CHUYÊN ĐỀ
MÔN MĨ THUẬT
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY – HỌC MĨ THUẬT Ở LỚP 2
I. MỤC TIÊU:
- Cung cấp thêm cho HS những kiến thức ban đầu về mĩ thuật (MT), hình thành và củng cố các kĩ năng cần thiết để HS hoàn thành các bài tập theo chương trình.
- Giáo dục thẩm mĩ cho HS, giúp các em cảm nhận cái đẹp và vận dụng được kiến thức MT vào học tập, sinh hoạt hằng ngày.
II. NỘI DUNG
1. Vẽ theo mẫu:
- Vẽ mô phỏng lại mẫu thật theo cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm thụ của HS (không dung thước, com-pa để vẽ nét thẳng và nét cong).
- Mẫu vẽ là những hình, khối đơn giản hoặc các đồ vật, con vật, quen thuộc.
- Vẽ được hình bằng nét; phân biệt được hình dáng, đặc điểm của mẫu.
PHÒNG GD- ĐT NÚI THÀNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH ĐINH BỘ LĨNH ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC * * * * * * * * * * * * CHUYÊN ĐỀ MÔN MĨ THUẬT LỚP 2 GV: Ngô Thị Hồng Thu CHUYÊN ĐỀ MÔN MĨ THUẬT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY – HỌC MĨ THUẬT Ở LỚP 2 MỤC TIÊU: Cung cấp thêm cho HS những kiến thức ban đầu về mĩ thuật (MT), hình thành và củng cố các kĩ năng cần thiết để HS hoàn thành các bài tập theo chương trình. Giáo dục thẩm mĩ cho HS, giúp các em cảm nhận cái đẹp và vận dụng được kiến thức MT vào học tập, sinh hoạt hằng ngày. NỘI DUNG Vẽ theo mẫu: Vẽ mô phỏng lại mẫu thật theo cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm thụ của HS (không dung thước, com-pa để vẽ nét thẳng và nét cong). Mẫu vẽ là những hình, khối đơn giản hoặc các đồ vật, con vật, quen thuộc. Vẽ được hình bằng nét; phân biệt được hình dáng, đặc điểm của mẫu. Vẽ trang trí Tập vẽ các họa tiết trang trí; biết sắp xếp họa tiết trang trí; làm quen với ba độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt. Vẽ màu vào các hình có sẵn. Trang trí được đường diềm, hình vuông đơn giản và vẽ màu theo ý thích (có thể dung thước, com-pa vẽ nét thẳng và nét cong). Vẽ tranh Bước đầu biết nhận xét và chọn nội dung đề tài. Vẽ tranh về đề tài quen thuộc (sinh hoạt, học tập, ); vẽ hình, vẽ màu theo ý thích. Tập nặn tạo dáng tự do Nhận xét về hình dáng, đặc điểm của đối tượng sẽ nặn. Tập nặn và tạo dáng tự do theo yêu cầu của bài. Thường thức mĩ thuật Xem tranh, tượng. Tập nhận xét tranh theo gợi ý của GV. THỜI LƯỢNG Mỗi tuần 1 tiết. Năm học có 35 tiết (trong đó có 1 tiết tổng kết). Phân phối các loại bài học: + Vẽ theo mẫu : 8 tiết + Vẽ trang trí : 9 tiết + Vẽ tranh : 9 tiết + Tập nặn tạo dáng tự do : 4 tiết + Thường thức mĩ thuật : 4 tiết + Tổng kết năm học : 1 tiết Tổng cộng : 35 tiết/năm PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, sản phẩm mà HS tạo ra là do cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm thụ của các em, vì thế sản phẩm sẽ không có sự trùng lặp về bố cục, hình vẽ và màu sắc. Để dạy MT ở lớp 2 có hiệu quả, GV cần lưu ý: Trong mỗi tiết học, GV cần tạo không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn để lôi cuốn HS vào bài học, gây hứng thú học tập cho các em. Phát huy tính tích cực học tập của HS (không gò éo, áp đặt), cần gợi ý, động viên để các em tự tin vào khả năng suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của mình. Đó là cách dạy – học MT có hiệu quả, đồng thời phù hợp với đặc điểm của trẻ thơ: thích bộc lộ những gì mình biết, mình làm được. Trong quá trình giảng dạy, GV cần gợi ý để HS tham gia ý kiến và tổ chức hoạt động theo cặp, theo nhóm để các em có dịp thảo luận, học tập lẫn nhau, nhất là ở các bài Thường thức mĩ thuật (phần đánh giá kết quả học tập) Để dạy – học MT có hiệu quả, GV cần lưu ý: Nghiên cứu kĩ mục tiêu bài dạy; Chuẩn bị đầy đủ đồ dung dạy – học; Thực hiện trình tự các hoạt động dạy – học. Với môn Mĩ thuật, việc kiểm tra bài cũ nên thay bằng kiểm tra đồ dung học tập của HS. Học MT, HS thực hiện là chính, thời gian dành cho lí thuyết không nên quá dài (mỗi tiết khoảng 7 đến 10 phút). Bổ sung, củng cố kiến thức thường tiến hành trong phần thực hành – lúc HS làm bài. Đây là đặc điểm của dạy – học MT. Các hoạt động dạy – học MT thường được tiến hành như sau: Giới thiệu bài Phần này được xem như phần mở bài, nhằm tập trung sự chú ý của HS vào bài học. GV có thể dung tranh, ảnh hoặc một câu chuyện ngắn, một bài hát vui có nội dung hướng tới bài học. GV tự tìm cách giới thiệu bài cho phù hợp với khả năng, với thực tế. Đối với các bài Thường thức mĩ thuật, GV giới thiệu tranh, tượng và gợi ý để HS làm quen với tác phẩm như: tên tranh, tên tác giả hoặc biết thế nào là tranh, tranh dân gian, tượng, tượng đài, tượng dân gian và các chất liệu Hoạt động 1 Quan sát, nhận xét * Đối với các bài Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Tập nặn dáng tự do: GV gợi ý HS quan sát, nhận xét mẫu thực, ảnh, hình minh họa để các em nhận biết về hình dáng, cấu trúc, bố cục, màu sắc, đồng thời thấy được vẻ đẹp của đối tượng. Tìm, chọn nội dung đề tài * Đối với các bài Vẽ tranh: GV giới thiệu tranh minh họa và cùng HS tìm hiểu nội dung (vẽ về đề tài nào, vẽ những gì), cách vẽ (hình ảnh chính, hình ảnh phụ, màu sắc trong tranh) Xem tranh, tượng * Đối với các bài Thường thức mĩ thuật: + GV gợi ý HS tìm hiểu về nội dung tác phẩm qua các hình ảnh chính, phụ, hình dánh của nhân vật, cách sắp xếp hình ảnh và màu sắc, đồng thời cho HS thấy được vẻ đẹp của tác phẩm; + HS phát biểu ý kiến theo cảm nhận riêng về tác phẩm; + GV tóm tắt, bổ sung làm rõ nội dung của tác phẩm (tranh, tượng). Hoạt động 2: Cách vẽ, cách trang trí, cách nặn * Đối với các bài Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ tranh, Tập nặn tạo dáng tự do. GV cùng HS tìm ra cách làm bài, cụ thể là: + Bố cục như thế nào trong trang giấy; + Vẽ hình, nặn bộ phận nào trước, bộ phận nào sau sao cho đúng; + Chọn và vẽ màu tự do sao cho rõ nội dung; Nhận xét, đánh giá * Đối với các bài Thường thức mĩ thuật: GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS phát biểu ý kiến xây dựng bài. Hoạt động 3: Thực hành HS làm bài là chính: + Quan sát mẫu, vẽ theo cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận của mình; + Nhớ lại những gì đã tiếp thu được rồi vẽ, nặn theo ý thích (vẽ trang trí, vẽ tranh, tập nặn); + Điều chỉnh bài vẽ theo gợi ý của GV. GV quan sát lớp, gợi ý động viên HS làm bài: + Gợi ý HS những chỗ cần sửa và bổ sung; + Đồng viên những HS khá, giỏi, tạo điều kiện cho các em tìm tòi, sang tạo để bài vẽ sinh động hơn; + Gợi ý HS còn lung túng, vẽ chậm để các em hoàn thành bài tập. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá GV cùng HS chọn ra các bài đẹp và gợi ý các em nhận xét vẽ: + Bố cục; + Các hình ảnh (có đặc điểm, sinh động, rõ nội dung); + Màu sắc (tươi sang, có đậm có nhạt, nổi bật nội dung, ). GV yêu cầu HS xếp loại bài theo cảm nhận riêng: + Hoàn thành tốt: Bài vẽ đẹp, có cách thể hiện riêng. + Hoàn thành: Đạt yêu cầu đề ra từ trung bình trở lên. + Chưa hoàn thành: Chưa đạt yêu cầu đề ra của bài. Với các bài này, nên động viên HS làm tiếp để hoàn thành bài. Dặn dò: Cuối tiết học, GV dặn dò HS: Hoàn thành bài (nếu chưa xong). Chuẩn bị cho bài sau: quan sát, sưu tầm tư liệu Lưu ý: 1. Các hoạt động day – học được trình bày cụ thể ở mỗi bài, GV cần nghiên cứu để vận dụng một cách linh hoạt vào bài dạy của mình. Ví dụ: Loại bài có cấu trúc giống nhau và một số bài ở đầu năm nên khai thác kĩ, tạo nếp học tập cho HS. Bài cùng loại tiếp theo, GV nên nhấn mạnh đến trọng tâm, tìm ra đặc điểm; các phần chung nên lướt nhanh, dành nhiều thời gian cho HS thực hành. Khi HS làm bài, GV đến từng bàn gợi ý, bổ sung kịp thời và động viên HS hoàn thành bài tập. Khi nhận xét, đánh giá kết quả học tập, GV cố gắng đưa ra các câu hỏi gợi ý để HS tự nhận xét, đánh giá, xếp loại theo ý thích của mình, sau đó GV mới bổ sung. 2. Theo lịch kiểm tra định kì hộc kì I, học kì II, GV chọn bài kiểm tra cho phù hợp. Đối với bài kiểm tra, GV chỉ giới thiệu qua nội dung và nêu yêu cầu, sau đó để HS làm bài. Với các bài Tập nặn tạo dáng tự do, GV cần chú ý: Trong tài liệu này, hướng dẫn cả nặn, vẽ và xé dán. Nếu dạy nặn thì chỉ hướng dẫn nặn, không hướng dẫn vẽ hoặc xé dán (và ngược lại). Với các bài Vẽ theo mẫu, GV có thể tìm them mẫu hoặc lấy mẫu sẵn ở địa phương (dạng tương đương, không quá khó) để cho HS vẽ hoặc vẽ theo nhóm. Với các bài Thường thức mĩ thuật, GV có thể tìm them tranh cùng nội dung cho HS xem. Dựa vào cách gợi ý ở tranh đã giới thiệu, GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung các tranh khác. Nơi nào có điều kiện, có thể cho HS vẽ và xé dán tranh vào giấy khổ rộng, vẽ bằng màu bột hoặc sáp màu. *********************************************
Tài liệu đính kèm: