Trường Tiểu học xã Phúc Khoa là trường thuộc khu vực 3 nên được các cấp các nghành quan tâm nhiều.
Học sinh của trường có là dân tộc thiểu số.
Vì vậy mà việc nhận biết tiếng Việt và nói tiếng Việt còn rất chậm. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trong của nhân cách con người.
Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại.
A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Trường Tiểu học xã Phúc Khoa là trường thuộc khu vực 3 nên được các cấp các nghành quan tâm nhiều. Học sinh của trường có là dân tộc thiểu số. Vì vậy mà việc nhận biết tiếng Việt và nói tiếng Việt còn rất chậm. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trong của nhân cách con người. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Biết đọc con người đã nhận khả năng tiếp nhận lên nhiều lần. Từ đây con người ta biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên xã hội, tư duy. Do đó Tiếng Việt là một môn học trung tâm ở nhà trường Tiểu học. Một trong những phân môn có vị trí quan trong hàng đầu trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học là tập đọc. Môn tập đọc đáp ứng một trong 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Những kĩ năng này chính là cơ sở tạo nên chất lượng đọc. Ngoài ra tập đọc còn làm giầu vốn kiến thức văn học, ngôn ngữ và đời sống cho học sinh. Là cho học sinh thấy được đó là một trong những con đường để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ, đầy đủ và phát triển. Trong năm học 2009 – 2010 này. Tôi được sự phân công của nhà trường chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2 trung tâm, khi nhận lớp, vào tiếp xúc với các em tôi thấy có 15 em trong đó có rất nhiều dân tộc khác nhau. Thực tế ở lớp 2 học sinh mới từ lớp 1 lên. Mặc dù các em được làm quen với tiếng việt từ lớp 1 nhưng việc nói chuẩn xác Tiếng Viêt là vẫn chưa chuẩn, hầu hết các em đọc chưa được lưu loát, ngắt nghỉ dấu câu chưa chuẩn, nhiều em nói còn ngọng, nhiều em còn chưa hiểu những từ thông thường. Đứng trước những khó khăn trước mắt đó tôi thật sự cảm thấy rất băn khoan, không biết giúp các em như thế nào để các em nắm bắt Tiếng Việt một cách thông thạo, nói thật chuẩn và hiểu từ ngữ một cách rõ ràng. Xuất phát từ lí do trên tôi đã nghiên cứu cũng như thực hiện theo kế hoạch đã vạch sẵn để giúp các em và cũng chính là giúp mình thực hiện được kế hoạch đã vạch ra: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh yếu lớp 2. Đó chính là lí do mà tôi chọn nghiên cứu cũng như thực hiện công việc này. II. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nhằm giúp cho học sinh lớp tôi nhận biết tiếng việt một cách thông thạo Tiếng Việt để từ đó giúp các em đọc tốt, đọc đúng, hay, đúng với tốc độ theo yêu cầu của phân môn tập đọc. III. Các phương pháp thực hiện và kết quả. 1. Các phương pháp Khi mới nhận lớp được 2 tuần tôi đã chú ý và tìm hiểu rất kĩ từng học sinh trong lớp. Đa số các em còn đọc rất chậm và đọc sai nhiều, ngọng nhiều nhưng những em thường xuyên đọc chậm và hay sai, hay ngọng đó là các em: Đèo Thị Duyên Lò Văn Dương Lò Thị Hôm Hoàng Văn Điếng Lò Văn Ón Vì vậy nên tôi đã lên kế hoạch bồi dưỡng các em đó. Hàng ngày khi vào đầu tiết tập đọc tôi kiểm tra bài cũ, tôi cũng đã chú ý tới các em, tôi đã gọi các em lên và kiểm tra lần lượt. Tôi cho các em đọc lại bài cũ, khi em đọc sai, tôi cho em sửa ngay. Khi có những tiếng khó đọc tôi cho các em phân tích, đánh vần từng tiếng một và sau đó ghép từ. Khi vào phần tập đọc đến phần giáo viên đọc mẫu. Tôi đọc chậm và to rõ ràng cho các em nghe. Sau đó cho các em luyên đọc câu. Khi đến lượt các em đọc tôi không cho các em đọc câu quá dài mà cho các em đọc câu ngắn. Nếu em không đọc được tôi cho em đánh vần. Ví dụ: Khi dạy bài “Cây xoài của ông em”đọc câu “ Ăn quả xoài cát chín chảy từ cây của ông em trồng kèm với xôi nếp hương thì đối với em không thứ nào ngon bằng. Đến phần đọc đoạn tôi cũng không cho các em đọc hết cả một đoạn dài mà tôi cho các em đọc hai câu trong đoạn hoặc ba câu trong đoạn. Khi các em đã đọc với tốc độ nhanh dần tôi tiếp tục nâng dần yêu cầu cao hơn cho các em, yêu cầu các em đọc hết cả một câu và yêu cầu các em đọc hết đoạn khi đến lượt mình đọc. Hàng ngày tôi cũng cử các em khá, giỏi kèm cặp các em đó để giúp đỡ lẫn nhau trong khi đọc. Riêng phần đọc hay tôi cho các em nghe cô đọc mẫu và cho học sinh luyện đọc theo. Lúc đầu cũng chỉ yêu cầu các em đọc tương đối hay sau dần nâng cao mức độ để các em phấn đấu. Khi các em đã cố gắng luyện đọc tôi thường xuyên động viên khen thưởng để học sinh có gắng. Ngoài ra khi đọc các môn khác tôi cũng thường xuyên chú ý đến các em để bồi dưỡng luôn cho các em luyện đọc đúng và nhanh dần. Tôi vẫn chú ý đến các em luyện đọc đúng và nhanh dần. Tôi luôn chú ý tối các em bồi dưỡng cho các em trên mọi lĩnh vực, trong các giờ học, cụ thể trong một giờ tập đọc: Bài sự tích cây vú sữa I. Kiểm tra bài cũ. - Một học sinh đọc, học sinh khác nghe. - Gọi những em yếu lên kiểm tra đọc một câu - Giáo viên nhận xét ghi điểm. II. Bài mới. Giới thiệu bài + ghi bảng. Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên đọc mẫu - Gv hướng dẫn học sinh luyện đọc + Luyện đọc câu - Gv giúp đỡ học sinh không đọc được nhanh. - Giáo viên cho học sinh luyện đọc đoan. - Giáo viên cho học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm. - Tổ chức thi đọc - Giáo viện cho hs đọc đồng thanh 3. Tìm hiểu bài - Luyện đọc lại - Cho học sinh luyện đọc cá nhân - Giáo viện nhận xét ghi điểm học sinh 4. Củng cố dặn dò - Học sinh nêu nội dung bài. - Cho học sinh về nhà học bài. - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét giò học - Hs chú ý nghe. - Học sinh đọc từng câu và luyện đọc từ khó. - Học sinh yếu đọc câu ngắn và có thể đọc 1/2 câu dài. - Học sinh đọc đoạn theo tiếp sức và kết hợp giải nghĩa từ. Học sinh yếu đọc đoạn ngắn đọc 2 câu trong đoạn. - Học sinh đọc theo nhóm 2, 3 - Học sinh yếu, học sinh khá + học sinh giỏi kèm căp các bạn yếu. - Học sinh đại diện nhóm thi đọc - Học sinh yếu thi đọc nhanh. - Cả lớp đọc chậm đều cho học sinh đọc chậm đọc theo. - Học sinh tìm hiểu bài + trả lời câu hỏi. - Học sinh luyện đọc bài cá nhân - Học sinh yếu đọc cả đoạn. 2. KẾT QUẢ a) Biện pháp đã sử dụng. - Qua các biện pháp và các phương pháp sử dụng nhằm giúp các em đọc yếu môn tập đọc tôi đã vạch ra ở trên đã giúp các em đọc tốt. Từ việc rèn luyện các em ở ngay phần kiểm tra bài cũ đến các phần luyện đọc trong giờ tập đọc và các phân môn khác. Rồi qua việc kết hợp các phương pháp đã nêu tôi cũng đạt được kết quả như kế hoạch mình vạch ra. b) Kết quả đạt được - Qua kế hoạch đã thực hiện tôi đã đạt được kết quả như sau. Đèo Thị Duyên: Đọc tốt nhanh Lò Văn Dương: đọc trung bình có tiến bộ Lò Thị Hôm: đọc khá đúng nhanh. Lò Văn Ón: đọc tốt, nhanh. Hoàng Văn Điếng: đọc tốt nhanh. - Như vậy các em đọc yếu môn tiếng việt đã được tôi cũng như các em học sinh trong lớp giúp đỡ và đã hoàn toàn đạt yêu cầu của cô giáo và của lớp. Đây chình là một nỗ lực phấn đấu hết mình của cả thầy và trò chúng tôi IV. Bài học kinh nghiệm Qua sự phấn đấu của thầy và trò chúng tôi. Vậy muốn bồi dưỡng học sinh yếu môn tiếng việt phân môn tập đọc chúng ta cần. Đặc biệt chú trọng quan tâm đối tượng học sịnh yếu trong từng tiết học, từng bài học Uốn nắn sửa sai khi em đọc sai. Phân việc vừa sức với những em học sinh đó. Tường xuyên kiểm tra và có kế hoạch phụ đạo để em càng tiến bộ. Tuyên dương kịp thời khi em có nhiều có gắng trong học tập B. KẾT LUẬN CHUNG Thật vậy việc kèm cặp phụ đạo những học sinh yếu kém quả là việc không phải đơn giản. Nó đòi hỏi lòng kiên trì nhẫn lại của cả thầy và trò có sự cố gắng phấn đấu thì chung ta mới mong có ngày đi tói nhưng thành công. Như ông cha ta đã có câu “ Có công mài sắt có ngày nên kim”. Vậy chúng ta hãy cố gắng phấn đấu cho sự nghiệp và vì nhứng mầm non tương lai của nước mình. Có đọc tốt được thì mới hiểu được mới có tri thức ở trong đầu. Từ đó mới mong mang sức nhỏ bé của minh đóng góp cho sự nghiệp “ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và mới mong được “Nước ta ngày một giàu hơn, đẹp hơn” * Những kiến nghị với nhà trường. - Thường xuyên quan tâm động viên nhiều hơn nữa tới những em học sinh yếu. - Động viên kịp thời khi các em có tiến bộ. Trên đây là toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm của tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng chí trong tổ, ban giám hiệu nhà trường để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hiệu quả hơn, thiết thực hơn. Phúc khoa ngày 12/12/2009 Người viết Nguyễn Thị Hoa
Tài liệu đính kèm: