Bài soạn Lớp 2 tuần 24

Bài soạn Lớp 2 tuần 24

CHÍNH TẢ

QUẢ TIM KHỈ

I. Mục tiêu

Chép lại chính xác bài CT ; trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nhân vật.

Làm được bài tập 2 ( a/b ) hoặc bài tập 3 ( a/b ) ; hoặc bài tập phương ngữ do giáo viên soạn.

II. Chuẩn bị

- GV: Bảng phụ ghi sẵn các bài tập.

- HS: Vở.

III . Phương pháp :

 Có trong các hoạt động

 

doc 38 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1625Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 2 tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH TẢ
QUẢ TIM KHỈ 
I. Mục tiêu	
Chép lại chính xác bài CT ; trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nhân vật.
Làm được bài tập 2 ( a/b ) hoặc bài tập 3 ( a/b ) ; hoặc bài tập phương ngữ do giáo viên soạn.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ ghi sẵn các bài tập. 
HS: Vở.
III . Phương pháp :
 Có trong các hoạt động
IV. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Cò và Cuốc.
Gọi 2 HS lên bảng viết từ do GV đọc, HS dưới lớp viết vào nháp.
lướt, lược, trướt, phước.
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Giờ chính tả hôm nay các em sẽ viết một đoạn trong bài Quả tim khỉ và làm các bài tập chính tả phân biệt s/x; uc/ut.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết 
GV đọc bài viết chính tả.
Đoạn văn có những nhân vật nào?
Vì sao Cá Sấu lại khóc?
Khỉ đã đối xử với Cá Sấu ntn?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Đoạn trích có mấy câu?
Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao?
Hãy đọc lời của Khỉ?
Hãy đọc câu hỏi của Cá Sấu?
Những lời nói ấy được đặt sau dấu gì?
Đoạn trích sử dụng những loại dấu câu nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó
Cá Sấu, nghe, những, hoa quả
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài 
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Gọi HS lên bảng làm.
Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Nhận xét, cho điểm HS.
Bài 2: Trò chơi
GV treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung.
GV nêu yêu cầu và chia lớp thành 2 nhóm, gọi lần lượt các nhóm trả lời. Mỗi tiếng tìm được tính 1 điểm.
Tổng kết cuộc thi.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà làm lại bài tập chính tả 
Chuẩn bị bài sau:Voi nhà
Hát
2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp.
Cả lớp theo dõi. Sau đó 1 HS đọc lại bài.
Khỉ và Cá Sấu.
Vì chẳng có ai chơi với nó.
Thăm hỏi, kết bạn và hái hoa quả cho Cá Sấu ăn.
Đoạn trích có 6 câu.
Cá Sấu, Khỉ là tên riêng phải viết hoa. Bạn, Vì, Tôi, Từ viết hoa vì là những chữ đầu câu.
Bạn là ai? Vì sao bạn khóc?
Tôi là Cá Sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi.
Đặt sau dấu gạch đầu dòng.
Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu gạch đầu dòng, dấu hai chấm.
HS đọc, viết bảng lớp, bảng con.
HS nhắc lại tư thế ngồi viết, cầm bút, để vở.
HS viết chính tả.
HS sửa bài.
Bài tập yêu cầu chúng ta điền s hoặc x và chỗ trống thích hợp.
2 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập 2. Đáp án:
say sưa, xay lúa; xông lên, dòng sông
chúc mừng, chăm chút; lụt lội; lục lọi 
Nhận xét, chữa bài.
sói, sư tử, sóc, sứa, sò, sao biển, sên, sẻ, sơn ca, sam,
rút, xúc; húc.
HS viết các tiếng tìm được vào Vở Bài tập Tiếng Việt.
BỔ SUNG
CHÍNH TẢ
VOI NHÀ 
I. Mục tiêu
Nghe viết chính xác bài CT ; trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nhân vật.
Làm được bài tập 2 ( a/b ) ; hoặc bài tập phương ngữ do giáo viên soạn.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ có ghi sẵn các bài tập chính tả. 
HS: Vở.
III . Phương pháp :
 Có trong các hoạt động
IV. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Quả tim Khỉ
Gọi 2 HS lên bảng viết từ do GV đọc, HS dưới lớp viết vào giấy nháp.
MN: cúc áo, chim cút; nhút nhát, nhúc nhắc.
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Giờ chính tả hôm nay lớp mình sẽ nghe, viết 1 đoạn trong bài Voi nhà và làm bài tập chính tả.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung bài viết
GV đọc đoạn văn viết
Mọi người lo lắng ntn?
Con voi đã làm gì để giúp các chiến sĩ?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Đoạn trích có mấy câu?
Hãy đọc câu nói của Tứ.
Câu nói của Tứ được viết cùng những dấu câu nào?
Những chữ nào trong bài được viết hoa? Vì sao?
c) Hướng dẫn viết từ khó:
quặp chặt, vũng lầy, huơ vòi, lững thững.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi 
g) Chấm bài
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2a 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Treo bảng phụ ghi sẵn bài tập.
Gọi 2 HS lên bảng làm. Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở Bài tập Tiếng Việt, tập hai.
Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Cho điểm HS.
Bài 2b
Yêu cầu đọc đề bài và tự làm.
Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Cho điểm HS.
Gọi HS tìm thêm các tiếng khác.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà làm bài tập 
Chuẩn bị bài sau: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Hát
2 HS viết bài trên bảng lớp.
HS dưới lớp nhận xét bài của bạn trên bảng.
HS theo dõi bài viết, 1 HS đọc lại bài.
Lo lắng voi đập tan xe và phải bắn chết nó.
Nó quặp chặt vòi vào đầu xe, co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy.
Đoạn trích có 7 câu.
Nó đập tan xe mất. Phải bắn thôi!
Được đặt sau dấu hai chấm, dấu gạch ngang. Cuối câu có dấu chấm than.
Con, Nó, Phải, Nhưng, Lôi, Thật vì là chữ đầu câu. Tứ, Tun vì là tên riêng của người và địa danh.
HS đọc, viết bảng lớp, bảng con.
HS nêu tư thế ngồi viết, cầm bút, để vở.
HS viết bài.
HS sửa bài.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
Làm bài theo yêu cầu của GV.
Đáp án:
sâu bọ, xâu kim; củ sắn, xắn tay áo ; sinh sống, xinh đẹp; xát gạo, sát bên cạnh.
Cả lớp đọc đồng thanh.
1 HS đọc yêu cầu.
1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở Bài tập Tiếng Việt.
lụt, rút, sút, thút, nhút.
lúc, rúc, rục, súc, thúc, thục, nhục.
Cả lớp đọc đồng thanh.
BỔ SUNG
ĐẠO ĐỨC – TUẦN 23
LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI
I. Mục tiêu:
Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại.
VD : Biết chào hỏi và tự giới thiệu ; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn ; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.
-Biết xử lý một số tình huống đơn giản thường gặp khi nhận và gọi điện thoại.
- Biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh.
II. Chuẩn bị
GV: Kịch bản Điện thoại cho HS chuẩn bị trước. Phiếu thảo luận nhóm.
HS: SGK.
III . Phương pháp :
 Có trong các hoạt động
IV. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Thực hành
Yêu cầu HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình.
+ Với bạn bè người thân chúng ta không cần nói lời đề nghị, yêu cầu vì như thế là khách sáo.
+ Nói lời đề nghị, yêu cầu làm ta mất thời gian.
+ Khi nào cần nhờ người khác một việc quan trọng thì mới cần nói lời đề nghị yêu cầu.
+ Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự là tự trọng và tôn trọng người khác.
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Quan sát mẫu hành vi
Yêâu cầu HS đóng vai diễn lại kịch bản có mẫu hành vi đã chuẩn bị.
Kịch bản:
Tại nhà Hùng, hai bố con đang ngồi nói chuyện với nhau thì chuông điện thoại reo. Bố Hùng nhấc ống nghe:
Bố Hùng: Alô! Tôi nghe đây!
Minh: Alô! Cháu chào bác ạ, cháu là Minh, bạn của Hùng, bác làm ơn cho cháu gặp Hùng với ạ!
Bố Hùng: Cháu chờ một chút nhé.
Hùng: Chào Minh, tớ Hùng đây, có chuyện gì vậy?
Minh: Chào cậu, tớ muốn mượn cậu quyển sách Toán nâng cao. Nếu ngày mai cậu không cần dùng đến nó thì cho tớ mượn với.
Hùng:	Ngày mai tớ không dùng đến nó đâu, cậu qua lấy hay để mai tớ mang đến lớp cho?
Minh:	Cám ơn cậu nhiều. Ngày mai cậu mang cho tớ mượn nhé. Tớ cúp máy đây, chào cậu.
Hùng:	Chào cậu.
Yêu cầu HS nhận xét về đoạn hội thoại qua điện thoại vừa xem:
+ Khi gặp bố Hùng, bạn Minh đã nói ntn? Có lễ phép không?
+ Hai bạn Hùng và Minh nói chuyện với nhau ra sao?
+ Cách hai bạn đặt máy nghe khi kết thúc cuộc gọi thế nào, có nhẹ nhàng không?
- Kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại chúng ta cần có thái độ lịch sự, nói năng từ tốn, rõ ràng
v Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
Phát phiếu thảo luận và yêu cầu HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 em.
Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả
 Thảo luận, các nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2: Thực hành. 
Hát
HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình:
Sai
Sai
Sai
Đúng
HS đóng vai diễn lại kịch bản có mẫu hành vi đã chuẩn bị.
-Nhận xét theo sự hướng dẫn bằng câu hỏi của GV:
+ Khi gặp bố Hùng, Minh đã nói năng rất lễ phép, tự giới thiệu mình và xin phép được gặp Hùng.
+ Hai bạn nói chuyện với nhau rất thân mật và lịch sự.
+ Khi kết thúc cuộc gọi hai bạn chào nhau và đặt máy nghe rất nhẹ nhàng.
HS nhận phiếu thảo luận và làm việc theo nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả
BỔ SUNG
ĐẠO ĐỨC – TUẦN 24
LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI (TT)
I. Mục tiêu
Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại.
VD : Biết chào hỏi và tự giới thiệu ; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn ; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.
-Biết xử lý một số tình huống đơn giản thường gặp khi nhận và gọi điện thoại.
- Biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh.
II. Chuẩn bị
GV: Kịch bản Điện ... ình. Vậy các em có thể làm những công việc gì?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ích lợi của việc chăm sóc cây.
Hát
HS trả lời.
HS trả lời.
Bạn nhận xét 
HS thảo luận cặp đôi để thực hiện yêu cầu của GV.
Ví dụ:
Cây mít.
Được trồng ở ngoài vườn, trên cạn.
Các nhóm HS thảo luận, đưa ra kết quả.
+ Đây là cây thông, được trồng ở trong rừng, trên cạn. Rễ cây đâm sâu dưới mặt đất.
+ Đây là cây hoa súng, được trồng trên mặt hồ, dưới nước. Rễ cây sâu dưới nước.
+ Đây là cây phong lan, sống bám ở thân cây khác. Rễ cây vươn ra ngoài không khí.
+ Đây là cây dừa được trồng trên cạn. Rễ cây ăn sâu dưới đất.
Các nhóm HS trình bày.
1, 2 cá nhân HS trả lời:
+ Cây có thể được trồng ở trên cạn, dưới nước và trên không.
HS chơi mẫu.
Đội 1 : 1 bạn đứng lên nói tên một loại cây.
Đội 2 : 1 bạn nhanh, đứng lên nói tên loại cây đó sống ở đâu.
Cá nhân HS lên trình bày.
HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
-Trên cạn, dưới nước, trên không.
-Trong rừng, trong sân trường, trong công viên, 
-Đẹp ạ.
HS tự liên hệ bản thân:
+ Tưới cây.
+ Bắt sâu, vặt lá hỏng cho cây, 
BỔ SUNG
TOÁN
BẢNG CHIA 4
I. Mục tiêu
-Lập được bảng chia 4.
-Nhớ được bảng chia 4.
-Biết giải bài toán có một phép chia ( trong bảng chia 4 )
BT 1 ; BT 2 
II. Chuẩn bị
GV: Chuẩn bị các tấm bìa, mỗi tấm có 4 chấm tròn.
HS: Vở
III . Phương pháp :
 Có trong các hoạt động
IV. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập.
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Bảng chia 4
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giúp HS lập bảng chia 4.
Giới thiệu phép chia 4
a) Oân tập phép nhân 4.
Gắn lên bảng 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn (như SGK)
Mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn. Hỏi 3 tấm bìa có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
b) Giới thiệu phép chia 4.
Trên các tấm bìa có tất cả 12 chấm tròn, mỗi tấm có 3 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa?
Nhận xét: Từ phép nhân 4 là 4 x 3 = 12 ta có phép chia 4 là 12 : 4 = 3
2. Lập bảng chia 4
GV cho HS thành lập bảng chia 4 (như bài học 104)
Từ kết quả của phép nhân tìm được phép chia tương ứng.
Ví dụ:	Từ 4 x 1 = 4 có	4 : 4 = 1
	Từ 4 x 2 = 8 có 	8 : 4 = 2
Tổ chức cho HS đọc và học thuộc lòng bảng chia 4.
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS tính nhẩm (theo từng cột)
Bài 2: 
HS chọn phép tính và tính: 32 : 4 = 8
Trình bày:
GV nhận xét – tuyên dương.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Yêu cầu HS đọc bảng chia 4.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Một phần tư.
Hát
HS thực hiện. Bạn nhận xét.
Sửa bài 4:
Số kilôgam trong mỗi túi là:
 12 : 3 = 4 (kg)
 Đáp số : 4 kg gạo
HS quan sát
HS trả lời và viết phép nhân: 4 x 3 = 12. Có 12 chấm tròn.
HS trả lời rồi viết:12 : 4 = 3. Có 3 tấm bìa.
HS thành lập bảng chia 4
4 : 4 = 1 24 : 4 = 6
 8 : 4 = 2 28 : 4 = 7
 12 : 4 = 3 32 : 4 = 8
 16 : 4 = 4 36 : 4 = 9
 20 : 4 = 5 40 : 4 = 10
HS đọc và học thuộc lòng bảng chia 4.
HS tính nhẩm. Làm bài. Sửa bài.
HS chọn phép tính và tính
2 HS lên bảng làm bài.
HS sửa bài. 
Bài giải:
Số học sinh trong mỗi hàng là:
32 : 4 = 8 (học sinh)
	Đáp số: 8 học sinh
HS chọn phép tính và tính
2 HS lên bảng làm bài.
HS sửa bài.
BỔ SUNG
TOÁN
MỘT PHẦN TƯ
I. Mục tiêu
-Nhận biết ( bằng hình ảnh trực quan ) “ Một phần tư “, biết đọc, viết 1/4.
-Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành bốn phần bằng nhau.
BT 1 ; BT 3 .
II. Chuẩn bị
GV: Các mảnh bìa hoặc giấy hình vuông, hình tròn.
HS: Vở
III . Phương pháp :
 Có trong các hoạt động
IV. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Bảng chia 4
GV yêu cầu HS đọc bảng chia 4
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Một phần tư
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giúp HS hiểu được “Một phần tư”
Giới thiệu “Một phần tư” (1/4)
HS quan sát hình vuông và nhận thấy:
Hình vuông được chia thành 4 phần bằng nhau, trong đó có 1 phần được tô màu. Như thế đã tô màu một phần bốn hình vuông (một phần bốn còn gọi là một phần tư)
Hướng dẫn HS viết: 1/4; đọc : Một phần tư.
Kết luận : Chia hình vuông thành 4 phần bằng nhau, lấy đi 1 phần (tô màu) được 1/4 hình vuông.
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS quan sát các hình rồi trả lời:
Tô màu 1/4 hình A, hình B, hình C.
Bài 3: HS quan sát tranh vẽ rồi trả lời:
Hình ở phần a) có 1/4 số con thỏ được khoanh vào.
GV nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Trò chơi: Ai nhanh sẽ thắng.
Bảng phụ: Có 20 chấm tròn. Em hãy khoanh tròn ¼ số chấm tròn trên bảng.
GV nhận xét – tuyên dương.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát
3 HS đọc bảng chia 4
2 HS lên bảng sửa bài 5
Sửa bài 5:
Số hàng xếp được là:
32 : 4 = 8 (hàng)
	 Đáp số: 8 hàng
HS quan sát hình vuông
HS viết : 1/4 
HS đọc : Một phần tư.
Vài HS lập lại.
HS quan sát các hình
HS tô màu.
HS quan sát các hình rồi trả lời: hình A, hình B và hình D.
-HS quan sát tranh vẽ
-HS tô màu và nêu tranh vẽ ở phần a có 1/4 số con thỏ được khoanh vào.
2 đội thi đua cầm bút dạ thực hiện theo yêu cầu của GV.
BỔ SUNG
TOÁN
Tiết : 4 – Tuần 24
 LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu
-Thuộc bảng chia 4.
-Biết giải bài toán có một phép tính chia ( trong bảng chia 4 )
-Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành bốn phần bằng nhau.
-BT 1 ; BT 2 ; BT 3 ; BT 5.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh, bảng phụ.
HS: Vở.
III . Phương pháp :
 Có trong các hoạt động
IV. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Một phần tư.
- Sửa bài 3: HS quan sát tranh vẽ rồi trả lời:
Hình ở phần a có một phần mấy số con thỏ được khoanh vào?
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Luyện tập.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giúp HS: Học thuộc bảng chia 4
Bài 1: 
- HS tính nhẩm. 
Chẳng hạn:
Bài 2: Tính nhẩm :
Bài toán yêu cầu điều gì?
Khi biết kết quả của phép nhân, ta làm sao tìm kết quả của phép chia ? 
	Chẳng hạn: 
	4 x 3 = 12
	12 : 4 = 3
	12 : 3 = 4
v Hoạt động 2: Giúp HS vận dụng bảng chia đã học vào việc giải toán.
Bài 3:
HS chọn phép tính và tính 40 : 4 = 10
Trình bày:
- GV nhận xét 
Bài 5: HS quan sát tranh vẽ rồi trả lời:	
Hình ở phần a có một phầ mấy số con bướm được khoanh vào.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Bảng chia 5.
Hát
HS quan sát tranh vẽ rồi trả lời:
Hình ở phần a có 1/4 số con thỏ được khoanh vào. 
HS tính nhẩm.
8:4=2	 12:4=3 20:4=5 28:4=7
 36:4=9 24:4=8 40:4=10 32:4=8
HS thực hiện tính, sửa bài.
-Ta lấy tích chia thừa số này ta được thừa số kia. 
-HS sửa bài.
4 x 2 = 8 4 x 1 = 4 4 x 4 =16
8 : 4 = 2 4 : 4 = 1 16 : 4 =4
8 : 2 = 4 4 : 1 = 4
-HS chọn phép tính và tính
-2 HS lên bảng thực hiện, HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
-HS sửa bài.
Bài giải
Số học sinh trong mỗi tổ là:
40 : 4 = 10 (học sinh)
	 Đáp số : 10 học sinh.
-HS sửa bài.
-HS quan sát tranh vẽ rồi trả lời theo câu hỏi:	
-Hình ở phần a có 1/4 số con hươu được khoanh vào.
BỔ SUNG
TOÁN
BẢNG CHIA 5
I. Mục tiêu
-Lập được bảng chia 5.
-Nhớ được bảng chia 5.
-Biết giải bài toán có một phép chia ( trong bảng chia 5 )
BT 1 ; BT 2 
II. Chuẩn bị
GV: Chuẩn bị các tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn.
HS: Vở.
III . Phương pháp :
 Có trong các hoạt động
IV. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập.
Sửa bài 4:
 Số thuyền cần có là:
12 : 4 = 3 (thuyền)
	Đáp số: 3 thuyền.
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Bảng chia 5
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giúp HS: Lập bảng chia 5.
1. Giới thiệu phép chia 5
a) Ôn tập phép nhân 5.
Gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn (như SGK).
Mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. Hỏi 4 tấm bìa có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
b) Giới thiệu phép chia 5
Trên tất cả tấm bìa có 20 chấm tròn, mỗi tấm có 4 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa ?
Nhận xét:
Từ phép nhân 5 là 5 x 4 = 20 ta có phép chia 5 là 20 : 5 = 4.
Lập bảng chia 5
GV cho HS thành lập bảng chia 5 (như bài học 104).
Từ kết quả của phép nhân tìm được phép chia tương ứng.
Ví dụ:
	Từ	5 x 1 = 5	có	5 : 5 = 1
	Từ	5 x 2 = 10	có	10 : 2 = 5
Tổ chức cho HS đọc và học thuộc bảng 5.
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: 
HS vận dụng bảng chia 5 để tính nhẩm.
Thực hiện phép chia, viết thương tương ứng vào ô trống ở dưới.
GV nhận xét 
Bài 2:
HS chọn phép tính rồi tính: 15 : 5 = 3
Trình bày:
GV nhận xét 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Một phần năm.
Hát
HS lên bảng sửa bài. Bạn nhận xét.
-HS trả lời và viết phép nhân: 5 x 4 = 20. Có 20 chấm tròn.
-HS trả lời rồi viết 20 : 5 = 4. Có 4 tấm bìa.
HS thành lập bảng chia 5.
 5 : 5 = 1ø 10 : 5 = 2
15 : 5 = 3	 20 : 5 = 4
25 : 5 = 5	 30 : 2 = 6
35 : 5 = 7	 40 : 5 = 8
45 : 5 = 9	 50 : 5 = 10
HS đọc và học thuộc bảng 5.
HS tính nhẩm.
HS làm bài. 
HS sửa bài.
-HS chọn phép tính rồi tính
-2 HS lên bảng thực hiện, HS dưới lớp làm vào vở bài tập. HS sửa bài.
Bài giải
Số bông hoa trong mỗi bình là:
15 : 5 = 3 (bông)
	 Đáp số : 3 bông hoa.
Lớp nhận xét 
BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 24 LOP2.doc