I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Mở rộng vốn từ và cung cấp cho HS một số hiểu biết sơ giản về từ loại :từ chỉ người,con vật ,đồ vật ,cây cối,từ chỉ hoạt động,trạng thái ,từ chỉ đặc điểm ,tính chất.
2.Rèn luyện cho HS các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu.
Cụ thể:
*Đặt câu
+Các kiểu câu Ai là gì?,Ai làm gì?,Ai thế nào? Và những bộ phận chính của các kiểu câu ấy.
+ Những bộ phận câu trả lời cho các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?,Như thế nào ?,Vì sao?,Để làm gì ?
*Dấu câu:dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.
3. Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu và thích học Tiếng Việt (LTVC)
CHUYÊN ĐỀ : LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2 I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1.Mở rộng vốn từ và cung cấp cho HS một số hiểu biết sơ giản về từ loại :từ chỉ người,con vật ,đồ vật ,cây cối,từ chỉ hoạt động,trạng thái ,từ chỉ đặc điểm ,tính chất. 2.Rèn luyện cho HS các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu. Cụ thể: *Đặt câu +Các kiểu câu Ai là gì?,Ai làm gì?,Ai thế nào? Và những bộ phận chính của các kiểu câu ấy. + Những bộ phận câu trả lời cho các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?,Như thế nào ?,Vì sao?,Để làm gì ? *Dấu câu:dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy. 3. Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu và thích học Tiếng Việt (LTVC) II.NỘI DUNG DẠY HỌC: 1.Số bài ,thời lượng học : Trong cả năm học,HS đượchọc 31 tiết LTVC. 2. Nội dung: - Về từ vựng , bên cạnh vốn từ được cung cấp qua các bài tập đọc ,ở phân môn LTVC, HS được mở rộng vốn từ theo chủ điểm thông qua các bài tập thực hành . - Về từ loại , theo chương trình tiểu học mới , HS bước đầu được rèn luyện cách dùng các từ chỉ sự vật (danh từ ), hoạt động , trạng thái (động từ ) và đặc điểm , tính chất (tính từ ) - Về câu : HS lần lượt làm quen với các kiểu câu phần cơ bản Ai là gì ?,Ai làm gì?, Ai thế nào ?, các bộ phận của câu (trả lời các câu hỏi Ai ?, Là gì ?,Khi nào ?, Làm gì ?, Ở đâu ?, NHư thế nào ?,Vì sao ?, Để làm gì ?)và các dấu câu (chấm, chấm hỏi, dấu than,phẩy). Tuy nhiên , ở lớp 2 không có bài học lý thuyết .Các kiến thức từ ngữ và ngữ pháp nói trên được thể hiện qua các bài tập thực hành . 3.Hình thức rèn luyện : SGK có nhiều hình thức bài tâp để mở rộng vốn từ và rèn kĩ năng đặt câu cho HS. VD: - Điền từ vào chỗ trống -Xếp loại các từ . -Xếp ô chữ . -Chơi các trò chơi về từ . - Đặt câu theo mẫu . -Nối từ thành câu, III/ BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1.Hướng dẫn HS làm bài tập : GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập ( bằng câu hỏi , giải thích ) GV giúp HS chữa một phần của bài tập làm mẫu (một HS chữa mẫu trên bảng lớp hoặc cả lớp làm bài vào vở hay bảng con ) HS làm bài vào BC hoặc vào vở GV uốn nắn , sửa sai . GV tổ chức cho HS trao đổi , nhận xét về kết quả , rút ra những điểm ghi nhớ về tri thức 2.Cung cấp cho HS một số tri thức về từ , câu và dấu câu : a/Mức độ tri thức cung cấp cho HS : -Về vốn từ : Ngoài những từ được dạy qua các bài tập đọc , những thành ngữ được cung cấp qua các bài tập viết , HS được học một cách tương đối có hệ thống các từ ngữ theo chủ điểm . VD : + Đơn vị thời gian (ngày , tháng , năm , năm học.) + Đơn vị hành chính (xã ,( phường ),huyện (quận) ) + Đồ dùng học tập . + Đồ dùng trong nhà. + Việc nhà . + Họ hàng . +Vật nuôi . -Về từ loại : Nhận ra và biết dùng các từ chỉ người , con vật , đồ vật , hoạt động , trạng thái , đặc điểm để đặt câu , bước đầu biết viết hoa tên riêng . -Về kiểu câu : Nhận ra và biết đặt các kiểu câu đơn Ai là gì? Ai làm gì ? Ai thế nào? -Về dấu câu : Có ý thức và bước đầu biết đặt các dấu chấm , chấm hỏi , chấm than, phẩy vào đúng chỗ . b/ Cách cung cấp tri thức : Các tri thức nói trên đượccung cấp qua các bài tập . GV chỉ cần nêu những tổng kết ngắn như trong SGV tránh giải thích dài dòng sa vào lý thuyết . IV/ QUY TRÌNH GIẢNH DẠY: 1.Ổn định : 2. KTBC: yêu cầu HS giải bài tập ở nhà hoặc nêu ngắn gọn những điều đã học ở tiết trước cho VD 3. Bài mới : a/ Giới thiệu bài : Ghi đề b/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập . -GV tổ chức cho HS thực hiện từng bài tập trong SGK theo trình tự chung . + Đọc và xác định YC của bài tập . + HS giải một phần bài tập làm mẫu . +HS làm bài tập theo hướng dẫn của GV . c/ Tổ chức cho học sinh thảo luận , nhận xét về kết quả . Rút ra những điểm ghi nhớ về kiến thức . 4. Củng cố - Dặn dò : Chốt lại những kiến thức và kĩ năng cần nắm vững ở bài luyện tập , nêu YC thực hành luyện tập ở nhà . V.NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý ĐỂ DẠY TỐT LUYỆN TỪ VÀ CÂU 2 Để dạy tốt môn luyện từ và câu lớp 2 cần đảm bảo theo trình tự các bước sau: 1. Chuẩn bị. - Nghiên cứu kỹ bài dạy, xác định trọng tâm, mục tiêu của từng bài cụ thể từ đó lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp đạt hiệu quả cao. - Đọc một số tài liệu có liên quan, tham khảo ý kiến đồng nghiệp để học hỏi, rút kinh nghiệm, đưa ra cách dạy hay nhất. - Làm đồ dùng dạy học cần thiết, phù hợp để phục vụ cho tiết dạy thêm sinh động. - Soạn giáo án chuẩn bị lên lớp, dự kiến các tình huống có thể xảy ra và những khó khăn học sinh thường mắc phải để có cách giải quyết. - Dự kiến thời gian thực hiện cho từng đơn vị kiến thức ( từng bài tập) . 2. Dạy trên lớp. 2.1. Kiểm tra bài cũ: - Nên ngắn gọn cần kiểm tra kiến thức trọng tâm và kỹ năng cơ bản của bài trước. Hình thức kiểm tra phong phú: viết, nói... 2.2 Giới thiệu bài: - Ngắn gọn hấp dẫn để thu hút sự chú ý của học sinh ngay từ phút đầu vào bài học, đồng thời nêu được nội dung bài sắp học. 2.3. Hướng dẫn làm bài tập : - Sự hướng dẫn của giáo viên là những định hướng đầu tiên giúp học sinh xác định được yêu cầu của bài tập, ở khâu này giáo viên cần chú ý kết hợp hướng dẫn bằng câu hỏi và thông qua các đồ dùng trực quan ( nếu cần). Mỗi bài học thường có từ 3 đến 4 bài tập, để khỏi nhàm chán mỗi bài tập nên có các hình thức tổ chức khác nhau. Ví dụ: Bài luyện từ và câu ( tuần 27 ). Bài có 3 bài tập. - Bài 1: Kể tên các bộ phận của cây ăn quả. Nên tổ chức cho học sinh học theo nhóm. Sau khi đã thảo luận các nhóm cử đại diện lên bảng ghi tên các bộ phận của cây ăn quả mà học sinh biết. Nhóm nào kể đúng các bộ phận và kể được nhiều cây thì nhóm đó thắng. - Bài 2: Tìm tính từ tả các bộ phận của cây. Hoạt động cá nhân: Mỗi học sinh tả một bộ phận. + Lá có mầu xanh biếc. + Rễ ngoằn ngoèo ăn vào lòng đất. + Cành khẳng khiu, điểm những bông hoa trắng... - Bài 3: Hoạt động đồng loạt sử dụng bảng phụ để học sinh làm bài vào bảng. - Bài 4: Đặt câu hỏi theo tranh. Phóng to 3 bức tranh của bài tập và dán lên bảng Phát phiếu học tập cho từng nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát tranh, thảo luận và đặt câu hỏi theo tranh nhóm nào đặt nhanh, hay nhóm đó được điểm cao. Sau đó tổ chức cho hai nhóm hỏi đáp ( một nhóm nêu câu hỏi, một nhóm trả lời) . Bạn trai tưới nước và nhổ cỏ cho cây để làm gì ? Để cây phát triển tốt. Với cách tổ chức như trên chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả giảng dạy cao, học sinh sẽ hứng thú vì được hoạt động nhiều, được thi đua nhau để học tập. - Một công việc hết sức quan trọng nữa đó là kết hợp giữa luyện tập và cung cấp kiến thức mới, mở rộng vốn từ cho học sinh. 2.4. Củng cố, hướng dẫn học bài mới. + Đặt câu hỏi củng cố các kiến thức trọng tâm của bài. + Hướng dẫn học bài mới: Đây là khâu là đa số giáo viên thường không chú ý đến. Việc hướng dẫn học bài mới là rất quan trọng giúp học sinh định hướng được cách học nắm được kiến thức của bài để luyện tập. 2.5. Nhận xét tiết học: Khen, chê các nhóm, cá nhân có tinh thần học tập nghiêm túc và tích cực. Nhắc nhở các nhóm, cá nhân chưa ngoan, chưa chú ý. Với khả năng và vốn kiến thức có hạn, hơn nữa thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên việc đưa ra một số giải pháp này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo và tất cả các bạn giáo sinh để góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn luyện từ câu lớp 2 chương trình tiểu học 2000.
Tài liệu đính kèm: