Bài soạn Tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 18 năm 2010

Bài soạn Tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 18 năm 2010

I. Mục tiêu:

- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

- Đọc trơn được các bài tập đọc đã học. Tốc độ 45 phụ chữ/ phút. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Ôn luyện về cách viết tự thuật theo mẫu.

II. Chuẩn bị

- GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học. Bảng viết sẵn câu văn bài tập 2. Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

- HS: SGK.

III. Các hoạt động

 

doc 21 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 785Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 18 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN :18
Thứ hai ngày 6 tháng 1 năm 2010
HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT
 ÔN TẬP CUỐI KÌ I:Ôn tập- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
I. Mục tiêu:
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Đọc trơn được các bài tập đọc đã học. Tốc độ 45 phụ chữ/ phút. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các dấu câu và giữa các cụm từ.
Ôn luyện về cách viết tự thuật theo mẫu.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học. Bảng viết sẵn câu văn bài tập 2. Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một. 
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài mới 
Giới thiệu: 
Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
v Hoạt động 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích:
+ Đọc đúng từ đúng tiếng: 7 điểm.
+ Nghỉ ngơi đúng, giọng đọc phù hợp: 1,5 điểm.
+ Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút: 1,5 điểm.
v Hoạt động 2: Tìm từ chỉ sự vật trong câu đã cho
Gọi HS đọc yêu cầu và đọc câu văn đề bài cho.
Yêu cầu gạch chân dưới các từ chỉ sự vật trong câu văn đã cho.
Yêu cầu nhận xét bài bạn trên bảng.
Nhận xét và cho điểm HS.
Lời giải: Dưới ô cửa máy bay hiện ra nhà cửa, ruộng đồng, làng xóm, núi non.
v Hoạt động 3: Viết bản tự thuật theo mẫu
Cho HS đọc yêu cầu của bài tập và tự làm bài.
Gọi 1 số em đọc bài Tự thuật của mình.
Cho điểm HS.
2. Củng cố – Dặn dò :
Nhận xét chung về tiết học.
Dặn dò HS về nhà ôn lại các bài tập đọc đã học.
Chuẩn bị: Tiết 2.
-7 đến 8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định.
- Đọc bài.
- Làm bài cá nhân. 2 HS lên bảng làm bài.
Nhận xét bài làm và bổ sung nếu cần.
Làm bài cá nhân.
- Một số HS đọc bài. Sau mỗi lần có HS đọc bài, các HS khác nhận xét, bổ sung.
 VD : 
Họ và tên : Nguyễn Thị Vân Anh.
Nam , nữ : nữ 
Ngày sinh : 7 – 7 – 2002.
Nơi sinh: Vạn Thái – Ứng Hoà – Hà Nội.
vv...
 HƯỚNG DẪN HỌC TOÁN
 ÔN TẬP VỀ ĐO LƯỜNG
I. Mục tiêu
Kiến thức: Giúp HS củng cố về:
Xác định khối lượng của vật.
Xác định thời điểm.
Kỹ năng: 
Xem lịch để biết số ngày trong mỗi tháng và các ngày trong tuần lễ.
Thái độ: 
Ham thích học Toán.
II. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ : Ôn tập về hình học.
Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8cm.
Sửa bài 3.
GV nhận xét.
2. Bài mới 
v Hoạt động 1: Ôn tập.
Bài 1:
GV nên chuẩn bị một số vật thật sử dụng cân đồng hồ hoặc quả cân thực hiện thao tác cân một số vật và yêu cầu HS đọc số đo.
Yêu cầu HS quan sát tranh, nêu số đo của từng vật (có giải thích)
v Hoạt động 2: Thi đua.
Bài 2, 3: Trò chơi hỏi – đáp.
Treo tờ lịch như phần bài học trên bảng (hoặc tờ lịch khác cũng được)
Chia lớp làm 2 đội thi đua với nhau.
Lần lượt từng đội đưa ra câu hỏi (ngoài các câu hỏi trong SGK, GV có thể soạn thêm các câu hỏi khác) cho đội kia trả lời. Nếu đội bạn trả lời đúng thì dành được quyền trả lời. Nếu sai, đội hỏi giải đáp câu hỏi, nếu đúng thì được điểm đồng thời được hỏi tiếp. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Kết thúc cuộc chơi, đội nào được nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc.
Bài 4:
GV cho HS quan sát tranh, quan sát đồng hồ và yêu cầu các em trả lời.
Có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi Đồng hồ chỉ mấy giờ?
3. Củng cố – Dặn dò :
Nhận xét tiết học. Khen ngợi các em học tốt. Nhắc nhở các em học chưa tốt.
Dặn dò HS mỗi buổi sáng các em nên xem lịch 1 lần để biết hôm đó là thứ mấy, ngày bao nhiêu, tháng nào?
Chuẩn bị: Ôn tập về giải toán.
- HS vẽ. Bạn nhận xét.
- 2 HS lên bảng sửa bài. Bạn nhận xét.
-Đọc số đo các vật GV cân đồng thời tự cân và thông báo cân nặng của một số vật khác.
Con vịt nặng 3 kg vì kim đồng hồ chỉ đến số 3.
Quả dưa nặng 4 kg vì quảdưa + 1 kg = 5 kg.
Vậy quả dưa 5 kg – 1 kg bằng 4 kg
Bạn gái nặng 30 kg vì kim đồng hồ chỉ 30 kg
- 2 đội thi đua với nhau.
- 2 đội bắt đầu chơi.
VD :
Tháng 10 có 31 ngày .
Có 4 ngày chủ nhật .
Đó là các ngày : 5 , 12 , 19 ,26.
vv...
- Lan vào học lúc 7 giờ sáng.
Lan ra chơi lúc 9 giờ sáng .
-Lan bắt đầu ăn cơm trưa lúc 11 giờ.
 HƯỚNG DẪN HỌC TOÁN
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Giúp HS củng cố về giải bài toán đơn bằng một phép tính cộng hoặc một phép tính trừ.
Kỹ năng: Tính đúng nhanh, chính xác.
Thái độ: Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: SGK. Bảng phụ.
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Bài cũ: Ôn tập về đo lường.
Con vịt nặng bao nhiêu kílôgam?
Gói đường nặng mấy kílôgam?
Bạn gái nặng bao nhiêu kílôgam?
GV nhận xét.
2. Bài mới 
Giới thiệu: 
GV giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tên bài lên bảng.
v Hoạt động 1: Ôn tập
Bài 1:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Bài toán cho biết những gì?
Bài toán hỏi gì?
Yêu cầu HS làm bài. 1 HS lên bảng làm bài. Sau đó nhận xét, cho điểm HS.
Bài 2:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Bài toán cho biết những gì?
 - Bài toán hỏi gì?
Bài toán thuộc dạng gì? Vì sao?
Yêu cầu HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ rồi giải.
Tóm tắt
	30 kg	
Bình 	/-------------------------/----------/
An	/-------------------------/ 4 kg
	? kg
Bài 3:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Bài toán cho biết những gì?
Bài toán hỏi gì?
Bài 4:
GV tổ chức cho HS thi điền số hạng giữa các tổ. Tổ nào có nhiều bạn điền đúng, nhanh là đội thắng cuộc.
3. Củng cố – Dặn dò :
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
- Đọc đề
Bài toán cho biết buổi sáng bán được 48l dầu, buổi chiều bán được 9l dầu.
Bài toán hỏi buổi chiều cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu ?
 - Làm bài.
Bài giải
	Số lít dầu buổi chiều bán được là:
	 48 + 9 = 57 (l)
	Đáp số: 57 lít
Đọc đề bài.
Bài toán cho biết Bình cân nặng 30 kg. An nhẹ hơn Bình 4 kg.
Hỏi An nặng bao nhiêu kg?
Bài toán thuộc dạng bài toán về ít hơn. Vì nhẹ hơn có nghĩa là ít hơn.
Làm bài
 Bài giải
	 Bạn An cân nặng là:
	30 – 4 = 26 (kg)
 Đáp số: 26 kg.
Đọc đề bài.
Lan hái được 24quả cam . Hoa hái được 18quả cam.
- Cả hai hái được ïbao nhiêu quả cam?
Làm bài
Bài giải
	Cả hai hái được số quả cam là:
	24 + 18 = 42 (Quả cam)
 Đáp số: 42 Quả cam
- HS các tổ thi đua.
VD :
50 + 40 = 90 45 + 45 = 90
 Thứ tư ngày 6 tháng 1 năm 2010
HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI KÌ: Ôn tập- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
I. Mục tiêu
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Ôn luyện về từ chỉ hoạt động và đặt câu với từ chỉ hoạt động.
Ôn luyện kỹ năng nói lời mời, lời đề nghị.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc. Tranh minh họa bài tập 2.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài mới 
Giới thiệu: 
Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
v Hoạt động: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích:
+ Đọc đúng từ đúng tiếng: 7 điểm.
+ Nghỉ ngơi đúng, giọng đọc phù hợp: 1,5 điểm.
+ Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút: 1,5 điểm.
Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
v Hoạt động 2: Ôn luyện về từ chỉ hoạt động và đặt câu với từ chỉ hoạt động
Treo tranh minh họa và yêu cầu HS gọi tên hoạt động được vẽ trong tranh.
Yêu cầu HS đặt câu với từ tập thể dục.
Yêu cầu HS tự đặt câu với các từ khác viết vào Vở bài tập.
Gọi một số HS đọc bài, nhận xét và cho điểm HS.
v Hoạt động 3:Ôn luyện kĩ năng nói lời mời, lời đề nghị
Gọi 3 HS đọc 3 tình huống trong bài.
Yêu cầu HS nói lời của em trong tình huống 1.
Yêu cầu HS suy nghĩ và viết lời nói của em trong các tình huống còn lại vào Vở bài tập.
Gọi một số HS đọc bài làm của mình. Nhận xét và cho điểm HS.
2. Củng cố – Dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 6.
-7 đến 8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định.
-Nêu: 1 – tập thể dục; 2 – vẽ tranh; 3- học bài; 4 – cho gà ăn; 5 – quét nhà.
- Một vài HS đặt câu. Ví dụ:
Chúng em tập thể dục/ Lan và Ngọc tập thể dục/ Buổi sáng, em dậy sớm tập thể dục./
Làm bài cá nhân.
HS đọc bài, bạn nhận xét.
3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
Một vài HS phát biểu. Ví dụ: Chúng em mời cô đến dự buổi họp mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của lớp ạ!/ Thưa cô, chúng em kính mời cô đến dự buổi họp mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam với lớp chúng em ạ!/
Làm bài cá nhân.
 - HS đọc bài, bạn nhận xét.
 HƯỚNG DẪN HỌC TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
1-Kiến thức: 
 Giúp HS củng cố về:
Cộng trừ nhẩm, viết các số trong phạm vi 100.
Tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ khi biết các thành phần còn lại.
Giải bài toán về ít hơn.
2-Kỹ năng: 
Vẽ hình theo yêu cầu. Biểu tuợng về hình chữ nhật, hình tứ giác.
3-Thái độ: 
Ham thích học môn Toán.
II. Chuẩn bị
GV: SGK, bảng phụ.
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của  ... 8 - 43 
 96 55 100 57 
2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
 - Tính
Tính từ trái sang phải 15 trừ 7 bằng 8, 8 cộng 8 bằng 16.
Làm bài. Sau đó 1 HS đọc chữa bài. Các HS khác tự kiểm 
tra bài mình.
Số hạng
45
24
35
40
Số hạng
 5
60
35
56
Tổng
50
84
70
96
Sốbị trừ
56
63
79
100
Số trừ
19
28
40
 28
Hiệu
37
35
39
 72
- Đọc đề bài.
	 5 cm
Vẽ hình.A /-------------------------/ B
1 dm = 10 cm.
Muốn có đoạn thẳng 10 cm ta phải vẽ thêm 5 cm nữa vào đoạn vừa vẽ.
Có nhiều cách vẽ thêm nhưng trước hết phải kéo dài AB thành đường thẳng AB sau đó mới xác định độ dài theo yêu cầu
 LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
ÔN LUYỆN
A-Mục tiêu:
-Ôn luyện lai cách viết các chữ cái đã học .
-Viết đúng bài viết “Con chim chiền chiện”
B –Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1-Kiểm tra :
Gọi 2HS lên viết chữ hoa Ô , ơ
2- Ôn luyện :
-GV viết mẫu các chữ cái đã học lên bảng 
Hỏi :
-Những chữ hoa nào cao 2,5 li?
-GV cho HS viết lại các chữ đó lên bảng con.
3- Viết vở :
-Cho học sinh viết vở .
Hỏi :
-Bài thơ có mấy khổ thơ?
-Chữ đầu mỗi khổ thơ viết thế nào?
-Các khổ thơ đều cách mác mấy ô?
-Giữa các khổ thơ viết thế nào ?
-GV đi uốn nắn cho từng em.
4-Chấm chữa:
-Chấm –nhận xét từng em.
5-Củng cố – dăn dò:
-Nhận xét tiết học .
-Chuẩn bị trước bài 19.
-Về viết các bài còn lại.
- HS khác viết bảng con
-Chữ hoa : H, J, K , L , M ,N ,Ơ, Ô
-HS viết bảng con.
-Bài thơ có2 khổ thơ .
-Chữ đầu mỗi khổ thơ viết hoa
-Các khổ thơ đều cách mác 1 ô
-Giữa các khổ thơ viết cách ra 1 dòng.
-HS viết vào vở .
Thứ sáu ngày 8 tháng 1 năm 2010
HƯỚNG DẪN HỌC TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
1-Kiến thức: Giúp HS củng cố, khắc sâu về:
Cộng trừ các số trong phạm vi 100
Tính giá trị biểu thức có đến 2 dấu tính.
BT trọng tâm : Bài 1 , 2 , 3 
2-Kỹ năng: 
Giải bài toán về kém hơn.
Tính chất giao hoán của phép cộng.
Ngày trong tuần, ngày trong tháng.
3-Thái độ: 
Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: SGK. Bảng phụ.
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ : Luyện tập chung.
Chữa bài 4.
GV nhận xét.
2. Bài mới 
Giới thiệu:
GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
v Hoạt động 1: Ôn tập
Bài 1:
Yêu cầu HS đặt tính rồi thực hiện tính. 3 HS lên bảng làm bài.
Yêu cầu nêu cách thực hiện các phép tính: 
	38 + 27; 70 – 32; 83 –8.
Nhận xét và cho điểm HS
Bài 2:
Yêu cầu HS nêu cách thực hiện tính giá trị biểu thức có đến 2 dấu phép tính rồi giải.
	14 + 9 + 7 	= 23 + 7
 	= 30
	25 + 25 – 19 	= 50 –1 9
 	 	= 31
Nhận xét và cho điểm HS.
v Hoạt động 2: Giải bài toán về kém hơn.
Bài 3:
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao?
Yêu cầu HS tóm tắt và làm bài.
 Tóm tắt
	70 tuổi
Bà	/-------------------------/---------/
Bố	/-------------------------/28 tuổi
	? tuổi
v Hoạt động 3: Tính chất giao hoán của phép cộng.
Bài 4: ( Nếu còn thời gian thì cho HS làm )
Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
Viết lên bảng: 62 + 34 = 34 + £
Điền số nào vào ô trống?
Vì sao?
Yêu cầu HS làm bài tiếp.
Bài 5: ( Nếu còn thời gian thì cho HS làm )
Cho HS tự trả lời. Nếu còn thời gian GV cho HS trả lời thêm các câu hỏi:
	+ Hôm qua là thứ mấy? Ngày bao nhiêu và của tháng nào?
	+ Ngày mai là thứ mấy? Ngày bao nhiêu của tháng nào?
	+ Ngày kia là thứ mấy? Ngày bao nhiêu và của tháng nào?
3. Củng cố – Dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Thi HK1.
- HS lên bảng chữa bài. 
-Đặt tính rồi tính.
 78 94 74
 + 6 - 7 - 28
 84 87 46
3 HS trả lời.
 -Thực hành tính từ trái sang phải.
Làm bài.
	44 + 48 – 38 	= 92 – 38
 	= 54
	51 – 19 –18 	= 32 – 18
 	= 14
-Đọc đề bài.
Bài toán về ít hơn. Vì kém có nghĩa là ít hơn.
Giải bài toán
 Bài giải
	 Số tuổi của bố là:
	 70 – 28 = 42 (tuổi)
 Đáp số: 42 tuổi
 -Điền số thích hợp vào ô trống.
Quan sát.
Điền số 62.
Vì 62 + 34 = 34 + 62. Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi
	44 + 36 = 36 + 44
	37 + 26 = 26 + 37
	65 + 9 = 9 + 65
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT 
 Ôn tập- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
I. Mục tiêu
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Ôn luyện kĩ năng kể chuyện theo tranh và sắp xếp các câu văn thành bài.
Ôn luyện kĩ năng viết tin nhắn.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng trong chương trình học kỳ I. Tranh minh họa bài tập 2.
HS: SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài mới 
Giới thiệu: 
Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
v Hoạt động 1:Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích:
+ Đọc đúng từ đúng tiếng: 7 điểm.
+ Nghỉ ngơi đúng, giọng đọc phù hợp: 1,5 điểm.
+ Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút: 1,5 điểm.
v Hoạt động 2: Kể chuyện theo tranh và đặt tên cho truyện
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS quan sát tranh 1.
Hỏi: Trên đường phố, mọi người và xe cộ đi lại thế nào?
Ai đang đứng trên lề đường?
Bà cụ định làm gì? Bà đã làm được việc bà muốn chưa?
Yêu cầu kể lại toàn bộ nội dung tranh 1.
Yêu cầu quan sát tranh 2.
Hỏi: Lúc đó ai xuất hiện?
Theo em, cậu bé sẽ làm gì, nói gì với bà cụ. Hãy nói lại lời cậu bé.
Khi đó bà cụ sẽ nói gì? Hãy nói lại lời bà cụ.
Yêu cầu quan sát tranh 3 và nêu nội dung tranh.
Yêu cầu kể lại toàn bộ câu chuyện.
Yêu cầu HS đặt tên cho truyện.
Hướng dẫn: Đặt tên cần sát với nội dung của truyện hoặc nêu nhân vật có trong truyện
v Hoạt động 3: Viết tin nhắn
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Vì sao em phải viết tin nhắn?
Nội dung tin nhắn cần những gì để bạn có thể đi dự Tết Trung Thu?
Yêu cầu HS làm bài. 2 HS lên bảng viết.
Nhận xét hai tin nhắn của 2 HS lên bảng. Gọi một số em trình bày tin nhắn, nhận xét và cho điểm.
Ví dụ: 
Lan thân mến!
Tớ đến nhưng cả nhà đi vắng. Ngày mai, 7 giờ tối, cậu đến Nhà văn hoá dự Tết Trung Thu nhé!
Chào cậu: Hồng Hà
2. Củng cố – Dặn dò :
Nhận xét chung về tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 7
-7 đến 8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định.
1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
Trên đường phố người và xe đi lại tấp nập.
Có 1 cụ bà già đang đứng bên lề đường.
Bà cụ định sang đường nhưng mãi vẫn chưa sang được.
Thực hành kể chuyện theo tranh 1.
Lúc đó một cậu bé xuất hiện.
Cậu bé hỏi: Bà ơi, cháu có giúp được bà điều gì không?/ Bà ơi, bà muốn sang đường phải không, để cháu giúp bà nhé!/ Bà ơi, bà đứng đây làm gì? . . .
Bà muốn sang bên kia đường nhưng xe cộ đi lại đông quá, bà không sang được.
Cậu bé đưa bà cụ qua đường/ Cậu bé dắt tay đưa bà cụ qua đường . . .
Kể nối tiếp theo nội dung từng tranh. Sau đó 2 HS kể lại nội dung của truyện.
Nhiều HS phát biểu. VD: Bà cụ và cậu bé/ Cậu bé ngoan/ Qua đường/ Giúp đỡ người già yếu...
Đọc yêu cầu.
Vì cả nhà bạn đi vắng.
Cần ghi rõ thời gian, địa điểm tổ chức.
Làm bài cá nhân.
 HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT
 KIỂM TRA ĐỌC HIỂU – LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Mục tiêu.
Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản.
Củng cố mẫu câu Ai là gì?
Làm quen với bài kiểm tra.
II. Tiến hành.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1-Gáo viên cho HS mở vở bài tập 
-Hướng dẫn HS nắm y/c của bài 
-GV đi hướng dẫn từng em cách làm bài .
Câu1: Cò là một hoc sinh như thế nào ?
a-Yêu trường , yêu lớp .
b-Chăm làm .
c-Ngoan ngoãn , chăm chỉ .
Câu 2:Vạc có điểm gì khác Cò?
 a-Học kém nhất lớp .
b-Không chịu học hành .
c-Hay đi chơi
 Câu3 :Vì sao ban đêm Vạc mới bay đi kiếm ăn?
a-Vì lười biếng .
b-Vì không muốn học .
c-Vì xấu hổ.
 Câu 4 : Những cặp từ ngữ nào dưới đây là cặp từ cùng nghĩa ?
a-Chăm chỉ – siêng năng.
b-Chăm chỉ – ngoan ngoãn.
 c-Thầy yêu – bạn mến . 
Câu 5: Câu Cò ngoan ngoãn được cấu tạo theo mẫu nào trong ba mẫu dưới đây?
a-Mẫu 1 : Ai là gì ?
b- Mẫu 2 : Ai làm gì ? 
c- Mẫu 3 : Ai thế nào ? 
2- Củng cố – dăn dò :
-Nhận xét itết học 
–thu vở về chấm . 
-HS mở VBT .
Đọc thầm mẩu chuyện Cò và Vạc.
-HS chọn câu trả lời đúng 
-Câu1 : ý c
-Câu2 : ý b
-Câu3: ý c
-Câu4 : ý a.
Câu 5 Ý c
 SINH HOẠT
TỔNG KẾT TUẦN 18
I. Mục tiêu
HS tự nhận xét tuần18.
Rèn kĩ năng tự quản. 
Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể.
II. Thực hiện
 1. Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ
 2. Lớp tổng kết :
Học tập: Tiếp thu bài tốt, phát biểu xây dựng bài tích cực, học bài và làm bài đầy đủ. Rèn chữ giữ vở. Đem đầy đủ tập vở học trong ngày theo thời khoá biểu.
Trật tự:
Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn.
Nếp tự quản tốt. Hát văn nghệ rất sôi nổi, vui tươi.
Vệ sinh:
Vệ sinh cá nhân tốt
Lớp sạch sẽ, gọn gàng.
 3.Công tác tuần tới:
Khắc phục hạn chế tuần qua.
Thực hiện thi đua giữa các tổ.
Sinh hoạt sao Nhi Đồng vào thứ sáu hàng tuần.
Học tập An toàn giao thông.
Văn nghệ: múa hát tập thể
Ôn tập chuẩn bị thi học kì I

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 18 Buoi chieu CKTKN.doc