Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2010-2011

Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2010-2011

I/PHẦN ĐỌC: (10 điểm)

A/ Đọc thành tiếng (5 điểm)

- HS đọc 1 đoạn văn (khoảng 100 – 120 chữ) thuộc chủ đề đã học từ tuần 19 đến tuần 27.

- GV ghi tên bài, số trang vào phiếu cho HS bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi trong đoạn văn, thơ đó.

B/ Đọc thầm và trả lời câu hỏi. (5 điểm)

ĐOM ĐÓM VÀ GIỌT SƯƠNG

Tối hôm ấy không có trăng nhưng bầu trời đầy sao sáng. Đom đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy.

Đom Đóm sà xuống ruộng lúa bắt mấy con Rầy Nâu hại lúa để ăn lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa làm cho cây đèn của mình sáng thêm. Bỗng, Đom Đóm nhìn sang bên cạnh, thấy cô bạn Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ. Đom Đóm thầm nghĩ: “Ôi! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp!” Rồi Đom Đóm cất cánh bay quanh Giọt Sương. Lạ thật! Càng đến gần Giọt Sương, Đom Đóm lại càng thấy Giọt Sương đẹp hơn. Đom Đóm cất tiếng:

 

doc 7 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 479Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỊNG GD&ĐT: HỊN ĐẤT 
Họ và tên học sinh: ..
Lớp: 5/Trường Tiểu học Mỹ Lâm 3.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
 MƠN: TIẾNG VIỆT. LỚP 5
 NĂM HỌC: 2010 - 2011.
(Thời gian : ph)
Giáo viên coi
(Ký tên)
Giáo viên chấm 
(Ký tên)
Điểm số/ (Bằng chữ)
Số phách:  nhận xét GV chấm bài
I/PHẦN ĐỌC: (10 điểm) 
A/ Đọc thành tiếng (5 điểm)
- HS đọc 1 đoạn văn (khoảng 100 – 120 chữ) thuộc chủ đề đã học từ tuần 19 đến tuần 27. 
- GV ghi tên bài, số trang vào phiếu cho HS bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi trong đoạn văn, thơ đó. 
B/ Đọc thầm và trả lời câu hỏi. (5 điểm)
ĐOM ĐÓM VÀ GIỌT SƯƠNG
Tối hôm ấy không có trăng nhưng bầu trời đầy sao sáng. Đom đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy. 
Đom Đóm sà xuống ruộng lúa bắt mấy con Rầy Nâu hại lúa để ăn lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa làm cho cây đèn của mình sáng thêm. Bỗng, Đom Đóm nhìn sang bên cạnh, thấy cô bạn Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ. Đom Đóm thầm nghĩ: “Ôi! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp!” Rồi Đom Đóm cất cánh bay quanh Giọt Sương. Lạ thật! Càng đến gần Giọt Sương, Đom Đóm lại càng thấy Giọt Sương đẹp hơn. Đom Đóm cất tiếng:
- Chào bạn Giọt Sương, trông bạn lung linh, tỏa sáng như một viên ngọc vậy!
Giọt Sương dịu dàng nói: 
- Bạn Đom Đóm ơi! Mình sáng đẹp thế này là vì mình phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời, có khi còn mờ hơn ánh sáng cây đèn của bạn! Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình. Bạn thật đáng tự hào!
Đom Đóm nói:
- Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá! Nhưng mình xin cảm ơn bạn về những lời tốt đẹp bạn dành cho mình. Thôi, chào bạn! Mình đi bắt bọn Rầy Nâu hại lúa đây!
Đom Đóm bay đi, Giọt Sương còn nói với theo, giọng đầy khích lệ: 
- Xin chúc bạn làm tròn nhiệm vụ của mình để đồng ruộng thêm tươi tốt nhé!
(Cổ tích ngày nay)
(Dựa vào nội dung đoạn văn, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây.)
Câu 1: Đom Đóm gặp Giọt Sương trong lúc đang làm gì?
	A. Bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa và lượn quanh Giọt Sương.
	B. Sà xuống chân ruộng, bắt Rầy Nâu hại lúa để ăn lót dạ. 
	C. Đậu lên bông cỏ may, hứng gió đêm và làm cho cây đèn sáng thêm lên. 
	D. Đáp xuống một gò cao, đậu trên bụi tre ngà và đung đưa. 
Câu 2: Cây đèn của Đom Đóm được miêu tả đẹp như thế nào?
	A. Như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy.
	B. Như ánh trăng rằm vằng vặc đang chiếu sáng.
	C. Như viên ngọc đang lung linh tỏa sáng.
	D. Như viên kim cương đang lấp lánh. 
Câu 3: Từ “cây đèn” trong “cây đèn của Đom Đóm” được dùng với nghĩa:
	A. Gốc
	B. Chuyển
Câu 4: Đom Đóm ngợi khen Giọt Sương khiêm tốn là vì Giọt Sương đã:
	A. Biết từ chối, không nhận mình sáng bằng ngôi sao.
	B. Tiếc cho mình không sáng đẹp như cây đèn của Đom Đóm.
	C. Biết đánh giá đúng mực về mình, về bạn, không cho mình hơn dù được khen.
	D. Buồn bã khi biết mình không tự phát sáng được như Đom Đóm.
Câu 5: Câu nói “ Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất, sáng nhất, vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình” của Giọt Sương có ngụ ý là:
	A. Cần phải phô trương khi biết mình hơn người khác.
	B. Biết khiêm tốn để người khác khen mình.
	C. Nên biết sống cho chính bản thân mình.
	D. Biết sống có ích, tỏa sáng bằng chính năng lực của mình.
Câu 6: Trong câu “Đom Đóm nói: Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá!” Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật: 
	A. Lặp từ ngữ	B. Nhân hóa
	C. So sánh	D. Nhân hóa và so sánh
Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “khiêm tốn”
	A. Tự hào	B. Tự trọng
	C. Kiêu ngạo	D. Khinh thường
Câu 8: Có thể thay dấu phẩy trong câu “Đom Đóm bay đi, Giọt Sương còn nói với theo...” bằng từ nào dưới đây?
	A. mà	B. để	C. và	D. do
II/ PHẦN VIẾT: (10 điểm)
A/ Chính tả (5 điểm) Nghe- viết	Bài: Hộp thư mật 
(từ: Hai Long tới ngồi cạnh hòn đá......... phố phường náo nhiệt).
B/ Tập làm văn (5 điểm)
Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
Bài làm:
PHỊNG GD&ĐT: HỊN ĐẤT số phách..
Họ và tên học sinh:..
Lớp:Trường Tiểu học Mỹ Lâm 3.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
MƠN: TỐN - LỚP 5
 NĂM HỌC: 2010 - 2011(Thời gian : ph)
Giáo viên coi
(Ký tên)
Giáo viên chấm 
(Ký tên)
Điểm số/ (Bằng chữ)
Số phách:  nhận xét GV chấm bài
1/ Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 
a) Phần tô màu chiếm bao nhiêu phần trăm hình dưới đây:
A. 2%	B. 5%	C. 25%	D. 50%
b) Thể tích một bục gỗ hình lập phương có cạnh 5dm là:
 A. 125	B.125dm	C.125dm2	D.125dm 3 
c) Hình vẽ bên có tất cả số hình thang là:
	A. 6 hình	C. 8 hình
	B. 7 hình 	D. 9 hình
 d) Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 2m, chiều rộng 1,5m, chiều cao 1,2m. Vậy thể tích là:
 A. 3,6m3	B. 36m3	C. 47m3	D. 4,7m3
 e) Một hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là: 9,4m và 6,6m; chiều cao là 10,5m. Diện tích hình thang là:
A. 168m2	B. 84m2	C. 160m2	D. 78,75m2
 2/ Điền số đúng vào dấu chấm:
a) 19,76m3 =...............dm3	b) 5m36dm3 =.............dm3
c) 2 năm 6 tháng = .................tháng 	d) 2 phút rưỡi = .................giây
 3/ Nối độ dài đường kính hình tròn với chu vi của hình tròn tương ứng:
	Đường kính 	Chu vi 
	2cm	6,28cm
	5cm	21,98cm
	7cm	15,7cm
	1cm	3,14cm
 4/ Viết tiếp vào chỗ chấm:
 - Hình lập phương có......................cạnh......................đỉnh...................6 mặt.
- Các mặt của hình lập phường là hình............................................................
- Công thức tính thể tích hình lập phương là...................................................
 5/ Đặt tính rồi tính:
a) 6 ngày 14 giờ + 12 ngày 16 giờ 	b) 10 giờ 12 phút - 3 giờ 45 phút 
 c) 8 phút 15 giây x 6 d) 12 giờ 10 phút : 5
 6/ Một kho hàng lương thực chứa 390 tấn hàng bao gồm : gạo, đường và đậu. Khối lượng gạo trong kho chiếm 30 % tổng khối lượng ba loại hàng trên.
Hỏi số gạo chứa ở kho là bao nhiêu tấn?
Biết khối lượng đậu là 49 tấn, hãy tính tỉ số phần trăm giữa khối lượng đậu và khối lượng đường.
Bài giải:
ĐÁP ÁN TOÁN
Bài 1 :( 2đ )
a-D (0,25đ) b- D(0,5đ) c- D(0,25đ) d- A(0,5đ) e- B (0,5đ)
 Bài 2: ( 2đ) mỗi ý đúng 0.5 đ
	a: 19760 dm3	b: 19760 dm3	c: 30 tháng	d: 150 giây
 Bài 3: (1 đ) mỗi ý nối đúng 0.25 đ
	2cm ---- 6,28 cm
	52cm ---- 15,7 cm
	7cm ---- 21,98cm
	1cm ---- 3,14 cm
 Bài 4: (1 đ)
có 12 cạnh; 8 đỉnh (0,25 đ)
Vuông 	(0,25 đ)
V = a x a x a	(0,5 đ)
 Bài 5: ( 2 đ)	Mỗi phép tính đúng (0,5 đ)
	a- 19 ngày 6 giờ	c- 49 phút 30 giây
	b- 6 giờ 27 phút	d – 2 giờ 26 phút
 Bài 6: ( 2 đ)
	Số gạo chứa ở kho là
	390 : 100 x 30 = 117 (Tấn)	(1 đ)
	Khối lượng đường là
	390 – (117 + 49) = 224 (Tấn)	( 0, 25 đ)
	Tỷ số phần trăm giữa khối lượng đậu và khối lượng đường là.
	49 : 224 = 0,21875 = 21, 875%	(0, 25 đ)
	Đáp số: 	a. 117 (Tấn) (0,25đ)
	b. 21, 875%	( 0,25đ)
	Đáp án 
Mơn : Tiếng việt.
A. Phần đọc: ( 1O điểm)
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm).
Đọc rành mạch, trơi chảy các bài đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 100 – 120 tiếng/ phút) ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với ND bài.
* Đọc đúng tiếng, đúng từ : 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng cịn 1,5 điểm ; Sai 3 – 5 tiếng cịn 1 điểm ; sai trên 10 tiếng 0,5 điểm).
* Ngắt nghỉ hơi đúng : 1 điểm. 
* Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm.
* Trả lời đúng câu hỏi : 1 điểm
II. Phần đọc thầm: (5 điểm).
1 – C ( 0,5 điểm)
2 – A ( 0,5 điểm)
3 – B ( 0,5 điểm)
4 – C ( 1 điểm)
5 - D ( 1 điểm)
6 – B ( 0,5 điểm)
7 – C ( O,5 điểm)
8 – A ( 0,5 điểm)
B. Phần viết: (10 điểm)
I. Chính tả (nghe viết): (5 điểm).
Sai 3 lỗi trừ 1 điểm.
II. Tập làm văn ( 5 điểm)
- Đảm bảo Ycầu được 5 điểm.
- Tuỳ theo mức độ sai sĩt về ý, về diễn đạt và chữ viết, cĩ thể cho các mức điểm. 4,5 – 4 – 3,5

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2010.doc