Chuyên đề nâng cao chất lượng dạy môn luyện từ và câu lớp 2

Chuyên đề nâng cao chất lượng dạy môn luyện từ và câu lớp 2

. Đặc điểm tình hình:

 - Tổng số học sinh trong khối 2: 161 học sinh

 - Tổng số giáo viên: 8 ( trong đó 01 gv dạy buổi hai; 01 gv phụ trách thư viện; 01 gv dạy thể dục).

II/ Đặt vấn đề:

 Ở lớp 2, trong môn Tiếng Việt, học sinh được học thêm phân môn Luyện từ và câu. Ở phân môn này, học sinh phải tìm từ theo chủ điểm dựa vào khả năng quan sát tổng hợp và tư duy thực tế, tự động não, suy nghĩ, sắp xếp các từ để viết thành câu hoàn chỉnh theo các mẫu câu. Đây là bước nâng cao về tư duy và khả năng diễn đạt của học sinh.

 

doc 5 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 926Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề nâng cao chất lượng dạy môn luyện từ và câu lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2
I. Đặc điểm tình hình:
 - Tổng số học sinh trong khối 2: 161 học sinh
 - Tổng số giáo viên: 8 ( trong đó 01 gv dạy buổi hai; 01 gv phụ trách thư viện; 01 gv dạy thể dục).
II/ Đặt vấn đề:
 Ở lớp 2, trong môn Tiếng Việt, học sinh được học thêm phân môn Luyện từ và câu. Ở phân môn này, học sinh phải tìm từ theo chủ điểm dựa vào khả năng quan sát tổng hợp và tư duy thực tế, tự động não, suy nghĩ, sắp xếp các từ để viết thành câu hoàn chỉnh theo các mẫu câu. Đây là bước nâng cao về tư duy và khả năng diễn đạt của học sinh. 
 Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy do vốn từ của các em rất ít nên việc học phân môn Luyện từ và câu rất vất vả, khả năng tiếp thu của các em trong một lớp rất khác nhau. Chỉ một số ít có khả năng tiếp thu nắm bài tốt còn phần đông là tiếp thu chậm. Các em nghe, hiểu yêu cầu bài tập còn hạn chế do đó không thực hiện được yêu cầu của bài tập. Mặt khác, việc chuẩn bị bài của học sinh chưa tốt, các em thiếu tham khảo, nghiên cứu bài. Đa số mỗi em chỉ có quyển sách Tiếng Việt là tư liệu chính. Nguồn sách, truyện để đọc nhằm giúp các em mở rộng vốn từ còn hạn chế. Toàn bộ kiến thức có được là 40 phút trên lớp bởi vậy vốn từ của các em còn rất nghèo. 
 Do đó phải giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ để các em có thể có vốn từ phong phú, giúp cho chất lượng học tập phân môn Luyện từ và câu của lớp được nâng lên là vấn đề mà tôi đặt ra cho mình. Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ xin trình bày “Một vài biện pháp giúp học sinh mở rộng vốn từ qua phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2 ”
III. Những thuận lợi & khó khăn:
 1. Thuận lợi:
 + Đối với giáo viên:
 - Được sự quan tâm của PGD&ĐT, Ban giám hiệu nhà trường, Ban chấp hành công đoàn cơ sở trường tiểu học. Hỗ trợ tích cực trong hoạt động chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tổ khối 2 thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học.
 - Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được cung cấp tương đối đầy đủ.
 + Đối với học sinh:
 -Học sinh lớp 2 đang ở lứa tuổi rất thích học và ham học.
 - Trang thiết bị dạy học đầy đủ, sách giáo khoa được trình bày với những kênh hình đẹp, hấp dẫn học sinh, phù hợp với tâm lí lứa tuổi các em.
 2. Khó khăn:
 + Đối với giáo viên:
 - Khi giảng dạy phân môn Luyện từ và câu đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, phong phú. Người giáo viên phải biết kết hợp linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy, biết gợi mở óc tò mò, khả năng sáng tạo độc lập của học sinh giúp cho các em biết tìm từ, đặt câu quả là không dễ.
 + Đối với học sinh:
 - Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các em nhanh nhớ nhưng cũng mau quên.
 - Một số học sinh chưa có khả năng xác định yêu cầu đề bài, vì các em đọc còn chạm.
 - Học sinh chưa dám nói thực với suy nghĩ của mình còn rụt rè, e ngại, vì các em chưa biết cách sử dụng từ đặt câu.
 - Vốn từ của các em chưa nhiều nên các em nói và viết chưa thành câu.
IV/ BIỆN PHÁP: 
 Để giúp học sinh phát triển vốn từ, tôi đã áp dụng một số biện pháp sau: 
1. Mở rộng vốn từ cho học sinh thông qua các dạng bài tập:
 a. Mở rộng vốn từ qua quan sát tranh (nối từ cho sẵn với hình vẽ tương ứng, dựa vào tranh tìm từ tương ứng, gọi tên các vật ở ẩn trong tranh .)
 Đối với những dạng bài tập này, giáo viên cần biết khai thác triệt để kênh hình ở SGK, tranh ảnh giáo viên và học sinh sưu tầm được để phục vụ cho tiết dạy. 
 Ví dụ: Khi dạy bài “Mở rộng vốn từ: từ ngữ về sông biển” (Tuần 26), giáo viên sưu tầm tranh ảnh về các loài cá sống ở biển, ở sông, hồ, ao vào bài giảng và yêu cầu học sinh nêu tên các loài cá, các con vật sống dưới nước để học sinh quan sát. Hoặc bài “Mở rộng vốn từ: từ ngữ về muông thú” (Tuần 23), giáo viên sưu tầm tranh ảnh các con vật như thỏ, sóc, gấu, voi,, từ đó các em sẽ trả lời được các câu hỏi ở bài tập 2 SGK trang 45. 
 Đối với dạng bài tập có một số hoạt động của người, học sinh có thể đoán ra được nhưng cũng có những hoạt động nhìn qua học sinh trung bình, yếu không có khả năng tìm được từ chỉ hoạt động tương ứng, giáo viên phải có những câu hỏi gợi ý. 
 Ví dụ: Bài tập 2 SGK trang 59, tìm từ chỉ hoạt động tương ứng trong tranh số 3, GV có thể hướng dẫn HS trung bình, yếu bằng các câu hỏi gợi ý sau: Bức tranh vẽ cảnh gì? Bạn nhỏ đang làm gì? Từ chỉ hoạt động của bạn nhỏ là từ nào? Bố bạn nhỏ đang làm gì? Từ chỉ hoạt động của bố bạn nhỏ là từ nào?
 Ở bài tập gọi tên các vật được vẽ ẩn trong tranh (tranh đố) các sự vật được vẽ trong tranh không biểu hiện rõ ràng mà ẩn giấu trong tranh, phải quan sát kĩ (kết hợp với tưởng tượng) mới nhận biết được. Giáo viên cần phải gợi mở óc tưởng tượng của học sinh bằng những hình ảnh minh họa hay câu hỏi dẫn dắt học sinh nhận ra hình ảnh cụ thể để từ đó mới hiểu được nghĩa và từ cần tìm.
 Ví dụ: Bài tập 1 SGK trang 90 có một số đồ vật được vẽ ẩn, học sinh khó nhận biết được, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm từ chỉ đồ vật đó bằng những câu hỏi gợi ý sau: Hai con chim đang đậu trên đồ vật gì? (cái giá treo mũ áo). Bạn trai đang ngồi trên đồ vật gì? (cái kiềng). Cái kiềng dùng để làm gì? (cái kiềng để bắc vào bếp) 
 Giáo viên có thể giải thích thêm cho học sinh hiểu một số từ khó bằng hình ảnh, bằng đặt câu hoặc giải thích bằng lời
 b. Mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa: (“Tìm từ ngữ cùng chủ điểm”, “Tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cho sẵn”)
 Khi dạy dạng bài tập này, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm thi tìm từ tiếp sức, tìm bạn đồng hành.
 Nếu từ cho sẵn có nghĩa trừu tượng, khó nhận biết, để trợ giúp hoạt động tìm từ của học sinh, giáo viên giải thích nghĩa của từ cho sẵn và nêu một số ngữ cảnh điển hình, trong đó có sử dụng từ cho sẵn ấy.
Ví dụ: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: trẻ con, xuất hiện, cuối cùng, bình tĩnh.
 Đối với bài tập này, tìm từ trái nghĩa với từ “bình tĩnh” học sinh khó nhận biết, giáo viên hướng dẫn học sinh bằng cách giải thích nghĩa của từ “bình tĩnh” thông qua ví dụ (“bình tĩnh” có nghĩa là làm chủ bản thân trước khó khăn bất ngờ xảy đến. Ví dụ: Sau mấy phút hoảng hốt, bạn ấy bình tĩnh lại.), từ đó học sinh dễ dàng hiểu nghĩa của từ và tìm từ. (Ví dụ: trái nghĩa với từ “bình tĩnh” là “cuống quýt, luống cuống, hốt hoảng”) 
 Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm thi kể tiếp sức tìm từ theo chủ điểm.
Ví dụ: Thi tìm từ nhanh theo chủ điểm đưa ra: tìm từ nói về chủ điểm anh em, thầy cô, sông biển , .( Sử dụng trong các tiết ôn tập giữa kì, cuối kì)
 c. Mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo từ (tìm thêm tiếng mới ghép với tiếng có sẵn tạo thành từ): Dựa vào một yếu tố cấu tạo từ cho sẵn, tìm những từ có cùng yếu tố cấu tạo từ và cùng kiểu cấu tạo. Dạng bài tập này có tác dụng rất lớn trong việc giúp học sinh phát triển, mở rộng vốn từ. Trong các tiết có những loại bài tập này, người giáo viên có thể thiết kế một số trò chơi giúp học sinh mở rộng vốn từ: trò chơi tiếp sức tìm từ, tìm bạn đồng hành, tìm tiếng trung tâm,
Ví dụ: Thảo luận nhóm: Thi tìm nhanh từ: có tiếng “học”, có tiếng “tập” (Bài : Mở rộng vốn từ: từ ngữ về học tập – Tuần 2)
Ví dụ: Thi ghép nhanh tiếng thành từ qua trò chơi tìm bạn đồng hành. 
 Cách chơi: mỗi học sinh chọn 1 tiếng, yêu cầu mỗi cặp học sinh phải ghép 2 tiếng mình chọn thành 1 từ có nghĩa và đọc to trước lớp.
 Ghép các tiếng sau thành những từ có nghĩa: yêu, thương, quý, mến, kính
(yêu thương, thương yêu, yêu mến, mến yêu, yêu kính, kính yêu, yêu quý, quý yêu, thương mến, mến thương, quý mến, kính mến) (Bài: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về tình cảm – Tuần 12)
Ví dụ : Trò chơi thi tìm tiếng trung tâm: Tìm tiếng có thể ghép được với tất cả các tiếng sau: bãi, cá, sóng, sao, bờ,  (Bài: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về sông biển – Tuần 25)
d. Mở rộng vốn từ theo quan hệ về họ hàng (tìm thêm từ mới )
 - Khi dạy dạng bài tập này, giáo viên cho học sinh đọc bài tập đọc “ câu chuyện Sáng kiến của bé Hà”. Sau đó giúp các em mở rộng vốn từ.
Ví dụ: Bài tập 3 SGK trang 82 xếp vào mỗi nhóm sau một từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết vào họ nội, họ ngoại giáo viên phải cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ.( Mở rộng vốn từ: từ ngữ về họ hàng – Tuần 10)
V/ Kết quả:
 Qua những biện pháp trên, học sinh đã có vốn từ phong phú để học tốt phân môn Luyện từ và câu, ngôn ngữ diễn đạt, khả năng giải nghĩa từ chính xác hơn, đồng thời kĩ năng đọc của học sinh cũng được nâng lên. Học sinh ham thích học trong các tiết Luyện từ và câu. Đến giữa học kì 1, chất lượng phân môn Luyện từ và câu được nâng lên rõ rệt, cụ thể số học sinh đạt điểm từ khá trở lên qua các đợt kiểm tra như sau: 
	Đầu năm: 	20%	 
	Giữa kì 1: 55%
VI/ Bài học kinh nghiệm:
 Qua quá trình thực hiện và kết quả đạt được trong giảng dạy phân môn Luyện từ và câu, tôi rút ra được một số kinh nghiệm để dạy tốt và đạt hiệu quả mà người giáo viên cần phải thực hiện:
 - Phải luôn học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Và cố gắng sẽ học hỏi thực hiện đổi mới phương pháp bằng nhiều hình thức trong đó việc soạn giảng bài giảng theo chuẩn kiến thức kĩ năng là một trong những hình thức mang tính chất quyết định chất lượng học tập học sinh tốt nhất.
 - Khuyến khích học sinh, sưu tầm truyện sách để đọc, đồng thời phải tìm tài liệu, nghiên cứu bài, xác định vững mục tiêu bài dạy.
 - Rèn học sinh thói quen đọc truyện, sách khi ở nhà và chuẩn bị bài tốt.
 - Biết phối kết hợp giảng dạy các phân môn trong quá trình giảng dạy.
 - Luôn luôn động viên, khuyến khích kịp thời mọi sự tiến bộ của học sinh.
VI / Kết luận :
 Trên đây là chuyên đề “Nâng cao chất lượng dạy Luyện từ và câu lớp 2”.
Trong quá trình thực hiện dù có rất nhiều cố gắng nhưng cũng không sao tránh khỏi những sai sót nhất định. Tổ khối 2 rất mong nhận được sự đóng góp chân tình của quý thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn, nhằm áp dụng vào thực tế giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn.
 Bảo Thạnh, ngày 19 tháng 10 năm 2011
 Người thực hiện
 Trần Thị Thúy An
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BA TRI
TRƯỜNG TIỂU HỌC BẢO THUẬN
 -----c&d-----
GHUYÊN ĐỀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2
 -----c&d----- 
Nhóm thực hiện : Tổ khối 2
Người trình bày : Trần Thị Thúy

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_nang_cao_chat_luong_day_mon_luyen_tu_va_cau_lop_2.doc