I. MỤC TIÊU
- Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.
- Biết tham gia làm vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở .
- BVMT :
- Biết được lợi ích của việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở
- Biết một số việc vừa sức cần làm để giữ cho đồ dùng trong nhà, môi trường xung quanh nhà ở sạch đẹp như : vứt rác đúng nơi quy định, sắp xếp đồ dùng trong nhà gọn gàng, sạch sẽ
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường xung quanh sạch đẹp.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Các hình vẽ trong SGK, phiếu bài tập, phần thưởng, các câu hỏi.
- HS: Vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
GIỮ SẠCH MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH NHÀ Ở TỰ NHIÊN XÃ HỘI TUẦN 13 I. MỤC TIÊU Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở. Biết tham gia làm vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở . BVMT : Biết được lợi ích của việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở Biết một số việc vừa sức cần làm để giữ cho đồ dùng trong nhà, môi trường xung quanh nhà ở sạch đẹp như : vứt rác đúng nơi quy định, sắp xếp đồ dùng trong nhà gọn gàng, sạch sẽ Có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường xung quanh sạch đẹp. II. CHUẨN BỊ GV: Các hình vẽ trong SGK, phiếu bài tập, phần thưởng, các câu hỏi. HS: Vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Đề phòng bệnh giun. Chúng ta nhiễm giun theo đường nào? Tác hại khi bị nhiễm gium? Em làm gì để phòng bệnh giun? 3. Bài mới Giới thiệu : (1’) Nêu tên các bài đã học về chủ đề con người và sức khoẻ. Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập chủ đề trên. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1:Làm việc với SGK. - Yêu cầu :Thảo luận nhóm để chỉ ra trong các bức tranh từ 1 – 5, mọi người đang làm gì? Làm thế nhằm mục đích gì? - Yêu cầu :Trình bày kết quả theo từng hình: + Hình 1: + Hình 2 : + Hình 3 : + Hình 4 : + Hình 5 : - GV hỏi thêm : - Hãy cho cô biết, mọi người trong bức tranh sống ở vùng hoặc nơi nào ? + Hình 1 : + Hình 2 : + Hình 3 : + Hình 4 : + Hình 5 : * BVMT : : Như vậy, mọi người dân dù sống ở đâu cũng đều phải biết giữ gìn môi trường xung quanh sạch sẽ. Giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở đem lại rất nhiều lợi ích : đảm bảo được sức khỏe, phòng tránh nhiều bệnh tật,..Nếu môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ thì ruồi, muỗi, sâu bọ và các mầm bệnh không có nơi sinh sống, ẩn nấp ; không khí sạch sẽ, trong lành, giúp em có sức khỏe tốt, học hành hiệu quả hơn. v Hoạt động 2: Thảo luận nhóm GV yêu cầu các nhóm thảo luận: Để môi trường xung quanh nhà bạn sạch sẽ, bạn đã làm gì? Yêu cầu các nhóm HS trình bày ý kiến . -GV chốt kiến thức : Để giữ sạch môi trường xung quanh, các em có thể làm rất nhiều việc như : vứt rác đúng nơi quy định, vệ sinh trong và ngoài nhà ở, sắp xếp đồ dùng trong nhà gọn gàng, sạch sẽ. Nhưng các em cần nhớ rằng : cần phải làm các công việc đó tùy theo sức của mình và phụ thuộc vào điều kiện sống cụ thể của mình. v Hoạt động 3:Thi ai ứng xử nhanh - GV đưa ra 1, 2 tình huống. Yêu cầu các nhóm thảo luận, đưa ra cách giải quyết . Tình huống đưa ra : Bạn Hà vừa quét rác xong, bác hàng xóm lại vứt rác ngay trước cửa nhà. Bạn góp ý kiến thì bác nói: “Bác vứt rác ra trước cửa nhà bác, chứ có vứt ra cửa nhà cháu đâu”. Nếu em là Hà thì em sẽ nói hoặc làm gì khi đó ? - Nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Các em làm gì để giữ môi trường xung quanh nhà ở ? Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Gia đình. - Hát - HS nêu. - HS thảo luận nhóm . Quan sát tranh, trả lời câu hỏi. - Đại diện 5 nhóm nhanh nhất sẽ lên trình bày kết quả theo lần lượt 5 hình. + Hình 1 : Các bạn đang quét rác trên hè phố, trước cửa nhà. Các bạn quét dọn rác cho hè phố sạch sẽ ,thoáng mát . + Hình 2 : Mọi người đang chặt bớt cành cây, phát quang bụi rậm. Mọi người làm thế để ruồi, muỗi không có chỗ ẩn nấp để gây bệnh + Hình 3 : Chị phụ nữ đang dọn sạch chuồng nuôi lợn. Làm thế để giữ vệ sinh môi trường xung quanh, ruồi không có chỗ đậu + Hình 4 : Anh thanh niên đang dọn rửa nhà vệ sinh . Làm thế để giữ vệ sinh môi trường xung quanh. + Hình 5 : Anh thanh niên đang dùng cuốc để dọn sạch cỏ xung quanh khu vực giếng. Làm thế để cho giếng sạch sẽ, không làm ảnh hưởng đến nguồn nước sạch. + Sống ở thành phố. + Sống ở nông thôn . + Sống ở miền núi . + Sống ở miền núi . + Sống ở nông thôn . - HS đọc ghi nhớ . - 1, 2 HS nhắc lại ý chính . - Các nhóm HS thảo luận : Hình thức thảo luận : Mỗi nhóm chuẩn bị trước 1 tờ giấy A3, các thành viên lần lượt ghi vào giấy một việc làm để giữ sạch môi trường xung quanh . - Các nhóm HS cử đại diện trình bày kết quả thảo luận . - HS nghe và ghi nhớ . - Các nhóm nghe tình huống . - Thảo luận, đưa ra cách giải quyết. (Hình thức trả lời: Đóng vai, trả lời trực tiếp ) - HS cả lớp sẽ nhận xét xem cách trả lời của nhóm nào hay nhất . +Nếu cháu cũng vứt rác trước cửa nhà như bác thì rác mỗi ngày một nhiều. Lúc đó sẽ ô nhiễm môi trường rồi ruồi, muỗi sẽ xuất hiện. Và bệnh tật sẽ đến với mọi người xung quanh. Muốn không có bệnh tật phải bảo vệ môi trường xung quanh nhà ở của mình, bác đừng vư8t1 rác như thế nữa. -Đổ rác đúng nơi quy định, thường vệ sinh trong và ngoài xung quanh nhà. -Nói lại với những người trong gia đình về lợi ích của việc giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở. BỔ SUNG THỰC HÀNH : GIỮ TRƯỜNG HỌC SẠCH ĐẸP TỰ NHIÊN XÃ HỘI TUẦN 18 I. Mục tiêu - Biết thực hiện một số họat động làm cho trường học sạch đẹp. BVMT : -Biết tác dụng của việc giữ trường, lớp sạch, đẹp và tham gia vào những hoạt động làm cho trường , lớp học sạch, đẹp. -Làm một số công việc giữ gìn trường, lớp học sạch, đẹp : quét lớp, sân trường, tưới cây, chăm sóc cây của lớp, của trường. - Nêu được cách tổ chức các bạn tham gia làm vệ sinh trường lớp một cách an toàn. II. Chuẩn bị - GV: Tranh, ảnh trong SGK trang 38, 39. Một số dụng cụ như: Khẩu trang, chổi có cán, xẻng hót rác, gáo múc nước hoặc bình tưới. Quan sát sân trường và các khu vực xung quanh lớp học và nhận xét về tình trạng vệ sinh ở những nơi đó trước khi có tiết học. - HS: SGK. Vật dụng. III . Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Phòng tránh té ngã khi ở trường. Kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường? Nên và không làm gì để phòng tránh tai nạn khi ở trường? GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu : (1’) Giữ trường học sạch đẹp. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Nhận biết trường học sạch đẹp và biết giữ trường học sạch đẹp. Bước 1: Treo tranh ảnh trang 38, 39. Hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh và trả lời câu hỏi: Tranh 1: Bức ảnh thứ nhất minh họa gì? Nêu rõ các bạn làm những gì? Dụng cụ các bạn sử dụng? Việc làm đó có tác dụng gì? Tranh 2: Bức tranh thứ 2 vẽ gì? Nói cụ thể các công việc các bạn đang làm? Tác dụng? Trường học sạch đẹp có tác dụng gì ? Bước 2: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trên sân trường và xung quanh trường, xung quanh các phòng học sạch hay bẩn ? Xung quanh trường hoặc trên sân trường có nhiều cây xanh không ? Cây có tốt không? Khu vệ sinh đặt ở đâu ? Có sạch không ? Có mùi hôi không ? Trường học của em đã sạch chưa? Theo em làm thế nào để giữ trường học sạch đẹp? BVMT : : -Các em nên cùng các bạn tham gia làm một số công việc giữ gìn trường, lớp học sạch, đẹp như : quét lớp, sân trường, tưới cây, chăm sóc cây của lớp, của trường. Trường lớp sạch đẹp sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và học tập tốt hơn. v Hoạt động 2: Thực hành làm vệ sinh trường, lớp học Bước 1: -Phân công việc cho mỗi nhóm. -Phát cho mỗi nhóm một số dụng cụ phù hợp với từng công việc. -Hướng dẫn HS biết cách sử dụng dụng cụ hợp lí để đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh cơ thể. VD : Đeo khẩu trang, dùng chổi có cán dài, vẩy nước khi quét lớp, quét sân hoặc sau khi làm vệ sinh trường, lớp; nhổ cỏ phải rửa tay bằng xà phòng. Bước 2: -Tổ chức cho các nhóm kiểm tra đánh giá. -Đánh giá kết quả làm việc. -Tuyên dương những nhóm và cá nhân làm tốt. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) -Sau bài học ngày hôm nay em rút ra được điều gì? -Kết luận : Trường lớp sạch đẹp sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và học tập tốt hơn. Chuẩn bị: Bài 19. Hát - HS nêu, bạn nhận xét. HS quan sát theo cặp các hình ở trang 38, 39 SGK và trả lời các câu hỏi. Cảnh các bạn đang lao động vệ sinh sân trường. Quét rác, xách nước, tưới cây Chổi nan, xô nước, cuốc, xẻng Sân trường sạch sẽ ; Trường học sạch đẹp. +Vẽ cảnh các bạn đang chăm sóc cây hoa. +Tưới cây, hái lá khô già, bắt sâu +Cây mọc tốt hơn, làm đẹp ngôi trường. + Thống mát làm cho bầu khơng khí trong lành. Bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, GV, HS học tập, giảng dạy được tốt hơn. Nhớ lại kết quả, quan sát và trả lời. Không viết, vẽ bẩn lên bàn, lên tường. Không vứt rác, không khạc nhổ bừa bãi. Không trèo cây, bẻ cành, hái vứt hoa, dẫm lên cây. Đại, tiểu tiện đúng nơi qui định. Tham gia vào các hoạt động làm vệ sinh trường lớp, tưới cây, chăm sóc cây cối. Làm vệ sinh theo nhóm. Phân công nhóm trưởng. Các nhóm tiến hành công việc: + Nhóm 1: Vệ sinh lớp. + Nhóm 2: Nhặt rác, quét sân trường + Nhóm 3: Tưới cây xanh ở sân trường + Nhóm 4: Nhổ cỏ, tưới hoa ở sân trường. Nhóm trưởng báo cáo kết quả. Các nhóm đi xem thành quả làm việc, nhận xét và đánh giá. Biết được thế nào là trường lớp sạch đẹp và giữ gìn trường lớp sạch đẹp, BỔ SUNG CUỘC SỐNG XUNG QUANH TỰ NHIÊN XÃ HỘI TUẦN 21 I. Mục tiêu -N ... có thể sống được ở trên cạn, dưới nước và trên không. HS chơi mẫu. Đội 1 : 1 bạn đứng lên nói tên một loại cây. Đội 2 : 1 bạn nhanh, đứng lên nói tên loại cây đó sống ở đâu. Trưng bày hiện vật hoặc tranh ảnh. HS lên trình bày HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. -Trên cạn, dưới nước, trên không. -Trong rừng, trong sân trường, trong công viên, -Đẹp ạ. HS tự liên hệ bản thân: + Tưới cây. + Bắt sâu, vặt lá hỏng cho cây, BỔ SUNG LOÀI VẬT SỐNG Ở ĐÂU ? TỰ NHIÊN XÃ HỘI TUẦN 27 I. Mục tiêu -Biết được động vật có thể sống được ở khắp nơi : trên cạn, dưới nước. -Nêu được sự khác nhau về cách di chuyển trên cạn, trên không, dưới nước của một số động vật. BVMT : - Biết được các con vật có thể sống ở các môi trường khác nhau : đất, nước, không khí. Nhận ra sự phong phú của động vật. -Có ý thức BVMT sống của loài vật. II. Chuẩn bị Vô tuyến, băng hình về thế giới động vật. Aûnh minh họa tranh ảnh sưu tầm về động vật. Các hình vẽ trong SGK trang 56, 57 phóng to. Phiếu xem băng. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) Chọn 1 bài hát nói về một con vật nào đó. 2. Bài cũ (3’) Một số loài cây sống dưới nước. Nêu tên các cây mà em biết? Nêu nơi sống của cây. Nêu đặc điểm giúp cây sống được trên mặt nước. GV nhận xét 3-Bài mới Giới thiệu: (1’) Loài vật sống ở đâu? v Hoạt động 1: Kể tên các con vật. -Hỏi : Con hãy kể tên các con vật mà con biết ? -Nhận xét : Lớp mình biết rất nhiều con vật. -Để biết rõ xem động vật có thể sống ở đâu các con sẽ cùng xem hình trang 56 ; 57 SGK về thế giới động vật. v Hoạt động 2: Xem hình SGK * Bước 1: Yêu cầu vừa xem hình các con vừa ghi vào phiếu học tập. -GV phát phiếu học tập. TT Tên Nơi sống 1 2 3 4 Bước 2: Yêu cầu trình bày kết quả. Yêu cầu HS lên bảng đọc kết quả ghi chép được. PHIẾU HỌC TẬP STT Tên Nơi sống 1 Voi Trong rừng 2 Ngựa Trên đồng cỏ 3 Các loại chim Bay trên trời, có 1 số con đậu ở cây 4 Cá heo Ở biển 5 Tôm Ao 6 Khỉ Ngoài đảo 7 Thiên nga Hồ -GV nhận xét. -Hỏi : Vậy động vật có thể sống ở những đâu ? -GV gợi y ù: Sống ở trong rừng hay trên đồng cỏ nói chung lại là ở đâu ? -Vậy động vật sống ở những đâu? BVMT : : Loài vật có thể sống ở các môi trường khác nhau : đất, nước, không khí. Các em nên có ý thức chăm sóc và bảo vệ các con vật ở xung quanh để mỗi ngày chúng một thêm phong phú. v Hoạt động 3: Làm việc với SGK Yêu cầu quan sát các hình trong SGK và miêu tả lại bức tranh đó. GV treo ảnh phóng to để HS quan sát rõ hơn. GV chỉ tranh để giới thiệu cho HS con cá ngựa. Hoạt động 4: Triển lãm tranh ảnh * Bước 1: Hoạt động theo nhóm. -Yêu cầu HS tập trung tranh ảnh sưu tầm của các thành viên trong tổ để dán và tranh trí vào một tờ giấy to, ghi tên và nơi sống của con vật. * Bước 2: Trình bày sản phẩm. -Các nhóm lên treo sản phẩm của nhóm mình trên bảng. -GV nhận xét. -Yêu cầu các nhóm đọc to các con vật mà nhóm đã sưu tầm được theo 3 nhóm: Trên mặt đất, dưới nước và bay trên không. Củng cố – Dặn dò (3’) -Chơi trò chơi : Thi kể tên các con vật và nói nơi sống của chúng : -Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : Một số loài vật sống trên cạn. Hát HS trả lời, bạn nhận xét. -Trả lời : Mèo, chó, khỉ, chim chào mào, chim chích chòe, cá, tôm, cua, voi, hươu, dê, cá sấu, đại bàng, rắn, hổ, báo -HS vừa xem phim, vừa ghi vào phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP Trình bày kết quả. -Trả lời : Sống ở trong rừng, ở đồng cỏ, ao hồ, bay lượn trên trời, -Trên mặt đất. -Trên mặt đất, dưới nước và bay lượn trên không. Trả lời: + Hình 1: Đàn chim đang bay trên bầu trời, + Hình 2: Đàn voi đang đi trên đồng cỏ, một chú voi con đi bên cạnh mẹ thật dễ thương, + Hình 3: Một chú dê bị lạc đàn đang ngơ ngác, + Hình 4: Những chú vịt đang thảnh thơi bơi lội trên mặt hồ + Hình 5: Dưới biển có bao nhiêu loài cá, tôm, cua -Tập trung tranh ảnh ; phân công người dân, người trang trí. -Các nhóm khác nhận xét những điểm tốt và chưa tốt của nhóm bạn. -Sản phẩm các nhóm được giữ lại. -Trả lời: Loài vật sống ở khắp mọi nơi: Trên mặt đất, dưới nước và bay trên không Ví dụ: + Trên mặt đất: ngựa, khỉ, sói, cáo, gấu + Dưới nước: cá, tôm, cua, ốc, hến + Bay lượn trên không: đại bàng, diều hâu + Mỗi tổ cử 2 người lên tham gia trò chơi. Một bạn nói tên các con vật và nói nơi sống của chúng : VD HS 1 : con cọp HS2 : trong rừng, sở thú. HS3: cá heo. HS4 : dưới nước, biển. BỔ SUNG MẶT TRỜI TỰ NHIÊN XÃ HỘI TUẦN 31 I. Mục tiêu -BVMT : Biết khái quát hình dạng, đặc điểm và vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. - Có ý thức BVMT sống của cây cối các con vật và con người - Hình dung ( tưởng tượng) được điều gì xảy ra nếu Trái Đất không có Mặt Trời . II. Chuẩn bị GV: Tranh, ảnh giới thiệu về Mặt Trời. HS: Giấy viết. bút vẽ, băng dính. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Nhận biết cây cối và các con vật. Kể tên các hành động không nên làm để bảo vệ cây và các con vật? Kể tên các hành động nên làm để bảo vệ cây và các con vật? GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Mặt Trời. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hát và vẽ về Mặt Trời theo hiểu biết. Gọi 1 HS lên hát bài “Cháu vẽ ông Mặt Trời”. v Hoạt động 2: Em biết gì Mặt Trời? Em biết gì Mặt Trời? GV ghi nhanh các ý kiến (không trùng lặp) lên bảng và giải thích thêm: Mặt Trời có dạng hình cầu giống quả bóng. Mặt Trời có màu đỏ, sáng rực, giống quả bóng lửa khổng lồ. Mặt Trời ở rất xa Trất Đất. Khi đóng kín cửa lớp, các em có học được không? Vì sao? Vào những ngày nắng, nhiệt độ cao hay thấp, ta thấy nóng hay lạnh? Vậy Mặt Trời có tác dụng gì? v Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. Nêu 4 câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận: Khi đi nắng, em cảm thấy thế nào? Em nên làm gì để tránh nắng? Tại sao lúc trời nắng to, không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời? Khi muốn quan sát Mặt Trời, em làm thế nào? Yêu cầu HS trình bày. GVKL : Không được nhìn trực tiếp vào Mặt Trời, phải đeo kính râm hoặc nhìn qua chậu nước, phải đội mũ khi đi nắng. v Hoạt động 4: Trò chơi: Ai khoẻ nhất Hỏi: Xung quanh Mặt Trời có những gì? -GV giới thiệu các hành tinh trong hệ Mặt Trời. -Tổ chức trò chơi: “Ai khoẻ nhất?” -1 HS làm Mặt Trời, 7 HS khác làm các hành tinh, có đeo các biển gắn tên hành tinh. Mặt Trời đứng tại chỗ, quay tại chỗ. Các HS khác chuyển dịch mô phỏng hoạt động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Khi HS Chuẩn bị xong, HS nào chạy khoẻ nhất sẽ là người thắng cuộc. -GV chốt kiến thức: Quanh Mặt Trời có rất nhiều hành tinh khác, trong đó có Trái Đất. Các hình tinh đó đều chuyển động xung quanh Mặt Trời và được Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm. Nhưng chỉ có ở Trái Đất mới có sự sống. v Hoạt động 5: Đóng kịch theo nhóm. Yêu cầu : Các nhóm hãy thảo luận và đóng kịch theo chủ đề: -Vào mùa hè, cây cối xanh tươi, ra hoa kết quả nhiều – Có ai biết vì sao không? -Vào mùa đông, thiếu ánh sáng Mặt Trời, cây cối thế nào? -Khi không có Mặt Trời, đều gì sẽ xảy ra? BVMT : Mặt Trời rất cần thiết cho sự sống. Các em nên có ý thức BVMT sống của cây cối, các con vật và con người. +Cây cối : tưới nước cho cây. +Làm chuồng cho các con vật nuôi để tránh nắng. +Không đi ngoài nắng nóng để tránh ánh nắng Mặt Trời làm ta bị cảm, sốt và tổn thương đến mắt. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Yêu cầu HS về nhà sưu tầm thêm những tranh ảnh về Mặt Trời để giờ sau triển lãm. Chuẩn bị: Mặt Trời và phương hướng. Hát HS trình bày. Bạn nhận xét. -2 HS lên bảng vẽ (có tô màu) về Mặt Trời theo hiểu biết của mình. Trong lúc đó, cả lớp hát bài “Cháu vẽ ông Mặt Trời” -HS dưới lớp nhận xét hình vẽ của bạn đẹp/ xấu, đúng/ sai. -Cá nhân HS trả lời. Mỗi HS chỉ nêu 1 ý kiến. -HS nghe, ghi nhớ. -Không, rất tối. Vì khi đó không có Mặt Trời chiếu sáng. -Nhiệt độ cao ta thấy nóng vì Mặt Trời đã cung cấp sức nóng cho Trái Đất. -Chiếu sáng và sưởi ấm. -HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ đề ra. 1 nhóm xong trước trình bày. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung. Đại diện tổ trả lời : 1- Khi đi nắng, em cảm thấy nóng. 2-Em đội nón hoặc che dù để tránh nắng. ( hạn chế đi ngoài trời lúc nắng nóng ) 3- Lúc trời nắng to, không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời vì sẽ bị hư mắt 4- Muốn quan sát Mặt Trời, em dùng một chậu nước, nhìn qua chậu nước để không hư mắt. -Trả lời theo hiểu biết. + Xung quanh Mặt Trời có mây. + Xung quanh Mặt Trời có các hành tinh khác. + Xung quanh Mặt Trời không có gì cả. -HS đóng kịch dưới dạng đối thoại (1 em làm người hỏi, các bạn trong nhóm lần lượt trả lời). -Vì có Mặt Trời chiếu sáng, cung cấp độ ẩm. -Rụng lá, héo khô. - Khi không có Mặt Trời chỉ có đêm tối, lạnh lẽo và không có sự sống : người, vật, cây cỏ sẽ chết. -2 HS nhắc lại. BỔ SUNG
Tài liệu đính kèm: