-KIỂM TRA ĐỌC:
1/-Đọc thành tiếng (6 đ) HS đọc đoạn văn khoảng 50-60 chữ.
2/-Đọc thầm và làm bài tập (4 đ)
CÔ GÁI ĐẸP VÀ HẠT GẠO
Ngày xưa, ở một làng Ê-đê có cô Hơ Bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng.Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi:
-Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế?
Hơ Bia giận dữ quát:
-Tao đẹp là do công me công cha chứ đâu them nhờ đến các người.
Nghe nói vậy, thóc gão tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ Bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ Bia phải đi đào củ, trống bắp từ mùa này qua mùa khác, da đen sạm. Thấy Hơ Bia nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ Bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa.
ĐỀ KIỂM TRA HKII (đề 1) Lớp 2 A-KIỂM TRA ĐỌC: 1/-Đọc thành tiếng (6 đ) HS đọc đoạn văn khoảng 50-60 chữ. 2/-Đọc thầm và làm bài tập (4 đ) CÔ GÁI ĐẸP VÀ HẠT GẠO Ngày xưa, ở một làng Ê-đê có cô Hơ Bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng.Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi: -Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế? Hơ Bia giận dữ quát: -Tao đẹp là do công me công cha chứ đâu them nhờ đến các người. Nghe nói vậy, thóc gão tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ Bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ Bia phải đi đào củ, trống bắp từ mùa này qua mùa khác, da đen sạm. Thấy Hơ Bia nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ Bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa. Theo Truyện cổ Ê -đê Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: 1-/ Vì sao thóc gạo bỏ Hơ Bia để đi vào rừng? Vì thóc gạo thích đi chơi. Vì Hơ Bia đuổi thóc gạo đi. Vì Hơ Bia khinh rẻ thóc gạo. 2-/Vì sao thóc gạo lại rủ nhau về với Hơ Bia? Vì Hơ Bia không có gì để ăn. Vì Hơ Bia đã biết lỗi và chăm làm. Vì thóc gạo nhớ Hơ Bia quá. 3-/Từ trái nghĩa với từ “lười biếng”? Lười nhát. Nhanh nhẹn. Chăm chỉ. 4-/Bộ phận gạch chân trong câu: “Đêm khuya, chúng cùng nhau bỏ cả vào rừng” trả lời cho câu hỏi nào? Là gì? Làm gì? Như thế nào? B-KIỂM TRA VIẾT: 1-/Chính tả: (5 đ) Đoạn văn khoảng 60 chữ. 2-/Tập làm văn: (5đ) Viết một đoạn văn ngắn từ 4 – 5 câu kể về về một việc tốt mà em đã làm ở nhà hoặc ở trường dựa theo gợi ý dưới đây: a)Em đã làm việc gì tốt? Việc đó diễn ra vào lúc nào? b)Em đã làm việc tốt ấy ra sao? c)Kết quả (hoặc ý nghĩa) của việc tốt đó là gì? ĐỀ KIỂM TRA HKII (đề 2) A-KIỂM TRA ĐỌC: 1/-Đọc thành tiếng (6 đ) -HS đọc đoạn văn khoảng 50-60 chữ. 2/-Đọc thầm và làm bài tập (4 đ) VOI TRẢ NGHĨẠ Một lần, tôi gặp một chú voi non bị thụt bùn dưới đầm lầy. Tôi nhờ năm quản tượng đến giúp sức, kéo nó lên bờ. Nó run run, quơ mãi vòi lên người tôi hít hơi. Nó còn nhỏ, chưa làm được việc. Tôi cho nó mấy miếng đường rồi xua nó trở vào rừng. Vài năm sau, tôi chặt gỗ đã được trồng lâu năm về làm nhà. Một buổi sáng, tôi ngạc nhiên thấy năm, sáu cây gỗ mới đốn đã được đưa về gần nơi tôi ở. Tôi ra rình, thấy hai con voi lễ mễ khiêng gỗ đến. Tôi nhận ra chú voi non ngày trước. Còn con voi lớn đi cùng chắc là mẹ nó. Đặt gỗ xuống, voi non tung vòi hít hít. Nó kê lên khe khẽ rối tiến lên, huơ vòi trên mặt tôi. Nó nhận ra hơi quen ngày trước. Mấy đêm sau, đôi voi đã chuyển hết số gỗ của tôi về bản. Theo Vũ Hùng •Quản tượng: là người trông nom và điều khiển voi. Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: 1-/Tác giả gặp voi non trong tình trạng như thế nào? Bị lạc trong rừng. Bị sa xuống hố sâu. Bị thụt xuống đầm lầy. 2-/Tác giả nhờ ai giúp sức kéo voi non lên bờ? Nhờ một người quản tượng. Nhờ năm người quản tượng. Nhờ năm người dân trong bản. 3-/Vài năm sau, một buổi sáng, tác giả ngạc nhiên vì gặp chuyện gì lạ? Gỗ mới đốn đã có người lấy đi mất. Gỗ mới đốn đã được đưa về gần nhà. Gỗ mới đốn đã bị voi khuân đi mất. 4-/Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ “khiêng” trong câu: “Tôi ra rình, thấy hai con voi lễ mễ khiêng gỗ đến”? Vác. Cắp. Khênh. B-KIỂM TRA VIẾT: 1-/Chính tả: (5 đ) Đồng lúa chín. 2-/Tập làm văn: (5đ) Viết một đoạn văn ngắn từ 4 – 5 câu kể nói về một loại cây mà em thích nhất, dựa theo gợi ý dưới đây: a)Em thích nhất loại cây nào? b)Cây thường mọc (hoặc được trồng) ở đâu? c)Hình dáng của cây (thân, cành, lá, hoa, ) có gì nổi bật? d)Cây có ích lợi gì đối với em và mọi người? . ..
Tài liệu đính kèm: