Chuyên đề Vài biện pháp giúp học sinh Lớp 5 tìm hiểu bài tốt ở phân môn Tập đọc

Chuyên đề Vài biện pháp giúp học sinh Lớp 5 tìm hiểu bài tốt ở phân môn Tập đọc

 Phân môn tập đọc không những rèn cho học sinhcác kĩ năng đọc, nghe và nói mà còn cung cấp cho cácem những hiểu biết về tự nhiên ,xã hội và con người,cung cấp vốn từ ,vốn diễn đạt ,những hiểu biết về tácphẩm văn học góp phần rèn luyện nhân cách cho họcsinh .Chính vì thế trong một tiết học tập đọc thời gian phân bố cho phần tìm hiểu bài là gần chiếm đến một phần ba thời gian của một tiết học .

 Việc hình thành các kiến thức cho học sinh trong một tiết học tập đọc để các em nắm được bài ,trả lời thành thạo nội dung các câu hỏi và học sinh giỏi dễ dàng cảm thụ được bài học hiệu quả thì phần tìm hiểu bài đối với HS lớp 5 là rất quan trọng chính vì thế tôi đã chọn chuyên đề “Vài biện pháp giúp học sinh lớp 5 tìm hiểu bài tốt ở phân môn tập đọc ”

 

doc 2 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1858Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Vài biện pháp giúp học sinh Lớp 5 tìm hiểu bài tốt ở phân môn Tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: Vài biện pháp giúp học sinh Lớp 5 tìm hiểu bài tốt ở phân môn Tập đọc.
 Người thực hiện : Nguyễn Vũ Ý
I . Đặt vấn đề :
 Phân môn tập đọc không những rèn cho học sinhcác kĩ năng đọc, nghe và nói mà còn cung cấp cho cácem những hiểu biết về tự nhiên ,xã hội và con người,cung cấp vốn từ ,vốn diễn đạt ,những hiểu biết về tácphẩm văn học góp phần rèn luyện nhân cách cho họcsinh .Chính vì thế trong một tiết học tập đọc thời gian phân bố cho phần tìm hiểu bài là gần chiếm đến một phần ba thời gian của một tiết học .
 Việc hình thành các kiến thức cho học sinh trong một tiết học tập đọc để các em nắm được bài ,trả lời thành thạo nội dung các câu hỏi và học sinh giỏi dễ dàng cảm thụ được bài học hiệu quả thì phần tìm hiểu bài đối với HS lớp 5 là rất quan trọng chính vì thế tôi đã chọn chuyên đề “Vài biện pháp giúp học sinh lớp 5 tìm hiểu bài tốt ở phân môn tập đọc ”
II. Các biện pháp thực hiện hướng dẫn tìm hiểu bài:
 1.Giúp học sinh hiểu nghĩa các từ mới:
 Đối với những từ ngữ đã được giải thích trong sách giáo khoa :Giáo viênkhông nhất thiết phải yêu cầu học sinh giải thích tất cả các từ ngữ này mà có thể chọn một số từ ngữ khó để giải thích cho rõ.
 Đối với những từ ngữ đã được giải thích trong SGK mà HS vẫn chưa nắm chắc hoặc còn khó hiểu , GV có thể hướng dẫn HS giải thích bằng các biện pháp sau:
 + Dùng các từ đồng nghĩa , trái nghĩa hoặc tữ ngữ thông dụng ở địa phương để giải thích từ ngữ đó.
 + Đặt câu với từ ngữ đó.
 + Miêu tả sự vật ,hoạt động, trạng thái,đặc điểm hoặc tính chất được gọi tên bằng từ ngữ đó.
 2. Giúp HS nắm vững câu hỏi tìm hiểu bài:
 Có thể áp dụng các biện pháp:
 - Cho học sinh đọc thầm câu hỏi rồi trình bày lại yêu cầu của câu hỏi đó.
 - Giáo viên giải thích thêm cho rõ yêu cầu của câu hỏi.
 - Tách câu hỏi trong SGK thành một số câu hỏi nhỏ hoặc bổ sung câu hỏi phụ để HS thực hiện.
 -Tổ chức cho HS trả lời hay thực hiện làm mẫu một phần của câu hỏi để cả lớp nắm được yêu cầu của câu hỏi đó.
Ví dụ : 
 1. Câu hỏi 2 trong bài Cái gì quý nhất ? (Tập đọc tuần 9 ) Mỗi bạn đưa ra một lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình ?
 Nên tách thành 3 ý nhỏ để HS trả lời :
 - Hùng đưa ra lí lẽ thế nào để bảo vệ ý kiến của mình ((quý nhất là lúa gạo ) ?
 - Quý đưa ra lí lẽ thế nào để bảo vệ ý kiến của mình (quý nhất phải là vàng )?
 - Nam đưa ra lí lẽ thế nào để bảo vệ ý kiến của mình (quý nhất phải là thì giờ ) ?
 2. Hay trước khi trả lời câu hỏi 2 trong bài Chuyện một khu vườn nhỏ (tập đọc tuần 11 )
 - Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật ? 
 - Giáo viên yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 (có thể kết hợp cho 1 học sinh đọc thành tiếng )và trả lời câu hỏi phụ :Ban công nhà bé Thu trồng những cây gì ? 
 Sau khi Học sinh nêu được 4 loài cây ( cây quỳnh ,cây hoa ti gôn ,cây hoa giấy, cây hoa Ấn Độ )
 Giáo viên cho HS đọc thầm đoạn 2 để trả lời câu hỏi như trên hoặc tách thành từng ý cho nhiều HS trả lời (nêu được đặc điểm nổi bật của từng loài cây )
 3. Hoặc để giúp học sinh trả lời câu hỏi 3 trong bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít (tuần 6 ) -Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào ?-Giáo viên có thể gợi ý học sinh bằng hai câu hỏi phụ :
- Không đáp lời tên sĩ quan phát xít bằng tiếng Đức,có phải ông cụ ghét tiếng Đức không ? 
- Ông cụ có căm ghét người Đức không ?
Hoặc HS trả lời theo cách lựa chọn đơn giản : Ông cụ ghét người Đức và tiếng Đức hay chỉ ghét những tên phát xít Đức độc ác ?....
 4.Hay giúp học sinh trả lời câu hỏi 1 trong bài Tập đọc ”Cửa sông” :
Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?cách giới thiệu ấy có gì hay?
Giáo viên có thể tách ra thành hai ý để học sinh dễ trả lời
 3.Tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi tìm hiểu bài:
Có thể áp dụng các biện pháp sau:
 +Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm đôi, hoạt động
theo bàn hoặc theo nhóm lớn... để trả lời câu hỏi của bài.
 +Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau. 
 +Trao đổi với học sinh ,sửa lỗi cho học sinh hoặc tổ chức để học sinh giải đáp thắc mắc cho nhau, góp ý cho nhau...
 +Sơ kết , tổng kết ý kiến học sinh , ghi bảng nếu cần thiết.
Ví dụ:
 Dạy bài Tập đọc: Cửa sông ( Tuần 25 )
Câu hỏi 1 SGK/75.Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân ( Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 1 để trả lời câu hỏi )
Câu hỏi 2 SGK/75. tổ chức cho hS hoạt động nhóm ( Yêu cầu HS trong nhóm đọc lướt khổ thơ 2 đến khổ thơ 5 thảo luận trả lời )
* Kết luận
 Qua cách dạy tiết Tập đọc phần tìm hiểu bài theo trình tự trên tôi thấy kết quả tiếp thu bài của HS đạt hiệu quả cao đồng thời dễ dàng phát hiện những kiến thức còn hạn chế của các em để có kế hoạch phù đạo . Thời gian nghiên cứu chuyên đề còn ít nên không tránh khỏi những thiếu sót mong tất cả các anh ,chị đồng nghiệp góp ý để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Tháng 01- 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de tap doc 5.doc