Đề tài Kinh nghiệm dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5B – Trường tiểu học Thuận An về kiểu bài “Mở rộng vốn từ"

Đề tài Kinh nghiệm dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5B – Trường tiểu học Thuận An về kiểu bài “Mở rộng vốn từ"

Từ có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ, từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ, vai trò của từ trong hệ thống ngôn ngữ qui định tầm quan trọng của việc dạy luyện từ và câu ở tiểu học. Không có một vốn từ đầy đủ thì không thể nắm ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp. Việc học Luyện từ và câu ở tiểu học sẽ tạo cho học sinh năng lực từ ngữ, giúp học sinh nắm tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện để học tập tiếp theo và phát triển toàn diện. Vốn từ của học sinh càng giàu bao nhiêu thì khả năng lựa chọn từ càng lớn, càng chính xác sự trình bày tư tưởng, tình cảm càng rõ ràng, đặc sắc bấy nhiêu.

 

doc 14 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1478Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Kinh nghiệm dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5B – Trường tiểu học Thuận An về kiểu bài “Mở rộng vốn từ"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU.
1/- Lý do chọn đề tài:
Từ có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ, từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ, vai trò của từ trong hệ thống ngôn ngữ qui định tầm quan trọng của việc dạy luyện từ và câu ở tiểu học. Không có một vốn từ đầy đủ thì không thể nắm ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp. Việc học Luyện từ và câu ở tiểu học sẽ tạo cho học sinh năng lực từ ngữ, giúp học sinh nắm tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện để học tập tiếp theo và phát triển toàn diện. Vốn từ của học sinh càng giàu bao nhiêu thì khả năng lựa chọn từ càng lớn, càng chính xác sự trình bày tư tưởng, tình cảm càng rõ ràng, đặc sắc bấy nhiêu.
Thực trạng hiện nay vốn từ của học sinh tiểu học còn hạn hẹp, đôi lúc các em sử dụng từ chưa phù hợp với nội dung giao tiếp. Bên cạnh đó, qua bài kiểm tra chất lượng đầu năm tôi nhận thấy: nội dung bài viết chưa phong phú, quá ngắn gọn nên nó ảnh hưởng rất lớn trong các môn hoc nhất là môn kể chuyện và môn Tập làm văn khi diễn đạt. Phân môn Luyện từ và câu sẽ bồi dưỡng cho các em thói quen dùng từ đúng, nói, viết thành câu có nghĩa và có ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hóa và đồng thời còn nâng dần kết quả học tập của từng môn học. Đó là lí do tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5B – Trường tiểu học Thuận An” về kiểu bài “Mở rộng vốn từ”.
2/- Đối tượng nghiên cứu:
Phương pháp giảng dạy Luyện từ và câu ở lớp 5B trường tiểu học Thuận An.
3/- Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu về kiểu bài “Mở rộng vốn từ” thời gian từ ngày 08 tháng 9 năm 2008 đến tháng 5 năm 2009.
4/- Phương pháp nghiên cứu:
Gồm các phương pháp sau:
a)Nghiên cứu tài liệu : Đọc và nghiên cứu tài liệu về sách giáo khoa Tiếng Việt , vở bài tập Tiếng Việt 5, tài liệu về chuyên đề giáo dục.
b) Phương pháp nghiên cứu : Kết hợp dự giờ, học hỏi ở đồng nghiệp, đàm thoại và kiểm tra đối chiếu.
c)Gỉa thuyết khoa học :Nếu chúng ta thường xuyên mở rộng vốn từ cho các em ở những tiết bồi dưỡng, tiết ngoại khóa cho các em thì vốn kiến thức của các em sẽ được nhân rộng. 
B. NỘI DUNG.
1/- Cơ sở lí luận:
Để giúp các em có vốn từ ngữ phong phú,và nói viết thành câu, học qua phân môn Luyện từ và câu phần “Mở rộng vốn từ”, các em sẽ được bồi dưỡng lượng từ cần thiết, các em sẽ cảm nhận rằng mọi vật xung quanh đềumuôn màu muôn vẻ. Từ đó các em ham thiech1 học môn Luyện từ và câu và thêm yêu cuộc sống.
a) Các văn bản chỉ đạo của ngành:
Hiện nay, việc dạy học được thực hiện theo các công văn sau:
* Thực hiện theo phân phối chương trình 9832-BGDĐT-GDTH. Về việc thực hiện các chương trình các môn học từ lớp 1 đến lớp 5.
* Quyết định số 16/ 2006/QĐ-BGD-ĐT ra ngày 05/ 5/ 2006 của Bộ trưởng BGD-ĐT về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông.
* Kế hoạch số: 489/ KH-PGD ra ngày 30/ 8/ 2007 về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2008 – 2009 cấp tiểu học.
* Quyết định số 1671/ QĐ-UBND tỉnh tây ninh ban hành kế hoạch thời gian năm học 2008 – 2009 ngày 15/ 8/ 2007.
* Thông tư liên tịch số 35/ TTLT-BGD-ĐT – BNV ngày 25/ 8/ 2006 về việc bố trí giáo viên với tỉ lệ 1,5 lớp.
b) Các quan niệm khác về giáo dục
* Có người cho rằng: 
“Dạy luyện từ và câu cho các em là chỉ cần giảng từ cho các em hiểu. Từ đó, các em sẽ sử dụng vốn từ ấy để đặt câu và viết văn theo một hoàn cảnh cụ thể”
* Có người lại nói khác hơn:
Dạy Luyện từ và câu là phải có sự kết hợp giữa việc giảng bài mới và thực hành. Nghĩa là phải có phần dạy của giáo viên và phần luyện tập cho học sinh. Có như thế thì học sinh mới nắm được kiến thức mới một cách chặc chẽ.
* Có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề này. Mỗi ý kiến đều có ưu điểm, nhược điểm, mặt mạnh, mặt yếu riêng của nó. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng: ý kiến sau là ý kiến phù hợp với cách dạy hiện nay hơn cả. Có nắm được nội dung bài học các em mới làm tốt được các bài tập ứng dụng đưa ra.
2/- Cơ sở thực tiễn
a) Thực tiễn vấn đề nghiên cứu
- Nhìn chung, qua một số tiết Luyện từ và câu được dự giờ ở lớp 3, lớp 4 trước đây và lớp 5 trong năm học này, tôi thấy rằng: Đa số giáo viên đã cung cấp đầy đủ kiến thức mới cho học sinh. Tuy nhiên vẫn còn số em chưa nắm được nội dung bài song cũng trả lời qua loa với cô giáo là “hiểu”.
- Sau khi nghe các em trả lời, giáo viên tiến hành cho các em làm bài tập ứng dụng. Thường giáo viên cho các em làm vào vở bài tập rồi chấm điểm và nêu nhận xét chung. Thế thì điểm 9, 10 kiếm dễ quá, có khi các em lại chép bài của bạn học khá giỏi. Bằng không, giáo viên cho các em thảo luận nhóm, em nào năng nỗ, tập trung thảo luận nhóm tốt thì kiến thức mới được khắc sâu. Còn những em lơ đễnh, tuy ngồi trong nhóm nhưng các em chẳng cần đá động gì đến việc chiếm lĩnh tri thức nên cũng chưa nắm được gì.
- Nhìn lại tôi thấy ưu điểm của việc dạy học như trên giúp các em ứng dụng giải hết không bỏ sót một bài tập nào. Tuy nhiên mặt tồn tại của nó là: giáo viên không chữa bài ngay nên các em không biết là sai chỗ nào, sai ra sao? Chữa như thế nào cho đúng ? Trong nhóm, một số em thụ động không biết và không hiểu gì cả. Theo tôi có lẽ giáo viên chưa sử dụng đúng phương pháp để dẫn dắt các em nên kết quả chưa mấy khả quan.
- Hơn nữa, qua kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm, tôi ghi nhận được từ kết quả thi của môn Tiếng Việt, tôi nhận thấy kỹ năng dùng từ, mở rộng vốn từ và diễn đạt thành câu của các em chưa chặt chẽ. Cụ thể như sau:
Thời gian
Số HS chưa được mở rộng được vốn từ
Số HS hiểu nghĩa của từ và biết cách diễn đạt từ trong câu
Đầu năm
17
13
b) Sự cần thiết của đề tài
Trong các môn học thì môn Tiếng Việt chiếm nhiều nội dung và thời lượng nhất. Vì vậy đòi hỏi người dạy môn Tiếng Việt cần có một kho tàng từ ngữ để cung cấp cho các em nói và viết đúng. Trong đó môn Luyện từ và câu đã chiếm phần hết sức quan trọng.
Vậy làm thế nào để giúp các em chiếm lĩnh kiến thức một cách nhanh nhất, dễ nhớ nhất để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Đó là vấn đề cần đạt đối với việc dạy và học môn Luyện từ và câu trên lớp, đồng thời là cơ sở để giáo viên phấn đấu hơn trong những giai đoạn tới nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3/- Nội dung vấn đề:
a) Vấn đề đặt ra:
Để đáp ứng với sự tiến bộ khoa học, đáp ứng với nhu cầu của xã hội hiện nay, việc dạy tốt phân môn Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt 5 là vấn đề luôn được nhiều giáo viên quan tâm. Việc thay đổi từ phân môn Từ ngữ - Ngữ pháp lớp 5 trước đây (chương trình cũ) thành phân môn Luyện từ và câu (trong chương trình mới của môn Tiếng Việt) kéo theo sự thay đổi về nội dung sách giáo khoa, kỹ năng rèn luyện, các hình thức, biện pháp và cả quy trình lên lớp. Để dễ dàng nhìn thấy rõ nội dung bài học trong sách giáo khoa mới là phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5 được nhà xuất bản thiết kế bằng hệ thống bài tập, mỗi tiết dạy, giáo viên phải hướng dẫn để các em thực hiện 3-4 bài tập nhằm giúp các em nắm vững kiến thức qua bài học. Đồng thời ở mỗi dạng bài tập đều xác định rõ mục tiêu là “làm gì?” hay “làm như thế nào ?”. Nội dung bài tập đưa ra luôn chặt chẽ có sự liên kết từ thấp đến cao dần. Chủ ý của nội dung bài tập cũng như người biên sọan muốn các em được nâng dần kiến thức và thấy rõ sự phong phú đa dạng của bài tập qua ứng dụng bài học, giúp các em có sự tò mò, ham học, ham tìm hiểu để khám phá điều bí ẩn của bài học.
Để việc dạy và học đạt hiệu quả, cần áp dụng tốt một số giải pháp như sau :
* Giải pháp thứ nhất là : Chuẩn bị tốt công tác hướng dẫn học sinh làm bài tập.
* Giải pháp thứ hai là : Tổ chức tốt các họat động dạy học trên lớp.
@ Để thực hiện giải pháp thứ nhất, giáo viên cần :
- Xác định rõ mục tiêu cần đạt ở mỗi tiết học hay ở mỗi bài tập cho học sinh.
- Chuẩn bị tốt các đồ dùng học tập của tiết học .
- Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học.
@ Để thực hiện giảipháp thứ hai, giáo viên cần:
- Giúp các em nắm vững yêu cầu của bài tập.
- Hướng dẫn học sinh làm mẫu một phần bài tập.
- Theo dõi học sinh làm bài tập.
- Tổ chức cho các em trao đổi, nhận xét về kết quả rút ra những điểm ghi nhớ về tri thức.
b) Giải pháp chứng minh vấn đề được giải quyết :
* Giải pháp 1: Xác định rõ mục tiêu cần đạt cho mỗi tiết học hay một bài tập.
- Trong môn Tiếng Việt lớp 5 thì phân môn Luyện từ và câu không có phần bài học lý thuyết như phân môn Từ ngữ - Ngữ pháp như trước đây mà yêu cầu chủ yếu là rèn kĩ năng thực hành. Đó là yêu cầu cơ bản trong quá trình hướng dẫn học sinh làm bài tập. Sách giáo khoa mới đã đáp ứng yêu cầu đó bằng cách bố trí nội dung bài Luyện từ và câu bám sát các chủ điểm trong tuần, giúp các em có điều kiện mở rộng từ, dùng từ đặt câu có sự gắn bó với chủ điểm. Trong quá trình xác định mục tiêu bài dạy, giáo viên chú ý “tích hợp”, nhất là “t ... ng nghĩa của từ hạnh phúc.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai có lí nhất”
- Giáo viên lưu ý hướng cho các em chọn yếu tố chính xác nhất để tạo nên một gia đình “hạnh phúc”. Vì:
v Có thể có em chọn yếu tố (a), bởi các em cho rằng đây là yếu tố để tạo nên một gia đình hạnh phúc. Vì có thể các em này đang sống trong một gia đình khá giả nên cho là “giàu có”ù là yếu tố quan trọng để tạo nên một gia đình hạnh phúc.
v Có em cũng cho rằng yếu tố (b): “Con cái học giỏi” là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một gia đình hạnh phúc. Vì các em nghĩ rằng: Con cái học giỏi sẽ làm cho bố mẹ và các thành viên trong gia đình cảm thấy vui vẻ nên đó cũng là yếu tố để tạo nên một gia đình hạnh phúc. 
vCó một số em lại cho rằng yếu tố (d) là yếu tố tạo nên một gia đình hạnh phúc. Vì các em nghĩ: Bố mẹ có nhiều tiền sẽ tạo nên một gia đình hạnh phúc.
v Nhưng lại có một số em nghĩ rằng dù nghèo nhưng trong gia đình đều thuận thảo với nhau là hạnh phúc. Nên cho rằng yếu tố ( c) là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một gia đình hạnh phúc.
Riêng giáo viên sẽ tôn trọng ý kiến của từng nhóm cũng như từng em và kết luận rằng: Tất cả các yếu tố trên đều có thể đảm bảo cho một gia đình hạnh phúc nhưng “mọi người sống hòa thuận” là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một gia đình hạnh phúc. Vì thiếu “Hòa thuận” thì gia đình không thể có hạnh phúc được.
Trên đây là những hoạt động cụ thể mà tôi đã vận dụng nóù qua một tiết dạy cụ thể như sau:
 Trước tiên, tôi nhận định về học sinh của lớp mình phụ trách như sau: Lớp 5B gồm 30 em, có nhiều mức độ tiếp thu khác nhau, gây khó khăn trong việc rèn luyện. Tuy nhiên nhờ mặt thuận lợi của lớp là học 2 buổi/ ngày ở học kì I. vì thế tôi tăng cường mở rộng vốn từ cho các em vào những tiết Tiếng Việt ở buổi chiều. Còn ở học kì II, do trường đang xây dựng, nên các em nghỉ học buổi chiều, tôi sẽ mở rộng vốn từ cho các em vào những tiết tăng cường và tiết ngoài giờ lên lớp.
Hình thức bồi dưỡng như sau:
w Đối với những em tiên tiến, giỏi, tôi sẽ cố gắng soạn riêng nội dung bài tập ở mức độ cao hơn nội dung bài tập ở bài đang học trong sách giáo khoa và kết hợp giải các bài ở vở bài tập.
w Đối với những em ở dạng trung bình, tôi sẽ cho các em làm bài tập ở dạng như: Từ một từ đã cho, em hãy thêm một số từ có nghĩa gần nghĩa hay trái nghĩa với nó giải nghĩa cho từ đã cho, hay tìm những hoạt động biểu hiện việc “Bảo vệ môi trường”, hoạt động “Giữ lấy màu xanh”, hoạt động về chủ đề “Hạnh phúc” rồi đặt một câu đơn với các từ đã cho.
Ví dụ: Dạng bài tập đối với các em ở dạng trung bình.
Bài 1: Em hiểu “Thiên nhiên” là gì ? Tìm một vài từ về chủ đề thiên nhiên.
Bài 2: Đặt câu với các từ thuộc chủ đề “Thiên nhiên” mà em đã nêu ở bài tập 1.
Bài 3: Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả “bầu trời”
Bài 4: Các từ sau gần nghĩa với từ nào ? Ví dụ: Non sông gần nghĩa với đất nước.
Ơû bài tập này,giáo viên yêu cầu các em thảo luận với bạn bên cạnh để trả lời ,qua y ùkiến của các em, giáo viên nhận xét và kết luận :
a) Từ gần nghĩa với từ “ làng mạc” là thôn xóm, xóm làng, làng xóm, xóm thôn.
b) Từ gần nghĩa với từ “mênh mông” là rộng lớn, bao la.
c) Từ gần nghĩa với: “vắng” là từ lặng, vắng lặng, vắng teo.
Bài 5: Tìm những từ tả:
a) Tiếng mưa rơi
b) Tiếng gió thổi
ở các nội dung bài tập này tôi hướng dẫn các em như sau:
* Trước hết, giúp các em nắm được các mục tiêu của bài tập.
* Tiến hành như sau:
Bài 1: Các em hiểu “thiên nhiên” là gì ? Tìm một vài ví dụ về chủ đề “thiên nhiên”
w Tôi nêu câu hỏi để hình thành về khái niệm “thiên nhiên”, như: Xung quanh lớp có những gì ? (Cây cối, con vật, nhà cửa, đồng ruộng, đường làng, ao hồ )
w Theo em : ao, hồ, đồng ruộng cây cối cảnh vật xung quanh có phải do con người tạo ra ? (Có sẵn trong môi trường)
Giáo viên: Vậy những gì có sẵn trong môi trường gọi là thiên nhiên.
w Kể một vài ví dụ về thiên nhiên ? (Mặt trời chói đỏ rực, nắng vàng óng, cánh đồng bao la, cây cối xanh tươi, ruộng đồng bát ngát, núi cao vòi vọi ).
Bài 2: Các em hãy đặt câu với từ thuộc chủ đề “thiên nhiên” đã nêu ở bài 1.
Ở bài tập này các em nêu miệng để tất cả các em đều nêu đủ, học sinh còn lại nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Tìm những từ ngữ miêu tả bầu trời.
w Ở bài tập này, giáo viên cho học sinh biết: Những từ ngữ miêu tả bầu trời là những từ ngữ diễn tả mức độ, vẻ đẹp của bầu trời.
w Cho các em suy nghĩ xem các từ đó là từ nào, sau đó ghi vào vở.
w Giáo viên chấm bài, gọi một số em nối tiếp nhau nêu từ ngữ dùng để miêu tả bầu trời. Giáo viên nhận xét.
Bài 4: Các từ sau gần nghĩa với từ nào ?
Ví dụ: “non sông” gần nghĩa với “đất nước”
Ở bài tập này, giáo viên yêu cầu các em thảo luận với bạn bên cạnh để trả lời, qua ý kiến của các em, giáo viên nhận xét và kết luận:
a) Từ gần nghĩa với từ “làng mạc” là thôn xóm, xóm làng, làng xóm, xóm thôn.
b) Từ gần nghĩa với từ “mênh mông” là từ rộng lớn, bao la.
c) Từ gần nghĩa với “vắng” là từ lặng, vắng lặng, vắng teo.
Bài 5: Tìm những từ tả:
a) Tiếng mưa rơi
b) Tiếng gió thổi
Ở bài tập này, giáo viên yêu cầu học sinh thử nhớ lại mỗi khi nghe tiếng mưa rơi trên mái lá, trên mái tol, mái ngói  âm thanh nghe như thế nào ?
Sau đó yêu cầu học sinh ghi nhận ra giấy nháp rồi ghi cẩn thận vào vở bài tập.
Muốn tìm từ tả tiếng gió thổi các em cũng liên tưởng đến mỗi khi cảm nhận được luồng gió mỗi khi thổi qua da, qua lũy tre, qua cây cối 
Lưu ý các em, các từ tả tiếng mưa rơi, tiếng gió thổi thường là từ láy.
Qua gợi ý, các em sẽ nêu được kết quả một cách dễ dàng hơn. Giáo viên nhận xét, bổ sung thêm.
c) Kết quả so sánh:
 sau khi áp dụng biện pháp trên đã đạt được kết quả tương đối khả quan, chất lượng học sinh nâng lên rõ rệt. Vì tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp với từng kiến thức trong nội dung bài học, kết hợp với đồ dùng dạy học hợp lý trong mỗi bài dạy. 
 Qua quá trình thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng ở phân môn Luyện từ và câu, tôi thấy học sinh ở lớp mình có nhiều tiến bộ, kết quả đạt được như sau:
Thời gian
Số HS
chưa mở rộng được vốn từ
Số HS 
hiểu nghĩa từ và biết cách diễn đạt từ trong câu
Đầu năm
17
13
Giữa HKI
12
18
HKI
8
22
Giữa HKII
3
27
Cuối năm
C. KẾT LUẬN:
a) Bài học kinh nghiệm:
Phân môn luyện từ và câu là một môn khoa học giúp học sinh có được lượng từ phong phú, đa dạng. Viết được thành câu đúng ngữ pháp, diễn đạt được ý một cách trọn vẹn, Đồng thời còn giúp được các em nói được thành lời nói lịch sự, tế nhị, thể hiện nếp sống văn minh của người Việt. Được học kỹ môn học này, học sinh sẽ hiểu từ, biết từ hay còn vận dụng trong các môn học khác và trong cả cuộc sống đời thường. Thực tế với sách giáo khoa mới này, đối với phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5 tuy có nhiều giáo viên trực tiếp đứng lớp đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trên lớp nhưng cũng còn một số giáo viên “lúng túng” trong việc tổ chức dạy học, còn rập khuôn về hình thức và biện pháp lên lớp, làm cho tiết dạy trở nên nặng nề. Với những biện pháp trên, bản thân tôi đã có dịp trao đổi với đồng nghiệp trực tiếp giảng dạy trên lớp và đã tổ chức dạy thử một số tiết dạy, được nhiều giáo viên đồng tình. Hy vọng biện pháp nêu trên sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả trong việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, nhất là phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5. 
b) Hướng phổ biến, áp dụng đề tài:
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân trong việc rèn luyện kỹ năng sử dụng từ ngữ để diễn dạt cho học sinh, những kinh nghiệm ấy đã giúp tôi đạt được kết quả tốt về chất lượng dùng từ của học sinh để diễn đạt thành câu, đoạn, bài. Trong thờøi gian qua tới đây, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để nâng dần chất lượng về việc học tập môn Luyện từ và câu cho học sinh một cách có hiệu quả hơn để góp phần nâng cao chất lượng dạy – học theo tin thần đổi mới hiện nay.
c) Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài:
Từ kết quả đạt được về chất lượng diễn đạt từ ngữ của học sinh, tôi sẽ tiếp tục áp dụng kinh nghiệm của đề tài và trao đổi kinh nhiệm với đồng nghiệp của trường cũng như ở đơn vị bạn để phát huy những mặt đạt được và sẽ đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao chất lượng Dạy – Học cho những năm tiếp theo.
Với đề tài “Tổ chức dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5B “–về kiểu bài “Mở rộng vốn từ”.” là kết quả quá trình nghiên cứu, tìm hiểu bằng tất cả khả năng của mình. Nhưng do thời gian có hạn nên không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các cấp Lãnh đạo, để tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy của mình. Xin chân thành cảm ơn.
Thuận An, ngày 30 tháng 3 năm 2009
 Người thực hiện
 Ngô Trúc Phượng

Tài liệu đính kèm:

  • docLTVC LOP 5(phuong).doc