Bài soạn lớp 3 - Tuần 15 - Trường TH Trần Đại Nghĩa

Bài soạn lớp 3 - Tuần 15 - Trường TH Trần Đại Nghĩa

I - Mục đích- Yêu cầu

- Giọng đọc thể hiện niềm vui sướng của trẻ em khi chơi thả diều, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

- Hiểu nội dung: Niềm sung sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho tuổi nhỏ. ( TLCH SGK)

II - Chuẩn bị

- GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học.

III - Các hoạt động dạy – học

1 – Khởi động

2 - Kiểm tra bài cũ : Chú Đất Nung- Yêu cầu HS đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi .

 

doc 34 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1053Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 3 - Tuần 15 - Trường TH Trần Đại Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 
( ngày 26/11/12 đến 30/11/12)
a
THỨ
 Môn học
 Bài dạy
 2 
 Chào cờ
 Tập đọc
 Toán 
 Đạo đức
 Tuần 15
C¸nh diÒu tuæi th¬
Chia hai sè cã tËn cïng lµ c¸c ch÷ sè 0
BiÕt ¬n thÇy gi¸o, c« gi¸o(TT)
 3
 Luyện từ& câu
 Toán 
 Chính tả
MRVT:Đồ chơi và trò chơi
Chia cho sè cã hai ch÷ sè
C¸nh diÒu tuæi th¬
 4 
 Tập đọc
 Tập làm văn
 Toán
 Thể dục
Tuæi ngùa
LuyÖn tËp miªu t¶ ®å vËt
Chia cho sè cã hai ch÷ sè (tt) 
 GV chuyên 
 5
 Luyện từ& câu
 Toán
Kể chuyện
Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
Luyện tập
KC ®· nghe ®· ®äc
 6
 Toán 
 Tập làm văn
Sinh hoạt lớp
Chia cho sè cã hai ch÷ sè ( TT)
Quan s¸t ®å vËt
Tuần 15
 Thứ hai:ngày 26/11/12
Tập đọc: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I - Mục đích- Yêu cầu
- Giọng đọc thể hiện niềm vui sướng của trẻ em khi chơi thả diều, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu nội dung: Niềm sung sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho tuổi nhỏ. ( TLCH SGK)
II - Chuẩn bị
- GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học.
III - Các hoạt động dạy – học
1 – Khởi động
2 - Kiểm tra bài cũ : Chú Đất Nung- Yêu cầu HS đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi .
3 - Dạy bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Giới thiệu tranh minh hoạ bài đọc trong SGK và trò chơi thả diều.
- Hôm nay, các em sẽ đọc bài “Cánh diều tuổi thơ”. - b - Hoạt động 2 : - Gv đọc mẫu
 -Hướng dẫn luyện đọc 
- Đọc diễn cảm cả bài.
- Chia đoạn, giải nghĩa thêm từ khó 
- 3 hs đọc nối tiếp
- HS đọc theo cặp
- 1HS khá/ giỏi đọc toàn bài+ đọc chú giải.
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
- 1HS đọc đoạn 1+ cả lớp đọc thầm
- Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều (+ Cành diều mềm mại như cánh bướm. Trên cánh diều có nhiều loại sáo – sáo lông ngỗng, sáo đơn, sáo kép, sáo bè. Tiếng sáo vi vu , trầm bổng. 
+ cánh diều được tả từ khái quát đến cụ thể : Cánh diều được miêu tả bằng nhiều giác quan ( mắt nhìn – cành diều mềm mại như cánh bướm, tai nghe – tiếng sáo vi vu , trầm bổng ))
- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ đẹp như thế nào ?
 Qua các câu mở bài và kết bài tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ 
d - Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm GV đọc diễn cảm bài văn. - Giọng đọc êm ả, tha thiết. Chú ý đọc liền mạch các cụm từ trong câu : Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin : “ Bay đi diều ơi / Bay đi ! “
- HS đọc từng đoạn và cả bài.
- Đọc thầm phần chú giải.
* HS đọc thành tiếng – cả lớp đọc thầm
- Đọc thầm các câu hỏi, làm việc theo từng nhóm, trao đổi trả lời câu hỏi 
- Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại khi nhìn lên bầu trời. Trong tâm hồn cháy lên khát vọng , mà bạn ngửa cổ chờ một nàng tiên áo xanh. 
- Cánh diều tuổi thơ khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ .
- Luyện đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc.
4 - Củng cố – Dặn dò 
- Nêu đại ý của bài : - Bài văn miêu tả niềm vui và những ước mơ đẹp của tuổi thơ qua trò chơi thả diều Chuẩn bị : Tuổi Ngựa. -Nhận xét tiết học.
Toán:
 CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0
I.Mục tiêu :
Giúp học sinh
 -Biết cách thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
II.Đồ dùng dạy học :
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
 -GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác. 
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới :
 a) Giới thiệu bài 
 -Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện chia hai sốcó tận cùng là các chữ số 0. 
 b ) Phép chia 320 : 40 ( trường hợp số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng )
 -GV ghi lên bảng phép chia 320 : 40 và yêucầu HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên. 
 -GV khẳng định các cách trên đều đúng, cả lớp sẽ cùng làm theo cách sau chothuận tiện : 320 : ( 10 x4 ). 
 -Vậy 320 chia 40 được mấy ? 
 -Em có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 và 
32 : 4 ? 
 -Em có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32 , của 40 và 4 
 * GV nêu kết luận : Vậy để thực hiện 320 : 40 ta chỉ việc xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 để được 32 và 4 rồi thực hiện phép chia 32 : 4. 
 -Cho HS đặt tính và thực hiện tính 320 : 40, có sử dụng tính chất vừa nêu trên. 
 -GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng
 c) Phép chia 32 000 : 400 (trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn của số chia). 
 -GV ghi lên bảng phép chia 32000 : 400, yêu cầu HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên.
 -GV khẳng định các cách trên đều đúng, cả lớp sẽ cùng làm theo cách sau cho thuận tiện 32 000 : (100 x 4). 
 -Vậy 32 000 : 400 được mấy. 
 -Em có nhận xét gì về kết quả 32 000 : 400 và 320 : 4 ? 
 -Em có nhận xét gì về các chữ số của 32000 và 320, của 400 và 4. 
 -GV nêu kết luận : Vậy để thực hiện 32000 : 400 ta chỉ việc xoá đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 để được 320 và 4 rồi thực hiện phép chia 320 : 4. 
 -GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 32000 : 400, có sử dụng tính chất vừa nêu trên.
 -GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng. 
 -Vậy khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào ?
 -GV cho HS nhắc lại kết luận. 
d ) Luyện tập thực hành
 Bài 1
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
 -Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài.
-Cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài2a,(bài 2bHS khá giỏi làm thêm )
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
 -Yêu cầu HS tự làm bài.
-Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
 -GV hỏi HS lên bảng làm bài: Tại sao để tính X trong phần a em lại thực hiện phép chia 25 600 : 40 ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 3a,( bài 3b hs khá giỏi làm thêm)
 -Cho HS đọc đề bài. 
 -GV yêu vầu HS tự làm bài. 
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố, dặn dò :
 -Nhận xét tiết học. -Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêmvà chuẩn bị 
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe giới thiệu bài. 
-HS suy nghĩ và nêu các cách tính của mình. 
320 : ( 8 x 5 ) ; 320 : ( 10 x 4 ) ;
 320 : ( 2 x 20 )
-HS thực hiện tính. 
320 : ( 10 x 4 ) = 320 : 10 : 4 
 = 32 : 4 = 8
-  bằng 8. 
-Hai phép chia cùng có kết quả là 8. 
-Nếu cùng xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 thì ta được 32 : 4. 
-HS nêu kết luận. 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp. 
 320 40
 0 8
-HS suy nghĩ sau đó nêu các cách tính của mình. 
32 000 : ( 80 x 5 ) ; 32 000 : ( 100 x4 ) ;
 32 000 : ( 2 x 200 ) ; .
-HS thực hiện tính. 
32 000 : ( 100 x 4 ) = 32 000: 100 : 4
 = 320 : 4 
 = 80 
-....= 80 
-Hai phép chia cùng có kết quả là 80. 
-Nếu cùng xoá đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 thì ta được 320 : 4. 
-HS nêu lại kết luận. 
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp. 
 32000 400
 00	 80
 0
-Ta có thể cùng xoá đi một, hai, ba,  chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia rồi chia như thường.
-HS đọc.
-1 HS đọc đề bài. 
-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào VBT. 
-HS nhận xét. 
-Tìm X. 
-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, cả lớp làm bài vào vở .
a) X x 40 = 25600 
 X = 25600 : 40 
 X = 640 
-2 HS nhận xét. 
-Vì X là thừa số chưa biết trong phép nhân X x 40 = 25 600, vậy để tính X ta lấy tích (25 600) chia cho thừa số đã biết 40 .
-1 HS đọc trước lớp. 
-1 HS lên bảng ,cả lớp làm bài vào vở. 
-HS cả lớp.
Khoa học:
BÀI 29 TIẾT KIỆM NƯỚC
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
 -Kể được những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước.
 -Hiểu được ý nghĩa của việc tiết kiệm nước.
 -Luôn có ý thức tiết kiệm nước và vận động tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ trong SGK trang 60, 61 (phóng to nếu có điều kiện).
 -HS chuẩn bị giấy vẽ, bút màu.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước ?
 -Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -Hỏi: Để giữ gìn nguồn tài nguyên nước chúng ta cần phải làm gì ?
 -GV giới thiệu: Vậy chúng ta phải làm gì để tiết kiệm nước ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
 * Hoạt động 1: Những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước.
 ªMục tiêu:
 -Nêu những việc nên không nên làm để tiết kiệm nước.
 -Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước.
ªCách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng.
 -Chia HS thành các nhóm nhỏ để đảm bảo 2 nhóm thảo luận một hình vẽ từ 1 đến 6.
 -Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ được giao.
 -Thảo luận và trả lời:
 1) Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ ?
 2) Theo em việc làm đó nên hay không nên 
làm ? Vì sao ?
-GV giúp các nhóm gặp khó khăn.
 -Gọi các nhóm trình bày, các nhóm khác có cùng nội dung bổ sung.
 * Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm đúng và phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước.
 * Hoạt động 2: Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nước. 
 ªMục tiêu: Giải thích tại sao phải tiết kiệm nước.
ªCách tiến hành:
 GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp.
 -Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 7 và 8 / SGK trang 61 và trả lời câu hỏi:
 1) Em có nhận xét gì về hình vẽ b trong 2 hình ?
 2) Bạn nam ở hình 7a nên làm gì ? Vì sao ?
 -GV nhận xét câu trả lời của HS.
 -Hỏi: Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước ?
 * Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có. Nhà nước phải chi phí nhiều công sức, tiền của để xây dựng các nhà máy sản xuất nước sạch. * Hoạt động 3: Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi. 
 ªMục tiêu: Bản thân HS biết tiết kiệm nước và tuyên truyền, cổ động người khác cùng tiết kiệm nước.
ªCách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm.
 -Chia nhóm HS.
 -Yêu cầu các nhóm vẽ tranh với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước ... -Tính xem trung bình mỗi phút vận động viên đi được bao nhiêu mét. 
-Vận động viên đi được quãng đường dài là : 38 km 400 m = 38 400 m .
- ...1 giờ 15 phút = 75 phút. 
-  tính chia 38400 : 75. 
-1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào VBT. 
Tóm tắt
1 giờ 15 phút : 38 km 400m 
1 phút : m 
Bài giải
1 giờ 15 phút = 75 phút
38 km 400m = 38400m
Trung bình mỗi phút vận động viên đó đi được là
38400 : 75 = 512 (m)
Đáp số: 512 m
-HS giỏi
Tập làm văn: 
 QUAN SÁT ĐỒ VẬT .
I/ - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
 1- Học sinh biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lý , bằng nhiều cách (mắt nhìn , tai nghe , tay sờ .) ; phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác .
 2- Dựa theo kết quả quan sát , biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc( mục III)
II/CHUẨN BỊ:
 -Thầy: Bảng phụ, phấn màu, một số đồ chơi
 -Trò: SGK, bút, vở, một số đồ chơi (mang theo)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
 1/Khởi động: Hát
 2/Kiểm tra bài cũ: Luyện tập tả đồ vật
-Gọi hs nhắc lại nội dung cần nhớ khi tả đồ vật.
 +Kể lại chuyện “Chiếc xe đạp của chú Tư”
 -Nhận xét chung 
 3/Bài mới:
THẦY
TRÒ
*Giới thiệu bài, ghi tựa.
* Hoạt động 1: Những điều cần lưu ý khi quan sát đồ vật
*Nhận xét:
Bài 1:
-Gọi hs đọc yêu cầu đề bài.
-Gọi hs đọc yêu cầu đề bài
-GV yêu cầu hs trình bày các đồ chơi đã mang theo lên bàn và quan sát chúng. 
-Gọi hs nêu cách mà các em vừa quan sát đồ chơi của mình.
-GV nhận xét và cho hs đọc gợi ý ở SGK. 
-Cho hs áp dụng quan sát lại đồ chơi của hs.
-Gọi hs trình bày những điều vừa quan sát đồ chơi của mình
*Ghi nhớ:
Bài 2:
-GV nêu vấn đề: “Khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì?”
-Cả lớp, gv nhận xét và kết luận những điều cần lưu ý như ghi nhớ ở SGK. 
*Hoạt động 2: Luyện tập
-GV nêu yêu cầu và cho hs thảo luận theo nhóm “lập dàn ý tả đồ chơi mà em đã chọn”
-Gọi lần lượt từng nhóm trình bày
-Cả lớp, gv nhận xét và tuyên dương
 Dàn ý (gợi ý)
1) Mở bài: Giới thiệu đồ chơi của em
 -Đó là đồ chơi gì? Có từ bao giờ? Do đâu mà có?
2) Thân bài: Tả..
 a) Bao quát: -Hình dáng: to(hay nhỏ) trông giống như, vật liệu
 b) Chi tiết: 
 -Màu sắc: màu.., đầu.., mắt.., mũi, mõm..
 -Có điểm gì khác với đồ chơi khác.
 -Cách chơi như thế nào..?
3) Kết bài: Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với đồ chơi đó. 
-2 HS nhắc lại.
-Hs đọc to
-HS trình bày đồ chơi
-Vài hs nêu miệng
-4 hs đọc/4 gợi ý
-Cả lớp cùng quan sát
-Đại diện 2 hs nêu miệng
-Vài hs phát biểu cá nhân
-2 hs nhắc lại nội dung ghi nhớ
Hs thảo luận theo nhóm (5 nhóm)
-Đại diện nhóm trình bày
-HS nêu ý kiến bổ sung
4/ Củng cố – Dặn dò: 
 -Gọi hs nêu lại nội dung ghi nhớ khi tả đồ vật
 -Nhận xét chung tiết học 
-Về nhà lập dàn ý tả đồ chơi của em vào vở
Khoa học: LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
 -Tự làm thí nghiệm để chứng minh không khí có ở xung quanh ta, xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ trang 62, 63 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -HS hoặc GV chuẩn bị theo nhóm: 2 túi ni lông to, dây thun, kim băng, chậu nước, chai không, một miếng bọt biển hay một viên gạch hoặc cục đất khô.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 1) Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước ?
 2) Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -Hỏi:
 1) Trong quá trình trao đổi chất, con người, động vật, thực vật lấy những gì từ môi trường ?
 2) Theo em không khí quan trọng như thế 
nào ?
 -GV giới thiệu: Trong không khí có khí ô-xy rất cần cho sự sống. Vậy không khí có ở đâu ? Làm thề nào để biết có không khí ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này.
 * Hoạt động 1: Không khí có ở xung quanh ta.
 ªMục tiêu: Phát hiện sự tồn tại của không khí và không khí có ở quanh mọi vật.
 ªCách tiến hành:
 -GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -GV cho từ 3 đến 5 HS cầm túi ni lông chạy theo chiều dọc, chiều ngang, hành lang của lớp. Khi chạy mở miệng túi rồi sau đó dùng dây thun buộc chặt miệng túi lại.
 -Yêu cầu HS quan sát các túi đã buộc và trả lời câu hỏi 1) Em có nhận xét gì về những chiếc túi này ?
2) Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng ?
 3) Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì ?
 * Kết luận: Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta. Khi bạn chạy với miệng túi mở rộng, không khí sẽ tràn vào túi ni lông và làm nó căng phồng.
 * Hoạt động 2: Không khí có ở quanh mọi vật. 
 ªMục tiêu: HS phát hiện không khí có ở khắp nơi kể cả trong những chỗ rỗng của các vật.
ªCách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo định hướng.
 -GV chia lớp thành 6 nhóm. 2 nhóm cùng làm chung một thí nghiệm như SGK.
 -Kiểm tra đồ dùng của từng nhóm.
 -Gọi 3 HS đọc nội dung 3 thí nghiệm trước lớp.
 -Yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm.
 -GV giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng tham gia.
 -Yêu cầu các nhóm quan sát, ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu.
Hiện tượng
Kết luận
. . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 -Gọi đại diện các nhóm lên trình bày lại thí nghiệm và nêu kết quả. Các nhóm có cùng nội dung nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho từng nhóm.
 - -Hỏi: Ba thí nghiệm trên cho em biết điều gì ?
* Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí..
 * Hoạt động 3: Cuộc thi: Em làm thí nghiệm. 
 ªMục tiêu: Kể ra những ví dụ khác chứng tỏ xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
 ªCách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS thi theo tổ.
 -Yêu cầu các tổ cùng thảo luận để tìm ra trong thực tế còn có những ví dụ nào chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta, không khí có trong những chỗ rỗng của vật. Em hãy mô tả thí nghiệm đó bằng lời.
 -GV nhận xét từng thí nghiệm của mỗi nhóm.
 3.Củng cố- dặn dò-GV nhận xét tiết học..
-3 HS trả lời.
-HS trả lời:
1) Lấy không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
2) Vì chúng ta có thể nhịn ăn, nhịn uống vài ba ngày chứ không thể nhịn thở được quá 3 đến 4 phút.
-HS lắng nghe.
-Cả lớp.
-HS làm theo.
Quan sát và trả lời.
1)Những túi ni lông phồng lên như đựng gì bên trong.
2) Không khí tràn vào miệng túi và khi ta buộc lại nó phồng lên.
3) Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có không khí.
-HS lắng nghe.
-Nhận nhóm và đồ dùng thí nghiệm.
-HS tiến hành làm thí nghiệm và trình bày trước lớp.
Thí nghiệm
Hiện tượng
Kết luận
1
Khi dùng kim châm thủng túi ni lông ta thấy túi ni lông dần xẹp xuống  Để tay lên chỗ thủng ta thấy mát như có gió nhẹ vậy.
Không khí có ở trong túi ni lông đã buộc chặt khi chạy.
 2
Khi mở nút chai ra ta thấy có bông bóng nước nổi lên mặt nước.
Không khí có ở trong chai rỗng.
 3
Nhúng miếng bọt biển (hòn gạch, cục đất) xuống nước ta thấy nổi lên trên mặt nước những bong bóng nước rất nhỏ chui ra từ khe nhỏ trong miệng bọt biển (hay hòn gạch, cục đất).
Không khí có ở trong khe hở của bọt biển (hòn gạch, cục đất).
-Không khí có ở trong mọi vật: túi ni lông, chai rỗng, bọt biển (hòn gạch, đất khô).
-HS lắng nghe.
- 
-3 đế 5 HS nhắc lại.
HS thảo luận.
-HS trình bày.
Một số truyện viết về đồ chơi trẻ em hoặc những con vật gần gũi với các em (GV và HS sưu tầm) : truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cưới, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 4 (nếu có).
Kể chuyện: 
CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I – MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Biết kể một câu chuyện (mẩu truyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẩu truyện, đoạn truyện) đã kể.
.II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A – Bài cũ
B – Bài mới
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn hs kể chuyện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
*Hoạt động 1:Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài
-Yêu cầu hs đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng.
-Yêu cầu hs quan sát tranh minh họa và phát biểu :truyện nào có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em? Truyện nào có nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em? 
-Yêu cầu hs tìm đọc 2 truyện không có trong sgk.
-Yêu cầu hs nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình, nói rõ nhân vật trong truyện là đồ chơi hay con vật. 
*Hoạt động 2: Hs thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Dán bảng dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện nhắc hs :
+Cần giới thiệu câu chuyện trước khi kể.
+Kể tự nhiên bằng giọng kể (không đọc).
+Với chuyện dài hs chỉ cần kể 1-2 đoạn.
-Cho hs kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Cho hs thi kể trước lớp.
-Cho hs bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
-Đọc và gạch: đồ chơi, con vật gần gũi
-Quan sát và phát biểu:Chú lính chì dũng cảm [An-đéc-xen], Chú đất nung [Nguyễn kiên], Võ sĩ bọ ngựa[ Tô Hoài] . 
-Tự tìm đọc: Chú lính chì dũng cảmvà Võ sĩ bọ ngựa.
-Giới thiệu tên câu chuyện “Chú mèo đi hia”, nhân vật chính là chú mèo.
-Kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
-Hs thi kể và cả lớp nghe, đặt câu hỏi cho bạn trả lời.
3.Củng cố, dặn dò:
-Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
-
 SINH HOẠT TUẦN 15
 I/ Đánh giá tuần qua
Hầu hết học sinh đi học đều, duy trì sĩ số 100%
Học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Tham gia tốt các phong trào do Liên Đội đề ra.
Vệ sinh trường lớp và khu vệ sinh tốt.
Duy trì truy bài đầu giờ có hiệu quả.
Duy trì nuôi heo đất của lớp đạt kết quả.
Hoàn thành bài viết về biển đảo quê hương.
Luyện tập những bài múa hát.
Thu các khoản tiền còn chậm.
Một vài em chưa chịu khó học tập như: Vũ, Toàn.
 II/ Phương hướng tuần 16
Duy trì sĩ sớ 100%
Duy trì ṿệ sinh trường lớp.
Duy trì truy bài đầu giờ.
Tiếp tục thu các khoản tìền ở HS.
Kỉểm tra VSCĐ của HS.
Hướng dẫn chủ đỉểm tháng và các bài múa hát theo chủ điểm tháng 12 “ Uống nước- Nhớ nguồn”.
Tiếp tục duy trì nuôi heo đất của lớp.
 ------------------* & *-----------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 15 nam 201 201 tham khao.doc