I. Đặt vấn đề
Môn Toán ở tiểu học có một vị trí rất quan trọng. Nó được dạy với một số tiết rất lớn ở các lớp 1,2,3,4,5. Sở dĩ như vậy là vì :
+ Ngôn ngữ và các kiến thức toán học là những điều rất cần thiết cho đời sống, sinh hoạt, lao động và cho việc học các môn khác, đồng thời cũng là cơ sở để học sinh học tiếp lên bậc trung học cơ sở.
+ Tư duy và phương pháp toán học rất cần thiết cho đời sống, cho học tập vì nó giúp cho học sinh :
- Biết cách đặt vấn đề, phân tích vấn đề; biết tìm cách hay nhất, gọn nhất để giải quyết vấn đề; biết kiểm tra chu đáo cách giải quyết vấn đề; phát triển khả năng phê phán, biết đánh giá các ảnh hưởng của điều kiện kết quả v.v
- Biết nhận ra cái bản chất, bỏ qua các thứ yếu; biết nghiên cứu các trường hợp chung và riêng; biết phân loại các trường hợp, không bỏ sót trường hợp nào; biết từ những vấn đề cụ thể rút ra kết luận chung, biết áp dụng kết luận chung vào những vấn đề cụ thể.
- Biết suy luận một cách ngắn gon, có căn cứ đầy đủ, chính xác nhất quán; biết trình bày, diễn đạt ý nghĩ của mình một cách ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc.
- Biết sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu một cách chính xác.
Tuy nhiên, vấn đề thực hiện giảng dạy các yếu tố về số học trong phạm vi chương trình, vẫn còn không ít học sinh yếu gặp nhiều lúng túng. Vậy làm sao để học sinh yếu tốn nắm chắc cấu tạo thập phân của số, hiểu kỹ về khái niệm hàng, nắm chắc về tên gọi, quan hệ, thứ tự của hàng? Làm sao đê học sinh nắm được cách viết số theo nguyên tắc “Giá trị mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số”? Làm sao để trẻ biết cách lập số, biết đọc và viết số đúng? Làm sao để học sinh có thể dễ dàng hiểu được khái niệm ban đầu về phép tính, ý nghĩa của từng phép tính, hiểu được một số tính chất của phép tính, từ đó hiểu các quy tắc tính, vận dụng được chúng một cách thành thạo, có được các kỹ xảo tính toán vững chắc? Làm sao để có được một giờ học toán thật tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả ?.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm : Một số giải pháp giúp học sinh yếu học tốt phần số học ở lớp 2 I. Đặt vấn đề Môn Toán ở tiểu học có một vị trí rất quan trọng. Nó được dạy với một số tiết rất lớn ở các lớp 1,2,3,4,5. Sở dĩ như vậy là vì : + Ngôn ngữ và các kiến thức toán học là những điều rất cần thiết cho đời sống, sinh hoạt, lao động và cho việc học các môn khác, đồng thời cũng là cơ sở để học sinh học tiếp lên bậc trung học cơ sở. + Tư duy và phương pháp toán học rất cần thiết cho đời sống, cho học tập vì nó giúp cho học sinh : - Biết cách đặt vấn đề, phân tích vấn đề; biết tìm cách hay nhất, gọn nhất để giải quyết vấn đề; biết kiểm tra chu đáo cách giải quyết vấn đề; phát triển khả năng phê phán, biết đánh giá các ảnh hưởng của điều kiện kết quả v.v - Biết nhận ra cái bản chất, bỏ qua các thứ yếu; biết nghiên cứu các trường hợp chung và riêng; biết phân loại các trường hợp, không bỏ sót trường hợp nào; biết từ những vấn đề cụ thể rút ra kết luận chung, biết áp dụng kết luận chung vào những vấn đề cụ thể. - Biết suy luận một cách ngắn gon, có căn cứ đầy đủ, chính xác nhất quán; biết trình bày, diễn đạt ý nghĩ của mình một cách ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc. - Biết sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu một cách chính xác. Tuy nhiên, vấn đề thực hiện giảng dạy các yếu tố về số học trong phạm vi chương trình, vẫn còn không ít học sinh yếu gặp nhiều lúng túng. Vậy làm sao để học sinh yếu tốn nắm chắc cấu tạo thập phân của số, hiểu kỹ về khái niệm hàng, nắm chắc về tên gọi, quan hệ, thứ tự của hàng? Làm sao đê học sinh nắm được cách viết số theo nguyên tắc “Giá trị mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số”? Làm sao để trẻ biết cách lập số, biết đọc và viết số đúng? Làm sao để học sinh có thể dễ dàng hiểu được khái niệm ban đầu về phép tính, ý nghĩa của từng phép tính, hiểu được một số tính chất của phép tính, từ đó hiểu các quy tắc tính, vận dụng được chúng một cách thành thạo, có được các kỹ xảo tính toán vững chắc? Làm sao để có được một giờ học toán thật tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả ?... Những câu hỏi đặt ra trên trong quá trình giảng dạy vừa qua, không ít giáo viên dù đã có nhiều cố gắng vận dụng các phương pháp tối ưu nhất, linh hoạt nhất theo khả năng và trình độ chuyên môn sư phạm của mình nhưng hiệu quả giảng dạy vẫn chưa đạt cao, học sinh tiếp thu, vận dụng những kiến thức học được để rèn kỹ năng tính toán còn rất chậm so với các trường có điều kiện ở thành thị. Chính vì vậy, muốn nâng cao chất lượng dạy - học môn Toán lớp 2 nói chung, phần số học nói riêng, mỗi giáo viên chúng ta, đặc biệt là những người đang công tác ở vùng nông thôn lại càng phải tự tìm tòi, nghiên cứu học hỏi sâu hơn về mọi mặt để có thể trang bị cho mình một số vốn chuyên sâu hơn về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp. Với những ý nghĩ trên, bản thân chọn đề tài : “Một số giải pháp giúp học sinh yếu học tốt phần số học ở lớp 2“ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học về số học cho lớp mình và cho đơn vị trường mình. II. Cơ sở lý luận 1. Nội dung dạy - học các yếu tố số học lớp 2 Chương trình và sách giáo khoa Toán 2 được phân thành hai học kỳ : Học kỳ I học bảng cộng, bảng trừ qua 10 và các phép tính cộng trừ trong phạm vi 100; Học kỳ II học bảng nhân 2, 3, 4, và bảng chia 2, 3 , 4, 5; các số và phép cộng trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000. 1.1. Học kỳ I : học về bảng cộng, bảng trừ qua 10, các phép tính cộng trừ trong phạm vi 100 (có nhớ và không nhớ) -Về bảng cộng qua 10 và phép cộng : Các nội dung này được sắp xếp và phân bố thành nhóm các bài học sau : 6 + 4 9 + 5 8 + 5 7 + 5 6 + 5 83 + 17 = 100 Bảng cộng : 4 bảng với 20 công thức 26 + 4 29 + 5 28 + 5 47 + 5 26 + 5 60 + 40 = 100 36 + 24 49 + 25 38 + 25 47 + 25 36 + 15 99 + 1 = 100 - Về bảng trừ qua 10 và phép trừ. Các nội dung này được sắp xếp và phân bố thành nhóm các bài học sau: 40 - 8 11 - 5 31 - 5 51 - 15 12 - 8 32 - 8 52 - 28 13 - 5 33 - 5 53 - 15 14 - 8 34 - 8 54 - 18 15, 16, 17, 18 trừ đi một số 55 - 8; 56 - 7; 37 - 8; 68 - 9 65 - 38; 46 - 17; 57 - 28; 78 - 29; 100 - 36; 100 - 5; 100 - 20 Bảng trừ: 8 bảng với 36 công thức 1.2. Học kì II : học về bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4, nhân 5: các bảng chia 2, chia 3, chia 4, chia 5 và học các phần bằng nhau của đơn vị ; ; ; . - Về bảng nhân. Phép nhân được xây dựng từ tổng các số hạng bằng nhau. Bảng nhân được xây dựng như sau: Chẳng hạn: 2 được lấy 1 lần 2 ´ 1 = 2 2 được lấy 3 lần 2 ´ 3 = 6 2 được lấy 10 lần 2 ´ 10 = 20 Có thể hỗ trợ bằng cách “đếm thêm 2” 2 4 6 14 20 - Về bảng chia . Phép chia được xây dựng từ phép nhân. 6 : 2 = 3 Từ một phép nhân có được hai phép chia tương ứng : 3 ´ 2 = 6 6 : 3 = 2 Bảng chia được xây dựng như sau : Chẳng hạn : 2 ´ 4 = 8 8 : 2 = 4 ; 2 ´ 6 = 12 12 : 2 = 6 - Khái niện về phân số: . Sau mỗi bảng chia n được học ngay (với n = 2 ; 3 ;4 ; 5). Cách nhận biết chủ yếu dựa vào thao tác chia hình (hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn) trên lưới ô vuông thành các phần bằng nhau, rồi lấy đi (hoặc tô màu) 1 phần. d) Số 1, số 0 trong phép nhân và phép chia . Nêu những quy tắc và quy ước quan trọng. 1 ´ 2 = 2 ; 0 ´ 2 = 0 2 ´ 1 = 2 ; 2 ´ o = 0 2 : 1 = 2 ; 0 : 2 = 0 Không có phép chia cho 0 - Nhân , chia số tròn chục. 20 ´ 2 và 40 : 2 - Khi học các bảng nhân, bảng chia, trong các bài tập cong có dạng tính giá trị của biểu thức sau : 4 ´ 3 + 8 ; 5 ´ 4 - 9 ; 0 : 4 + 6 ; 3 ´ 4 : 2 ; 6 : 3 ´ 5 ; 2 ´ 2 ´ 2 ; 4 : 2 : 1 - Sau khi học các bảng nhân, bảng chia thì học sinh được học các số trong phạm vi 1000. Nội dung được sắp xếp như sau : - Đơn vị, chục, trăm. - So sánh các số tròn trăm. - Các số tròn chục từ 110 đến 200. - Các số từ 101 đến 110. - Các số từ 111 đến 200. - Các số có ba chữ số. - So sánh các số có ba chữ số. -Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. - Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000. Một số điểm cần lưu ý: + Không nêu “cơ sở lý luận” thành nội dung bắt buộc của bài học. Tuy nhiên vẫn nhận ra được cơ sở lý luận trong tổ chức hoạt động của thầy và trò. + Khi học các bảng cộng, trừ, nhân, chia : học sinh tự tìm từng công thức nhờ việc sử dụng đồ dùng dạy học dưới sự chỉ dẫn của giáo viên. + Sau khi học các trường hợp của phép cộng và bảng cộng mới học các trường hợp của phép trừ và bảng trừ (trong phạm vi 100). + Sau khi học phép nhân và các bảng nhân 2, 3 , 4 , 5. Sau bảng chia thì học , sau bảng chia 5 thì học . + Tính giá trị biểu thức không học thành bài học, mà đưa mẫu vào phần luyện tập, thực hành (chỉ có những bài tập được thực hiện các phép tính từ trái sang phải). 2. Thực trạng việc dạy học phần số học lớp 2 của giáo viên Trường tiểu học Cây Dương 2 là một trường thuộc thị trấn Cây Dương huyện Phụng Hiệp. Trường đã đạt chuẩn trường Tiểu học ở mức độ 1 vào năm học 2006–2007. Trường quản lý 3 ấp của thị trấn Cây Dương, đường giao thông các ấp đều thuận lợi cho học sinh đi học (lộ bê tông), trường có 3 điểm. Trường có 21 lớp với số học sinh 458 học sinh Tuy thuộc địa bàn thị trấn nhưng đời sống của người dân chủ yếu là nghề nông, nên đời sống gặp nhiều khó khăn, chất lượnghọc tập của học sinh chưa cao nhất là đối với học sinh lớp 2 vẫn còn một số học sinh có học lực môn toán còn yếu. Một số giáo viên có nắm khá vững đặc trưng, phương pháp giảng dạy từng mạch kiến thức thể hiện trong chương trình. Trước khi lên lớp , ý thức soạn bài cũng như tự chuẩn bị các phương tiện dạy học của anh em từng bước có nâng lên. Nhờ vậy chất lượng giảng dạy môn Toán nói chung, các mạch kiến thức nói riêng (cụ thể là ở lớp 1, lớp 2 trong hai năm vừa qua) so với việc thực hiện giảng dạy theo chương trình CCGD có nâng lên rõ nét.. Trong tiết dạy Toán nhiều giáo viên đã biết phối hợp, vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức lớp học phù hợp với từng hoạt động giảng dạy, từng đối tượng học sinh. Điều này thật sự đã làm cho giờ học thật sự sinh động, học sinh chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động trên lớp. Giáo viên chưa thật sự đổi mới phương pháp dạy học, chưa tổ chức các hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, đa số giáo viên do năng lực, trình độ chuyên môn còn hạn chế cộng với việc bảo thủ, cứng nhắc trong giảng dạy đã khiến cho nhiều giờ học nặng nề, kém chất lượng. Khi lên lớp giáo viên thông thường chỉ dùng phương pháp (diễn giải) và một hình thức học cả lớp, có chăng nữa là cho học sinh làm việc cá nhân với những bài tập trong SGK với suy nghĩ “Cần gì xem nặng tính thực hành, vận dụng, chỉ cần cho học sinh thuộc các quy tắc, công thức và qua một vài bài làm mẫu là học sinh có thể làm được bài tập. Với lối dạy áp đặt như vậy, học sinh đa số các em đều không hứng thú làm việc, có chăng là chỉ vào em khá, giỏi của lớp . Thực tế lớp 2 mà tôi đang phụ trách, qua khảo sát đầu năm (năm học 2007 – 2008) và chất lượng giữa kỳ I năm học 2007 – 2008 chất lượng môn Tiếng Việt và Toán như sau : +Khảo sát chất lượng đầu năm: Sĩ học sinh Số hộ nghèo Số hộ chưa quan tâm Số học sinh chưa có dụng cụ học tập Số học sinh khảo sát đầu năm Môn tiếng việt Môn toán G K TB Y G K TB Y 32 5 10 5 2 4 24 2 3 4 19 6 Trước tình hình trên vấn đề đặt ra cho bản thân là tìm ra nguyên nhân học sinh học yếu và mối quan tâm của gia đình như thế nào, để tìm giải pháp khắc phục 3. Thực trạng và nguyên nhân học sinh học yếu ở lớp 2 Do các em chưa qua mẫu giáo từ đó các em chưa nắm được một số kiến thức căn bản vào lớp một (Thị trấn Cây Dương chỉ có 1 trường Mẫu giáo đặt tại thị trấn Cây Dương, còn các ấp chỉ có lớp Mẫu giáo học nhờ phòng tiểu học nhưng số trẻ đi học rất ít chỉ đạt tỷ lệ 40% số trẻ 5 tuổi) Do đời sống kinh tế gia đình khó khăn nên các em đi học không liên tục. Một số gia đình khá còn thiếu sự quan tâm đến việc học tập của con em. Do mối quan hệ của một số giáo viên với gia đình học sinh chưa chặt chẽ nên phụ huynh chưa tiếp tay giáo dục con em mình nhất là các em học yếu. Giáo viên chưa thật sự đổi mới phương pháp dạy học, chưa tổ chức các hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh thường rất kém, nguyên nhân là do các em bị mất căn bản hoặc có nhiều lổ hổng kiến thức ở cá ... i có nhiều suy nghĩ trong vấn đề này. Nhằm đảm bảo đến cuối năm học giảm dần học sinh yếu. III. Các giải pháp giúp học sinh học tốt về số học ở lớp 2 1. Cách rèn cho học sinh kỹ năng đọc, viết các số trong phạm vi 1000 Để học sinh có thể đọc, viết đúng các số có nhiều chữ số (trong phạm vi 1000), ngoài việc phải làm cho học sinh hiểu và nhớ cách đọc, viết số thì điều quan trọng nhất là các em phải nắm vững tên gọi, vị trí của các hàng và cấu tạo của các lớp (đến lớp nghìn). - Hàng thứ nhất là hàng đơn vị - Hàng thứ hai là hàng chục Lớp đơn vị - Hàng thứ ba là hàng trăm - Hàng thứ tư là hàng nghìn - Lớp nghìn - v.v Cần tạo cho các em có phản xạ nhanh và đúng trong hai trường hợp sau : + Nhìn vào số chữ của một số thì nói được tên hàng cao nhất, ví dụ : thấy số có 4 chữ số thì biết ngay hàng cao nhất ở hàng nghìn, thấy số có 3 chữ số thì biết ngay hàng cao nhất ở hàng trăm. + Ngược lại, nghe thấy tên của hàng cao nhất của một số thì phải biết ngay đó là số có mấy chữ số, ví dụ: nghe thấy đọc hàng cao nhất là trăm thì phải biết số đó có 3 chữ số; hàng cao nhất là nghìn thì phải biết số đó có 4 chữ số . Để làm được việc này, giáo viên cần quan tâm đến việc sử dụng : - Các bảng đọc, viết số dạng : LỚP NGHÌN LỚP ĐƠN VỊ Hàng trăm nghìn Hàng chục nghìn Hàng nghìn Hàng trăm Hàng chục Hàng đơn vị 6 8 3 1 0 0 0 ( Không giới thiệu hàng chục nghìn và hàng trăm nghìn ở lớp 2) - Các ngón tay để luyện tập xác định tên các hàng và vị trí các hàng trước khi dạy học sinh đọc viết các số theo lối thông thường. 2. Cách tổ chức cho học sinh học thuộc các bảng tính Ở lớp 2 học sinh cần học thuộc các loại bảng tính để khi giáo viên hỏi là phải trả lời được ngay, không suy nghĩ. Những bảng tính đó là : - Các bảng cộng, trừ (qua 10) trong phạm vi 20. - Các bảng nhân, chia trong phạm vi 100. Trong đó bảng nhân 2,3,4,5 (cữu chương) đặc biệt quan trọng. Muốn tổ chức cho học sinh học thuộc các bảng có thể dùng các cách sau : + Cho học sinh đếm thêm. Ví dụ : Muốn học sinh học thuộc bảng nhân có thừa số 3 ta cho học sinh đếm thêm 3 từ 3 đến 30 : 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21, 24, 27, 30. Các kết quả đếm thêm này chính là các tích số phải nhớ trong bảng nhân. Khi đếm thêm có thể kết hợp bật ngón tay. Chẳng hạn : đếm 3 (bật 1 ngón tay), đếm 6 (bật 1 ngón tay nữa), đếm 9 (lại bật thêm 1 ngón nữa) Sau khi đã đếm thành thạo, học sinh chỉ việc ghép các cụm từ “1 lần 3, 2 lần 3, 3 lần 3,” với các kết quả đếm thêm là được bảng nhân có thừa số 3. Đối với bảng chia 3 thì các kết quả đếm chính là các số bị chia. + Cho học sinh đọc đồng thanh nhiều lần : có thể tổ chức cho học sinh đọc xuôi cả bảng (theo dãy bàn từ trái qua phải hoặc ngược lại); đọc theo 3 mức độ to, nhỏ, thầm; đọc đồng thanh kết hợp với che, xóa các phép tính trong bảng. + Viết đi viết lại nhiều lần (kết hợp với miệng đọc thầm) các phép tính cần nhớ. + Dùng các trò chơi. Ví dụ : Từng nhóm học sinh tham gia thi đọc tiếp sức bảng nhân. 3. Để dạy một biện pháp tính Để giúp học sinh nắm và vận dụng thành thạo một biện pháp tính, cần qua hai khâu cơ bản: làm cho học sinh hiểu biện pháp tính và biết làm tính ; luyện tập để tính được đúng và thành thạo. Có thể thực hiện theo các bước sau: + Ôn lại các kiến thức, kỹ năng có liên quan : Bất kỳ biện pháp tính mới nào cũng phải dựa trên một số kiến thức kỹ năng đã biết, giáo viên cần nắn chắc rằng : để hiểu được biện pháp mới, học sinh cần biết gì, đã biết gì (cần ôn lại), điều gì là mới (trọng điểm của bài) cần dạy kỹ; nhìn trước xem các kiến thức kỹ năng cũ sẽ hỗ trợ cho kiến thức thức kỹ năng mới hay ngược lại dễ gây lầm lẫn cần giúp phân biệt. Trên cơ sở đó, phần đầu giáo viên nên ôn lại các kiến thức có liên quan, bằng các phương pháp như : hỏi đáp miệng, làm bài tập, sửa bài tập về nhà (để chuẩn bị cho bài mới) v.v Chẳng hạn, từ chia miệng chuyển sang chia viết thìo cái mới là bước thử lại (sau khi chia từng hàng đơn vị) bằng cách nhân lại và trừ, là cách đặt tính và cách viết thương. Do đó, cần ôn quan hệ giữa nhân và chia bằng hỏi đáp; hoặc ra bài tập : cho làm phép tính chia miệng để chuyển sang chia viết. + Giảng biện pháp tính mới: Mỗi biện pháp tính, trong hệ thống các biện pháp, đều được dựa trên một số kiến thức kỹ năng cũ, nếu được hướng dẫn tốt học sinh có thể hoàn toàn “tự tìm thấy” biện pháp. Ở đây cần kết hợp khéo léo giữa các phương pháp giảng giải, hỏi đáp (trong đó có cả bút đàm), trực quan (trong đó có cả kiểu trò làm, thầy xem) để lưu ý học sinh vào được điểm mới, điểm khó, điểm trọng tâm. Điều quan trọng là trình bày trên một mâũy điển hình, trình bày làm sao nêu bật được nội dung cơ bản của biện pháp tính, hình thức trình bày đẹp. + Luyện tập rèn kỹ xảo Sau khi hiểu cách làm, HS cần lặp đi lặp lại động tác tương tự. Phương pháp chủ yếu lúc này là HS làm bài tập. Điều quan trọng là bài tập cần có hệ thống, bài đầu y hệt mẫu, các bài sau nâng dần độ phức tạp. Nếu biện pháp tính bao gồm nhiều kỹ năng, có thể huấn luyện từng kỹ năng bộ phận. Trong khi luyện tập làm tính nên yêu cầu các em “tay làm, miệng nhẩm”. Chẳng hạn khi HS lớp 2 thực hiện phép trừ : 47 25 72 Ta cho học sinh tay viết, miệng nói như sau : * 7 + 5 = 12 , viết 2 nhớ 1 * 4 + 2 = 6 thêm 1 bằng 7 viết 7 Cần kiểm tra và uốn nắn kịp thời, đi sát các em, nhất là HS yếu, giảng lại những chỗ các em còn chưa biết. + Vận dụng và củng cố : Cách củng cố tốt nhất, không phải là yêu cầu nhắc lại biện pháp bằng lời, mà tạo điều kiện để học sinh vận dụng biện pháp. Thông thường là qua giải toán, để học sinh độc lập chọn phép tính và làm tính. Lúc này không nên cho những bài toán quá phức tạp, mà chỉ nên chọn bài toán đơn giản dùng đến phép tính vừa học. Việc ôn luyện, củng cố những biện pháp tính khác sẽ làm trong giờ luyện tập ôn tập. Khi củng cố, có thể kết hợp kiểm tra trình độ hiểu quy tắc : - Nếu HS thực hành đúng, diễn đạt được cách làm với lời lẽ khái quát, giải thích được cơ sở lý luận là biểu hiện nắm biện pháp ở trình độ cao. - Nếu học sinh thực hành đúng, nói được các bước làm ví dụ cụ thể : coi như đạt yêu cầu. - Nếu chỉ “thuộc lòng” quy tắc mà không lam tính được, coi như chưa đạt yêu cầu, giáo viên phải tập trung giúp đỡ nhiều hơn các em này. IV. Kết luận, bài học kinh nghiệm, ý kiến đề xuất 1. Kết luận Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán là một quá trình lâu dài, vì vậy trong quá trình giảng dạy, là giáo viên, chúng ta phải không ngừng kiên trì, phấn đấu không ngừng, tránh nôn nóng. Phải biết tự học, tự rèn thông qua việc đọc sách bào, các tài liệu có liên quan đến chuyên môn; thông qua việc dự giờ, thăm lớp, phải biết lắng nghe những góp ý chân tình của đồng nghiệp, tránh bảo thủ. Trong từng mạch kiến thức, cần chú trong việc luyện tập thực hành là chính. Cần biết trân trọng ý kiến học sinh, dùng nhiều hình thức khích lệ, biểu dương để động viên tinh thần học tập của mọi đối tượng. Không làm thay, nói thay học sinh. Giao lưu với học sinh ở mức độ vừa phải, lượng nói của giáo viên trên lớp nên vừa phải, chỉ nên nói những lúc thật cần thiết như giới thiệu bài, những vấn đề cần kết luận, khắc sâu, khi giao việc, hướng dẫn luyện tập thực hành, lúc củng cố nêu hoạt động tiếp nối. Cần tổ chức cho lớp tham gia trò chơi học toán để tạo sự hứng thú học tập ở các em. Với những giải pháp nêu trên đến cuối năm học lớp tôi đã có nhiều tiến bộ vượt bậc như sau : -Kết quả chất lượng môn toán ở cuối học kỳ II như sau Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 32 18 56,25% 12 37,5% 2 6,25% 2. Bài học kinh nghiệm 2.1. Vận dụng thực hiện trong các giờ dạy toán Việc dạy của giáo viên phải làm cho học sinh được hoạt động học tập thực sự để từng em đều đạt kết quả tốt. Phương châm của giáo viên là “Thầy giảng rõ, gọn với thời gian ít nhất để trò được hoạt động nhiều nhất với bài học”.Thời lượng nói của mỗi giáo viên chúng ta trong một giờ lên lớp nói chung chỉ cần từ 35 đến 40%. Chúng ta nói khi giới thiệu bài, khi giao việc, khi muốn cần nhấn mạnh hoặc kết luận một vấn đề trọng tâm có liên quan đên kiến thức hay rèn kỹ năng tính toán và nói khi củng cố, nêu các hoạt động tiếp nối.Lời nói của giáo viên chúng ta phải nhẹ nhàng, thu hút mọi đối tượng của lớp. Đối với giờ học Toán, hầu hết thời gian để học sinh được làm các phép tính, giải các bài toán, qua đó nắm được kiến thức, rèn được kỹ năng. Vấn đề dạy học sao cho tất cả học sinh của lớp đều làm việc, nhất là ở khâu thực hành, luyện tập, mỗi giáo viên chúng ta nên bám sát nguyên tắc : “Dạy học thông qua các hoạt động bằng tay” của bản thân từng học sinh. Nguyên tắc này được hiểu ở chỗ : Học sinh muốn biết làm nột việc gì thì phải tự tay mình làm việc đó, thầy chỉ có thể hướng dẫn hoặc làm mẫu cho xem để học sinh bắt chước chứ dứt khoát không làm hộ trò, không để xảy ra tình trạng thầy vừa nói vừa làm, còn trò thì chỉ có nghe và giương mắt nhìn. 2.2. Tôn trọng học sinh Giáo viên cần dạy cho từng học sinh theo hướng tôn trọng sự khác biệt về cá nhân của từng em, tránh kiểu dạy “đồng loạt”, cho mọi học sinh cùng làm một bài trong cùng một khoảng thời gian như nhau. Có thể thể cho cùng một bài tập, nhưng có yêu câu cao thấp khác nhau, em nào đạt yêu cầu cao sẽ được khen là giỏi, em nào đạt mức yêu cầu, dù còn thấp cũng là khá. Cũng có thể ra cùng một lúc vài bài tập, từ dễ đến khó, em nào làm được nhiều bài hơn là đạt kết quả khá hơn. (Sử dụng “phiếu bài tập” sẽ thực hiện được yêu cầu này.) 2.3. Kết hợp nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Vận dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng hoạt đông trong một tiết dạy, nhằm làm cho lớp học sinh động, học sinh tham gia vào bài học bằng nhiều cách, với nhiều mức độ khác nhau. Ví dụ : - Giáo viên nêu vấn đề; học sinh suy nghĩ, trả lời, giáo viên kết luận. - Học sinh quan sát tranh ảnh, ví dụ mẫu, bài giải mẫu, nhận xét mẫu, làm theo mẫu. - Học sinh nêu thắc mắc, tự tìm ra cách giải, nhận xét cách trả lời của bạn bè trong lớp. 3. Đề tài cho năm sau Các giải pháp giúp học sinh học tốt hình học ở lớp 2 Ý kiến của Hội đồng khoa học Cây Dương, ngày tháng 11 năm 2008 trường TH Cây Dương 2 Người thực hiện Huỳnh Thị Ngọc Mai
Tài liệu đính kèm: