Bài soạn Tổng hợp lớp 2 - Tuần 1 năm 2010

Bài soạn Tổng hợp lớp 2 - Tuần 1 năm 2010

I,MỤC TIÊU :

1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc đúng các từ mới : nắn nót, mãi miết, ngáp ngắn ngáp dài, ôn tồn, thành tài ; các từ có vần khó: quyển, nguệch ngoạc, quay.

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghĩ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa câc cụm từ.

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật (lời cậu bé, lời bà cụ ).

2.Rèn kĩ năng đọc hiểu :

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới (được chú giải sau bài tập đọc), HS trả lời được các câu hỏi trong SGK.

- HS K-G hiểu được ý nghĩa, hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim. Rút được lời khuyên từ câu chuyện:Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.Với HS cần phải chăm chỉ học hành mới trở thành người tài giỏi.

II, PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC:

 -Tranh minh hoạ trong SGK,

 - Bảng phụ viết sẵn câu khó .

 

doc 258 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 902Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Tổng hợp lớp 2 - Tuần 1 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
 Thứ 2 ngày 23 tháng 8 năm 2010
Tiết 1 Tập đọc 
Có công mài sắt, có ngày nên kim (2tiết)
I,Mục tiêu :
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc đúng các từ mới : nắn nót, mãi miết, ngáp ngắn ngáp dài, ôn tồn, thành tài ; các từ có vần khó: quyển, nguệch ngoạc, quay. 
- Đọc đỳng, rõ ràng toàn bài, biết nghĩ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa câc cụm từ.
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật (lời cậu bé, lời bà cụ ).
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới (được chú giải sau bài tập đọc), HS trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- HS K-G hiểu được ý nghĩa, hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim. Rút được lời khuyên từ câu chuyện:Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.Với HS cần phải chăm chỉ học hành mới trở thành người tài giỏi.
II, Phương tiện dạy- học:
 -Tranh minh hoạ trong SGK,
 - Bảng phụ viết sẵn câu khó .
III,Các hoạt động dạy - học:
A,Mở đầu :
- GV giới thiệu 8 chủ điểm của sách TV2- tập 1
B,Bài mới :
1.Giới thiệu bài: GV yêu cầu HS quan sát tranh
2.Luyện đọc đoạn 1,2,3,4
a, GV đọc mẫu toàn bài một lượt 
b,GV hướng dẫn luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ
- HS đọc nối tiếp câu : quyển, nguệch ngoạc, quay
- HD đọc đoạn trước lớp 
- HD đọc câu dài, cách ngắt nghỉ hơi đúng chỗ và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
- Đọc đoạn trong nhóm 
- Thi đọc giữa các nhóm 
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá.
- Cả lớp đồng thanh đoạn 2, 3 
Tiết 2: 
3.Tìm hiểu bài 
1?Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào?
2?Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?
+Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì ?
+Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài thành chiếc kim nhỏ không?
+Những câu nào cho thấy cậu bé không tin?
3?Bà cụ giảng giải như thế nào ?
+Đến lúc này cậu bé có tin lời bà cụ không?Chi tiết nào cho thấy điều đó?
4?(HSKG) Câu chuyện này khuyên em điều gì? 
4.Luyện đọc lại 
- Thi đọc phân vai (mỗi nhóm 3 HS : vai người dẫn chuyện, bà cụ, cậu bé ).
- Lớp và GVnhận xét, bình chọn cá nhân nhóm đọcc hay nhất 
IV,Củng cố , dặn dò 
- Em thích nhân vật nào nhất ?Vì sao ?
- Về nhà đọc kĩ chuyện, xem tranh chuẩn bị cho tiết kể chuỵên. 
_________________________
Tiết 3	 Toán
 ÔN các số đến 100
I,Mục tiêu :
- Giúp HS củng cố về : đếm, đọc, viết các số từ 0 đến 100, thứ tự các số .
- Nhận biết các số có 1chữ số, các số có 2 chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có 1 chữ số. Số lớn nhất, số bé nhất có 2 chữ số; số liền trước, liền sau của một số. 
II, Phương tiện dạy- học:
 - Bảng phụ viết sẵn bài tập 2 .
III,Các hoạt động dạy - học:
A,GV kiểm tra sách, vở bài tập toán của HS 
 - GV nêu yêu cầu học môn toán 
B,Bài mới :
1.Giới thiệu bài: 
2.HD học sinh nắm vững yêu cầu các bài tập 1,2,3,4(T3)
3.HS độc lập làm bài ,GV theo dõi 
4.Chấm chữa bài 
Bài1: HS điền ở bảng và nối tiếp trả lời các ý 1b,1c
HS nêu lại : Có 10 số có 1 chữ số : 0, 1, 2, 3, 4, 5 ,6, 7, 8, 9.
Số bé nhất có 1 chữ số là là 0; Số lớn nhất có 1 chữ số là 9. 
Bài 2:GV treo bảng phụ-HS nối tiếp nêu và điền các số theo dòng ; 
- Nhiều HS đọc lại .
- HS nhắc lại các ý 2b, 2c, 2d.
Bài 3:Gọi nhiều HS nêu, nhận xét và bổ sung 
*Lưu ý : Để HS nắm vững : 
+ Số liền trước bé hơn số đó 1 đơn vị 
+Số liền sau lớn hơn số đó 1 đơn vị 
 5.Tổ chức trò chơi: nói đúng nói nhanh
- HD cách chơi: Mỗi nhóm 3 HS (1HS nêu số bất kì ,1HS nói số liền trước ,1HS nói số liền sau )
- HS tham gia chơi
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá.
IV,Củng cố ,dặn dò 
- GV nhận xét tiết học
_____________________________
Tiết 4	 Đạo đức 
Học tập, Sinh hoạt đúng giờ
I,Mục tiêu : Giúp HS
- Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ . 
- Nêu được ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ .
2.HS biết cùng bố mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân hợp lý và thực hiện đúng thời gian biểu .
II, Phương tiện dạy- học:
 -Tranh minh hoạ1, 2, 3 trong VBT
III,Các hoạt động dạy - học:
A,Mở đầu :
B,Bài mới :
1.Giới thiệu bài: 
2.Các hoạt động 
HĐ1: Bày tỏ ý kiến
B1: Chia nhóm, giao việc cho các nhóm 
- Bày tỏ về ý kiến về từng việc làm trong từng tình huống 
Tình huống 1:Tranh1(BT1)
Tình huống2: Tranh 2(BT1)
B2: Thảo luận trong nhóm 
B3: Các nhóm trình bày 
B4: KL :+Trong giờ học toán Lan và Tùng làm việc khác, không chú ý nghe cô giáo giảng bài, sẽ không hiểu bài, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Như vậy các bạn đó không làm tròn bổn phận và trách nhiệm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi học tập của các em .
+Vừa ăn cơm vừa xem chuyện là có hại cho sức khoẻ, Dương nên dừng đọc chuyện lại để cùng ăn cơm với cả nhà.
HĐ2:Xử lý tình huống (BT2)
B1: Chia nhóm, Giao việc, lựa chọn cách ứng xử .
B2:HS thảo luận nhóm, đóng vai thể hiện trước lớp .
B3:Các nhóm nhận xét, góp ý 
B4:GV chốt lại nhóm lựa chọn cách phù hợp nhất .
HĐ3: Giờ nào việc ấy 
GV nêu yêu cầu – HS thảo luận bài tập 3
Các đại diện trình bày – các nhóm khác bổ sung
 - GV KL :Chúng ta cần sắp xếp thời gian hợp lý để có đủ thời gian học tập ,vui chơi, làm việc nhà, nghỉ ngơi.
IV,Củng cố ,dặn dò :
- Nhắc HS thực hiện : Giờ nào việc ấy .
- Dặn dò: Cùng bố mẹ lập thời gian biểu và thực hiện cho phù hợp .
_________________________________________________________________
Buổi sáng Thứ 3 ngày 24 tháng 8 năm 2010
Tiết 1 Thể dục
Bài 1
I,Mục tiêu :
- Giới thiệu chương trình thể dục lớp 2.Yêu cầu HS biết 1 số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng đắn .
- Một số quy định của giờ thể dục,yêu cầu HS biết những điểm cơ bản và từng bước vận dụng vào quá trình học tập, để tạo nên nề nếp .
- Biên chế tổ, cán sự lớp ; Học dậm chân tại chỗ, đứng lại .
- Ôn trò chơi : Diệt các con vật có hại .
II, Phương tiện dạy- học: GV có 1 còi
III,Các hoạt động dạy - học:
HĐ1 : Phần mở đầu 
GV tập hợp lớp, phổ biến ND,yêu cầu giờ học 
HĐ2:Phần cơ bản 
1.Giới thiệu chương trình thể dục lớp 2 : Gồm 70 tiết /năm, 2tiết /1tuần 
Gồm 4 ND: Đội hình đội ngũ, Bài thể dục Phát triển chung, Bài tập rèn luyện kĩ năng vận động,Trò chơi . 
2.Một số quy định khi học giờ thể dục: Quần áo chỉnh tề, chân đi giày, dép (có quai)
3.Biên chế 3 tổ 
4.Dậm chân tại chỗ
5.Trò chơi : Diệt các con vật có hại 
HĐ3: Phần kết thúc 
GV nhận xét giờ học 
____________________________
Tiết 2 Toán
Ôn tập các số đến 100 (Tiếp theo )
I,Mục tiêu : Giúp HS củng cố về :
+ Đọc viết, so sánh các số có 2 chữ số,thứ tự các số trong phạm vi 100
+ Biết viết các số có 2 chữ số thành tổng của số chục và đơn vị ;. 
II, Phương tiện dạy- học: - Bảng phụ 
III,Các hoạt động dạy - học:
A,Bài cũ : 2 HS làm bài tập 3SGK
 Lớp nhận xét, bổ sung.
B,Bài mới :
1.Giới thiệu bài: 
HĐ1: HD học sinh nắm vững yêu cầu các bài tập 
- GV theo dõi HS làm bài 
HĐ2: GV chấm, chữa
Bài 1: Gọi HS chữa ở bảng
 57 = 50 + 7 ;	98 = 90 + 8 ; 61 = 60 + 1 
Bài2: 3HS làm ở bảng,Gợi ý để HS nêu được cách so sánh và điền đúng dấu >, <, =
 52..< ..56 69..<..96 	70 + 4 ..=..74
 81..> ..80 88..= ..80 + 8	30 + 5..<..53
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3:2HS nêu thứ tự các số theo yêu cầu a, b; Lớp nhận xét bổ sung 
Bài 4: 2 HS thi nối nhanh số thích hợp với ô trống. 
*(HSKG)Bài 5: HS nêu số bé nhất có 2 chữ số là11;GV có thể cho hs nêu tiếp các số có 2 chữ số giống nhau ?(22,33,44,55,66,77,88,99)
IV,Củng cố ,dặn dò 
- Tổ chức trò chơi:Nói nhanh viết đúng
1HS nói nhanh số có 2 chữ số, HS khác viết đúng số đó thành tổng các chục và các đơn vị .
- GV nhận xét tiết học
 ___________________________
Tiết 3	Kể chuyện 
Có công mài sắt, có ngày nên kim 
I,Mục tiêu :
1.Rèn kĩ năng nói :
- Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại từng đoạn và toàn bộ ND câu chuyện .
-HSKG Biết kể chuyện tự nhiên và phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt,biết thay đổi giọng phù hợp với ND của toàn bộ câu chuyện .
2.Rèn kĩ năng nghe;
- Có khả năng nghe, theo dõi bạn kể .
- Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp lời kể của bạn.
II, Phương tiện dạy- học:
 - 4Tranh minh hoạ trong SGK,
III,Các hoạt động dạy - học:
1.Giới thiệu bài: GV yêu cầu HS quan sát tranh
HĐ1:Hướng dẫn kể chuyện 
1, Kể từng đoạn câu chyện theo tranh
-1HS đọc yêu cầu bài, kể chuyện theo nhóm 
-Kể chuyện trước lớp
-Hướng dẫn HS nhận xét đánh giá về:
+ Nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện 
2, Kể toàn bộ câu chuyện
- Cử 3 đại diện( HSKG) của 3 nhóm kể toàn bộ câu chuyện 
- 3 HS giỏi phân vai kể lại chuyện (người dẫn chuyện, vai bà cụ và cậu bé )
- Lớp bình chọn nhóm, cá nhân kể tốt .
IV,Củng cố ,dặn dò: 
- GVnhận xét tiết học 
- Dặn tập kể lại toàn bộ câu chuỵên. 
__________________________________
Tiết 4	 Chính tả 
 Có công mài sắt, có ngày nên kim 
I,Mục tiêu : Rèn kĩ năng viết chính tả 
- Chép lại chính xác bài CT (SGK); Trình bày đúng 2 câu văn xuôi, không mắc quá 5 lỗi trong bài .
- Qua đoạn chép hiểu cách trình bày đoạn văn,chữ đầu câu, chữ đầu đoạn phải viết hoa và phải lùi vào cách lề 1 ô.
- Làm dúng các bài tập 2,3,4 : Củng cố quy tắc viết chính tả c/k 
 Học bảng chữ cái : điền đúng 9 chữ cái đầu và học thuộc 9 chữ cái đầu bảng.
II, Phương tiện dạy- học: Bảng phụ
III,Các hoạt động dạy – học:
A,Nhắc nhở HS 1 số điều khi viết chính tả
B,Bài mới:
1.Giới thiệu bài 
2.HD tập chép
- GV đọc đoạn chép,3 HS đọc lại 
+Đoạn chép này được trích từ bài nào? Là lời nói của ai nói với ai ?Bà cụ đã nói gì? 
+NX:Đoạn chép có mấy câu? Cuối mỗi câu có dấu gì ?Những chữ nào được viết hoa Chữ đầu đoạn viết thế nào ?
- DH luyện viết tiếng khó ở bảng con
- HD chép bài ,GV theo dõi uốn nắn .
3.HĐ2:Chấm bài (Tổ 1)
4.HĐ3:HD làm bài tập 
- HS làm bài tập 1,2
- GV theo dõi; Nhiều HS nối tiếp nêu kết quả
- Lớp nhận xét, bổ sung
IV,Củng cố ,dặn dò:
Học thuộc lòng bảng chữ cái .
____________________________________
Tiết 5	 Mĩ thuật
( GV chuyên trách )
_______________________________________________________________________
Buổi sáng 	Thứ 4 ngày 25 tháng 8 năm 2010
Tiết 1	 Toán
Số hạng – Tổng
I, Mục tiêu: Giúp HS
- Biết và gọi tên đúng các thành phần và kết quả của phép cộng: Số hạng, Số hạng, tổng.
- Củng cố khắc sâu về phép cộng ( Không nhớ ) các số có 2 chữ số .
- Biết giải toán có lời văn bằ ... 1ô làm chân
- 1hình chữ nhật màu trắng dài 4ô, rộng 1ô
B2:Dán biển báo giao thông
+Dán chân biển báo
+Dán hình tròn màu đỏ chờm lên chân(nữa ô)
+ Dán hình chữ nhật màu trắng giữa hình tròn
+ GV theo dõi HS làm 
3.HĐ3: GV HD nhận xét đánh giá sản phẩm của HS .
IV,Củng cố, tổng kết:
- Tuyên dương những em có sản phẩm đúng , đẹp .
- GV nhận xét giờ học.
	____________________________________
Buổi chiều
Tiết1 Mĩ thuật 
GV chuyên hoạ
	___________________________________
Tiết 2 Luyện toán
 Luyện tập tiết 2
I,Mục tiêu: 
- Luyện tập về xem giờ, xem lịch và giải toán.
- HS tích cực học tập, biết ứng dụng trong thực tế .
II, Hoạt động dạy - học:
HĐ1:Củng cố kiến thức 
- Một ngày có mấy giờ ? Gồm các mốc thời gian nào ?
- Một năm có mấy tháng ? Mỗi tuần lễ có mấy ngày ?
HĐ2:Thực hành 
- GV ra bài tập 2(80)
*HSKG Thêm : Dũng đi học về đến nhà lúc 5 giờ chiều.Bình về đến nhà lúc 17 giờ .Hỏi bạn nào về đến nhà sớm hơn ?
- HD học sinh nắm vững yêu cầu các bài tập.
- HS làm bài, GVtheo dõi HD thêm.
* GV nêu : Em biết những tháng nào trong 1 năm có 30 ngày ? Tháng nào có 31 ngày? Tháng nào thiếu (28 hoặc 29 ngày )?
HS nêu - GV bổ sung: Các tháng có 30 ngày là : 4, 6, 9, 11
	Các tháng có 31 ngày là: 1, 3, 5, 7 , 8, 10, 12
	Tháng có 28 hoặc 29 ngày là tháng 2
HĐ3:Chấm, chữa bài
- HS nêu kết quả bài 2(T80); lớp nhận xét bổ sung .
- HD bài tập thêm: Vì 5 giờ chiều tức là 17 giờ nên cả hai bạn về cùng 1 lúc. Không có bạn nào về sớm hơn .
- GV nhận xét 
IV,Củng cố, tổng kết:
- GV nhận xét giờ học
-Tập xem giờ, xem lịch thành thạo.
__________________________________
Tiết 3 Hướng dẫn thực hành 
 Luyện viết bài : Bé Hoa 
I,Mục tiêu: 
1. Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn3 (phần bức thư Hoa viết gửi cho bố .
2. Làm đúng bài tập chính tả phân biệt thanh hỏi/ thanh ngã.
II, Hoạt động dạy và học
A,Bài cũ: GV đọc 3 HS viết bảng : chim bay, tay phải , mái nhà.
B,Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2.HĐ1: Hướng dẫn luyện viết (GV đọc- HS nghe viết )
- GV đọc đoạn chép.
+ Hoa viết thư kể cho bố chuyện gì ? Hoa nêu mong muốn gì?
+ Trong đoạn viết những chữ nào cần viết hoa ? vì sao?
- GVđọc bài - HS viết .
- GV đọc bài HS khảo bài .
3.HĐ2:Hướng dẫn làm bài tập.
- GV ra bài tập :
*Điền vào các chữ (có gạch chân) thanh hỏi hay thanh ngã 
 một nua 	 một mâu	 yên tinh 
 trôi chay	 đô xe	 quang đường 
 qua gấc 	 học nưa 	 uống sưa
 quang cáo nôi niềm thịt mơ
- GV hướng dẫn. Học sinh làm bài.
3. HĐ3 :Chấm và chữa bài.
IV,Củng cố, tổng kết
- GV nhận xét bài viết của học sinh.
- Dặn học sinh về luỵên viết đẹp.
Thứ 6 ngày 11 tháng 12 năm 2008
Buổi sáng 
Tiết1	 Chính tả
Trâu ơi !
I,Mục tiêu: Giúp HS
1.Nghe viết chính xác bài chính tả; Trình bày đúng một bài ca dao thuộc thể thơ lục bát. 
2. Tìm và viết đúng những tiếng có âm, vần, thành dễ lẫn :ao/au,thanh ?/thanh~(BT2, 3b)
II,Phương tiện: Bảng phụ
III, Hoạt động dạy và học:
A,Bài cũ :HS viết bảng: múi bưởi, khuy áo, vẫy đuôi
B,Bài mới :
1.Giới thiệu bài 
2.HĐ1:HD nghe viết 
- GV đọc bài viết ,2HS đọc lại
- ND bài ca dao là lời nói của ai với ai? Bài ca dao cho thấy tình cảm của người nông dân đối với trâu như thế nào ?
- Nhận xét :Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Chữ đầu dòng viết như thế nào?
- HS luyện viết tiếng khó 
- GV đọc, HS viết bài 
- Chấm, chữa bài
HĐ2:HD làm bài tập2,
- Bài 2 :HS thi tìm những tiếng chỉ khác nhau ở vần ao, au .( theo nhóm tổ )
 Lớp nhận xét, bổ sung.
- Bài 3b:HS làm miệng, rồi ghi vào vở ; Lớp nhận xét bổ sung.
IV,Củng cố, tổng kết
 - GV nhận xét, góp ý về chữ viết, lỗi chính tả
 - GV nhận xét giờ học 
__________________________________
Tiết 2 Toán
Luyện tập chung
I,Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố, nhận biết về các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ; ngày, tháng. 
- Củng cố kĩ năng xem đồng hồ, xem lịch tháng.
II,Phương tiện: Mô hình đồng hồ, Lịch tháng năm
III, Hoạt động dạy - học:
A, Bài cũ :HS làm bài tập 2 SGK
B,Bài luyện tập 
a.HS đọc yêu cầu bài tập 1:HS thảo luận theo cặp 
- Gọi HS nêu kết quả; lớp nhận xét, bổ sung, 
 b.Bài 2:HS viết các ngày còn thiếu vào tờ lịch tháng 5
- HS điền số thích hợp vào chỗ chấm
+Ngày 1 tháng 5 là ngày thứ 7.
+ Tháng 5 có 5 ngày thứ 7. Đó là các ngày :1, 8, 15, 22, 29.
+ Thứ 3 tuần này là ngày11, thứ 3 tuần trước là ngày 4 (vì 11 - 7 = 4),thứ ba tuần sau là ngày 18 (vì 11 +7 = 18)
c.*HSKG : Bài 3 . HS nêu yêu cầu
-Lưu ý HS vẽ kim phút dài hơn kim giờ và bao giờ cũng ở chỉ số 12(vì đó là giờ đúng)
- GV theo dõi HS làm bài
- GV chấm chữa bài
IV.Củng cố, tổng kết
 - GV nhận xét giờ học 
 - Dặn tập xem đồng hồ, xem lịch.
___________________________________
Tiết 3 Tập làm văn
Khen ngợi, kể ngắn về con vật
Lập thời gian biểu
I,Mục tiêu: Giúp HS
1.Rèn luyện kĩ năng nói 
- Dựa vào câu và mẫu cho trước, nói được câu tỏ ý khen ngợi (BT1).
- Kể được một vài câu về một con vật nuôi quen thuộc trong nhà (BT2) .
2.Biết lập thời gian biểu một buổi tối trong ngày (BT3). 
II,Phương tiện: Giấy khổ to, bút dạ 
III, Hoạt động dạy và học:
A, Bài cũ :2HS nêu kết quả bài tập 2 tuần 15
B,Bài mới :
1.Giới thiệu bài
2.HD làm bài tập
 a.Bài 1: 1HS nêu yêu cầu và mẫu 
- HS làm vào vở và nối tiếp phát biểu ý kiến 
VD:- Chú Cường mới khỏe làm sao!
 - Chú Cường khỏe quá!....
b.Bài2: GV nêu yêu cầu bài kể về vật nuôi 
- HS quan sát tranh và chọn con vật mình sẽ kể
- Gọi 2HS khá làm mẫu; Lớp ,GV nhận xét 
- Nhiều HS xung phong kể. 
c.Bài 3:1HS nêu yêu cầu 
- Lưu ý HS viết thời gian biểu đúng với thực tế 
- Lớp làm vào vở,GV theo dõi HD thêm
- GVchấm 1số bài ; 2HS chữa bài tập 3
IV,Củng cố, tổng kết
 - GV nhận xét giờ học 
	_______________________________
Tiết 4 Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I,Mục tiêu: Giúp học sinh:
+Tự nhận ra những ưu điểm, khuyết điểm của mình để khắc phục và cần phát huy 
+ Giáo dục ý thức tự giác, ý thức xây dựng tập thể lớp .
II, Hoạt động dạy và học:
HĐ1: a.HS tự nhận xét rút ra các mặt ưu điểm, khuyết điểm trong tuần về :
- ý thức học bài trên lớp
- Về vệ sinh trực nhật
- Đi học chuyên cần 
- Đồng phục, thể dục giữa giờ, ca múa hát tập thể
b.Xếp loại tổ ; tuyên dương Cá nhân 
HĐ2:Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì các hoạt động tốt
- Đi học đúng giờ, đầy đủ
- Vệ sinh trực nhật sạch sẽ
- Thi đua học tập tốt, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn theo gương anh bộ đội cụ Hồ để chào mừng ngày 22/12
- Tập trung ôn tập tốt chuẩn bị cho kiểm tra định kì lần 2 
- Củng cố lại sách vở, đồ dùng học tập .
_____________________________________
Buổi chiều
Tiết 1	 Âm nhạc 
GV chuyên nhạc
________________________________
Tiết 2 Luyện Tiếng Việt
Luyện từ và câu tuần 16
I,Mục tiêu: 
- Củng cố ND về từ chỉ tính chất ; Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? 
- HS biết ứng dụng tìm từ, đặt câu theo mẫu đã học. Biết tên những con vật nuôi.
II, Hoạt động dạy và học:
HĐ1:Củng cố ND:
+ Luyện từ và câu tuần 16 có ND gì ?
+ HS tìm từ trái nghĩa với các từ : siêng năng, hiền, bẩn thỉu 
+ Đặt câu với các cặp từ trái nghĩa đó 
HĐ2:HS làm bài tập 1, 2 (SGK) vào vở ôli
* BTThêm:
Kể tên những con vật nuôi mà em biết ?
- GV theo dõi chấm 1số bài, nhận xét rút kinh nghiệm 
- Gọi nhiều HS đọc lại bài làm 
IV,Củng cố, tổng kết:
 - Tiết học hôm nay được củng cố về ND gì ?
 - GV nhận xét giờ học 
_______________________________
Tiết 3 Hoạt đông ngoài giờ
 Sinh hoạt Sao
I,Mục tiêu: 
- HD học sinh tiếp tục tìm hiểu ý nghĩa, nội dung sinh hoạt Sao 
- Học tập sinh hoạt theo gương anh bộ đội cụ Hồ.
- Rèn tác phong nhanh nhẹn, gọn gàng cho học sinh.
 II, Hoạt động dạy và học:
 HĐ1: HS tập trung các sao phổ biến ND, yêu cầu tiết sinh hoạt sao .
 - Các sao kiểm tra vệ sinh cá nhân .
HĐ2: Các sao triển khai tham gia văn nghệ múa hát về chú bộ đội ,về Bác Hồ .
- Tổ chức trò chơi 
- GV theo dõi chung 
HĐ3: Nhận xét đánh giá về buổi sinh hoạt sao .
Tham luân về xây dựng nề nếp bán trú
Kính thưa quý vị đại biểu ! Thưa toàn thể anh chị em về dự đại hội hôm nay !
Tôi xin có vài ý kiến nhỏ về xây dựng nề nếp bán trú như sau :
Để góp phần nâng cao chất lượngdạy học ngoài việc thực hiện nghiêm túc nề nếp chuyên môn thì việc xây dựng nề nếp bán trú cũng góp phần khá quan trọng và còn khẳng định được uy tín của tiểu học trường Nam Hà .
Nhiều năm qua trường ta đã làm tốt về nề nếp bán trú song để tốt hơn nữa, có chất lượng hơn và có uy tín hơn nữa thì chúng ta cần làm tốt về công tác bán trú .
Cụ thể:
Về nề nếp ăn, ngủ của HS : 
Ngay từ đầu năm học chúng ta cần theo dõi sát HS , tập cho HS có 1 số thói quen tốt như : Rửa tay trước khi ăn, ăn từ tốn, ăn hết khẩu phần, hạn chế nói chuyện khi ăn ,.tránh nghịch phá, hò hét khi ăn cơm , 
Sau khi ăn không chạy nhảy, đá bóng, nghịch bẩn gây ảnh hưởng cho sức khoẻ .
Khi có trống báo hiệu giờ ngủ : thì yêu cầu tất cả HS phải thực hiện nghiêm túc, lật bàn rút chốt cẩn thận, tránh nói chuyện, đọc chuyện , làm việc riêng trong giờ ngủ .Để làm tốt khâu này thì ngay từ buổi đầu GV theo theo dõi sát, HD cụ thể từng thao tác để HS làm quen, nhất là đối với lớp nhỏ 1,2.. . Sau đó giao việc cho các tổ trưởng, nhóm trưởng cùng làm và HD bạn cùng thực hiện
Sau mỗi buổi GV nhận xét khen- chê đúng mức, chính xác về thực hiện công việc: ăn, ngủ của từng nhóm , từng tổ nhằm động viên khuyến khích các em làm tốt hơn ở những buổi sau . 
2)Về chế độ ăn của HS:
- Để đảm an toàn thực phẩm nhà trường cần kiểm tra chặt chẻ về chất lượng thực phẩm :Thực phẩm phải tươi ngon, đảm bảo chất lượng.
- Để đẩm bảo về khẩu phần ăn cho HS trường cần có kế hoạch kiểm tra số lượng. 
 ( thường kì hoặc đột xuất) để tránh hao hụt về chế độ ăn của HS . 
Hàng tuần nhà bếp nên lên thực đơn khẩu phần ăn và thay đổi cách chế biến các món ăn để giúp HS ăn ngon miệng hơn .
Không chia cơm quá sớm vì để giữ được vệ sinh và tránh bụi, ruồi và kiến bò vào .
TRên đây là vài ý kiến nhỏ để góp phần xây dựng nề nếp bán trú tốt hơn , xin các đồng chí góp ý, bổ sung thêm để XD nề nếp BT trường ta ngày càng hoàn thiện và có uy tín nhất trên TP. 
 Cuối cùng tôi xin Kính chúc quý vị ĐB, chúc các anh chị em luôn mạnh khoẻ, thành đạt! Chúc ĐH thành công tốt đẹp !
	 Xin cảm ơn !
 Trần Thị Ngân

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an khoi 2(1).doc