Chuyên đề: Dạy - Học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môm Toán - Lớp 2 năm học 2010 - 2011

Chuyên đề: Dạy - Học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môm Toán - Lớp 2 năm học 2010 - 2011

CHUYÊN ĐỀ :

DẠY- HỌC THEO CHUẨN KTKN

 MÔM TOÁN - LỚP 2 NĂM HỌC 2010 - 2011

Người thực hiện : Phạm Thị Hải - Trường Tiểu học TT Nam Sách

Thời gian thực hiện: 03/12/2010

1. Chuẩn kiến thức kĩ năng là gì ?

 - Chuẩn KTKN là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KTKN của môn học, hoạt động GD mà HS cần phải đạt được.

 - Chuẩn KTKN được cụ thể hoá ở các chủ đề của môn học theo từng lớp/ ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cho cả cấp học.

 - Chuẩn KTKN là yêu cầu về thái độ đợc xác định cho từng lớp và cho cả cấp học.

 - Chuẩn KTKN cơ sở để soạn SGK/ để QLdạy học/ để đảm bảo tính thống nhất, khả thi/ để đảm bảo chất lượng, hiệu quả dạy học.

2. Vì sao phải dạy học theo chuẩn KTKN ?

 - Đây là giải pháp cơ bản đảm bảo cho việc dạy học đạt mục tiêu.

 - Khắc phục trình trạng quá tải trong dạy học hiện nay.

 - Giải pháp nhằm ổn định và nâng cao chất lượng GD toàn diện ở bậc tiểu học.

 - Là cơ sở để kiểm tra đánh giá giờ dạy của GV/ việc học của HS đúng thực chất.

 - Tạo ra nhiều khả năng sáng tạo cho GV và HS và tích cực hoá hoạt động học của HS

 

doc 4 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Dạy - Học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môm Toán - Lớp 2 năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề :
dạy- học theo chuẩn KTKN
 môm Toán - lớp 2 năm học 2010 - 2011
Người thực hiện : Phạm Thị Hải - Trường Tiểu học TT Nam Sách
Thời gian thực hiện: 03/12/2010
1. Chuẩn kiến thức kĩ năng là gì ?
	- Chuẩn KTKN là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KTKN của môn học, hoạt động GD mà HS cần phải đạt được.
	- Chuẩn KTKN được cụ thể hoá ở các chủ đề của môn học theo từng lớp/ ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cho cả cấp học.
	- Chuẩn KTKN là yêu cầu về thái độ đợc xác định cho từng lớp và cho cả cấp học.
	- Chuẩn KTKN cơ sở để soạn SGK/ để QLdạy học/ để đảm bảo tính thống nhất, khả thi/ để đảm bảo chất lượng, hiệu quả dạy học.
2. Vì sao phải dạy học theo chuẩn KTKN ?
	- Đây là giải pháp cơ bản đảm bảo cho việc dạy học đạt mục tiêu.
	- Khắc phục trình trạng quá tải trong dạy học hiện nay.
	- Giải pháp nhằm ổn định và nâng cao chất lượng GD toàn diện ở bậc tiểu học.
	- Là cơ sở để kiểm tra đánh giá giờ dạy của GV/ việc học của HS đúng thực chất.
	- Tạo ra nhiều khả năng sáng tạo cho GV và HS và tích cực hoá hoạt động học của HS 
3. Thực hiện chuẩn KTKN Môn toán 2: 
	a. Hướng dẫn dạy học theo chuẩn KTKN môn Toán lớp 2: 
	Theo tài liệu HD thực hiện chuẩn KTKN các môn học ở Tiểu học lớp 2 - NXBGD, H2/2009 (từ trang 50 đến trang 80).
	b. Một số vấn đề cần lưu ý khi thực hiện dạy - học theo chuẩn KTKN môn toán lớp 2: 
	- Xác định yêu cầu cơ bản, tối thiểu tất cả HS đạt được sau khi học xong bài học. Quá trình tích luỹ đuợc qua các yêu cầu cần đạt ở mỗi bài học bảo đảm cho HS đạt chuẩn KTKN cơ bản của môn Toán theo chủ đề, lớp, toàn cấp.
	Yêu cầu cần đạt -> bài tập cần làm trong số bài tập thực hành, luyện tập của mỗi bài 
học trong SGK.
	- Bài tập cần làm lựa chọn theo tiêu chí:
	+ Là bài tập cơ bản, cần thiết, tối thiểu để HS thực hành nắm KT, rèn KN đạt yêu cầu cần đạt.
	+ Góp phần thực hiện chuẩn KTKN của mỗi chủ đề môn Toán trong từng lớp 1, 2, 3, 4, 5.
	+ Góp phần thực hiện chuẩn KTKN và yêu cầu về thái độ khi học hết một lớp, chương trình tiểu học.
	- Quan điểm chỉ đạo khi soạn-giảng theo chuẩn KT-KN:
	* Soạn bài: 
	- Phần mục tiêu: Căn cứ thực tế ở trường ta: Vẫn còn HS TB, có lớp còn có thể có HS yếu, vì thế GV cần đưa toàn bộ nội dung phần “yêu cầu cần đạt” vào mục tiêu tiết học. Đồng thời tham khảo SGV, các tài liệu khác để xây dựng mục tiêu các tiết học cho phù hợp.
	* Giảng: 
	- Chuẩn KTKN là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KTKN của môn học, hoạt động GD mà HS cần phải đạt được. Đồng thời, cần căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi lớp học, căn cứ vào trình độ HS mà GV có thể khuyến khích, tạo điều kiện cho những HS có khả năng, có điều kiện giải quyết tất cả các bài tập trong SKG ; chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong sử dụng SGK khi dạy học nhằm phát triển năng lực cá nhân HS, góp phần dạy học phân hóa ở Tiểu học.
	Những bài tập không được liệt kê trong phần “bài tập cần làm” có phải là bài tập khó hay không ? 
	Có những bài tập khó nhưng cũng có bài tập không khó, đây là những bài tập đồng dạng với những bài tập trong phần “bài tập cần làm”. Vì là bài tập không khó nên không phải chỉ dành cho HS khá giỏi mà dành cho học sinh nào làm xong các bài tập được liệt kê trong phần “bài tập cần làm” thì làm tiếp (Nếu còn thời gian.) kể cả học sinh TB.
Ví dụ : Bài : 47 + 25 – Toán 2 trang 28.
Chuẩn KTKN yêu cầu các bài tập cần làm là bài 1( cột 1,2,3), bài 2( a,b,d,e), bài 3
Trong đó bài1 cột 4,5 : 57 67 47 29
 + + + +
 18 29 9 7
Bài 2. Đ, S ?
 c. 29
 +
 16
 35 
	Vậy ta thấy cột 4,5 bài 1 và phần c bài 2 chưa hẳn là phần khó.
* Hay bài Luyện tập : Toán 2 – Trang 51
 	Chuẩn KTKN yêu cầu các bài tập cần làm là bài1. Bài 2 (cột 1,2). Bài 3(a,b). Bài 4
SKG bài 2 cột 3 như sau :
81- 48 29 + 6
Bài 3.c.Tìm x: x + 44 = 81
Bài5.Điền dấu + ; - ? 
9 6 = 15 16 10 = 6 11 8 = 3
11 6 = 5 10 5 = 5 8  8 = 16 
	Vậy cột 3( bài 2) và phần c ( bài3), bài 5 chưa hẳn là phần khó.
	Như vậy, chúng ta cần khẳng định lại : Những bài tập không có trong phần “bài tập cần làm” chưa chắc là những bài tập khó. Vậy không phải chỉ dành cho HS khá giỏi mà dành cho học sinh nào làm xong các bài tập được liệt kê trong phần “bài tập cần làm” thì làm tiếp (Nếu còn thời gian.) kể cả học sinh TB để rèn thêm kĩ năng.
	Vậy soạn- giảng như thế nào là hợp lí ?
	Giáo viên cần linh hoạt, chủ động trong khi thiết kế bài dạy. Chọn đâu là bài tập khó, đâu là bài tập đồng dạng để phân hoá đối tượng học sinh. HS Trung bình vẫn có thể làm ngoài các bài tập cần làm theo yêu cầu chuẩn KTKN (nếu làm xong các bài tập kia). Nên khuyến khích HS cố gắng làm được các bài tập còn lại. HS khá, giỏi làm toàn bộ các bài tập có trong SGK ở mỗi bài học.
	* Dạy học như thế nào là dưới chuẩn, đúng chuẩn và trên chuẩn:
	- Dạy dưới chuẩn: Là trong tiết dạy, giáo viên chỉ yêu cầu tất cả HS hoàn thành các bài tập trong phần “bài tập cần làm”, kể cả khi HS còn thời gian. Hoặc dạy mà không có yêu cầu, không có câu hỏi, nội dung mở rộng cho đối tượng HS khá, giỏi.
	- Dạy trên chuẩn là cách làm ngược lại: trong tiết dạy, GV yêu cầu 100% HS làm tất cả các bài tập trong SGK, bất kể là HS đã hoàn thành tốt các bài trong phần “bài tập cần làm” hay chưa, bất kể là HS có khả năng làm được hay không.
	- Dạy học đúng chuẩn là trong tiết học có ND, có câu hỏi, có các bài tập cho từng đối tượng HS làm một cách phù hợp, sao cho mọi đối tuợng HS đều được học và học được, qua đó phát triển tư duy tốt nhất, rèn được kĩ năng theo yêu cầu. Cùng 1 bài tập, có thể với HS TB - GV yêu cầu hoàn thành, với HS khá, giỏi - GV yêu cầu HS hoàn thành nhanh, lí giải, giải thích về cách làm bài đó, tìm cách làm khác và đánh giá các cách làm xem cách làm nào hay,Cách dạy như vậy là cách dạy đúng tinh thần của chuẩn KTKN, đảm bảo các biệt hoá trong dạy học, phát triển tư duy, xây dựng kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho tất cả các em học sinh.
	Người xây dựng CĐ
	 Phạm Thị Hải
	-----------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDAYHOC MON TOAN 2 THEO CHUAN KTKN.doc