Bài soạn Tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 20 (chuẩn kiến thức)

Bài soạn Tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 20 (chuẩn kiến thức)

TOÁN

BẢNG NHÂN 3

I. Mục tiêu : Giúp HS

- Lập được bảng nhân 3, nhớ được bảng nhân 3.

- Biết giải bài toán có một phép nhân ( trong bảng nhân 3)

- Biết đếm thêm 3.

II. Đồ dùng dạy học :GV chuẩn bị bộ đồ dùng dạy học toán, các tấm bìa mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn như sgk.

Bộ đồ dùng học toán, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn.

III. Các hoạt động dạy học :

A. Bài cũ: HS làm phép tính, chuyển phép cộng thành phép nhân và tính kết quả.

 3 + 3 = 3 + 3 + 3 = 3 + 3 + 3 + 3 = 3 + 3 + 3 + 3 + 3 =

- HS đọc bảng nhân 2.

B. Bài mới

1. GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.

2. GV hướng dẫn HS lập bảng nhân 3 (Lấy 3 nhân với một số).

 - GV giới thiệu các tấm bìa, mỗi tấm vẽ 3 chấm tròn rồi lấy 1 tấm gắn lên bảng và y/c HS lấy tấm bìa trong bộ đồ dùng như GV.

 

doc 31 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 798Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 20 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán 
Bảng nhân 3
I. Mục tiêu : Giúp HS
- Lập được bảng nhân 3, nhớ được bảng nhân 3.
- Biết giải bài toán có một phép nhân ( trong bảng nhân 3)
- Biết đếm thêm 3.
II. Đồ dùng dạy học :GV chuẩn bị bộ đồ dùng dạy học toán, các tấm bìa mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn như sgk.
Bộ đồ dùng học toán, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ: HS làm phép tính, chuyển phép cộng thành phép nhân và tính kết quả.
 3 + 3 = 3 + 3 + 3 = 3 + 3 + 3 + 3 = 3 + 3 + 3 + 3 + 3 =
- HS đọc bảng nhân 2.
B. Bài mới 
1. GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
2. GV hướng dẫn HS lập bảng nhân 3 (Lấy 3 nhân với một số).
 - GV giới thiệu các tấm bìa, mỗi tấm vẽ 3 chấm tròn rồi lấy 1 tấm gắn lên bảng và y/c HS lấy tấm bìa trong bộ đồ dùng như GV.
 - 3 chấm tròn được lấy mấy lần? 3được lấy mấy lần? HS TL.
 - GV : 3 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân : 3 x 1 = 3 (đọc là : Ba nhân một bằng ba). GV ghi bảng phép nhân: 3 x 1 = 3 , HS đọc phép nhân.
 - GV gắn 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn lên bảng, y/c HS thực hành theo GV.
 - 3 chấm tròn được lấy mấy lần? 3 được lấy mấy lần? Hãy lập phép tính tương ứng với 3 được lấy 2 lần? 3 nhân 2 bằng mấy? vì sao em biết?
 3 x 2 = 6 GV viết tiếp vào bảng nhân 3. HS đọc phép nhân. 
 - GV gắn 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn lên bảng, y/c HS thực hành theo GV.
 - 3 chấm tròn được lấy mấy lần? 3 được lấy mấy lần? Hãy lập phép tính tương ứng với 3được lấy 3 lần? 3 nhân 3 bằng mấy? vì sao em biết?
 HS nêu, GV ghi bảng: 3 x 3 = 3 + 3 + 3 = 9 vậy 3 x 3 = 9
 - HS đọc 3 phép nhân vừa lập. 
 - GV y/c HS nx về thành phần và kết quả của các phép nhân vừa lập ( thừa số thứ nhất đều là 3, thừa số thứ 2 là các số từ 1 đến 3, tích là các số từ 3 đến 9. Mỗi lần tăng lên 1 thừa số 3 thì tích tăng thêm 3 đơn vị.) 
 Tương tự GV HD HS lập tiếp đến hết bảng nhân 3.
 - Khi lập xong GV giới thiệu đây là bảng nhân 3 và y/c HS nx về các thừa số trong bảng nhân 3 ( các phép nhân trong bảng nhân 3 đều có 1 thừa số là 3, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3 , 10). HS đọc thuộc bảng nhân 3 ( đọc xuôi, đọc ngược, GV xoá dần thừa số, tích, chỉ cho HS đọc thuộc bảng nhân 3.)
 - HS thi đọc thuộc bảng nhân 3.
3. Thực hành.
 * Bài 1: HS đọc y/c của bài.
- HS sử dụng bảng nhân 3 để làm miệng.
- HS nối tiếp nhau đọc các phép tính trong bài, lớp nhận xét chốt ý đúng.
 * Bài 2: HS tự nêu tóm tắt bài toán và giải vào vở.
- 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét ghi điểm.
 * Bài 3: HS đọc dãy số 3, 6, 9, rồi nhận xét đặc điểm của dãy số này; Chẳng hạn, bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng với 3, như vậy sẽ tìm được từng số thích hợp ở mỗi ô trống để có dãy số : 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21, 24, 27, 30.
- HS đếm thêm từ 3 đến 30 và đếm bớt từ 30 đến 3.
- HS so sánh BT3 với tích của các phép nhân trong bảng nhân 3? ( BT3 chính là tích của các phép nhân trong bảng nhân3.)
4. Củng cố - dặn dò.
- HS thi đọc thuộc bảng nhân 3.
- Nhận xét tiết học.
Tuần 20
Thứ hai ngày 6 tháng 1 năm 2010
Tập đọc 
Ông mạnh thắng thần gió
I. Mục tiêu :
 - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rõ lời nhân vật trong bài. 
 - Hiểu ND bài : Con người chiến thắng thần gió, tức là chiến thắng thiên nhiên -nhờ quyết tâm và lao động, nhưng con người cũng biết sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên.( trả lời được CH1, 2, 3, 4). HS khá giỏi trả lời được CH5.
II. Đồ dùng dạy học :Tranh minh hoạ, bảng phụ ghi câu cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học :
Tiết 1
A. Bài cũ 
- HS đọc bài Thư Trung thu và TLCH.
- Nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc đoạn 1, 2, 3.
 * GV đọc toàn bài, HD cách đọc.
Chú ý đoạn 1 đọc giọng kể chậm rãi, đoạn 2 đọc nhịp nhanh hơn nhấn giọng những từ ngữ tả sự ngạo nghễ của Thần Gió, ..., Đ5 kể về sự hoà thuận giữa ông Mạnh và Thần Gió, nhịp kể chậm rãi thanh bình.
 * GV HD HS luyện đọc từng đoạn, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu : HS nối tiếp đọc từng câu.
Tìm luyện phát âm tiếng khó : hoành hành, lăn quay, ngạo nghễ, quật đổ, ngào ngạt.
- Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn, chú ý ngắt giọng đúng một số câu văn sau :
 . Ông vào rừng/ lấy gỗ/ dựng nhà.//
 . Cuối cùng/ ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững trãi.//
- HS đọc các từ chú giải trong sgk.
 - GV giải nghĩa thêm từ lồm cồm : chống cả hai tay để nhổm người dậy.
- Đọc từng đoạn trong nhóm: HS trong nhóm lần lượt đọc cho bạn nghe, GV theo dõi giúp HS đọc đúng.
- Thi đọc giữa các nhóm.
3. HD tìm hiểu đoạn 1, 2, 3.
GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời.
 - Thaàn Gioự ủaừ laứm gỡ khieỏn oõng Maùnh noồi giaọn ?
 - Sau khi xoõ ngaừ oõng Maùnh, Thaàn Gioự laứm gỡ?
 - Keồ vieọc laứm cuỷa oõng maùnh choỏng laùi Thaàn Gioự (Cho nhieàu HS keồ).
 - Em hieồu ngoõi nhaứ vửừng chaừi laứ ngoõi nhaứ nhử theỏ naứo ?
 - GV liên hệ ngôi nhà xây tạm bằng tre nứa lá với những ngôi nhà xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt sắt ... 
 - HS đọc lại đoạn 1, 2, 3.
Tiết 2
4. Luyện đọc đoạn 4, 5.
a. Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. Chú ý luyện phát âm các từ : đổ rạp, mặt trời, giận dữ, ngọt ngào.
b. Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Chú ý cách đọc một số câu :
 . Rõ ràng đêm qua Thần Gió đã giận dữ,/ lồng lộn/ mà không thể xô đẩy ngôi nhà.//
 . Từ đó,/ Thần Gió thường đến thăm ông,/ đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.//
- GV giải nghĩa các từ : lồng lộn (Biểu hiện rất hunh hăng điên cuồng). An ủi (làm dịu sự buồn phiền day dứt).
- Đọc cả đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
5. HD tìm hiểu đoạn 4, 5.
 - Ngày xưa loài người thường ở đâu?
 ă ở hang núi
 ă ở đồng bằng
 - Hỡnh aỷnh naứo chửựng toỷ Thaàn Gioự phaỷi boự tay ?
 - Thaàn Gioự coự thaựi ủoọ theỏ naứo khi quay trụỷ laùi gaởp oõng Maùnh ? 
 - Aấn naờn coự nghúa laứ gỡ ?
 - OÂng Maùnh ủaừ laứm gỡ ủeồ Thaàn Gioự trụỷ thaứnh baùn cuỷa mỡnh ?
 - Vỡ sao oõng Maùnh coự theồ chieỏn thaộng Thaàn Gioự 
 - Hành động kết bạn của ông Mạnh với thần Gió cho thấy ông là người như thế nào ? (Ông Mạnh là người khôn ngoan, biết sống thân thiện với thiên nhiên).
Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Ông Mạnh tượng trưng cho con người. Nhờ quyết tâm và lao động, con người đã chiến thắng thiên nhiên, làm cho thiên nhiên trở thành bạn của mình.
6. Luyện đọc lại.
- Các nhóm thi đọc theo lối phân vai.
- Nhận xét bình chọn người đọc hay, nhóm đọc hay.
7. Củng cố - dặn dò.
- Để sống hoà thuận thân ái với thiên nhiên, các em phải làm gì ? (Biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống xung quanh xanh sạch, đẹp, ...)
- Dặn HS tập kể, chuẩn bị cho giờ kể chuyện.
Thứ ba ngày 7 tháng 1 năm 2010
Toán 
Luyện tập
I. Mục tiêu :
- HS thuộc bảng nhân 3.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3).
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, VBT.
III. Các hoạt động dạy học :
1. GV hướng dẫn HS tự làm bài tập rồi chữa bài, khuyến khích HS làm bài theo năng lực của mình.
 * Bài 1: HS đọc y/c của đề bài.
- HS làm vào vở, 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét chốt ý đúng. BT 1,2 củng cố kiến thức gì? ( củng cố bảng nhân 3)
- Khi HS làm vào vở có thể HD các em viết như sau :
 VD : 3 9
 * Bài 3: HS tự đọc đề bài.
- 1 em lên bảng làm, dưới lớp làm bảng vào vở.
- Nhận xét chốt bài giải đúng.
- Dưới lớp đổi chéo bài kiểm tra kết quả.
 Bài giải
 Số lít dầu đựng trong 5 can là :
 3 x 5 = 15 (l)
 Đáp số : 15 l dầu.
 * Bài 4: HS tự làm bài vào vở. 1 em lên bảng làm.
- GV chấm 1 số bài dưới lớp.
- Nhận xét bài trên bảng, chốt lời giải đúng.
 * HS nào làm bài xong còn thời gian làm tiếp BT còn lại.
- GV y/c HS nêu đặc điểm của mỗi dãy số: Các số đứng liền nhau trong dãy số này hơn kém nhau mấy đơn vị? Muốn điền tiếp số đứng sau ta làm thễ nào? ( ý a)thêm 3 đơn vị, ý b) 2 đơn vị)
2. Củng cố - dặn dò : Nêu ND kiến thức trong tiết ôn tập.
- Nhận xét tiết học.
Thể dục 
Đứng kiễng gót hai tay chống hông (dang ngang)
Trò chơi : Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau
I. Mục tiêu :
- HS biết giữ thăng bằng khi đứng kiễng gót hai tay chống hông và dang ngang.
- Học trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”, biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm phương tiện :
- Trên sân trường vệ sinh an toàn nơi tập.
- Chuẩn bị 1 còi, kẻ hai vạch xuất phát.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
A. Phần mở đầu 
- GV nhận lớp, phổ biến ND y/c giờ học.
- Đứng vỗ tay và hát.
- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên sau đó chuyển thành đi thường theo vòng tròn và ngược lại.
- Vừa đi vừa hít thở sâu.
- Xoay các khớp cổ tay, vai, gối, hông, cổ chân.
B. Phần cơ bản 
1. Ôn đứng kiễng gót hai tay chống hông.
- Lần 1 GV vừa làm mẫu vừa giải thích cho HS tập theo.
- Lần 2 HS tự tập GV theo dõi uốn nắn thêm.
- Lần 3, 4, 5 cán sự lớp điều khiển cho HS tập, GV theo dõi nhận xét, uốn nắn.
- GV gọi 1 số HS lên tập trước lớp, lớp quan sát nhận xét.
2. Ôn động tác đứng kiễng gót, hai tay dang ngang bàn tay sấp.
- GV cho HS tiến hành tương tự như trên.
- Sau đó cho HS tập phối hợp cả 2 ĐT trên 3, 4 lần.
- Nhận xét tuyên dương.
3. Trò chơi : Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau.
- GV nêu tên trò chơi, sau đó cho HS chuyển đội hình về vị trí chuẩn bị.
- GV cho 2 HS lên làm mẫu theo chỉ dẫn và giải thích.
- Tổ chức cho HS chơi 3, 5 lần.
- GV nhận xét tuyên dương.
C. Phần kết thúc 
- Cúi người thả lỏng.
- Cúi lắc người thả lỏng, nhảy thả lỏng.
- Đứng vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài học.
- GV nhận xét giao bài tập về nhà.
Chính tả 
Nghe viết : Gió
I. Mục tiêu :
- Nghe - viết chính xác bài CT; biết trình bày đúng hình thức bài thơ 7 chữ .
- Làm được bài tập 2a, 3a.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi BT2, VBT.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ : GV đọc, HS viết bảng : thi đỗ, lặng lẽ, la hét, xe đỗ, giả vờ, giã gạo.
- Nhận xét tuyên dương.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn viết chính tả. 
 * GV đọc toàn bài thơ 1 lần. 2 HS đọc lại bài thơ.
 - Trong bài thơ ngọn gió có 1 số ý thích và hoạt động như con người. Hãy nêu những ý thích và hoạt động ấy ? (Gió thích chơi thân với mọi nhà ; ... g tìm trả cho người không tham.
3. Củng cố, dặn dò :
- Vì sao cần trả lại của rơi ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn thực hiện theo bài học.
Hoạt động tập thể
Sưu tầm và hát một số bài hát về quê hương đất nước
I. Mục tiêu :
- HS sưu tầm (tranh ảnh) những bài hát về quê hương đất nước.
- HS hát một số bài hát về quê hương đất nước.
- GD HS tình yêu quê hương đất nớc.
II. Các hoạt động dạy học :
1. Hoạt động 1.
- GV cho HS nêu tên các bài hát về quê hương đất nước mà các em sưu tầm được theo tổ nhóm.
- Các nhóm trưởng báo cáo về số bài hát của nhóm mình, lớp nhận xét tuyên dương nhóm sưu tầm được nhiều hơn.
2. Hoạt động 2.
- Thi hát bài hát về quê hương đất nước.
- Đại diện các nhóm lên đọc.
- Lớp theo dõi nhận xét, GV nhận xét đánh giá xếp thi đua.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Dặn về sưu tầm thêm các bài hát khác mà em biết.
Thứ ba ngày 16 tháng 1 năm 2007
Tiếng Việt
Ôn chính tả : Gió
I. Mục tiêu : Củng cố giúp HS
1. Nghe viết chính xác bài thơ “Gió”, biết cách trình bày bài thơ 7 chữ với 2 khổ thơ.
2. Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn s/ x.
3. GD HS ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ (4/)
GV đọc, HS viết bảng : Thi đỗ, lặng lẽ, la hét, đỗ xe, vui vẻ.
B. Bài mới (30/)
1. HD viết chính tả.
- HS đọc bài viết.
- HS nêu lại cách trình bày.
- HS viết bài vào vở (GV đọc HS viết).
- GV chấm 1 số bài, nhận xét tuyên dương bài viết đẹp.
2. Bài tập.
GV cho HS làm bài trong sách TV thực hành (tr 8).
Bài 2.
- HS làm bài cá nhân, 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét chốt bài làm đúng.
Bài 3.
- HS làm vào vở.
- Đổi chéo bài kiểm tra, nhận xét chốt bài làm đúng.
3. Củng cố, dặn dò.
- Tuyên dương HS viết đẹp.
- Nhận xét tiết học.
Âm nhạc
Ôn tập bài hát : Trên con đường đến trường
I. Mục tiêu : Củng cố giúp HS
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca bài hát : Trên con đường đến trường.
- Hát kết hợp múa phụ hoạ động tác đơn giản.
- Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc.
II. Đồ dùng dạy học :
- GV chuẩn bị thanh phách, song loan.
Trò chơi : Rồng rồng rắn rắn.
- HS chuẩn bị thanh phách.
III. Các hoạt động dạy học :
Nội dung
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi chú
a. Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát : Trên con đường đến trường.
b. Hoạt động 2. Múa vận động phụ hoạ. 
- GV nêu y/c tiết học.
- GV bắt nhịp cho HS hát toàn bài 2 lần.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
- Tổ chức cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- GV cho HS hát kết hợp múa vận động phụ hoạ một số ĐT đơn giản.
- GV cho HS biểu diễn.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà tập hát.
- HS hát cả lớp.
- HS hát theo tổ, nhóm.
- HS hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- HS hát kết hợp múa phụ hoạ theo HD của GV.
- HS biểu diễn cá nhân, theo tổ nhóm.
- HS nhận xét bình chọn người hát hay.
12/
 18/
Thể dục 
ôn Đứng kiễng gót hai tay chống hông (dang ngang)
Trò chơi : Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau
I. Mục tiêu :
- Ôn hai động tác rèn luyện tư thế cơ bản, yêu cầu thực hiện tương đối chính xác.
- Học trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”, yêu cầu biết cách chơi và tham gia Được vào trò chơi.
II. Địa điểm phương tiện :
- Trên sân trường vệ sinh an toàn nơi tập.
- Chuẩn bị 1 còi, kẻ hai vạch xuất phát.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
A. Phần mở đầu (7/)
- GV nhận lớp, phổ biến ND y/c giờ học.
- Đứng vỗ tay và hát.
- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên sau đó chuyển thành đi thường theo vòng tròn và ngược lại.
- Vừa đi vừa hít thở sâu.
- Xoay các khớp cổ tay, vai, gối, hông, cổ chân.
B. Phần cơ bản (18/)
1. Ôn đứng kiễng gót hai tay chống hông.
- Lần 1 GV vừa làm mẫu vừa giải thích cho HS tập theo.
- Lần 2 HS tự tập GV theo dõi uốn nắn thêm.
- Lần 3, 4, 5 cán sự lớp điều khiển cho HS tập, GV theo dõi nhận xét, uốn nắn.
- GV gọi 1 số HS lên tập trước lớp, lớp quan sát nhận xét.
2. Ôn động tác đứng kiễng gót, hai tay dang ngang bàn tay sấp.
- GV cho HS tiến hành tương tự như trên.
- Sau đó cho HS tập phối hợp cả 2 ĐT trên 3, 4 lần.
- Nhận xét tuyên dương.
3. Trò chơi : Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau.
- GV nêu tên trò chơi, sau đó cho HS chuyển đội hình về vị trí chuẩn bị.
- GV cho 2 HS lên làm mẫu theo chỉ dẫn và giải thích.
- Tổ chức cho HS chơi 3, 5 lần.
- GV nhận xét tuyên dương.
C. Phần kết thúc (5/)
- Cúi người thả lỏng.
- Cúi lắc người thả lỏng, nhảy thả lỏng.
- Đứng vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài học.
- GV nhận xét giao bài tập về nhà.
Thứ năm ngày 18 tháng 1 năm 2007
Tiếng Việt
Ôn từ ngữ về thời tiết. Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào ?
Dấu chấm, dấu chấm than
I. Mục tiêu :
- Củng cố từ ngữ về thời tiết, biết dùng cụm từ bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho cụm từ khi nào để hỏi về thời điểm.
- Điền dấu chấm hay dấu chấm than vào đúng đoạn văn.
II. Các hoạt động dạy học :
1. GV tổ chức cho HS làm bài trong sách TV thực hành.
Bài 1 (Tr 9).
- HS đọc y/c đề bài.
- HS làm bài cá nhân, 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét chốt bài làm đúng.
- Củng cố từ ngữ về thời tiết.
Bài 2 (tr 9).
- HS tự làm bài vào vở.
- GV chấm 1 số bài, nhận xét chốt bài làm đúng.
- Củng cố về đặt câu hỏi Khi nào ?
Bài 3 (tr 10).
- HS đọc đề bài.
- 1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở, nhận xét chốt bài làm đúng.
- Củng cố cách dùng dấu chấm, dấu chấm than.
2. Củng cố, dặn dò.
- Nêu ND bài học.
- Nhận xét tiết học.
Toán
Ôn tích, thừa số, bảng nhân 2, bảng nhân 3.
I. Mục tiêu :
- Củng cố cách tìm kết quả của phép nhân, tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân.
- Củng cố bảng nhân 2, bảng nhân 3 và vận dụng giải toán.
II. Các hoạt động dạy học :
1. GV tổ chức cho HS làm bài trong sách Luyện tập toán.
Bài 3 (tr 5).
- HS làm bài cá nhân, 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét chốt bài làm đúng.
Bài 1 (tr 5).
- HS đọc đề bài, GV cho HS làm miệng nối tiếp.
- Nhận xét chốt bài làm đúng.
- Củng cố bảng nhân 2.
Bài 1 (tr 7).
- Tiến hành tương tự bài trên.
- Củng cố bảng nhân 3.
Bài 3 (tr 8).
- HS tự làm bài vào vở, GV thu 1 số bài chấm điểm, nhận xét.
- Củng cố giải toán.
2. Củng cố, dặn dò.
- Thi đọc thuộc bảng nhân 2, bảng nhân 3.
- Nhận xét tiết học.
Mĩ thuật Đ20
Vẽ theo mẫu : Vẽ túi xách (Giỏ xách)
I. Mục tiêu :
Giúp HS
- Nhận biết được đặc điểm của 1 vài loại túi xách.
- Biết cách vẽ túi xách và vẽ được cái túi xách theo mẫu.
- Phát triển khả năng cảm thụ cái đẹp.
II. Đồ dùng dạy học :
- Sưu tầm 1 số túi xách có hình dáng khác nhau.
- Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ.
- HS chuẩn bị giấy vẽ, bút chì, sáp màu.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1. Quan sát nhận xét.
- GV cho HS xem 1 vài túi xách.
- GV gợi ý để HS nhận biết :
Túi xách có hình dáng khác nhau.
Trang trí và màu sắc phong phú.
Các bộ phận của túi xách.
3. Hoạt động 2. Cách vẽ cái túi xách.
- GV chọn 1 cái treo lên bảng, cho HS quan sát.
- GV vẽ phác lên bảng để HS quan sát.
Phác nét phần chính của túi xách và tay xách (quai xách).
Vẽ tay xách.
Vẽ nét đáy túi.
- GV gợi ý HS cách trang trí :
Trang trí kín mặt túi bằng hoa, lá, quả, chim thú hoặc phong cảnh ...
Trang trí đường diềm.
Vẽ màu tự do.
4. Hoạt động 3. Thực hành.
- HS vẽ túi xách vào vở vẽ.
- GV quan sát giúp đỡ thêm.
- HS tự trang trí theo ý thích.
5. Hoạt động 4. Nhận xét đánh giá.
- HS trưng bày bài vẽ.
- Nhận xét bình chọn bài vẽ đẹp.
6. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn quan sát dáng đi, đứng, chạy, ... của bạn để chuẩn bị cho bài sau.
Thứ sáu ngày 19 tháng 1 năm 2007
Tiếng Việt
Ôn tả ngắn về bốn mùa
I. Mục tiêu :
Củng cố cho HS về trả lời câu hỏi sau khi đọc đoạn văn Xuân về. Dựa vào gợi ý viết 1 đoạn văn đơn giản từ 3 đến 5 câu nói về mùa xuân (hoặc mùa thu).
II. Đồ dùng dạy học :
Tranh ảnh về mùa xuân hoặc mùa thu.
III. Các hoạt động dạy học :
1. GV cho HS làm bài 1 trong VBTTV.
- HS trả lời theo nhóm đôi.
- Lớp nhận xét chốt câu trả lời đúng.
- Củng cố trả lời câu hỏi sau khi đọc đoạn văn.
2. GV cho HS làm bài 2 trong sách TV thực hành (tr12).
- HS tự đọc đề bài, làm bài cá nhân vào vở.
- Đọc bài trước lớp.
- Lớp nhận xét bình chọn bài viết hay.
- Củng cố viết đoạn văn đơn giản về mùa em thích.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nêu ND bài học.
- Nhận xét tiết học.
Tự nhiên xã hội
Ôn an toàn khi đi các phương tiện giao thông
I. Mục tiêu :
- Củng cố giúp HS biết nhận xét 1 số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
- Một số điều cần lưu ý khi đi các phương tiện giao thông và chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông.
II. Các hoạt động dạy học :
1. GV cho HS làm bài trong VBT.
- HS đọc đề bài, tự làm bài.
- Đổi chéo bài kiểm tra, nhận xét chốt ý đúng.
- GV nhận xét, KL.
2. GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.
a. GV cho 2 nhóm lên thi ghi những việc làm đúng khi đang đi xe, dưới lớp làm giám khảo nhận xét xếp thi đua.
VD : Không thò đầu, thò tay ra ngoài xe, không đi lại trên xe
b. Chơi trò chơi : Biển báo nói gì ?
GV tiến hành tương tự như tiết trước.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nêu ND bài học.
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động tập thể
Nhận xét tuần
I. Mục tiêu : Giúp HS
- Nhận biết được ưu khuyết điểm trong tuần.
- Kế hoạch tuần sau.
- Giáo dục HS ý thức tự quản, thực hiện tốt các nề nếp của trường lớp và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
II. Chuẩn bị :
- GV chuẩn bị ND sinh hoạt.
- HS chuẩn bị tổng hợp các mặt hoạt động trong tuần.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Nhận xét các hoạt động trong tuần.
- Cán sự lớp nhận xét các hoạt động trong tuần.
- GV nhận xét bổ xung.
- HS tổng hợp điểm các hoạt động của các tổ.
- GV xếp thi đua giữa các tổ nhóm.
- Tuyên dương tổ, nhóm, cá nhân thực hiện tốt.
- Phê bình tổ, cá nhân còn nhiều tồn tại.
2. Kế hoạch hoạt động tuần sau.
- Tiếp tục duy trì tốt các nề nếp.
- Phát huy ưu điểm tuần trước, khắc phục một số tồn tại tuần qua.
3. Sinh hoạt văn nghệ.
- GV tổ chức cho HS thi hát hoặc đọc thơ, văn về quê hương đất nước.
- GV chia nhóm, các nhóm thảo luận chọn bài.
- Từng nhóm lên biểu diễn trước lớp.
- Lớp theo dõi, nhận xét xếp thi đua.
- GV nhận xét tuyên dương nhóm làm tốt.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS thực hiện tốt các nề nếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 20(5).doc