Đề tài Nghiên cứu khoa học về nghiệp vụ Sư phạm

Đề tài Nghiên cứu khoa học về nghiệp vụ Sư phạm

MỞ ĐẦU

1/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Người giáo viên tiểu học, người đặt nền móng ra thế hệ tương lai của đất nước, tạo ra con người phát triển toàn diện phù hợp với xu thế của thời đại, tiếp cận nắm bắt sự tiến bộ của nhân loại trên thế giới, hoà nhập với xu thế hội nhập. Phù hợp với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thế giới hiện đại.

Xuất phát từ nhiệm vụ cơ bản của việc dạy học ở Tiểu học, học sinh nắm được hệ thống kiến thức cơ bản, trên cơ sở phát triển năng lực nhận thức của tư duy độc lập của học sinh. Bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên đặt nền móng cho nền giáo dục. Trong luật phổ cập giáo dục tiểu học có ghi: “Giáo dục Tiểu học là nền học nền tảng cho giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chhất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu phát triển toàn diện nhân cách cho con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”.

Hội nghị quốc tế giáo dục phổ thông họp ở Mác-cơ-va năm 1968 kết luận rằng: “ nếu đứa trẻ không đạt được kết quả tốt ở Tiểu học thì chắc chắn rằng nó không tiến bộ ở những năm sau”.

 

doc 45 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 1449Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nghiên cứu khoa học về nghiệp vụ Sư phạm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Trần Ngọc Lan Tiến sĩ, Cán bộ Khoa Giáo dục Tiểi học trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã hướng dẫn tận tình giúp em hoàn thành đề tài này!
Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong Ban giám hiệu và các đồng chí giáo viên khối 2, trường Tiểu học Cái Nước 2 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài này!
Do thời gian có hạn, đồng thời do năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn trong đề tài còn nhiều thiếu sót. Vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô, đặc biệt là cô Trần Ngọc Lan – Cán bộ khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để đề tài này được hoàn thiện hơn!
Em xin chân thành cảm ơn !
 Cái Nước, ngày 02 tháng 10 năm 2010
 Người thực hiện
 Phạm Thị Yến
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang
1/ Lí do chọn đề tài. 2
2/ Mục đích nghiên cứu. 3
3/ Nhiệm vụ nghiên cứu. 4
4/ Phương pháp nghiên cứu. 5
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. 6
I. Cơ sở lý luận: 
1.Vai trò của nội dung dạy học trong chương trình môn Toán.
2. Nội dung chương trình SGK Toán 2. 7
3. Chuẩn kiến thức kĩ năng dạy học đạt được trong môn toán. 10
II. Cơ sở thực tiễn:
1/ Thực trạng dạy của giáo viên.
2/ Thực trạng của học sinh. 11
3/ Nguyên nhân.
CHƯƠNG II: Các biện pháp khai thác và phát triển các 
bài tập trong sách giáo khoa để bồi dưỡng năng lực cho học sinh 12
lớp 2. 
 BIỆN PHÁP I: Khai thác và phát triển hệ thống 
bài tập trắc nghiệm.
 BIỆN PHÁP 2: Sáng kiến kinh nghiệm. 22
CHƯƠNG III. Thực nghiệm sư phạm 34
I/ Mục đích thực nghiệm:
II/ Nội dung thực nghiệm.
III/ Kết quả thực nghiệm. 41
KẾT LUẬN 43
I. Những bài học rút ra cho bản thân và đồng nghiệp sau quá 
trình thực nghiệm đề tài.
II/ Những kiến nghị đề xuất. 45
MỞ ĐẦU
1/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Người giáo viên tiểu học, người đặt nền móng ra thế hệ tương lai của đất nước, tạo ra con người phát triển toàn diện phù hợp với xu thế của thời đại, tiếp cận nắm bắt sự tiến bộ của nhân loại trên thế giới, hoà nhập với xu thế hội nhập. Phù hợp với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thế giới hiện đại.
Xuất phát từ nhiệm vụ cơ bản của việc dạy học ở Tiểu học, học sinh nắm được hệ thống kiến thức cơ bản, trên cơ sở phát triển năng lực nhận thức của tư duy độc lập của học sinh. Bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên đặt nền móng cho nền giáo dục. Trong luật phổ cập giáo dục tiểu học có ghi: “Giáo dục Tiểu học là nền học nền tảng cho giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chhất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu phát triển toàn diện nhân cách cho con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa...”.
Hội nghị quốc tế giáo dục phổ thông họp ở Mác-cơ-va năm 1968 kết luận rằng: “ nếu đứa trẻ không đạt được kết quả tốt ở Tiểu học thì chắc chắn rằng nó không tiến bộ ở những năm sau”.
Vì vậy bậc Tiểu học là bậc rất quan trọng trong việc đặt nền móng hình thành nhân cách ở học sinh, là bước ngoặt trong đời sống của trẻ. Đó là cánh cửa mở đầu cho quá trình lĩnh hội tri thức của các em, ở bậc Tiểu học các em được học nhiều môn trong đó môn toán giữ vị trí quan trọng, giữ vai trò then chốt, có tính chất mở đầu giúp các em lĩnh hội tri thức, là công cụ và phương tiện giúp học tập và giao tiếp.
Thông qua dạy Toán rèn cho các em, tư duy suy luận, sáng tạo góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, trong sự hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Qua việc học Toán học sinh rèn được các môn học khác như Tiếng việt, cung cấp kiến thức về Tự nhiên và xã hội...
Thấy được tầm quan trọng của môn Toán vì vậy ngay từ lớp 2, tôi đã đi sâu vào nghiên cứu chương trình SGK Toán lớp 2. Từ đó tăng thực hành vận dụng, tăng sự tự học của học sinh, sử dụng nội dung cơ bản hiện đại, thiết thực giúp học sinh hình thành phương pháp tự học toán. Học sinh tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, biết vận dụng kién thức đã học vào cuộc sống.
Tuy nhiên trong thực tế dạy học Toán 2 trong một lớp có nhiều đối tượng học sinh khác nhau thì khả năng lĩnh hội tri thức khác nhau mà hệ thống bài tập SGK chỉ mang tính phổ cập với học sinh “đại trà”. Do đó mà hệ thống bài tập phù hợp với mọi đối tượng học sinh: Khá-giỏi-trung bình-yếu là một điều mà tôi luôn trăn trở. Vì vậy tôi quyết định viết đề tài : “ Khai thác và phát triển hệ thống những bài tập trong sách giáo khoa Toán 2 để bồi dưỡng năng lực cho học sinh lớp 2”.
2/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Để nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học nói chung cũng như môn Toán ở lớp 2 nói riêng, người giáo viên luôn có sự đổi mới phương pháp trong quá trình giảng dạy để phát huy tính tích cực của học sinh. Học sinh tự phát hiện kiến thức và khắc sâu kiến thức, từ đó phát triển tư duy cho các em. Vì vậy phải tìm hiểu hệ thống bài tập, nội dung các bài tập trong SGK, từ đó khai thác và phát triển những bài tập trong SGK để rènd tư duy phát huy tích cực cho học sinh.
Giúp các em bổ sung nguồn bài tập trong SGK hoặc thay thế các bài tập trong SGK Toán lớp 2 cho phù hợp với đặc điểm trình độ thực tế của học sinh địa phương.
Hình thành và rèn cho giáo viên kĩ năng giải toán cũng như các bài tập khác và nâng cao năng lực nghiệp vụ Sư phạm. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy Toán lớp 2 nói riêng và chất lượng giáo dục Tiểu học nói chung.
3/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên người giáo viên phải có những nhiệm vụ sau:
- Củng cố những kiến thức kĩ năng cơ bản, cụ thể đến phức tạp, khái quát hơn. Coi trọng đúng mức thực hành giải toán và tính. Thực hiện tinh giản nộin dung tăng cường thực hành vận dụng các kiến thức số và phép tính.
 Tích hợp các nội dung có nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày.
 Rèn kĩ năng diẽn đạt ứng dụng giải quyết tình huống có vấn đề.
 Phát triển năng lực tư duy.
Xây dựng phương pháp học toán dựa vào hoạt động của học sinh, giúp học sinh tự học toán có hiệu quả phát triển năng lực cho học sinh. Hỗ trợ cho nhau cùng tạo ra phương pháp học tích cực cho các em để các em có kién thức sâu, có hệ thống, là cơ sở vững chắc cho các em học sinh các lớp tiếp sau.
Điều tra thực trangnj trình độ của học sinh lớp 2. Từ đó ra hệ thống bài tập phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh địa phương ở mọi đối tượng: Giỏi - khá - trung bình - yếu ... nhằm phát triển năng lực tư duy cho các em.
Qua sự đổi mới về phương pháp giáp viên cũng biết vận dụng trong giảng dạy để đạt hiệu quả cao trong quá trình học Toán. Từ đó biết thiết kế hệ thống bài tập phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh và phát triển tư duy trong học Toán 2.
4/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp điều tra, quan sát.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu Sư phạm.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 2, trường tiểu học Cái Nước 2, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong điều kiện thời gian có hạn nên tôi đã đi sâu vào nghiên cứu “ Khai thác và phát triển hệ thống bài tập trong SGK Toán 2 để bồi dưỡng năng lực cho học sinh lớp 2”.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: 
1.Vai trò của nội dung dạy học trong chương trình môn Toán:
Đúng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhấn mạnh: “ Chương trình SGK đảm bảo dạy cho học sinh những nguyên lý cơ bản, toàn diện về các mặt đức dục, mĩ dục đồng thời tạo cho các em phát triển trí thông minh, khả năng độc lập sáng tạo, mĩ dục đồng thời tạo cho các em phát triển trí thông minh về sức suy nghĩ ...” ( Phạm Văn Đồng – Đào tạo thế hệ trẻ của dân tộc thành những chiến sĩ cách mạng dũng cảm, sáng tạo – NXBGD – 1996 ).
Để đất nước ta hoà nhập với xu thế thời đại, cùng với cơ chế hội nhập, quốc tế, tiến kịp với các nước hiện đại trên thế giới, đưa nước ta trở thành một cường quốc trên thế giới. Vì vậy phải đào tạo một thế hệ trẻ phù hợp với sự đổi mới làm chủ được vận mệnh của đất nước nên đảng và Nhà nướpc ta có sự cải cách về giáo dục để đáp ứng được với sự phát triển của đất nước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Do đó Bộ giáo dục và đào tạo đã đổi mới cải cách chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế hiện tại. Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy đòi hỏi người giáo viên luôn có sự đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhất là đối với môn Toán một môn quan trọng ở tiểu học, đối với lớp 2 một lớp đầu cấp các em còn bé, lượng tri thức chưa nhiều. Môn Toán lớp 2 không chỉ giải những bài tập toán và phép tính là xong mà học sinh phải hiểu được bản chất hay tính quan trọng của một phép tính, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một bài toán thông qua nhiều cách giải. Từ đó tìm ra con đường ngắn nhất, hay nhất cho một lời giải. Đây cũng là điều trăn trở nhất cho bản thân tôi và đồng nghiệp. Vì vậy khai thác và phát triển các dạng bài tập trong SGK toán Tiểu học nói chung, Toán 2 nói riêng là điều cần thiết, cấp bách đối với giáo viên tiểu học để phù hợp với trình độ đối tượng học sinh của từng dịa phương.
2. Nội dung chương trình SGK Toán 2:
Chương trình Toán 2 là bộ phận của chương trình Toán tiểu học và là sự tiếp tục của chương trình Toán lớp tiếp theo. Nội dung chương trình là sự phối hợp của các mạch kjiến thức với sự đồng tâm về nội dung giữa các lớp. Ngoài ra cốnc sự đổi mới về cấu trúc nội dung tăng cường thực hành và ứng dụng kiến thức mới giúp học sinh hoạt động linh hoạt tích cực, sáng tạo theo năng lực của mỗi em.
Thời lượng tối thiểu để dạy học Toans 2 là 5 tiết mỗi tuần, thời gian một tiết là 40 phút. Một năm học 175 tiết. Nội dung chính bao gồm các mạch kiến thức sau:
2.1/ Số học:
a- Phép cộng và phép trừ có nhớ trong phạm vi 100:
- Giới thiệu tên gọi, thành phần và kết quả của phép cộng (số hạng, tổng) và phép trừ (số bị trừ, số trừ, hiệu).
- Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 20.
- Phép cộng và phép trừ không nhớ và có nhớ một lần trong phạm vi 100.
- Tính nhẩm và tính viết.
- Tính giá trị của biểu thức có đến hai dấu phép cộng, trừ.
- Giải bài tập dạng: Tìm x biết:
 a + x = b; a – x = b; x – a = b; ( với a, b là số có đến hai chữ số ) bằng sử dụng mố ... g cộng để tính như bài tập 1.
- Gọi 2 học sinh lên bảng điền kết quả.
- GV và học sinh cùng nhận xét.
Bài 4: ( Trang 26 ).
“ Em 7 tuổi, anh hơn em 5 tuổi. Hỏi anh bao nhiêu tuổi ?”.
- Cho học sinh khai thác phát triển thành bài tập sau:
- GV yêu cầu học sinh đọc 2 đề toán rồi nhận xét.
+ bài toán thuộc dạng toán nào ?.
+ Bài toán cho biết gì ?.
+ Vậy các em phải làm phép tính gì ?.
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh làm.
- GV thu phiếu chấm điểm - nhận xét kết quả.
 Giải
Tuổi anh là:
7 + 5 = 12 ( tuổi )
 Đáp số: 12 tuổi.
- Qua bài toán này củng cố về loại toán nhiều hơn, nhưng sử dụng từ ít hơn.
* Củng cố, dặn dò:
- Cho cả lớp đọc bảng cộng 1 lần.
- Gv bôi bảng cộng và yêu cầu 1 vài học sinh đọc.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn dò học sinh. 
+ 2 học sinh lên bảng làm.
+ HS nhận xét.
+ HS trả lời.
+ HS thao tác trên que tính tìm ra kết quả là 12.
+ Ta làm phép tính cộng.
+ HS theo dõi.
+ HS tự lập bảng.
+ HS thực hiện đọc.
+ 1 học sinh đọc.
7 + 4 = 11 4 + 7 = 11
7 + 6 = 13 6 + 7 = 13
7 + 8 = 15 8 + 7 = 15
7 + 9 = 16 9 + 7 = 16
+ HS đứng tại chỗ đọc.
+ HS thực hiện làm bài.
+ HS nhận xét.
+ “ Em 7 tuổi, em ít hơn anh 5 tuổi. Hỏi anh bao nhiêu tuổi ?”.
+ Dạng toán “ nhiều hơn”.
+ Anh hơn em 5 tuổi.
+ Hay em ít hơn anh 5 tuổi
+ Phép tính cộng.
+ HS tự tóm tắt rồi giải.
+ HS thực hiện đọc.
GIÁO ÁN 2:
 - Bài dạy: Tiết 28. Luyện tập
- Ngày soạn: 29 – 09 – 2010
- Ngày dạy: 30 – 09 – 2010
- Người dạy: Phạm Thị Yến
A. Mục tiêu:
- Thuộc bảng 7 cộng với một số.
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5; 47 + 25.
- Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng.
- Bài tập cần làm ( Bài 1; Bài 2(cột 1, 3, 4); Bài 3; Bài 4 dòng 2 ).
B. Đồ dùng dạy - học:
- SGK,SGV.
- Phiếu học tập.
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
HĐ của GV
HĐ của HS
* Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập.
 47 47 57 67
 + + + +
 25 28 17 15
- Gọi học sinh nhận xét; GV nhận xét và cho điểm.
HOẠT ĐỘNG 1: Học thuộc và nêu nhanh công thức bảng cộng có nhớ ( 7 cộng với một số ).
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Tính nhẩm:
- GV gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS nối tiếp nhau nêu miệng kết quả từng phép tính.
- HS tự nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét.
Bài 2: (Cột 1, 3, 4) đặt tính rồi tính:
 a/ 37 + 15 b/ 24 + 17 c/ 67 + 9
- Tôi khai thác và phát triển thành bài tập sau:
* Đúng ghi đúng, sai ghi sai: 
 a/ 37 b/ 24 c/ 67
 + + +
 15 17 9
 42 41 76
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Phát phiếu học tập cho học sinh.
- Thu một số bài để chấm điểm.
- GV nhận xét kết quả của bài.
- Nếu HS điền đúng là các em đã hiểu bài.
- Nếu HS điền sai là các em chưa biết cách đặt tinh hoặc cộng quên không nhớ.
- Từ đó cho HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính.
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 Thúng cam có: 28 quả
 Thúng quýt có: 37 quả
 Cả hai thúng có: ... quả ?
- Tôi hướng dẫn HS phát triển thành bài toán sau:
- GV phát phiếu học tập cho HS làm.
- GV thu bài chấm điểm và nhận xét.
Bài 4: (Dòng 2).
>
<
=
 17 + 9 ... 17 + 7 16 + 8 ... 28 – 3 
- Gọi 2 HS lên bảng làm. Dưới lớp làm bảng con.
- Yêu cầu cả lớp giơ bảng; GV nhận xét.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
* củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu 1 vài HS nêu lại bảng 7 cộng với một số.
- GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những HS tích cực xây dựng bài.
+ 2 học sinh lên bảng làm.
+ HS nhận xét.
+ HS đọc bảng cộng.
+ 7 + 3 = 7 + 4 =
 7 + 5 = 7 + 6 =
 7 + 7 = 7 + 8 =
 7 + 9 = 7 + 10 =
 5 + 7 = 6 + 7 =
 8 + 7 = 9 + 7 =
+ Một HS đọc đề bài.
+ Hs chú ý theo dõi.
+ HS làm vào phiếu học tập.
+ Một vài HS nêu cách đặt tính.
+ HS khai thác và phát triển thành bài toán:
“ Thúng cam có 28 quả, thúng quýt có 37 quả. hỏi cả hai thúng có bao nhiêu quả ?”.
+ HS thực hành làm.
+ Dưới lớp làm vào bảng con. 17 + 9 > 17 + 7
 16 + 8 > 28 – 3 
+ 2 HS nhận xét.
PHIẾU HỌC TẬP
DẠY TIẾT: 25.
Bài 4: Học sinh khai thác phát triển thành bài tập sau:
 Em 7 tuổi, em ít hơn anh 5 tuổi. Hỏi anh bao nhiêu tuổi ?.
Giải
........................................................................
........................................................................
........................................................................
PHIẾU HỌC TẬP
DẠY TIẾT: 28.
 B ài 2: Đúng ghi đúng, sai ghi sai: 
 a/ 37 b/ 24 c/ 67
 + + +
 15 17 9
 42 41 76
B ài 3: HS khai th ác ph át tri ển th ành b ài t ập sau:
 Thúng cam có 28 quả, thúng quýt có 37 quả. hỏi cả hai thúng có bao nhiêu quả ?.
Giải
........................................................................
........................................................................
........................................................................
III/ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM:
BÀI KIỂM TRA CUỐI GIỜ THỰC NGHIỆM
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1:
Thời gian: 10 phút
A. MỤC TIÊU:
- Củng cố về phép cộng 7 cộng với một số.
- Biết tìm số hạng tổng chưa biết.
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn.
B. ĐỀ BÀI:
 Bài 1: 7 7 7 7
 + + + +
 5 8 7 9
 Bài 2:
 Năm nay anh 7 tuổi, anh nhiều hơn em 6 tuổi. Hỏi năm nay anh bao nhiêu tuổi ?.
C. BIỂU ĐIỂM:
Bài 1: ( 4 điểm ).
- Mỗi ý đúng 1 điểm.
Bài 2: ( 6 điểm ).
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2:
Thời gian: 10 phút
A. MỤC TIÊU:
 - Biết biểu thị tình huống trong các phép toán trắc nghiệm.
- Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng.
B. ĐỀ BÀI:
 Bài 1: Đúng ghi đúng (Đ), sai ghi sai (S): 
 a/ 47 b/ 29 c/ 57
 + + +
 18 17 5
 45 46 63
 Bài2: Giải bài toán theo tóm tắt:
 Lớp An có: 29 học sinh
 Lớp hà có: 35 học sinh
 Cả hai lớp có: ... học sinh ?.
C, BIỂU ĐIỂM:
 Bài 1: ( 4,5 điểm ).
 - Mỗi ý trả lời đúng 1,5 điểm.
 Bài 2: ( 5 điểm ).
BẢNG KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Lớp
Sĩ số
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2A
T1
28
14
50
11
39,2
3
10,7
0
0
2A
T2
28
13
46,4
14
50
1
3,6
0
0
KẾT LUẬN
I. NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA CHO BẢN THÂN VÀ ĐỒNG NGHIỆP SAU QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM ĐỀ TÀI:
Để đạt được kết quả cao trong quá trình dạy học môn toán thì ngoài giúp học sinh tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới, giáo viên còn phải biết thiết kế hệ thống bài tập sẵn có để củng cố kiến thức cho học sinh khắc sâu hơn kiến thức mới chiếm lĩnh. Ngoài ra còn giúp học sinh phát hiện một số tính chất quan trọng của phép tính, mặc dù chưa yêu cầu gọi tên tính chất. Như vậy xuất phát từ các bài toán đã cho trong sách giáo khoa, giáo viên có thể khai thác thiết kế, phát triển thành những bài tập mới mà không vi phạm đến giảm tải cho học sinh Tiểu học. Giáo viên căn cứ vào mục tiêu của bài học, vào các đối tượng của học sinh để khai thác phát triển các bài toán sao cho phù hợp với mục tiêu của bài, vừa sức với đối tượng học sinh.
1/ Muốn có kết quả cao trong việc dạy học môn toán thì ngoài yêu cầu chung giáo viên còn chú ý đến các vấn đề sau:
2/ Nắm vững đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học là sự tò mò ham hiểu biết. Từ đó lựa chọn cách khai thác hợp lý để học sinh hiểu và biết cách vận dụng kiến thức đã học vào học toán và giải toán.
3/ Nắm vững mục tiêu cơ bản của từng bài tập, ý đồ của từng bài tập mà người biên soạn chương trình đưa ra để khai thác. Lựa chọn các khai thác với trình độ học sinh và các chương trình cơ bản của từng lớp. Đối với học sinh có cách khai thác phù hợp để đạt yêu cầu chung. Đối với học sinh khá giỏi cần phát triển bài tập ở mức độ cao hơn.
4/ Tổ chức tiết học sao cho mọi người đều được hoạt động một cách tích cực. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học để thu hút nhiều học sinh vào giải hệ thống các bài tập đã khai thác.
5/ Để việc dạy bài toán đảm bảo tính khoa học, tính chính xác, tính sư phạm và phát huy tính chủ động, giáo viên phải không ngừng học và nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Từ đó phát hiện rút ra một số cách khai thác và phát triển các bài tập trong sách giáo khoa để bồi dưỡng năng lực tư duy cho các em.
Từ những kết quả thu được sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi mong rằng có thể tiếp tục cho hướng nghiên cứu công trình khác nhằm hoàn thhiện nội dung cũng như phương pháp phần thiết kế những bài tập trong sách giáo khoa Toán lớp 2.
II/ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:
- Việc thiết kế hệ thống các bài tập là việc rất cần thiết cho mỗi giáo viên. Để dạy Toán 2 tốt giáo viên phải có cái nhìn tổng quát veef chương trình và hiểu ý đồ của từng bài tập, xem xét có thể phát triển bài tập ở mức độ nào cho phù hợp với học sinh.
- Khi thiết kế bài tập cho học sinh phải dựa vào trình độ nhận thức của từng học sinh và nội dung kiến thức đã học.
- Giáo viên chuẩn bị bài nghiên cứu kỹ nội dung, chương trình sách giáo khoa để tìm được nội dung cần thiết.
- Khi thiết kế hệ thống bài tập giáo viên phải đưa ra các tình huống để hướng dẫn cho các em.
- Có hệ thống câu hỏi gợi mở rõ ràng, có tính kích thích hoạt động học tập.
- Tập cho học sinh làm bài bằng nhiều cách để tìm ra cách giải hay nhất.
- Giáo viên cần phải lập và biến đổi đề toán với nhiều hình thức khác nhau:
+ Lập bài toán tương tự với các bài đã giải.
+ Từ bài toán đã cho gợi ý để phát hiện ra một số tính chất quan trọng của phép toán.
Do điều kiện và thời gian, năng lực có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy em rất mong được sự góp ý của các thầy cô, các bạn đồng nghiệp để đề tài này hoàn thiện hơn vào thực tế dạy học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa – Toán 2.
( Tác giả: Đỗ Đình Hoan (chủ biên) - Nguyễn Áng - Đỗ Tiến Đạt - Đỗ Trung Hiệu – Đào Yhái Lai ).
2. Sách hướng dẫn dạy học toán lớp 2 - Tập I.
( Tác giả: Đỗ Đình Hoan (chủ biên) - Nguyễn Áng - Đỗ Tiến Đạt - Đỗ Trung Hiệu – Đào Thái Lai ).
Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Sách hướng dẫn dạy học toán lớp 2 - Tập II.
( Tác giả: Đỗ Đình Hoan (chủ biên) - Nguyễn Áng - Đỗ Tiến Đạt - Đỗ Trung Hiệu – Đào Thái Lai ).
Nhà xuất bản Giáo dục ).
4. Phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học.
( Tác giả: Đỗ Trung Hiệu - Đỗ Đình Hoan – Vũ Dương Thuỵ - Vũ Quốc Chung ).
5. Chương trình tiểu học.
( ban hành kèm theo quyết định số 43/2001/QĐ-BGD và ĐT ngày 9 tháng 11 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT ). 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Toan lop 2 2010 yen.doc