Đề cương giới thiệu Chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 2012

Đề cương giới thiệu Chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 2012

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị.

I. TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH SUỐT ĐỜI PHẤN ĐẤU CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH, CHÍ CÔNG VÔ TƯ, LÀM NGƯỜI CÔNG BỘC TẬN TỤY, TRUNG THÀNH CỦA NHÂN DÂN, ĐỜI TƯ TRONG SÁNG, CUỘC SỐNG RIÊNG GIẢN DỊ

 

doc 27 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương giới thiệu Chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỂU CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP VÀ 
LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 2012
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị.
I. TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH SUỐT ĐỜI PHẤN ĐẤU CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH, CHÍ CÔNG VÔ TƯ, LÀM NGƯỜI CÔNG BỘC TẬN TỤY, TRUNG THÀNH CỦA NHÂN DÂN, ĐỜI TƯ TRONG SÁNG, CUỘC SỐNG RIÊNG GIẢN DỊ
1. Suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư 
- ý thứ nhất, nói về đạo đức và sự tu dưỡng, rèn luyện suốt đời của người cán bộ đảng viên trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Là người sáng lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vấn đề xây dựng đạo đức của cán bộ, đảng viên. Cho nên, Hồ Chí Minh quan tâm giáo dục và nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải giữ gìn đạo đức của người cách mạng, nhằm chống sự sự suy thoái trong Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng đã nắm chính quyền.
Đạo đức cách mạng mà Hồ Chí Minh đề cập đó là "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư". Và, Người cũng đề ra nguyên tắc để rèn luyện đạo đức là phải rèn luyện suốt đời, rèn luyện giữ gìn hằng ngày, hằng giờ. Như mỗi sáng người dậy phải rửa mặt.
Người cho rằng, người cán bộ, đảng viên, dù tài giỏi đến đâu đi nữa mà nếu không có đức thì không thể làm điều gì có lợi cho dân, cho nước, thậm chí còn phá hoại sự nghiệp cách mạng. Và Người là tấm gương suốt đời phấn đấu rèn luyện thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. 
Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức cách mạng không phải tự nhiên mà có:
: Đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện bền bỉ mới thành. Người viết: “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.9, tr. 293. Sau đây chú thích nguồn dẫn từ bộ sách này chỉ ghi tên tác giả, tác phẩm, số tập, số trang (BT).
. Có gì sung sướng và vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người".
- Người quan niệm: đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong mình. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc; thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác để khắc phục. Tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện thường xuyên trong mọi hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như trong sinh hoạt cộng đồng, trong mọi mối quan hệ của mình.
- Phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời. Nếu không tu dưỡng, rèn luyện thường xuyên, để vật chất cám dỗ, vi phạm đạo đức thì người cán bộ, đảng viên sẽ không được xã hội, nhân dân tôn kính, yêu mến nữa. Như thế là không tập hợp lãnh đạo được nhân dân. Bác Hồ thường dạy: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.12, tr. 557-558.
. 
Bác ví dụ rất cụ thể: Có những người trong lúc đấu tranh thì hăng hái, trung thành, không sự kẻ địch, không sự nguy hiểm, nghĩa là có công với cách mạng. Song, khi có chút quyền hạn trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu... mà thành có tội với cách mạng. Cho nên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, Bác yêu cầu là phải tu dưỡng, rèn luyện suốt đời.
Đó là nội dung thứ nhất nói về đạo đức và sự tu dưỡng rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
* ý thứ hai cần làm rõ là nội hàm và tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chính tấm gương đạo đức trong sáng, suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư là sự quy tụ đặc sắc nhất những giá trị của đạo đức cách mạng của Người. Đặc biệt, việc Hồ Chí Minh giải thích cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư và bằng thực tiễn, bằng tấm gương rèn luyện đạo đức cần mẫn hằng ngày của Người đã củng cố thêm giá trị những phẩm chất này, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống nhân dân.
- Bác yêu cầu, ở bất cứ vị trí công tác nào, người cán bộ, đảng viên cũng phải rèn luyện, tu dưỡng những phẩm chất nói trên. Bởi vì ở bất kỳ cương vị nào, những chuẩn mực đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư luôn cần thiết và phải luôn được tu dưỡng, rèn luyện để người cán bộ luôn thể hiện mình có đủ đức, đủ tài.
- Thứ nhất về Cần:
Theo Hồ Chí Minh, cần có nghĩa là cần cù, siêng năng, chăm chỉ trong học tập, trong lao động, trong chiến đấu và trong sản xuất; cần còn có nghĩa là làm việc có phương pháp, có khoa học và có trí tuệ; làm việc có chương trình, kế hoạch, có kiểm tra, giám sát... mới có hiệu quả.
- Bác nói, con người nếu chuyên cần thì việc gì dù khó khăn mấy cũng làm được. Bác ví dụ: 
Ruộng nếu siêng làm cỏ thì lúa tốt.
Siêng nghiên cứu, học tập thì mau biết.
Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến.
Siêng làm việc thì nhất định thành công.
Siêng luyện tập thể dục thì có sức khỏe.
Và Bác khuyên: Cần là luôn cố gắng, luôn chăm chỉ cả năm và cả đời.
+ Vậy trái với cần là gì? Bác nói: trái với cần là lười biếng, Bác cho rằng lười biếng là kẻ thù của cần. Lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc.
Một người lười biếng của thể ảnh hưởng, tác hại đến hàng nghìn người khác, có thể ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước. Vậy, cần là không chây lười, chểnh mảng, đùn đẩy công việc trong thực hiện công vụ của người cán bộ, đảng viên. Đó là cần.
- Thứ hai là Kiệm
Kiệm là tiết kiệm thời gian, tiền bạc, của cải vật chất cho nhân dân, không lãng phí, tiêu dùng hợp lý nhằm mục đích mở rộng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. 
Theo Bác, cần và kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người. Bác nói, cần mà không kiệm "thì làm chừng nào xào chừng ấy". Cũng như một cái thùng không có đáy, nước đổ vào bao nhiêu chảy ra hết bấy nhiêu, không lại hoàn không!.
Kiệm mà không cần, thì không tăng thêm, không phát triển được. Mà việc gì không tiến ắc phải thoái.
+ Bác cũng nói rõ tiết kiệm không phải là bủn xỉn.
+ Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc gì đáng làm, việc gì có ích cho đồng bào, cho Tổ Quốc, thì dù tốn bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng. 
Như thế mới đúng là Kiệm.
+ Việc đáng chi tiêu mà không chỉ tiêu là bủn xỉn, chứ không phải là kiệm.
+ Tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ. Việc đáng làm trong một giờ mà kéo dài hai, ba giờ là thiếu cần và đó là xa xỉ.
+ Ăn sướng, mặc đẹp trong lúc đồng bào còn thiếu cơm, thiếu áo là xa xỉ. Ăn không, ngồi rồi trong lúc đang cần kháng chiến và xây dựng là xa xỉ.
Vì vậy, xa xỉ là có tội với Tổ Quốc, với nhân dân.
Ông bà ta cũng có câu: Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa. sang đâu đến kẻ say sửa tối ngày.
Đó là Kiệm
- Thứ ba là Liêm
+ Liêm là liêm khiết, trong sáng, trong sạch, không tham của cải vật chất, không tham địa vị, không tham sung sướng; không nịnh hót kẻ trên và cũng không thích người khác tâng bốc mình. 
Bác nói, ngày xưa dưới chế độ phong kiến, những người làm quan không đục khoét của dân, thì gọi là Liêm, chữ Liêm ấy có nghĩa hẹp.
Cũng như ngày xưa trung hiếu là "Trung quân Vương, Hiếu phụ mẫu" - trung là trung với vua, hiếu là hiếu với cha mẹ mình mà thôi.
Ngày nay, nước ta là dân chủ cộng hòa, chữ Liêm có nghĩa rộng hơn là mọi người đều phải liêm. Cũng như Trung là Trung với Tổ quốc, Hiếu là Hiếu với Nhân Dân. Ta thương cha mẹ ta, mà ta còn phải thương cha mẹ người, phải làm cho mọi người đều phải biết thương cha mẹ. (Ngày nay có hiện tượng rất lạ la' có những người bất hiếu với cha mẹ mình nhưng lại có hiếu với cha mẹ người khác..., nhứt nhối lắm các đồng chí). Trong khi Bác dạy phải hiếu với cha mẹ mình và phải thương cha mẹ người.
Đặc biệt là cán bộ, đảng viên phải biết thương và có hiếu với nhân dân.
Khi nói về Đức Liêm của người cán bộ, đảng viên, Bác yêu cầu chữ Liêm phải đi đôi với chữ Kiệm, cũng như chữ Kiệm đi đôi với chữ cần. Có Kiệm mới Liêm được. Vì xa xỉ mà sinh tham lam, mà tham lam thì không thể giữ liêm được.
- Những kẻ tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon thường là những kẻ Bât Liêm.
Tiền do chính mồ hôi công sức mình làm ra, địa vị danh tiếng do tự thân phấn đấu lớn lên bằng tài năng của mình là tốt, chứ vì lòng tham tiền, tham địa vị, thanh danh mà tìm mọi cách đê( ăn của đút, đụt khoét của Nhà nước, chạy chọt mua bằng cấp, mua chức, xin chức là Bất Liêm, vô đạo đức, chẳng ai coi ra gì?
- Bác cũng chỉ rõ: người cán bộ cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công dân làm của tư, lợi dụng sơ hở của Nhà nước mà tham nhũng, lãng phí là Bất Liêm.
- Người buôn bán, mua một bán mười hoặc mua gian bán lận, chợ đen chợ đỏ, tích trữ đầu cơ là Bất Liêm.
- Người có tiền cho vay cắt cổ, bóp hầu, bóp họng đồng bào là Bất Liêm.
- Người làm nghề (bất cứ nghề gì) nhân lúc khó khăn mà bắt chẹt đồng bào. Người cờ bạc chỉ mong xoay của người làm của mình là Bất Liêm.
- Hoặc: Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình là đạo vị (đạo là trộm) ...đều trái với liêm.
Do Bất Liêm mà đi đến tội ác trộm cắp. Bác Hồ trích dẫn câu nói của Khổng Tử... "Người mà không liêm, không bằng súc vật". 
Liêm đã trở thành thước đo phẩm chất của người cán bộ, đảng viên. Liêm là một đức tính của người cán bộ, đảng viên phải có, phải giữ gìn. Bởi vì cán bộ Liêm hoặc Bất Liêm sẽ tác động tốt hoặc xấu đến niềm tin của nhân dân đối với chế độ, với Đảng cầm quyền.
Việc cán bộ, đảng viên giữ liêm hoặc bất liêm nó vô cùng quan trọng. Do bất liêm mà dẫn đến tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, gây bức xúc trong dư luận, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
Để thực hành chữ liêm, cần có sự tuyên truyền và kiểm soát, giáo dục và pháp luật, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. 
Bác Hồ khuyên cán bộ muốn giữ được liêm thì ít lòng ham của, chớ tham sắc, tham sắc thì dễ bị mỹ nhân kế, chứ tham danh vọng, tham danh vọng d ... ời hai mét vuông. 
Trong phòng làm việc cũng như phòng ngủ chỉ có những đồ vật rất thông thường. Người rất ghét thói xa hoa, lãng phí, và càng xa lạ với thói thích phô trương, hình thức, vương giả, vẫn thấy không ít ở những kẻ quyền cao chức trọng.
- Bữa ăn hàng ngày của Người thường chỉ ba bốn món. Tương, cà, dưa muối, cá khô với lá gừng là những món quen thuộc với người dân thường mà Người rất thích. Khi ở cương vị Chủ tịch nước mời cơm khách tại "nhà riêng". Người cũng chỉ dặn nhân viên phục vụ chuẩn bị thêm vài món theo khẩu vị của khách.
Người có thói quen đã ăn thì không để thừa, để tránh lãng phí. Nếu có người khác cùng ăn thì cùng chia sẽ ăn cho hết. Nếu biết ăn không hết thì san bớt từ trước để người khác có thể dùng hoặc để lại bữa sau. Ăn xong, Người thường xếp gọn bát đũa để những đồng chí phục vụ khi thu dọn dỡ vất vả.
- Cái mặc của Người cũng giản dị như cái ở, cái ăn, Khi ở Cao Bằng. Người mặc bộ đồ chàm như một ông Ké. Trong những năm kháng chiến, Người thường mặc như một lão nông. Khi đi ra mặt trận, đi thăm bộ đội hay thanh niên xung phong, Người mặc bộ quần áo lính. Khi về Hà Nội, Người vẫn thích bộ quần áo màu gụ nhẹ nhàng, dân dã, có nghi lễ mới vận bộ ka ki, nhưng vẫn đi đôi dép lốp cao su quen thuộc. Quần áo trong ngoài cũng chỉ vài bộ, tất và ba đôi, sờn rách thì mạng, khi không dùng được mới thay cái mới. Phải chăng câu nói: "Tôi vẫn là tôi ngày trước", không phải chỉ để nói về tấm lòng yêu nước của Người, mà còn thể hiện cả phong cách sinh hoạt thường ngày. Dù ở cương vị nào, Người vẫn sống bình dị như một người dân, một chiến sĩ.
Trong sinh hoạt hàng ngày, Người luôn đặt cho mình một kỷ luật chặt chẽ, giữ nếp trật tự, ngăn nắp, gọn gàng, chú ý rèn luyện sức khỏe, sắp xếp thời gian tiến hành mọi việc thật hợp lý và có hiệu quả nhất.
Tại nơi ở của Người, tất cả đều được sắp xếp gọn gàng, trật tự. Từ tài liệu, sách báo đến các đồ dùng hàng ngày, mỗi thứ đều có vị trí nhất định. Chỉ cần nhìn vị trí, các đồng chí giúp việc đã có thể biết những tài liệu, sách báo nào Người đã đọc, đã duyệt, đã ký, những gì chưa đọc hoặc cần phải suy nghĩ, cân nhắc thêm
Người thích tự mình đánh máy những bài báo Người viết, những thư Người gửi đi các nơi. Những việc cá nhân trong sinh hoạt hàng ngày. Người tự làm là chính, không muốn làm phiền người khách khi không cần thiết. Người tự chuẩn bị chăn màn khi đi ngủ, xếp dọn gọn ghẽ khi thức dậy. Khi trời mưa, Người vẫn xắn quần đi đến chỗ ăn cơm, không muốn để các đồng chí phục vụ phải vất vả vì mình.
Trong cuộc sống của mình, Người rất yêu thiên nhiên và gắn bó với thiên nhiên. Đây cũng là một đặc trưng rất nổi bật của phong cách sinh hoạt Hồ Chí Minh.
Ở Hồ Chí Minh, tình yêu thiên nhiên gắn liền và xuất phát từ tình yêu đất nước, tình yêu con người; vì hạnh phúc của con người, vì sự phồn vinh của đất nước, mà đặt vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy, Người đã gắn việc trồng cây với trồng người, sự nghiệp mười năm phải kết hợp với sự nghiệp trăm năm, một tư tưởng lớn có ý nghĩa chiến lược không những đối với dân tộc mà còn đối với cả loài người.
Chính tình yêu con người và tình yêu thiên nhiên rộng lớn đã tạo nên tinh thần lạc quan, tâm hồn thư thái, khoáng đạt, phong cách ung dung tự tại của Hồ Chí Minh, trong mọi hoàn cảnh. 
Để đi đến thắng lợi của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Người thường khuyên cán bộ, đảng viên, cũng như chính bản thân Người đã làm: phải ít ham muốn về vật chất, “ ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh”, không chạy theo danh lợi không say mê quyền lực, vì những ham muốn ấy sớm muộn sẽ làm con người hư hỏng. Những tệ nạn như tham nhũng, dối trá, bè cánh, tranh giành địa vị, vơ lợi ích về cho những người thân trong gia đình, họ hàng v.v.. đều xuất phát từ những ham muốn xấu xa và thấp hèn, đã được Người chỉ ra từ rất sớm. Những ham muốn ấy có thể làm cho một con người, thậm chí một đảng, một dân tộc, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, nhưng chưa chắc hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến, tin cậy và ca ngợi. Nhận định ấy của Hồ Chí Minh đã được thực tiễn xác nhận. Theo Người, “ ham học, ham làm, ham tiến bộ” là những ham muốn chính đáng nhất trong đời thường, mà mỗi người dù có “ say mê” đến mấy cũng không bao giờ thấy đủ.
Vào thăm nơi ở của Người, mọi người đều nhận thấy nơi đây không có chỗ cho sự xa hoa và cũng không có chỗ cho sự tầm thường. Cuộc sống khiêm tốn, cuộc đời thanh bạch của Người luôn xứng đáng là một tấm gương cho mọi người trong mọi thời đại.
Cuộc đời Hồ Chí Minh không cần đến bất cứ một sự trang sức nào. Người không phải cố ý sống khác đời để cho mọi người ca ngợi. Cách sống của Người xuất phát từ một triết lý nhân sinh: lấy khiêm tốn giản dị làm nền, lấy chuẩn mực điều độ là chuẩn. lấy trong sạch thanh cao làm vui, lấy gắn bó với con người, với thiên nhiên làm niềm say mê vô tận.
Sau khi Lênin mất, Hồ Chí Minh đã viết những dòng xúc động: “ Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người, không gì ngăn cản nổi”. Đến lượt mình, Hồ Chí Minh cũng đã sống như vậy và đã trở thành một trong những người có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với nhân dân các nước trong thế kỷ XX.
Phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh đã làm cho Người trở thành một con người toàn vẹn, với một cuộc sống trọn vẹn từ khi bước vào đời cho đến khi ra khỏi cuộc đời. Nếu sự toàn vẹn đã khó tìm thấy trên đời này, thì sự trọn vẹn lại càng khó hơn. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã trở thành bất tử trong lòng dân tộc, mãi mãi là tấm gương cho mọi lớp người đang phấn đấu cho một thế giới ngày càng tốt đẹp hơn.
I.V. Phong cách Hồ Chí Minh 
Phong cách Hồ Chí Minh có thể khái quát và thể hiện ở những đặc trưng chủ yếu sau đây: Phong cách quần chúng, phong cách làm việc khoa học, phong cách làm việc thiết thực, cụ thể, phong cách nêu gương.
1 - Phong cách quần chúng: Phong cách này bắt nguồn từ sự thắm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Bác có lòng tin vô tận đối với quần chúng. Bác luôn luôn chăm lo tăng cường mối liên hệ với quần chúng, và coi đó là nguồn sức mạnh tạo nên mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Bác nói: “ Nước lấy dân là gốc”, “ gốc có vững, cây mới bền; xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Bác thường xuyên căn dặn các tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên phải coi trọng mối quan hệ chặt chẽ với quần chúng, và phải thể hiện tinh thần phụ trách trước nhân dân. Bác nói: “ Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc đều vì lợi ích của quần chúng. Vì vậy, cách tổ chức và cách làm việc nào không phù hợp với quần chúng, thì ta phải bỏ hoặc sửa lại”
Với lòng nhân ái bao la đối với quần chúng, Bác Hồ thâm nhập vào quần chúng bằng phong cách thật sự của người cán bộ quần chúng, với nụ cười hiền hậu, giọng nói ấm áp và vòng tay rộng mở.
Bác thường nhấn mạnh: “ Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh.
Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”.
2 – Phong cách làm việc khoa học: Bác Hồ dạy: “ Gặp mỗi vấn đề phải suy tính kỹ luỡng, chớ hấp tấp, chớ làm bừa, chớ làm liều, chớ gặp sao làm vậy”.
Muốm quyết định đúng mọi vấn đề, trước hết phải “ điều tra nghiên cứu rõ ràng”. Có nắm chắc tình hình thì đề ra chính sách mới đúng.Và mỗi khi làm xong một công việc, dù thành công hay thất bại, phải biết tổng kết rút kinh nghiệm để làm “khuôn phép” cho những công việc khác, coi đó là “ chìa khóa phát triển công việc và để giúp cho cán bộ tiến tới”.
Để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác, Bác dạy phải biết lựa chọn cán bộ và sử dụng cán bộ. Bác căn dặn phải chí công vô tư trong tuyển chọn, xem xét cán bộ, bố trí cán bộ. Bác phê phán gay gắt những bệnh ưa nịnh nót, ghét những người chính trực Khi giao công tác cho cán bộ thì phải làm cho họ an tâm công tác, vui thú công tác. Quá trình người cán bộ thực hiện nhiệm vụ thì phải tổ chức kiểm tra, kiểm soát thường xuyên từ trên xuống và từ dưới lên một cách có hệ thống. Có như vậy mới đánh giá được hoạt động của cán bộ, đảng viên và còn đánh giá được những chủ trương, chính sách đề ra có đúng hay không?
3 – Phong cách làm việc thiết thực, cụ thể: Bác Hồ nghiêm khắc lên án bệnh “ hữu danh vô thực”, bệnh hình thức, ra chỉ thị, nghị quyết thì không gắn với điều kiện thực tế, không gắn với quần chúng và cơ sở. Trong chỉ đạo thực hiện thì không có kế hoạch, biện pháp cụ thể, không kiểm tra, kiểm soát, không tổng kết, đúc rút kinh nghiệm.
Bác chỉ rõ: Khi ra quyết định công tác, hay khi định ra cách tổ chức thực hiện, không được ngồi trên bàn giấy, nghe người dân báo cáo rồi vẽ vời, do chủ quan tưởng tượng mà không đi sâu sát thực tế. Người kịch liệt phê phán những lối làm việc không thiết thực, làm cho có chuyện, làm được ít suy ra nhiều, “ để làm một bản báo cáo cho oai, nhưng xét kỷ lại rỗng tuyếch”.
4 – Phong cách nêu gương: Bác Hồ nói: “ Nói chung thì các dân tộc phương Đông giàu tình cảm, và đối với họ, một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Người đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống, trong mọi lúc, mọi nơi, nói phải đi đôi với làm để quần chúng noi theo. Nói đi đôi với làm là một nội dung đạo đức truyền thống của dân tộc. Kế thừa truyền thống đạo đức của dân tộc, Bác Hồ đã nêu thành một nội dung của tư cách người cách mạng. Nói đi đôi với làm đối lập với nói mà không làm của những người hứa suông, hoặc “ nói một đằng làm một nẻo” của những kẻ cơ hội.
Thực tế cho thấy, nếu một cán bộ, đảng viên “ nói một đằng làm một nẻo” thì trước con mắt của nhân dân, họ không còn là người chiến sĩ tiên phong nữa, họ tuyên truyền sẽ chẳng ai nghe. Và thực chất, họ đã tự tước mất vai trò của người lãnh đạo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng. Chính phẩm chất cao đẹp đó, Người đã xây dựng cho mình phong cách làm việc mà Đảng ta đã trân trọng gọi là phong cách Hồ Chí Minh. 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_gioi_thieu_chuyen_de_hoc_tap_va_lam_theo_tam_guong.doc