I. Mục tiêu
- Nhận biết tổng của nhiều số.
- Biết cch tính tổng của nhiều số.
- HS kh, giỏi cĩ thể lm thm cc BT1 (cột 1); BT2 (cột 4), BT3 (b)
- Ham thích học môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh minh họa bài đọc trong sgk. Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng. Bút dạ+ 3, 4 tờ giấy khổ to kẻ bảng gồm 3 cột (mùa hạ, mùa thu, mùa đông) để hs trả lời câu hỏi 3.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học
TUẦN 19 TỪ NGÀY 11 Ú NGÀY 15 – 1- 2009 Thứ TIẾT MƠN TÊN BÀI DẠY Thứ hai 19 55 56 91 19 Chào cờ Tập đọc Tập đọc Tốn Đạo đức Chào cờ Chuyện bốn mùa Chuyện bốn mùa Tổng của nhiều số Trả lại của rơi Thứ ba 19 37 92 19 Kể chuyện Chính tả Tốn Thủ cơng Chuyện bốn mùa Tập chép : Chuyện bốn mùa Phép nhân Cắt, gấp, trang trí thiệp chúc mừng Thứ tư 57 93 19 Tập đọc Tốn TNXH Thư Trung thu Thừa số - Tích Đường giao thơng Thứ năm 19 38 94 LTVC Chính tả Tốn Từ ngữ về các mùa. Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào ? Nghe viết : Thư Trung thu Bảng nhân 2 Thứ sáu 19 19 95 19 Tập làm văn Tập viết Tốn SHL Đáp lời chào, lời tự giới thiệu Chữ hoa : P Luyện tập Tổng kết tuần Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2009 CHÀO CỜ TẬP ĐỌC CHUYỆN BỐN MÙA Tiết: 55 I. Mục tiêu - Nhận biết tổng của nhiều số. - Biết cách tính tổng của nhiều số. - HS khá, giỏi cĩ thể làm thêm các BT1 (cột 1); BT2 (cột 4), BT3 (b) - Ham thích học môn Tiếng Việt. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng. Bút dạ+ 3, 4 tờ giấy khổ to kẻ bảng gồm 3 cột (mùa hạ, mùa thu, mùa đông) để hs trả lời câu hỏi 3. HS: SGK. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Bài cũ (3’) Thông báo kết quả KT 2.Bài mới (60’) a.Giới thiệu: (2’) GV giới thiệu 7 chủ điểm của sách Tiếng Việt 2, tập hai: - Ở học kì I, các em đã được học các chủ điểm nói về bản thân, về bạn bè, trường học, thầy cô, ông bà, cha mẹ, anh em, những người bạn trong nhà. Từ học kì II, sách Tiếng Việt 2 sẽ đưa các em đến với thế giới tự nhiên xung quanh qua các chủ điểm 4 mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối. Sách còn cung cấp cho các em những hiểu biết về Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, và về nhân dân Việt Nam qua các chủ điểm Bác Hồ, Nhân dân. - GV giới thiệu bài: Chuyện bốn mùa mở đầu chủ điểm Bốn mùa. GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa trong sách, trả lời câu hỏi: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì? (Tranh vẽ một bà cụ béo tốt, vẻ mặt tươi cười ngồi giữa bốn cô gái xinh đẹp, mỗi người có cách ăn mặc riêng) Muốn biết bà cụ và các cô gái là ai, họ đang nói với nhau điều gì, các em hãy đọc chuyện bốn mùa. b. Luyện đọc -GV đọc mẫu toàn bài: Chú ý phát âm rõ, chính xác, giọng đọc nhẹ nhàng, đọc phân biệt lời các nhân vật: Lời Đông khi nói với Xuân trầm trồ, thán phục. Giọng Xuân nhẹ nhàng. Giọng Hạ tinh nghịch, nhí nhảnh. Giọng Đông nói về mình lặng xuống, vẻ buồn tủi. Giọng Thu thủ thỉ. Giọng bà Đất vui vẻ, rành rẽ. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: sung sướng nhất là, ai cũng yêu, đâm chồi nẩy lộc, đơm trái ngọt, nghỉ hè, tinh nghịch, thích, chẳng ai yêu, đều có ích, đều đáng yêu, . . . Đọc từng câu. - Gọi HS nối tiếp đọc câu - đến hết bài Chú ý: Các từ có vần khó: Vườn bưởi, tựu trường. sung sướng, nảy lộc, trát ngọt, rước, bếp lửa, nhất, nảy lộc, tinh nghịch, vườn bưởi, cỗ, thủ thỉ, ấp ủ, . . Đọc từng đoạn trước lớp. HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. GV hướng dẫn HS ngắt hơi và nhấn giọng trong các câu sau: Có em/ mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn,/ có giấy ngủ ấm trong chăn.// Cháu có công ấm ủ mầm sống/ để xuân về/ cây cối đâm chồi nảy lộc.// GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài đọc. Giải nghĩa thêm từ thiếu nhi (trẻ em dưới 16 tuổi). Từ mới: bập bùng. Chú ý: Chướng trình lớp 2 không đặt yêu cầu dạy HS đọc diễn cảm, nhưng GV vẫn cần hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung bài. Với một số câu văn, câu thơ dài hoặc có những hiện tượng đặc biệt. GV đánh dấu chỗ ngắt giọng, nhấn giọng để giúp HS nắm được cách đọc. Cần chú ý hướng dẫn các em đọc ngắt giọng, nhấn giọng một cách tự nhiên, không biến thành đọc nhát gừng (vì hiểu ngắt giọng một cách máy móc) hoặc đọc quá to những tiếng cần nhấn. * Thi đọc giữa các nhóm (ĐT, CN: từng đoạn, cả bài) * Cả lớp đọc ĐT (1 đoạn) c. Hướng dẫn tìm hiểu bài Câu hỏi 1: Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm? GV yêu cầu HS quan sát tranh, tìm các nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và nói rõ đặc điểm của mỗi người. Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời nàng Đông? GV hỏi thêm các em có biết vì sao khi xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc không? Mùa xuân có gì hay theo lời bà Đất? GV hỏi thêm: Theo em lời bà Đất và lời nàng Đông nói về mùa xuân có khác nhau không? Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay? Mùa hạ Mùa thu Mùa đông - Có nắng làm cho trái ngọt, hoa thơm. - Có những ngày nghỉ hè của học trò - Có vườn bưởi tím vàng. - Có đêm trăng rằm rước đèn, phá cỗ. - Trời xanh cao, HS nhớ ngày tựu trường. - Có bập bùng bếp lửa nhà sàn, giấc ngủ ấm trong chăn. - Aáp ủ mầm sống để xuân về, cây cối đâm chồi nảy lộc. Em thích nhất mùa nào? Vì sao? GV hỏi HS về ý nghĩa bài văn. (- Bài văn ca ngợi 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.) v Luyện đọc lại. GV hướng dẫn 2, 3 nhóm HS Thi đọc truyện theo vai. GV nhắc các em chú ý đọc phân biệt lời kể chuyện với lời đối thoại của nhân vật như đã hướng dẫn. GV cho HS nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay. 3. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Lá thư nhầm địa chỉ. - HS mở mục lục sách Tiếng Việt 2, tập hai. 1 em đọc tên 7 chủ điểm; quan sát tranh minh họa chủ điểm mở đầu – Bốn mùa. HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. 1 HS đầu bàn (hoặc đầu dãy) đọc, sau đó lần lượt từng em tự đứng lên đọc nối tiếp. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. - HS đọc theo hướng dẫn của GV. - HS đọc từng đoạn. - Thi đua đọc giữa các nhóm. - Cả lớp đọc thầm đoạn 1 - Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho 4 mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông. - HS quan sát tranh - Nàng Xuân cài trên đầu 1 vòng hoa. Nàng Hạ cầm trên tay 1 chiếc quạt mở rộng. Nàng Thu nâng trên tay mâm hoa quả. Nàng Đông đội mũ, quàng 1 chiếc khăn dài để chống rét. - Xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc. - Vào xuân thời tiết ấm áp, có mưa xuân, rất thuận lợi cho cây cối phát triển, đâm chồi nảy lộc. - Xuân làm cho cây lá tươi tốt. - Không khác nhau, vì cả đều nói điều hay của mùa xuân: Xuân về cây lá tốt tươi, đâm chồi nảy lộc. - Chia lớp thành 3 nhóm, trả lời vào bảng tổng hợp. - Em thích mùa xuân vì mùa xuân có ngày Tết. - Em thích mùa hè vì được cha mẹ cho đi tắm biển. - Em thích nhất mùa thu vì đó là mùa mát mẻ nhất trong năm. - Em thích mùa đông vì được mặc quần áo đẹp. - Mỗi nhóm 6 em phân các vai: Người dẫn chuyện, 4 nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và bà Đất. - Các nhóm thi đua. RÚT KINH NGHIỆM : .. . MÔN: TOÁN TỔNG CỦA NHIỀU SỐ Tiết: 91 I. Mục tiêu - Nhận biết tổng của nhiều số. - Biết cách tính tổng của nhiều số. (BT1-cột 2; BT2-cột 1,2,3; BT3a) * HS khá, giỏi cĩ thể làm thêm các BT1 (cột 1); BT2 (cột 4), BT3 (b) - Yêu thích học môn Toán. II. Chuẩn bị GV: Bộ thực hành toán. HS: bảng con. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Bài cũ (3’) GV nhận xét bài KT. 2. Bài mới (35’) a. Giới thiệu: (1’)GV giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tên lên bảng. b. Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tính a) GV viết lên bảng : 2 + 3 + 4 = và giới thiệu đây là tổng của các số 2, 3 và 4. GV giới thiệu cách viết theo cột dọc của 2+3+4 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính b) GV giới thiệu cách viết theo cột dọc của tổng 12+34+40 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính. c) GV giới thiệu cách viết theo cột dọc của 15 + 46 + 29 + 8 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính GV yêu cầu HS đặt tính nhưng trong quá trình dạy học bài mới, nếu có điều kiện thì GV nên khuyến khích HS tự đặt tính (viết tổng của nhiều số theo cột dọc: Viết số này dưới số kia sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục, rồi kẻ vạch ngang, viết dấu + và cộng từ phải sang trái) v Thực hành tính tổng của nhiều số. Bài 1: Cột 2 GV gọi HS đọc từng tổng rồi đọc kết quả tính. Bài 2: Cột 1,2, 3 Hướng dẫn HS tự làm bài vào vở (Tương tự bài 1) GV nhận xét. Bài 3:a - Hướng dẫn HS nhìn hình vẽ để viết tổng và các số thiếu vào chỗ chấm (ở trong vở). - Trò chơi: Ai nhanh sẽ thắng. 3. Củng cố – Dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Phép nhân. - HS nghe 2 + 3 + 4 = 9 - HS làm bài trong vở. HS tính nhẩm. HS tự nhận xét tổng 6 + 6 + 6 + 6 có các số hạng đều bằng nhau. - HS nêu cách tính và nhận ra các tổng có các số hạng bằng nhau (trong bài 2) đó là: 15+15+15+15 và 24+24+24+24 - HS đọc từng tổng “12kg cộng 12kg cộng 12kg cộng bằng36kg” Nhận ra tổng này có các số hạng bằng nhau “Tổng 12 + 12 + 12 có 3 số hạng đều bằng 12” - HS làm bài, sửa bài. - HS thi đua giữa 2 dãy. - HS làm bài, sửa bài, bạn nhận xét. RÚT KINH NGHIỆM : .. . ĐẠO ĐỨC TRẢ LẠI CỦA RƠI Tiết: 18 I. Mục tiêu - Biết: Khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại của rơi cho người bị mất. - Biết: Trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi ... û lớp làm bài vào vở bài tập. Làm bài: RÚT KINH NGHIỆM: .. .. Thứ sáu ngày 29 tháng 1 năm 2009 TẬP LÀM VĂN TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA I. Mục tiêu Đọc và trả lời đúng các câu hỏi về nội dung bài văn ngắn (BT1). Dựa vào gợi ý, viết được 1 đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè (BT2). - Bước đầu biết nhận xét và chữa lỗi câu văn cho bạn. II. Chuẩn bị GV: Câu hỏi gợi ý bài tập 2 trên bảng phụ. Bài tập 1 viết trên bảng lớp. HS: SGK. Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Bài cũ (3’) Đáp lời chào, lời tự giới thiệu. Gọi HS đóng vai xử lý các tình huống trong bài tập 2 sgk trang 12. Nhận xét, cho điểm HS. 2. Bài mới (35’) aGiới thiệu: (1’) Trong giờ Tập làm văn này, các con sẽ học cách viết một đoạn văn tả cảnh mùa trong năm. v Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu. GV đọc đoạn văn lần 1. Gọi 3 – 5 HS đọc lại đoạn văn. Bài văn miêu tả cảnh gì? Tìm những dấu hiệu cho con biết mùa xuân đến? Mùa xuân đến, cảnh vật thay đổi ntn? Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng cách nào? Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn. Bài 2: - Qua bài tập 1, các con đã được tìm hiểu một đoạn văn miêu tả về mùa xuân. Trong bài tập 2, các con sẽ được luyện viết những điều mình biết về mùa hè. GV hỏi để HS trả lời thành câu văn. Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm? Mặt trời mùa hè ntn? Khi mùa hè đến cây trái trong vườn ntn? Mùa hè thường có hoa gì? Hoa đó đẹp ntn? Con thường làm gì vào dịp nghỉ hè? Con có mong ước mùa hè đến không? Mùa hè con sẽ làm gì? Yêu cầu HS viết đoạn văn vào nháp. Gọi HS đọc và gọi HS nhận xét đoạn văn của bạn. GV chữa bài cho từng HS. Chú ý những lỗi về câu từ 3. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết đoạn văn vào Vở. Chuẩn bị: Tả ngắn về loài chim. Thực hiện yêu cầu của GV. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. Theo dõi. Đọc. Mùa xuân đến. Mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức, không khí ấm áp. Trên các cành cây đều lấm tấm lộc non. Xoan sắp ra hoa, râm bụt cũng sắp có nụ. Nhiều HS nhắc lại. Trời ấm áp, hoa, cây cối xanh tốt và tỏa ngát hương thơm. Nhìn và ngửi. - HS đọc. Mùa hè bắt đầu từ tháng 6 trong năm. Mặt trời chiếu những ánh nắng vàng rực rỡ. Cây cam chín vàng, cây xoài thơm phức, mùi nhãn lồng ngọt lịm Hoa phượng nở đỏ rực một góc trời. Chúng con được nghỉ hè, được đi nghỉ mát, vui chơi Trả lời. Trả lời. Viết trong 5 đến 7 phút. Nhiều HS được đọc và chữa bài. RÚT KINH NGHIỆM: .. .. TẬP VIẾT Q – Quê hương tươi đẹp. I. Mục tiêu: Viết đúng chữ Q hoa (1 dịng cỡ vừa, 1 dịng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng; Quê (1 dịng cỡ vừa, 1 dịng cỡ nhỏ); Quê hương tươi đẹp (3 lần). - Góp phần rèn luyện tính cẩn thận II. Chuẩn bị: GV: Chữ mẫu Q . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ. HS: Bảng, vở III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Bài cũ (3’) Kiểm tra vở viết. Yêu cầu viết:P Hãy nhắc lại câu ứng dụng. Viết : Phong cảnh hấp dẫn. GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới (35’) a. Giới thiệu: (1’) GV nêu mục đích và yêu cầu. Nắm được cách nối nét từ các chữ cái viết hoa sang chữ cái viết thường đứng liền sau chúng. vHướng dẫn viết chữ cái hoa Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. * Gắn mẫu chữ Q Chữ Q cao mấy li? Gồm mấy đường kẻ ngang? Viết bởi mấy nét? GV chỉ vào chữ Q và miêu tả: + Gồm 2 nét – nét 1 giống nét 1 của chữ O, nét 2 là nét cong dưới có 2 đầu uốn ra ngoài không đều nhau. GV viết bảng lớp. GV hướng dẫn cách viết: Nét 1: Đặt bút trên đường kẽ 6, viết nét móc ngược trái. Dừng bút trên đường kẽ 4. - Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút xuống đường kẽ 2, viết nét cong trên có 2 đầu uốn ra ngoài , dừng bút ở giữa đường kẽ 2 và đường kẽ 3. GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. HS viết bảng con. GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt. GV nhận xét uốn nắn. v Hướng dẫn viết câu ứng dụng. * Treo bảng phụ Giới thiệu câu: Quê hương tươi đẹp. Quan sát và nhận xét: Nêu độ cao các chữ cái. Cách đặt dấu thanh ở các chữ. Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào? GV viết mẫu chữ: Quê lưu ý nối nét Q và uê. HS viết bảng con * Viết: : Quê - GV nhận xét và uốn nắn. v Viết vở * Vở tập viết: GV nêu yêu cầu viết. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém. Chấm, chữa bài. GV nhận xét chung. 3. Củng cố – Dặn dò (3’) GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp. - GV nhận xét tiết học. Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết. Chuẩn bị: Chữ hoa R - HS viết bảng con. - HS nêu câu ứng dụng. - 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con. - HS quan sát - 5 li - 6 đường kẻ ngang. - 2 nét - HS quan sát - Chiếc nón úp. - HS quan sát. - HS tập viết trên bảng con - HS đọc câu - Q : 5 li - g, h : 2,5 li - t, đ, p : 2 li - u, e, ư, ơ, n, i : 1 li - Dấu nặng (.) dưới e - Khoảng chữ cái o - HS viết bảng con - Vở Tập viết - HS viết vở - Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp. RÚT KINH NGHIỆM: .. TOÁN BẢNG NHÂN 5 I. Mục tiêu Lập bảng nhân 5. Nhớ được bảng nhân 5. Biết giải bài tốn cĩ 1 phép nhân (trong bảng nhân 5). Biết đếm thêm 5. Làm được các BT: 1, 2, 3 - Ham thích học Toán. II. Chuẩn bị GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 5 chấm tròn hoặc 5 hình tam giác, 5 hình vuông, . . . Kẽ sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng. HS: Vở III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Bài cũ (3’) Luyện tập. Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập sau: Tính tổng và viết phép nhân tương ứng với mỗi tổng sau: 3 + 3 + 3 + 3 5 + 5 + 5 + 5 Nhận xét và cho điểm HS. Gọi HS khác lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 3. 3. Bài mới (35’) a.Giới thiệu: (1’) Trong giờ học toán hôm nay, các em sẽ được học bảng nhân 5 để giải các bài tập có liên quan. v Hướng dẫn thành lập bảng nhân 5 - Cho HS lấy 1 tấm bìa có 5 chấm tròn lên bàn Gắn 1 tấm bìa có 5 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn? năm chấm tròn được lấy mấy lần? Bốn được lấy mấy lần 5 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 5x1=5 (ghi lên bảng phép nhân này). Gắn tiếp 2 tấm bìa mỗi tấm có 5 chấm tròn. Vậy 5 chấm tròn được lấy mấy lần? Vậy 5 được lấy mấy lần? Hãy lập phép tính tương ứng với 5 được lấy 2 lần. 5 nhân 2 bằng mấy? Viết lên bảng phép nhân: 5 x 2 = 8 và yêu cầu HS đọc phép nhân này. Hướng dẫn HS lập các phép tính còn lại tương tự như trên. Sau mỗi lần HS lập được phép tính mới GV ghi phép tính này lên bảng để có bảng nhân 5. Chỉ bảng và nói: Đây là bảng nhân 5. các phép nhân trong bảng đều có một thừa số là 5, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3, . . ., 10. Yêu cầu HS đọc bảng nhân 5 vừa lập được, sau đó cho HS thời gian để tự học thuộc lòng bảng nhân này. Xoá dần bảng cho HS học thuộc lòng. Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng nhân. v Luyện tập, thực hành. Bài 1: Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau. Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài. Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng. Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở bài tập, 1 HS làm bài trên bảng lớp. Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: Hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? Số đầu tiên trong dãy số này là số nào? Tiếp sau số 5 là số nào? 5 cộng thêm mấy thì bằng 10? Tiếp sau số 10 là số nào? 10 cộng thêm mấy thì bằng 15? Hỏi: Trong dãy số này, mỗi số đứng sau hơn số đứng trước nó mấy đơn vị? Yêu cầu HS tự làm tiếp bài, sau đó chữa bài rồi cho HS đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm được. 3. Củng cố – Dặn dò (3’) Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng nhân 5 vừa học. Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà học cho thật thuộc bảng nhân 5. Chuẩn bị: Luyện tập. 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở nháp: 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 5 = 15 5 + 5 + 5 + 5 = 5 x 5 = 20 Nghe giới thiệu. Quan sát hoạt động của GV và trả lời có 5 chấm tròn. năm chấm tròn được lấy 1 lần. 5 được lấy 1 lần HS đọc phép nhân: 5 nhân 1 bằng 5. Quan sát thao tác của GV và trả lời: 5 chấm tròn được lấy 2 lần. 5 được lấy 2 lần đó là phép tính 5 x 2 5 nhân 2 bằng 8 năm nhân hai bằng 8 Lập các phép tính 5 nhân với 3, 4, 5, 6, . . ., 10 theo hướng dẫn của GV. Nghe giảng. Cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân 5 lần, sau đó tự học thuộc lòng bảng nhân 5. Đọc bảng nhân. Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm. Làm bài và kiểm tra bài của bạn. Đọc: Mỗi tuần mẹ đi làm 5 ngày. Hỏi 4 tuần mẹ đi làm mấy ngày? Làm bài: Tóm tắt 1 tuần làm : 5 ngày 5 xe : . . . ngày? Bài giải Bốn tuần lễ mẹ đi làm số ngày là: 5 x 4 = 20 (ngày) Đáp số: 20 ngày. Bài toán yêu cầu chúng ta đếm thêm 5 rồi viết số thích hợp vào ô trống. Số đầu tiên trong dãy số này là số 5. Tiếp theo 5 là số 10. 5 cộng thêm 5 bằng 10. Tiếp theo 10 là số 15. 10 cộng thêm 5 bằng 15. Mỗi số đứng sau hơn mỗi số đứng ngay trước nó 5 đơn vị. Làm bài tập. Một số HS đọc thuộc lòng theo yêu cầu. RÚT KINH NGHIỆM: . .. KÍ DUYỆT TUẦN 20 ... .
Tài liệu đính kèm: