củng cố về so sánh thứ tự các số trong phạm vi 100. Chuẩn bị: Baûng gaøi Mỗi học sinh chuẩn bị 1 bảng cài số, 11 tấm bìa ghi các số từ 0 đến 10( trong bộ đồ dùng học toán. Ví dụ: 0 5 4 3 2 1 0 Cách chơi: - Cả lớp cùng chơi - Giáo viên ra hiệu lệnh, yêu cầu cả lớp tìm các số theo hiệu lệnh của giáo viên, chẳng hạn như: + Số gồm 3 chục và 5 đơn vị + Số gồm 8 chục và 5 đơn vị + Số liền trước số 40 + Số liền sau số 99 + Số bé nhất có hai chữ số + Số lớn nhất có một chữ số + Số bé hơn 27 và lớn hơn 25 - Cả lớp lấy tấm bìa ghi số, cài vào bảng tạo thành số theo hiệu lệnh của giáo viên rồi đưa lên. Bạn nào làm sai sẽ bị phạt ( nhảy lò cò hoặc ngồi xuống đứng lên 3 lần tại chỗ) * Trò chơi 4: Đố em Mục tiêu: Củng cố cách đọc, cách viết số cho học sinh. Chuẩn bị: Một số câu đố VD: Câu 1: Số nào tròn trịa Như quả trứng gà? Câu 2: Số nào giống gậy Ông già hay mang? Câu 3: Hai o xinh xắn Xếp chồng lên nhau Em hãy đoán mau Đó là số mấy? Cách chơi: Giáo viên nêu câu đố cho cả lớp nghe. Sau khi nghe xong thì tất cả học sinh viết số đó vào bảng con và đọc. Em nào sai thì phạt hát 1 bài trước lớp. PHẦN 2: PHÉP TÍNH * Trò chơi 1: Làm tính tiếp sức Mục đích: Rèn kĩ năng tính cộng trong phạm vi 10. Chuẩn bị: Kẻ sẵn trên bảng 2 hình như sau 2 + 3 -1 + 5 - 3 + 4 Cách chơi: - Hai đội chơi ( 1 đội/ 5 học sinh). Khi giáo viên ra lệnh bắt đầu chơi thì bạn đầu tiên của mỗi đội lên điền kết quả của phép tính đầu tiên vào hình tam giác, rồi nhanh chóng trao lại bút cho người thứ hai. Cứ tiếp tục như thế bạn thứ 5 lên điền kết quả của phép tính cuối cùng vào bông hoa. - Đội nào đúng và nhanh hơn thì đội đó thắng cuộc. * Trò chơi 2: Đối đáp toán học Mục đích: - Luyện tập tính nhẩm cộng và trừ trong phạm vi 10 - Củng cố nhận biết về quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Chuẩn bị: - Học sinh cần học thuộc lòng bảng cộngvà trừ trong phạm vi 10. - Một bảng phép tính, chẳng hạn: 4 + 5 = 9 - 5 = 5 + 4 = 9 - 4 = 8 + 2 = 10 - 2 = 2 + 8 = 10 - 8 = Cách chơi: - Tổ chức cho cả lớp cùng chơi. Một bạn hỏi” Bốn cộng năm bằng mấy ? Bạn kia trả lời ( Bằng chín). Rồi đố lại: “ Chín trừ năm bàng mấy?... Lưu ý: Nếu người đó hỏi về phép tính cộng thì người trả lời phải đố lại phép trừ ngược lại với phép tính vừa đố. Bạn nào trả lời nhanh và đúng thì được các bạn khác hoan hô. Nếu trả lời sai thì bị nhảy lò cò 1 vòng quanh lớp. * Trò chơi 3: Chạy tiếp sức Mục đích: - Luyện tập phép cộng và phép trừ trong phạm vi 9 Chuẩn bị: - Ba bảng ghi các phép tính, chẳng hạn:9 – 4 = 5 + 3 = 8 – 4 = 1 + 7 = 4 – 4 = 6 + 2 = 4 + 5 = 8 – 1 = 2 + 7 = 6 – 1 = 9 – 8 = 7 – 7 = 8 – 4 = 2 + 5 = 7 + 1 = 9 – 6 = 5 + 0 = 6 – 3 = Cách chơi: - Ba đội cùng chơi, mỗi đội 6 em đứng thành một hàng dọc. - Giáo viên gõ thước. Em thứ nhất của mỗi đội tính xong ghi kết quả của phép tính thứ nhất vào bảng rồi nhanh chóng chuyển bảng cho người thứ hai. Em này làm tiếp phép tính thứ hai, ghi kết quả vào bảng và nhanh chóng chuyển cho người thứ baCứ như thế cho đến người cuối cùng. - Đội nào có nhiều kết quả đúng hơn thì đội đó thắng cuộc. Nếu hai đội có số kết quả đúng bằng nhau thị đội nào tính nhanh hơn thắng cuộc. * Trò chơi 4: Dán hoa Mục tiêu:Luyện tập các phép cộng trong phạm vi 10 Chuẩn bị: - Các cánh hoa có ghi các phép tính, chẳng hạn: 9-3 4+6 1+9 5+5 8-2 2+5 10 - Nhị hoa như: Cách chơi: Hai đội cùng chơi. Mỗi đội 5 em đứng thành một hàng dọc. Khi có hiệu lệnh của giáo viên hô 1, 2, 3 thì em thứ nhất của mỗi đội sẽ nhặt một cánh hoa có phép tính tương ứng với số ở nhị hoa gắn vào rồi nhanh chóng chạy về cho bạn thứ hai lên thực hiện.. Cứ như thế cho đến người cuối cùng. Đội nào có nhiều kết quả đúng thì thắng cuộc. Nếu hai đội có số kết quả bằng nhau thì đội nào tính nhanh hoặc tạo bông hoa đẹp hơn thì đội đó thắng cuộc. 4+6 7+3 9+1 10+0 2+8 10 3+7 1+9 5+5 8+2 6+4 10 PHẦN 3: NHẬN DẠNG HÌNH *Trò chơi 1: Xếp hình bằng 3 que tính Mục tiêu: Học sinh dùng 3 que tính để xếp thành hình: a) Một hình tam giác b) Một số chữ cái in hoa( nếu có thể) Chuẩn bị: Cách chơi: Chơi theo nhóm, mỗi nhóm gồm 4-5 em, quây tròn tại vị trí của nhóm, phân công nhau thực hiện xếp trên mặt bàn. Khi đã xong thì giơ cờ hiệu mời giáo viên chấm. Giáo viên cần quan sát và kịp thời đánh dấu đội xong trước thời gian qui định. Sau khi hết giờ, các đội để nguyên hiện trạng để giáo viên đi chấm điểm trước sự quan sát của lớp. Mỗi ý (a) đúng được ghi 4 điểm , ý (b) đúng ghi 6 điểm gồm: Nếu xếp từ 1-3 chữ cái thì được 2 điểm; Nếu xếp được 4- 6 chữ cái thì được 4 điểm; Nếu xếp được 7 chữ cái trở lên thì đủ 6 điểm. * Trò chơi 2: Vui tạo dáng- Vui tạo hình Mục tiêu: Học sinh xếp được hình một ngôi nhà có mái lợp, hình mũi tên chỉ đường. Chuẩn bị: Mỗi học sinh 1 hình tam giác và hình 1vuông Cách chơi: Sau khi giải thích rõ yêu cầu, giáo viên bước đầu tính giờ. Chơi thi đua giữa các cá nhân trong lớp. Ai ghép xong sớm sẽ giơ cờ hiệu giành quyền trả lời. Khi có học sinh giơ cờ hiệu, giáo viên sẽ cho phép đưa ra cách ghép- tạo hình và giơ lên cho cả lớp chứng kiến, đáp án đúng cô sẽ thưởng( 1 nhãn vở hoặc một cái kẹo) III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Sau khi áp dụng trò chơi học tập vào việc giảng dạy phân môn Toán, qua học kì I tôi nhận thấy: Đa số học sinh trong lớp hứng thú với những trò chơi trên, qua khảo sát cho thấy có trên 90% số em học sinh rất thích các trò chơi học tập. Nhất là đối với những học sinh khá giỏi, các em học sinh yếu còn rụt rè nhưng cũng có phần tiến bộ rõ rệt. Chất lượng học Toán trong học kì I có tiến bộ, học sinh làm tính đúng và nhanh hơn, học sinh khá giỏi tăng, học sinh yếu kém giảm dần. Dưới đây là bảng thống kê kết quả ở các lần kiểm tra: TSHS Kết quả khảo sát Giỏi Khá T. Bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 30 Giữa kì I 12 40 05 16,7 10 33 02 6,7 01 3,3 30 Cuối kì I 22 73,3 06 20 01 3,3 01 3,3 Nhìn vào bảng thống kê ta thấy kết quả đầu năm và cuối học kì I có sự tiến bộ rõ rệt, tuy nhiên tỉ lệ học sinh yếu kém vẫn còn. Song tôi tin rằng tiếp tục áp dụng trò chơi học tập vào dạy học thì đến cuối năm học lớp tôi sẽ không còn học sinh yếu môn Toán. C. PHẦN KẾT LUẬN Trò chơi học tập là một phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh “Học mà chơi, chơi mà học”. Qua hai năm học gần đây tôi thấy cần sử dụng trò chơi trong học Toán, vì qua trò chơi này giúp học sinh mạnh dạn hơn, nhanh nhẹn hơn và hoạt bát hơn. Tôi nghĩ nếu sử dụng trò chơi thường xuyên thì chất lượng học môn Toán sẽ cao hơn, học sinh sẽ hứng thú, tự tin và có tính năng động hơn và tiết học sẽ trở nên sôi nổi hơn. Tóm lại, để giúp học sinh học tốt môn Toán ở lớp 1 đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình, hết lòng tận tụy với học sinh, phải giúp các em hết mình vì tấm lòng yêu trẻ, có lương tâm trách nhiệm với chính khả năng và kinh nghiệm của mình mới có kết quả cao. Hòa Hiệp Bắc, ngày 20 tháng 12 năm 2008 Người thực hiện Nguyãùn Thë Mäüng Thu
Tài liệu đính kèm: