Bài soạn Tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 4

Bài soạn Tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 4

Toán

 29 + 5 (trang 16)

I. MỤC TIÊU:

 - Biết cách thực hiện phép cộng dạng 29 + 5.

 - Củng cố về số hạng tổng, nhận biết về hình vuông.

 - Rèn kỹ năng cộng có nhớ, kỹ năng nhận dạng hình.

II .ĐỒ DÙNG: 3 bó 1 chục que tính và 14 que tính rời.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 22 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Buổi sáng Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009
 Chào cờ
Toán
 29 + 5 (trang 16)
I. Mục tiêu: 
 - Biết cách thực hiện phép cộng dạng 29 + 5. 
 - Củng cố về số hạng tổng, nhận biết về hình vuông. 
 - Rèn kỹ năng cộng có nhớ, kỹ năng nhận dạng hình.
II .Đồ dùng: 3 bó 1 chục que tính và 14 que tính rời.
III. Hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
-Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
 -Yêu cầu HS tự lấy 1VD về phép tính cộng: 9 cộng với một số.
 - Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bảng 9 cộng với một số.
3.Bài mới:
 a) Giới thiệu phép cộng 29 + 5
-Yêu cầu HS lấy 2 bó( mỗi bó 1 chục que tính) que tính và 9 que tính rời. GV đồng thời lấy.
 + Hỏi: Có bao nhiêu que tính? 
- Yêu cầu HS lấy thêm 5 que tính.
- GV nêu: Có 29 que tính thêm 5 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? Em làm thế nào?
+Tóm tắt cách làm nhanh nhất: tách 5 que tính thành 1 que tính và 4 que tính, lấy 29 + 1 = 30, 30 + 4 = 34.
- GV thao tác lại trên bảng. 
- Yêu cầu HS viết phép tính theo cột dọc và nêu cách đặt tính và tính
-Yêu cầu HS tự lấy VD khác và thực hành. Yêu cầu HS nhận xét.
b)Thực hành:
*Bài 1:Gọi HS đọc, nêu yêu cầu của bài
-Yêu cầu HS làm bài vào bảng, 2 HS lên bảng làm, lớp nhận xét.
+ Củng cố phép cộng có nhớ dạng 29+5
*Bài 2:- Hỏi: Bài có mấy yêu cầu?
-Yêu cầu HS nêu cách đặt tính, cách tính -Bài toán cho biết gì? Yêu cầu tìm gì?
Tìm tổng bằng cách nào?
-Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm, lớp nhận xét.
*Dự kiến: HS tự lấy các VD tương tự.
*Bài 3:- Gọi HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
-Hỏi : Nêu tên các điểm?
 -Nêu cách vẽ?
-Yêu cầu HS thực hành vào vở, 1 HS lên bảng.
4.Củng cố: Nhắc lại cách tính: 29+5. 5.Dặn dò: Nhận xét tiết học.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Có 29 que tính
- Cả lớp thực hiện theo yêu cầu.
- HS nối tiếp nhau nêu cách làm.
- Nghe.
- Quan sát.
- Thực hiện cả lớp vào bảng con, vài HS nối tiếp nhau nêu.
- Cả lớp thực hiện vào bảng con.
- 1 HS nêu:Tính
- Thực hiện làm bài theo yêu cầu.
- 2 yêu cầu: đặt tính và tính
- Vài HS nối tiếp nhau nêu.
- Cho biết số hạng thứ nhất và số hạng thứ hai; tìm tổng; số hạng thứ nhất cộng với số hạng thứ hai.
- Thực hiện làm bài theo yêu cầu.
- 1 HS nêu:Nối các điểm để có hình vuông
- Nối tiếp nhau nêu: điểm A; B; C; D và điểm M; N; P; Q.
- Dùng thước thẳng và bút chì nối từ điểm nọ đến điểm kia theo chiều kim đồng hồ.
- Làm bài
 Tập đọc
Bím tóc đuôi sam
I .Mục tiêu: 
 - Đọc đúng: loạng choạng, ngã phịch, đầm đìa.... Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy giữa các cụm từ dài. 
 - Hiểu từ: bím tóc đuôi sam, tết, loạng choạng, ngượng nghịu.... Hiểu ý nghĩa nội dung câu chuyện: Đối với bạn bè các em không nên nghịch ác mà phải đối xử tốt, đặc biệt là với các bạn gái.
- Giáo dục HS phải đối sử tốt với bạn.
II.Đồ dùng: Bảng phụ ghi nội dung câu văn dài.
III. Hoạt động dạy học: Tiết 1
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
-Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS đọc và trả lời câu hỏi bài Gọi bạn
- Gọi HS nhận xét cho điểm
3.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài qua tranh vẽ
 b) Luyện đọc:
* GV đọc mẫu
*Luyện phát âm và giải nghĩa một số từ 
 -Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu
- Yêu cầu HS luyện đọc đúng các từ.
- Yêu cầu HS tìm từ khó giải nghĩa.
* Luyện ngắt, nghỉ nhấn giọng:
- Treo bảng phụ ghi câu văn dài yêu cầu HS tìm cách ngắt nghỉ và nhấn giọng.
- GV theo dõi nhận xét và sửa sai.
*Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn
- Bài văn có mấy đoạn?
-Yêu cầu HS đọc, theo dõi, yêu cầu cả lớp nghe sau đó nhận xét cho điểm.
- Gọi 2 HS đọc toàn bài.
Tiết 2
c) Tìm hiểu bài:
* Yêu cầu HS tự đặt và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Cho HS đọc thầm đoạn 1-2, hỏi:
+Các bạn gái khen Hà thế nào?
+Vì sao Hà khóc?
+Em nghĩ thế nào về trò đùa ngịch của Tuấn?
=> GV nhận xét và đưa ra kết luận
- Cho HS đọc thầm đoạn 3.
+Thầy giáo đã làm cho Hà vui bằng cách nào?
+Vì sao lời khen của thầy làm cho Hà nín hẳn
- Cho HS đọc thầm đoạn 4.
+Nghe lời thầy, Tuấn đã làm gì?
 Chốt nội dung toàn bài: Câu chuyện kể về bạn Hà có bím tóc đuôi sam bị bạn Tuấn trêu và kéo tóc; Nhờ thầy giáo mà bạn Tuấn hiểu ra phải đối xử tốt với các bạn gái 
d) Luyện đọc lại: 
-Hướng dẫn đọc phân vai
- Gọi 2 - 3 HS đọc toàn bài.
4.Củng cố: Cho HS liên hệ thực tế
5. Dặn dò: Nhận xét tiết học- Dặn đọc lại bài.
*1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Thực hiện theo yêu cầu 
- bím tóc, loạng choạng, ngã phịch, ngượng nghịu
- HS thực hiện hỏi đáp nhau.
* Luyện đọc : Khi Hà.... trường/ mấy.... reo lên: // ái chà chà!// Bím tóc đẹp quá.// Đừng khóc,/ tóc em đẹp lắm!//
- Bài văn có 4 đoạn.
- 8 HS nối tiếp nhau đọc.
- HS đọc HS khác nghe nhận xét cho điẻm.
* Thảo luận theo nhóm đôi và đưa ra câu trả lời trước lớp, lớp nhận xét
- HS đọc thầm, lắng nghe câu hỏi, TL:
-“ái chà chà! Bím tóc đẹp quá!”
- Tuấn kéo mạnh bím tóc của Hà làm cho Hà bị ngã.
- HS đưa ý kiến. (đùa dai làm cho bạn bị đau, như vậy là không nên)
-Dưới lớp theo dõi.
-Thầy khen 2 bím tóc của Hà rất đẹp
-Vì Hà thấy tự hào về mái tóc đẹp, trở nên tự tin, không buồn vì sự trêu trọc của Tuấn
-Đến trước mặt Hà để xin lỗi bạn.
- HS thực hiện luyện đọc theo yêu cầu.
Giọng người dẫn chuyện: chậm rãi, thong thả. Lời bạn gái: ngạc nhiên thích thú. Lời Hà: hồn nhiên, ngây thơ. Lời Tuấn: lúng túng, ngượng nghịu.
 Tự nhiên , xã hội
Làm gì để cơ và xương phát triển tốt.
I -Mục tiêu:
- HS biết được những việc làm để xương và cơ phát triển tốt. Giải thích tại sao không mang vác quá nặng.
- HS dựa vào bài học, vận đụng vào thực tiễn hàng ngày.
- HS có ý thức thực hiện các biện pháp để xương và cơ phát triển.
II - Đồ dùng: 
-Tranh vẽ (như SGK) dùng trong HĐ1.
III - Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
-Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chỉ và nói tên một số cơ của cơ thể.
- Vừa làm động tác vừa nói về sự thay đổi của cơ tay khi co, duỗi.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động 1: - Làm gì để cơ và xương phát triển tốt.
- GV nêu tên và mục tiêu của hoạt động
Muùc tieõu: Neõu ủửụùc nhửừng vieọc laứm ủeồ xửụng vaứ phaựt trieồn toỏt. Giaỷi thớch taùi sao khoõng mang vaọt quaự naởng
- Giới thiệu tranh vẽ. Yêu cầu HS quan sát H.1.
- Gọi đại diện của 1 số cặp lên cho ý kiến: Hình 1 nói gì?
-> Cho HS liên hệ cuộc sống.
- Cho HS quan sát H.2 và cho biết : Hình 2 nói gì?
- H.3 vẽ gì? Qua bức tranh cho em thấy điều gì?
- GV khuyên: HS có điều kiện nên đi học bơi. (Lưu ý : Đảm bảo an toàn, nước sạch)
- Cho HS quan sát H.4,5.
?Bạn nào xách vật nặng?
?Tại sao chúng ta không nên xách vật nặng?
-? Vậy nên và không nên làm gì để cơ và xương phát triển tốt.
c . Hoạt động 2: Trò chơi “Nhấc một vật”
- GV nêu tên và mục tiêu của hoạt động.
Muùc tieõu : Bieỏt caựch nhaỏc moọt vaọt ủeồ khoõng bũ ủau lửng, coõng veùo coọt soỏng
- Hướng dẫn cách chơi.
- Tổ chức cho cả lớp cùng chơi.
4./Củng cố:
- Nhắc lại nội dung chính, liên hệ: ngồi học, mang, xách vật nặng
 5.Dặn dò:
- Nhận xét giờ học. HD cho HS có VBT làm bài.
- Làm việc theo nhóm đôi: quan sát và nói với nhau về nội dung bức tranh 1.
- Muốn có xương phát triển tốt cần ăn uống đầy đủ.
- Ngồi học nơi có đủ ánh sáng, ngồi đúng tư thế.
- Bơi là một môn thể thao có lợi cho sự phát triển của cơ và xương.
- HS quan sát.
- So sánh và trả lời.
-ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ và xương, làm cong vẹo cột sống.
- Nên: Ăn uống đầy đủ, tập bơi nơi sạch sẽ và an toàn.
- Không nên: Ngồi sai tư thế, mang vác vật nặng.
- Hs quan sát
Luyện Tiếng Việt
Luyện Toán
Thứ ba ngày 30 tháng 9 năm 2008
Buổi sáng Kể chuyện
Bím tóc đuôi sam
I. Mục tiêu:
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể được nội dung đoạn 1, 2 của câu chuyện.
- Nhớ và kể lại được nội dung đoạn 3 bằng lời của mình (có sáng tạo riêng về ngữ điệu; có giọng kể, cử chỉ thích hợp)Biết tham gia cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo vai.
- Rèn kĩ năng nghe: lắng nghe bạn kể chuyện; biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II. Đồ dùng:Tranh minh họa SGK.
III. Hoạt động dạy học:
.
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.ổn định tổ chức:
-Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2 HS kể lại câu chuyện Bạn của Nai Nhỏ.
- Gọi HS nhận xét cho điểm.
3.Bài mới: 
a)Giới thiệu bài. 
b) Hướng dẫn kể chuyện
*Hướng dẫn kể lại đoạn 1,2 theo tranh 
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa trong SGK và yêu cầu HS dựa vào tranh tập kể theo nhóm.
- Gọi các nhóm đại diện lên trình bày.
-Gọi HS nhận xét sau mỗi lần kể.
*Đối với HS yếu GV gợi ý HS kể theo câu hỏi:
+Hà nhờ mẹ làm gì?
+Hai bím tóc đó như thế nào?
+Các bạn gái đã nói như thế nào khi nhìn thấy hai bím tóc của Hà?
+Tuấn đã trêu chọc Hà như thế nào?
+Việc làm của Tuấn dẫn đến kết quả gì?
*Kể lại đoạn 3
- Gọi HS đọc yêu cầu 2 trong SGK
- Thế nào là kể bằng lời kể của em?
-Yêu cầu HS suy nghĩ và kể trước lớp.
c)Kể lại toàn bộ câu chuyện
-Yêu cầu HS kể theo hình thức phân vai
+Lần 1: GV là người dẫn chuyện kể cùng HS khá giỏi.
+Lần 2: Gọi HS xung phong kể.
-Yêu cầu HS nhận xét từng vai.
4.Củng cố:Qua câu chuyện em rút ra bài học gì?
5.Dặn dò: Nhận xét tiết học.
-Thực hiện theo yêu cầu và kể chuyện theo nhóm 4
- Các nhóm cử đại diện lên thi kể đoạn 1,2.
-Nhận xét lời bạn kể theo tiêu chí ở tuần 1
+Hà nhờ mẹ tết cho 2 bím tóc 
+Hai bím tóc nhỏ mỗi bên lại buộc 1chiếc nơ xinh xinh.
+ Các bạn nói: ái chà chà !Bím tóc đẹp quá!
+Tuấn sấn đến kéo bím tóc của Hà xuống.
+Hà ngã phịch xuống đất và ôm mặt khóc vì bị đau và bị trêu.
- Kể lại cuộc gặp gỡ của Hà và thầy giáo bằng lời kể của em.
- Là kể bằng từ ngữ của mình, không kể y sách.
- Vài HS kể bằng lời kể của mình.
-1 số HS giỏi nhận vai. HS khác nghe nhận xét.
- HS nhận vai dẫn chuyện, Hà, thầy giáo, 
các bạn sau đó kể. HS khác nghe nhận xét. 
- Cần đối xử tốt với các bạn gái.
Toán
49 + 25
I. Mục tiêu:
 -HS biết cách thực hiện phép tính cộng dạng 29+5( cộng có nhớ dạng tính viết).
 - Củng cố những hiểu biết về tổng, số hạng; nhận dạng hình vuông.
II. Đồ dùng: Que tính; bảng gài; Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
-Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tr ... cả lớp làm bài vào vở.
-Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Yêu cầu HS nêu cách nhẩm 8+6 và 8+2+4.
-Em có nhận xét gì về kết quả 2 phép tính trên?Tại sao?
*Bài 4: 
-Yêu cầu HS đọc đề bài, phân tích và thảo luận theo nhóm đôi.
- Yêu cầu HS tự làm bài, 1 HS lên bảng làm bài( lưu ý cách trình bày bài giải)
4.Củng cố: Cả lớp đọc bảng 8 cộng với một số.
 5.Dặn dò: Nhận xét tiết học
 - Học sinh làm bảng con
-Nghe và phân tích đề toán.
- HS lấy que tính, kiểm tra kết quả bằng que tính sau đó báo cáo trước lớp: Đếm thêm 5 que tính vào 8 que tính và ngược lại. Có thể tách 5 que tính thành 2 và 3 sau đó lấy 8+2=10 và lấy 10+3=13.
- 1 HS lên bảng, lớp thực hiện vào bảng con.
- Vài HS nối tiếp nhau nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- HS nối tiếp nhau nêu phép tính. Nêu kết quả phép tính, nêu cách nhẩm một vài phép tính.HS nhận xét về SH1và SH2
- 1 HS nêu: Tính nhẩm
- HS nối tiếp nhau báo cáo phép tính và kết quả các phép tính 
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Vài HS nối tiếp nhau nêu
-1 HS nêu:Tính nhẩm
-Vài HS nối tiếp nhau nêu:Nhẩm trong đầu và ghi ngay kết quả vào sau dấu bằng.
- HS làm bài.
- Nhận xét bài bạn và tự kiểm tra bài mình.
- Vài HS nêu.
- Bằng nhau. Vì 4+2 = 6
- Thực hiện theo yêu cầu sau đó vài HS nêu tóm tắt miệng trước lớp.
- Làm bài vào vở, đổi bài nhận xét.
Thể dục
Động tác chân
Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Ôn 2 động tác vươn thở và tay.Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác .- Học động tác chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
- Rèn ý thức, thái độ học tập vui vẻ, thoải mái .
II- Đồ dùng dạy học: - Địa điểm: sân
 - Phương tiện: còi 
III- Hoạt động dạy học:
 Nội dung 
Đ/l
 Hình thức tổ chức
A.Phần mở đầu
- Tập trung học sinh,điểm số.
- GV phổ biến nội dung bài học:
Học động tác chân.
 - GV cho hs khởi động xoay khớp cổ tay.
B .Phần cơ bản
- GV cho hs nắm nội dung quy định giờ học. 
- Gv hướng dẫn hs ôn động tác vươn thở và tay. 
- GV dạy hs động tác chân.
- GV hướng dẫn quan sát, sửa sai.
- GV hướng dẫn chơi trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ.
C.Phần kết thúc
- GV cho hs chơi theo tổ.
- GV tâp trung hs nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị giờ sau: Tập hợp hàng dọc.
7’
21’
7’
- Hs tập hợp thành 4 hàng dọc. Hs điểm số báo cáo.
- Hs chạy nhẹ nhàng theo đội hình vòng tròn. 
- Hs khởi động.
- Lớp trưởng cho hs dàn hàng ngang ôn tập động tác vươn thở và động tác tay.
- Hs tập động tác chân.
- Hs nghe và tập theo lớp. Hs ôn theo tổ nhóm.
 - Hs tập lại những động tác sai.
- Hs chơi trò chơi.
- Hs tập hợp theo hàng dọc giậm chân tại chỗ.
 Thứ sáu ngày 3 tháng 10 năm 2009
Buổi sáng 
Chính tả(nghe viết)
Trên chiếc bè
I. Mục tiêu:
-Nghe viết chính xác một đoạn trong bài Trên chiếc bè. Củng cố quy tắc chính tả iê/ 
 yê, làm đúng các bài tập phân biệt d/ r / gi, ân/ âng.
 -Rèn kỹ năng nghe viết.
 - Giáo dục HS giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II.Đồ dùng: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
-Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ: 
-Yêu cầu HS viết bảng con: viên phấn, niên học, giúp đỡ.
3.Bài mới:
 a)Giới thiệu bài
 b) Hướng dẫn nghe viết
- GV đọc mẫu.
- Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi đâu?
-Đôi bạn đi chơi xa bằng cách nào?
-Bài chính tả có những chữ nào viết hoa?
- Đoạn trích có mấy câu?
-Yêu cầu HS tìm đọc các từ dễ lẫn, các từ khó viết trong bài.
-Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm được
c)Viết chính tả.
-GV đọc bài cho HS viết.
*Soát lỗi, chấm chữa bài.
d) Hướng dẫn làm bài tập: 
*Bài 2: Tổ chức cho HS thi tìm chữ có iê/yê.
- Chia lớp thành 4 đội các đội viết các từ lên bảng.Trong 3 phút đội nào tìm được nhiều từ hơn là đội thắng cuộc.
*Bài 3a: -Treo bảng phụ gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Hỏi: Dỗ em có nghĩa là gì? giỗ ông có nghĩa là gì?
-Yêu cầu HS tìm các từ có dỗ hoặc giỗ
4.Củng cố: Nhắc lại nội dung bài học. 5.Dặn dò: Nhận xét tiết học
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Đi ngao du thiên hạ.
- Ghép lá bèo sen lại làm một chiếc bè.
- Nối tiếp nhau nêu: Dế Trũi và các chữ đầu câu.
- Có 5 câu
- Nối tiếp nhau đọc: Dế Trũi, ngao du, núi xa, đen sạm, thoáng gặp, rủ nhau, suy ngẫm.
- Nghe GV đọc và viết bài.
- Thực hiện chơi theo tổ
Đáp án: cô tiên, đồng tiền, miền núi,.
chim yến, trò chuyện, nguyện vọng
- 1 HS đọc đề: Phân biệt cách viết các chữ in đậm trong câu.
- Dùng lời nói tình cảm để em bằng lòng nghe theo mình. Lễ cúng tưởng nhớ ông khi ông đã mất.
- Nối tiếp nhau tìm từ: dỗ dành, dỗ em, ăn dỗ, dỗ ngon dỗ ngọt; giỗ tổ, ngày giỗ, giỗ tết
Toán
28 + 5
I. Mục tiêu:
 -Biết cách thực hiện phép cộng dạng 28 + 5.
Rèn kỹ năng cộng có nhớ.
II. Chuẩn bị: 2 bó 1 chục que tính; Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
-Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ
. - Yêu cầu HS nêu bảng 8 cộng với một số.
- Gọi HS nhận xét cho điểm
3.Bài mới: 
a)Giới thiệu bài
 b) Giới thiệu phép cộng dạng 28 + 5. 
- GV nêu: Có 28 que tính thêm 5 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
-Yêu cầu HS lấy que tính thực hiện.
-Yêu cầu HS nêu cách làm.
+Chốt cách làm nhanh nhất.
 Tách 5 bằng 2 và 3; lấy 8 cộng 2 bằng 10 và lấy 10 cộng 3 bằng 13
-Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc và nêu cách đặt tính, cách tính.
*Dự kiến: Yêu cầu mỗi HS tự lấy 1VD về dạng toán trên
c) Thực hành:
*Bài 1: 
-Yêu cầu HS làm vào vở. 2 HS lên bảng làm, lớp nhận xét.
-Củng cố phép cộng dạng 28 + 5.
+Dự kiến: HS có thể lấy thêm các VD thuộc dạng đó.
*Bài 2: 
- Gọi HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
-Yêu cầu HS nhẩm kết quả và lựa chọn phép tính tương ứng với kết quả.
*Bài 3: 
-Yêu cầu HS đọc đề bài, phân tích và thảo luận theo nhóm đôi.
- Yêu cầu HS tự làm bài, 1 HS lên bảng làm bài( lưu ý cách trình bày bài giải)
*Bài 4: 
-Gọi HS nêu yêu cầu?
-Yêu cầu HS vẽ vào vở. Lưu ý dùng thước chia vạch cm.
4.Củng cố: Nêu cách tinh 28+5.
5.Dặn dò: Nhận xét tiết học
- Nghe và phân tích bài toán
- Tìm kết quả qua que tính.(33 que tính)
- Vài HS nối tiếp nhau nêu cách làm
- Nhắc lại cách làm
-Thực hiện làm vào bảng con.
-HS làm bài sau đó sau đó nối tiếp nhau kết quả của từng phép tính.
- 1HS đọc: Mỗi số 51, 43, 47, 25 là kết quả của phép tính nào?
-Thực hiện theo yêu cầu và báo cáo trước lớp.
- 2 HS làm một nhóm phân tích và nêu tóm tắt của đề.
-Làm bài:
Tóm tắt Bài giải
Gà: 18 con Số con gà và vịt có là:
Vịt: 5 con 18+5 = 23( con)
Gà vịt:?con Đáp số: 23 con
-1 HS đọc:vẽ đoạn thẳng có độ dài 5 cm.
-Làm bài.
Tập làm văn
Cảm ơn, xin lỗi.
I. Mục tiêu: 
 -Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp. Biết nói 3, 4 câu về nội dung mỗi bức tranh trong đó có dùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp.
- Rèn kỹ năng nghe, nói, viết.
- Giáo dục HS biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp.
II. Đồ dùng: Tranh minh họa trong SGK.
III.Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
-Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ
- .Gọi 1 vài HS đọc bài làm của mình ở tuần 3.
3.Bài mới:
 a)Giới thiệu bài
 b) Hướng dẫn HS làm bài 
*Bài 1:
- Gọi HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu 2 HS làm 1 nhóm thực hành nói lời cảm ơn với từng tình huống.
VD: trong tình huống 1
+Với bạn đi chung áo mưa (thái độ chân thành, thân mật): Cảm ơn bạn. / Mình cảm ơn bạn. / Cảm ơn bạn nhé.......
+ Với cô giáo cho mượn sách (lễ phép, kính trọng) : Em cảm ơn cô ạ!...
+ Với em bé nhặt hộ chiếc bút (thân ái) : chị cảm ơn em. / Cảm ơn em nhé.....
*Lưu ý nói với thái độ vui vẻ.
*Bài 2: 
- Cách tiến hành như bài 1.
- Yêu cầu HS báo cáo theo nhóm đôi trước lớp.
-Gọi HS nhận xét bổ sung.
-Đáp án:
+TH 1: ôi, xin lỗi cậu. / Xin lỗi, tớ vô ý quá!
+TH2: Ôi! Con xin lỗi mẹ. / Con xin lỗi mẹ, lần sau con không thế nữa.
+TH 3: Cháu xin lỗi cụ. / Ôi! cháu vô ý quá, cháu xin lỗi cụ.
*Dự kiến: HS khá giỏi có thể tự đưa ra các tình huống tương tự sau đó nói lời xin lỗi.
*Bài 3: 
-Yêu cầu HS quan sát tranh
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau trình bày trước lớp.
 - Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài 4: 
-Gọi HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
-Yêu cầu HS viết bài vào vở, đọc bài trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung.
4.Củng cố: Nhắc lại nội dung bài học. 5.Dặn dò:Nhận xét tiết học
- 1 HS đọc: Nói lời của em trong những trường hợp sau.
- Thực hiện theo yêu cầu. Nối tiếp nhau nói lời cảm ơn.HS khác nghe nhận xét
- Vài cặp nối tiếp nhau trình bày trước lớp
- HS khác nghe nhận xét.
- HS nói nội dung tranh 1, có dùng lời cảm ơn. Sau đó, kể nội dung tranh 2, có dùng lời xin lỗi.
-Nhận xét bổ sung ý kiến.
-1 HS nêu: Chọn 1 trong 2 bức tranh em vừa kể. Nhớ lại những điều em hoặc bạn đã kể khi làm bài tập 3.Viết lại nội dung tranh đó.
-Làm bài và nối tiếp nhau đọc bài làm trước lớp.
 Thể dục
Động tác lườn 
 Trò chơi: kéo cưa lừa xẻ
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Ôn 3 động tác vươn thở, tay chân.Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Học động tác lườn .Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng .
- Rèn ý thức, thái độ học tập vui vẻ, thoải mái 
II- Đồ dùng dạy học
- Địa điểm: sân bãi
- Phương tiện: còi 
III- Hoạt động dạy học:
 Nội dung 
đ/l
 hình thức tổ chức
A.Phần mở đầu
- Tập trung học sinh, điểm số
- GV phổ biến nội dung bài học:
Học động tác lườn 
-
- GV cho hs khởi động xoay khớp cổ tay.
B.Phần cơ bản
- GV cho hs nắm nội dung quy định giờ học. 
- Gv hướng dẫn hs ôn động tác vươn thở, tay chân .
- Gv hướng dẫn hs học động tác lườn.
- GV hướng dẫn quan sát, sửa sai.
- GV hướng dẫn chơi trò chơi: Nhanh lên bạn ơi.
- GV cho hs chơi theo tổ
C.Phần kết thúc
- GV tâp trung hs nhận xét giờ học
- Chuẩn bị giờ sau: Tập hợp hàng dọc
7’
23’
5’
- Hs tập hợp thành 4 hàng dọc. Hs điểm số báo cáo
- Hs chuyển đội hình vòng tròn.
- Hs khởi động
- Lớp trưởng cho hs dàn hàng ngang. Hs ôn động tác vươn thở, tay, chân. 
- Hs ôn tập theo nhóm.
- Hs học động tác lườn .
Hs nghe và tập theo lớp. Hs ôn theo tổ nhóm
- Hs tập lại những động tác sai
- Hs chơi trò chơi đúng luật .
- Hs tập hợp theo hàng dọc giậm chân tại chỗ.
	Buổi chiều: Luyện Tiếng Việt
 Luyện Toán
 Sinh hoạt ngoại khoá
**********************************************************************
 XéT DUYệT CủA BAN CHUYÊN MÔN

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tong hop lop 2 Tuan 4 da sua.doc