Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải nghĩa từ trong dạy tập đọc lớp 2

Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải nghĩa từ trong dạy tập đọc lớp 2

Từ có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ , từ là đơn vị cơ bản, đơn vị trung tâm ngôn ngữ. Muốn sử dụng từ đạt hiệu quả cao trong giao tiếp chúng ta cần hiểu được nghĩa của từ đó. Càng hiểu nghĩa của từ bao nhiêu thì khả năng lựa chọn từ càng lớn, càng chính xác, sự trình bày tư tưởng, tình cảm càng rõ ràng, đặc sắc với nhau Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ là rèn cho học sinh có kỉ năng nghe, nói , cung cấp, mở rộng làm giàu vốn từ , phát triển tư duy sáng tạo, nâng cao sự hiểu biết .cho học sinh về cuộc sống. Vốn từ phong phú là yếu tố quan trọng để giúp học sinh có thể tham gia các hoạt động giao tiếp ngôn từ một cách có hiệu quả. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường là đào tạo con người phát triển toàn diện, hoàn thiện năng lực ngôn ngữ cho học sinh, bao gồm cả việc làm giàu vốn từ tiếng mẹ đẻ cho các em. Để làm giàu vốn từ cho học sinh, trước hết giáo viên phải tìm hiểu các khả năng tiếp nhận từ ngữ của mỗi học sinh, vì vậy giáo viên cần phải lựa chọn cách giải nghĩa từ cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp 2 làm thế nào để học sinh dễ tiếp nhận được nghĩa của từ, hiểu được nghĩa của chúng và vận dung chúng như thế nào.

 

doc 9 trang Người đăng duongtran Lượt xem 3527Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải nghĩa từ trong dạy tập đọc lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề
Từ có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ , từ là đơn vị cơ bản, đơn vị trung tâm ngôn ngữ. Muốn sử dụng từ đạt hiệu quả cao trong giao tiếp chúng ta cần hiểu được nghĩa của từ đó. Càng hiểu nghĩa của từ bao nhiêu thì khả năng lựa chọn từ càng lớn, càng chính xác, sự trình bày tư tưởng, tình cảm càng rõ ràng, đặc sắc với nhau Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ là rèn cho học sinh có kỉ năng nghe, nói , cung cấp, mở rộng làm giàu vốn từ , phát triển tư duy sáng tạo, nâng cao sự hiểu biết .cho học sinh về cuộc sống. Vốn từ phong phú là yếu tố quan trọng để giúp học sinh có thể tham gia các hoạt động giao tiếp ngôn từ một cách có hiệu quả. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường là đào tạo con người phát triển toàn diện, hoàn thiện năng lực ngôn ngữ cho học sinh, bao gồm cả việc làm giàu vốn từ tiếng mẹ đẻ cho các em. Để làm giàu vốn từ cho học sinh, trước hết giáo viên phải tìm hiểu các khả năng tiếp nhận từ ngữ của mỗi học sinh, vì vậy giáo viên cần phải lựa chọn cách giải nghĩa từ cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp 2 làm thế nào để học sinh dễ tiếp nhận được nghĩa của từ, hiểu được nghĩa của chúng và vận dung chúng như thế nào.
Hiểu từ là bước để học sinh hiểu câu. Hiểu câu là bước để học sinh hiểu ý của đoạn. Hiểu đoạn là bước để học sinh hiểu toàn văn bản. Do vậy hiểu từ là bước quan trọng trong dạy đọc hiểu.
1.Cơ sở lí luận :
Học sinh tiểu học đặc biệt học sinh các lớp đầu cấp - lứa tuổi mang đặc điểm tâm sinh lý khá đặc biệt: non nớt, ngây thơ, hồn nhiên, ít chú ý, lắm tò mò, dễ phân tán, thích học hỏi và cái gì đối với các em cũng kì lạ, cũng thoáng qua. Tại sao lại thế? Vì các em còn bé, vốn sống chưa nhiều kinh nghiệm sống còn ít, vốn từ chưa nhiều, phạm vi giao tiếp hẹp , tư duy của các em còn mang tính hình tượng - cụ thể, vốn hiểu biết còn quá ít ỏi. vì vậy, mà việc hiểu nghĩa của từ còn phiến diện, thâm chí sai lệch, diễn đạt một vấn đề hay trình bày một câu, một đoạn văn rất lúng túng.Chính vì thế việc giải nghĩa từ đối với học sinh lớp 2 là một vấn đề khó, phức tạp, mang tính trừu tượng, nhất là các từ ngữ thuộc chủ đề xa lạ. 
2. Cơ sở thực tiễn:
trong thực tế, khi dạy các tiết dạy tập đọc ở tiểu học nói chung, lớp 2 nói riêng, một số giáo viên hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ bằng cách để học sinh đọc chú giải sách giáo khoa, hoặc giáo viên giải nghĩa mơ hồ, chung chung không đưa các từ đó vào văn cảnh, giải nghĩa từ mang tính áp đặt theo kiểu giải nghĩa từ điển; đồ dùng dạy học như tranh ảnh, vật thật con ít ỏi khi hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ. nếu làm như vậy chỉ mới giúp học sinh nhận biết được từ chứ chưa thực sự hiểu nó.Vì vậy giáo viên cần phải xác định hiểu nghĩa của từ không phải là nghe, tiếp nhận, nhìn sách rồi nhắc lại. Mà hiểu có nghĩa là tự mình giải thích được từ ấy, rồi có thể vận dụng từ mình giải thích vào trong văn bản đọc. Về lâu về dài, việc hiểu rõ ràng các từ như thế giúp học sinh có thể sử dụng thích hợp ở ngữ cảnh khác.
B. GiảI quyết vấn đề
Xác định từ cần giải nghĩa trong mỗi bài đọc:
Đối với các văn bản đọc trong sách Tiếng Việt 2 có phần chú giải nghĩa của những từ ngữ khó với học sinh lớp 2. nhưng không phải các từ ngữ khó cần giải nghĩa nào cũng có ở chú giải trong sách giáo khoa .
VD: Bài Bím tóc đuôi sam (tuần 4), đã chú giải 5 từ ngữ khó ( tết,bím tóc đuôi sam, loạng choạng, ngượng nghịu, phê bình). Tuy thế vẫn có thể kể thêm một số từ nữa, ví như : nơ, ngã phịch, đùa dai, đối xử cũng vào diện từ khó nghĩa với học sinh lớp 2, lại gắn với chủ đề bài văn chưa được chú giải. Hoặc bài Trên chiếc bè (tuần 4), mới chú giải 5 từ, còn các từ say ngắm, gọng vó, mắt lồi, săn sắt, cá thầu dầu cũng không phải là đễ với học sinh lớp 2Vì mỗi văn bản đọc, giáo viên phải xác định, lựa chọn những từ ngữ nào cần phải tìm hiểu nghĩa. Thường ở các bài đọc các từ cần tìm hiểu nghĩa đó là:
	- Từ ngữ khó đối với học sinh được chú giải sau bài đọc.
	- Từ ngữ phổ thông mà học sinh địa phương chưa quen.
	- Từ ngữ đóng vai trò quan trọng để giúp người đọc hiểu được nội dung bài.
	VD: -	Trong bài Có công mài sắt, có ngày nên kim gồm các từ : ngáp ngắn, ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết, ôn tồn, thành tài.
	- Từ cá chuối trong bài Mít làm thơ
	- Từ đoàn kết trong bài Câu chuyện bó đũa
ở mỗi vă bản đọc giáo viên cần lựa chọn 5 – 7 từ cần giải nghĩa. Đó có thể là các từ ở chú thích , có thể các từ giáo viên tìm thêm ở bài đọc nhưng không quá nhiều vì học sinh khó ghi nhớ và làm loảng nội dung bài học.
2.Chọn thời điểm thích hợp để giải nghĩa từ:
Để học sinh nắm được nghĩa của từ có hiệu quả thì người giáo viên phải biết chọn thời điểm giải nghĩa từ một cách hợp lí trong tiết dạy tập đọc chứ không nhất thiết giải nghĩa từ trong luyện đọc câu.
 	Phần chú giải nên cho học sinh đọc thầm và đọc và đọc trong nhóm là hợp lý. Khi học sinh đọc nối tiếp nhau là lúc giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp phần chú giải để hiểu nghĩa từ khó trong bài. Thời điểm này có thể có các tình huống học sinh đọc chú giải nhưng chưa hiểu hết nghĩa của từ hoặc có thêm thắc mắc. Giáo viên cần tận dụng cơ hội này để giảng kỹ thêm nghĩa của từ học sinh chưa hiểu hoặc mở rộng thêm tờ cho học sinh . Ví dụ: Đọc chú giải bài Trên chiếc bè có học sinh thắc mắc : “ Em chưa thấy bèo sen, chỉ mới biết bèo cái thôi ạ.”Nếu giáo viên không chuẩn bị trước đồ dùng dạy học( tranh ảnh cây bèo sen hoặc cây bèo sen thật) hoặc trang bị cho mình một vốn từ liên quan đến chú giải, chắc chắn sẽ lúng túng trước những câu hỏi hồn nhiên ấy của học sinh.
Sau khi học sinh đọc nối tiếp trong nhóm sẽ đến hoạt động đọc thành tiếng trước lớp. Đây là lúc giáo viên vừa luyện cách đọc câu dài, vừa giảng từ mới. Giáo viên có thể hỏi học sinh nghĩa những từ có trong chú giải. Nếu học sinh chưa nắm vững mới phải giảng thêm. Đến bước tìm hiểu nội dung bài , khi học sinh đọc thầm từng đoạn để nắm nội dung, trả lời câu hỏi, giáo viên vẫn có thời cơ để kiểm tra, củng cố nghĩa của từ nếu cần. Cách kiểm tra có thể là yêu cầu học sinh nghĩa một từ nào đó trong chú giải, Tìm từ đồng nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa, tìm từ trái nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa hoặc đặt câu với từ ấy. Và chính ở bước này, những từ ngữ khác chưa có mặt trong chú giải, nhưng giáo viên thấy cần thiết phải giảng học sinh của mình, giáo viên kết hợp giải thích nghĩa những từ ấy cùng với việc giảng nội dung từng đoạn văn bản.
	Ví dụ: Với bài Bím tóc đuôi sam, sau khi tổ chức học sinh trả lời câu hỏi 1(Các bạn gái khen Hà thế nào?), Giáo viên có thể giảng thêm từ nơ nêu học sinh chưa biết cái nơ là gì. Khi học sinh trả lời câu hỏi 2( Vì sao Hà khóc ?), giáo viên kết hợp giảng từ đùa dai. Đến câu hỏi cuối cùng , nên giải nghĩa từ đối xử.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ như thế nào để học sinh hứng thú khi giải nghĩa, giải nghĩa khá chính xác với ngữ cảnh, nắm được nghĩa của từ, nội dung bài hoc .
3.Các biện pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ:
	Để giúp học sinh nắm nghĩa của từ một cách chủ động, tích cực ngoài việc giáo viên cần xác định được các từ cần giải nghĩa, chọn thời điểm thích hợp để giải nghĩa từ thì người giáo viên cần nắm được nghĩa của từ đó , biết giải nghĩa từ phù hợp với mục đích, nội dung bài học, phù hợp với đối tượng học sinh.Khi giải nghĩa một từ cụ thể cần khai thác những hiểu biết sẵn có của học sinh để học sinh chủ động nắm nghĩa của từ mặt khác để kích thích sự tìm tòi , suy nghĩ tạo không khí sôi nổi trong học tập của học sinh. Nếu học sinh chưa thực sự hiểu giáo viên có thể gợi ý, học sinh nói lên quan điểm của mình, sau đó giáo viên kết luận đúng( hoặc sai)
 	VD: Khi giải nghĩa từ đẹp mê hồn trong bài Bông hoa Niềm Vui tôi cho học sinh tự giải nghĩa theo sự hiểu biết của mình sau đó giáo viên kết luận.
Hoặc từ Chiếc bút mực trong bài chiếc bút mực giáo viên cho học sinh quan sát chiếc bút mực học sinh nói lên suy nghĩ của mình có thể là bút mực là bút viết bằng mực; bút em viết là chiếc bút mực( học sinh đó viết bút mực).Với cách giải nghĩa này tôi vẫn chấp nhận là các em bắt đầu hiểu.Tuy nhiên để các em hiểu rõ hơn giáo viên có thể giải thích thêm về đặc điểm và cách sử dụng bút. Còn đối với những từ ngữ xa lạ, trừu tượng không có trong chú giải tôi đã áp dụng các biện pháp giải nghĩa sau:
a, Giải nghĩa từ bằng trực quan:
	Đối với các từ thực giáo viên có thể dùng tranh ảnh, vật thật, mô hình, phim để giải nghĩa từ hoặc hỗ trợ cho việc giải nghĩa từ. Biện pháp này phù hợp với đặc điểm tư duy của học sinh “ từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng “ giúp học sinh dễ hiểu, nắm nghĩa của từ một cách chắc chắn. Tuy nhiên không nên lạm dụng vào đồ dùng mà phải đảm bảo nghiêm ngặt các yêu cầu khi sử dụng đồ dùng dạy học , tránh làm học sinh hiểu mơ hồ, sai lệch về từ đó.
	VD: - Khi giải nghĩa các từ: xoài cát, xoài tượng trong bài Cây xoài của ông em, giáo viên cho học sinh quan sát, tiếp xúc ( sờ, nắm, ngửi) hai quả xoài cát và xoài tượng để học sinh hiểu và tự chiếm lĩnh nghĩa của từ vừa gây hứng thú cho học sinh.
	Khi giải nghĩa các từ ngữ thuộc chủ đề Chim chóc, muông thú tôi đã sử dụng tranh ảnh, phim để giải nghĩa một số từ như: chim đại bàng, chim thiên nga, sư tử, gấu trắng, voi.Đặc biệt hiện nay một số tiết tôi đã sử dụng giáo án điện tử Power point nên giải nghĩa từ bằng cách cho học sinh quan sát một số hình ảnh trong phim với cách giải nghĩa này học sinh học sinh rất hứng thú và nhanh chóng nắm được nghĩa của từ, học sinh ghi nhớ tốt. 
b, Đặt câu với từ cần giải nghĩa:
 	Những từ cần yêu cầu học sinh đặt câu để nắm nghĩa của từ , thì hầu hết đó là các từ có liên quan đến trạng thài tinh thần, cảm xúc, hoạt động, màu sắc,
VD: Giải nghĩa từ toả hương giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ toả hương- Hoa nhài toả hương thơm ngát.
Đặt câu với từ cần giải nghĩa phải phù hợp với ngữ cảnh. Đối với những từ trừu tượng giáo viên có thể giải nghĩa sau đó yêu cầu học sinh đặt câu để kiểm tra mức độ hiểu biết của học sinh.
VD: Giải nghĩa từ đầm ấm giáo viên giải nghĩa ( cảnh mọi người trong nhà ) gần gũi thương yêu nhau. Sau đó yêu cầu học sinh đặt câu với từ đầm ấm- Gia đình em sống đầm ấm bên nhau.
c, Tìm từ đồng nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa:
Khi tìm từ đồng nghĩa thay thế cho từ cần giải nghĩa thì khi thay vào từ đó không làm thay đổi nội dung cơ bản của ngữ cảnh. Một từ có thể có một hay nhiều từ đồng nghĩa. khi yêu cầu học sinh tìm từ đồng nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa thì giáo viên cần cho học sinh hiểu nghĩa của từ cần tìm, sau đó mới tìm từ đồng nghĩa với từ đó. 
VD: Khi giải nghĩa từ bội bạc là xử tệ với người đẫ cứu giúp mình.Thay từ bội bạc bằng từ phản bội , phản tắc, tệ bạc, bội nghĩa ,
d, tìm từ trái nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa
từ trái nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa thì cả hai phải cùng có khả năng xuất hiện trong cùng một ngữ cảnh. Trước khi tìm từ trái nghĩa thì giáo viên giải nghĩa từ đó hoặc cho học sinh nhắc lại nghĩa của từ cần giải nghĩa.
VD: Tìm từ trái nghĩa với từ khoan thai thì giáo viên giải nghĩa từ khoan thai là thong thả, không vội vàng, học sinh tìm từ trái nghĩa với từ khoan thai
g, Miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa :
	Đối với những từ ngữ này khi giải nghĩa giáo viên dùng lời nói để miêu tả sự vật , đặc điểm sự vật để học sinh hiểu.
VD: Phù sa là đất, cát nhỏ mịn cuốn trôi theo dòng sông hoặc lắng đọng lại hai bên bớ sông, bãi bồi.
	Ngoài ra có một số từ thể hiện động tác như từ loạng choạng, hích vai, thập thò, ngã phịch.hay tính từ thể hiện một số trạng thái mà học sinh khó hình dung như ngập ngừng , nhẹ nhõm,giáo viên có thể dùng động tác, cử chỉ, cách biểu hiện của giọng nói, lời nói, để thể hiện ý nghĩa của chúng.
	Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ, giáo viên có thể yêu cầu học sinh sử dụng một hay cùng một lúc ba bốn, hoặc năm kỉ thuật trên.
VD: Để học sinh hiểu từ lom khom – dáng vẻ của người già yếu. Giáo viên có thể vừa cho học sinh xem tranh, vừa miêu tả dáng vẻ của một người già yếu đang đứng lưng còng xuống vừa tìm từ đồng nghĩa ( lom khom, lòm còm, còng còng), từ trái nghĩa ( hùng dũng, hiên ngang) vừa đặt câu để kiểm tra củng cố hiểu biết của các em.Tuy nhiên sử dụng cách giải nghĩa nào đi chăng nữa thì cũng phải gắn từ đó với ngữ cảnh và nội dung bài đọc.
4.Kết quả thu được :
Qua quá trình dạy học, tôi thấy học sinh giải nghĩa từ có chuyển biến rõ nét, các đồng nghiệp khi dự giờ tập đọc cũng đánh giá lớp có ý thức xây dựng bài tốt, nắm được nghĩa của từ.Trong năm học 2008- 2009 lớp 2A do tôi chủ nhiệm có 38 học sinh chất lượng khảo sát đạt như sau:
Các mức độ
 nắm nghĩa
Các giai đoạn
Tốt
Tỷ lệ
(%)
Khá
Tỷ lệ (%)
TB
Tỷ lệ
(%)
Yếu
Tỷ lệ 
(%)
Đầu năm
5
13
15
40
16
42
2
5
Giữa kì I
10
26
17
45
10
26
1
3
Cuối kì I
16
42
14
37
8
21
0
0
Giữa kì II
20
52.5
12
31.5
6
16
0
0
Cuối năm
24
63
12
32
2
5
0
0
5.Bài học kinh nghiệm:
	- Trong soạn bài giáo viên cần chọn lọc các từ ngữ cần thiết phải giải nghĩa, nhưng không quá nhiều. Lựa chọn thời điểm giải nghĩa từ phù hợp với tiến trình bài dạy
	- Giáo viên cần tổ chức hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ dưới nhiều hình thức để học sinh tự tìm ra ngiã của từ. Nếu học sinh nào chưa hiểu, giáo viên giải thích riêng cho học sinh đó hoặc tạo điều kiện để học sinh khác giúp đỡ, không nhất thiết phải đưa ra giải thích chung cho cả lớp .
	- Hướng dẫn học sinh giải nghĩa phải gắn nghĩa của từ ấy với văn bản đọc ( câu, đoạn) chứa từ ấy. Lượng từ cần giải nghĩa không quá nhiều. Luôn xem việc hiểu từ là phương tiện để giúp học sinh hiểu văn bản đọc. Tạo điều kiện cho học sinh tự khám phá bằng cách nhìn nhận và vận dụng lại kinh nghiệm của mình .
	- từ ngữ được giải nghĩa chủ yếu là nghĩa văn cảnh, diễn đạt dễ hiểu, tránh dùng từ khó này để giải nghĩa từ khó kia. Giải nghĩa chỉ giới hạn trong phạm vi nghĩa của bài đọc, không mở rộng ra những nghĩa khác, nhất là những nghĩa xa lạ với học sinh lớp 2.
	- Động viên khuyến khích kịp thời khi học sinh giải nghĩa đúng, giải nghĩa hayđặc biệt là những học sinh rụt rè chưa mạnh dạn.
C. Kết luận:
	Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ không chỉ giúp học sinh hiểu đúng nghĩa của từ mà qua đó hiểu được nội dung câu, đoạn văn và bài đọc. Giải nghĩa từ còn nhằm cho các em biết lựa chọn trong một lượng từ ngữ nhất định- một từ, một ngữ, phản ánh cô đọng hàm xúc, chính xác một tình huống, một hoàn cảnh, một tính cách, một tâm trạng,Cách đó sẽ hình thành cho trẻ ngay từ nhỏ có thói quen cân nhắc, thận trọng, nghiêm túc và có ý thức sử dụng ngôn ngữ trong học tập, giao tiếp, nói năng,Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ nhằm trau dồi vốn tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống. Nếu như trong quá trình dạy tập đọc giáo viên không lưu ý việc hướng dẫn giải nghĩa từ cho học sinh thì vốn từ của học sinh không những không được làm giàu thêm mà còn giảm thiểu đáng kể.
	Trên đây là một số biện pháp giải nghĩa từ mà bản thân áp dụng có hiệu quả thiết thực trong dạy tập đọc cho học sinh lớp 2..Rất mong sự góp ý chân thành của quý thầy cô.
Hà Tĩnh ngày 20 tháng 4 năm 2009	

Tài liệu đính kèm:

  • docMot so bien phap giai nghia tu lop 2.doc