Bài soạn môn Toán khối 2 - Tiết: Luyện tập chung

Bài soạn môn Toán khối 2 - Tiết: Luyện tập chung

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

Giúp HS củng cố về:

 - Ghi nhớ các bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4, nhân 5 bằng thực hành tính và giải bài tóan.

2. Kỹ năng:

- Tính độ dài đường gấp khúc.

3. Thái độ:

- Ham thích học Toán.

II. Chuẩn bị

- GV: Bảng phụ.

- HS: SGK.

 

doc 2 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1233Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Toán khối 2 - Tiết: Luyện tập chung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ ngày tháng năm 
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Giúp HS củng cố về:
 - Ghi nhớ các bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4, nhân 5 bằng thực hành tính và giải bài tóan.
Kỹ năng: 
Tính độ dài đường gấp khúc.
Thái độ: 
Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập.
 - Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4, nhân 5. Hỏi HS về kết quả của một phép nhân bất kì trong bảng.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Luyện tập chung
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Thực hành.
Trước hoặc trong quá trình HS làm bài, GV có thể kiểm tra việc ghi nhớ các bảng nhân đã học. Chẳng hạn, GV có thể gọi HS nêu bằng lời toàn bộ hoặc một phần của bảng nhân đã học. Khuyến khích HS tự làm bài và chữa bài theo năng lực của từng HS.
Bài 1: Cho HS làm bài rồi chữa bài.
Bài 2: Cho HS cùng làm bài theo mẫu, chẳng hạn:
GV viết lên bảng: 2 x 6 Cho HS nêu nhiệm vụ phải thực hiện: Lấy 2 nhân với một số để được 6, tính nhẩm để có 2 x 3 = 6, viết 3 vào chỗ chấm, ta có
 2 x 3 6
 HS tự làm tiếp bài 2 rồi chữa bài.
Bài 3: Cho HS làm bài (theo mẫu ở bài 2 của bài học 98) rồi chữa bài.
Bài 4: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài, GV gợi ý để HS nhớ lại: Một đôi đũa có 2 chiếc đũa.
Bài giải
7 đôi đũa có số chiếc đũa là:
2 x 7	= 14 (chiếc đũa)
	Đáp số: 14 chiếc đũa
v Hoạt động 2:Thi đua
	Bài 5: Cho HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc (tính tổng độ dài của các đọan tạo thành đường gấp khúc) rồi tự làm bài và chữa bài. Chẳng hạn:
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc là:
3 + 3 + 3 	= 9 (cm)
	 Đáp số: 9cm
Sau khi chữa bài, GV cho HS nhận xét để chuyển thành phép nhân:
3 + 3 + 3 = 9(cm) thành 3 x 3 = 9(cm)
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Tổng kết tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
2 HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi và nhận xét xem 2 bạn đã học thuộc lòng bảng nhân chưa.
HS làm bài rồi chữa bài.
HS làm bài theo mẫu rồi chữa bài.
HS làm bài theo mẫu rồi chữa bài.
HS làm bài rồi chữa bài.
HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc 
2 dãy HS thi đua.
v Bổ sung:
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN 4.doc