Bài soạn Lớp 2 tuần 22

Bài soạn Lớp 2 tuần 22

ĐẠO ĐỨC

Tiết 2 .

I. Mục tiêu

-Biết một số câu yêu cầu, đề nghị lịch sự.

- Bước đầu biết đựoc ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự

-Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hàng ngày.

-Mạnh dạng khi nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống thường gặp hàng ngày.

II. Chuẩn bị

- GV: Kịch bản mẫu hành vi cho HS chuẩn bị.

- Phiếu thảo luận nhóm.

III . Phương pháp :

 Có trong các hoạt động

IV. Các hoạt động

 

doc 34 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1999Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 2 tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 200
BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ (TT )
ĐẠO ĐỨC
Tiết 2 .
I. Mục tiêu
-Biết một số câu yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Bước đầu biết đựoc ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự
-Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hàng ngày.
-Mạnh dạng khi nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống thường gặp hàng ngày.
II. Chuẩn bị
GV: Kịch bản mẫu hành vi cho HS chuẩn bị.
 Phiếu thảo luận nhóm.
III . Phương pháp :
 Có trong các hoạt động
IV. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Biết nói lời yêu cầu, đề nghị.
Cho ý kiến về 2 mẫu hành vi sau đây:
Trong giờ vẽ, bút màu của Nam bị gãy. Nam thò tay sang chỗ Hoa lấy gọt bút chì mà không nói gì với Hoa. Việc làm của Nam là đúng hay sai? Vì sao? 
Sáng nay đến lớp, Tuấn thấy ba bạn Lan, Huệ, Hằng say sưa đọc chung quyển truyện tranh mới. Tuấn liền thò tay giật lấy quyển truyện từ tay Hằng và nói: “Đưa đây đọc trước đã”. Tuấn làm như thế là đúng hay sai? Vì sao?
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Biết nói lời yêu cầu, đề nghị( tt ).
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Bày tỏ thái độ
Phát phiếu học tập cho HS.
Yêu cầu 1 HS đọc ý kiến 1.
Yêu cầu HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình.
Kết luận ý kiến 1: Sai.
Tiến hành tương tự với các ý kiến còn lại.
+ Với bạn bè người thân chúng ta không cần nói lời đề nghị, yêu cầu vì như thế là khách sáo.
+ Nói lời đề nghị, yêu cầu làm ta mất thời gian.
+ Khi nào cần nhờ người khác một việc quan trọng thì mới cần nói lời đề nghị yêu cầu.
+ Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự là tự trọng và tôn trọng người khác.
GVKL : Lời nói chẳng mất tiền mua.
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
v Hoạt động 2: Liên hệ thực tế
-Yêu cầu HS tự kể về một vài trường hợp em đã biết hoặc không biết nói lời đề nghị yêu cầu.
-Khen ngợi những HS đã biết thực hiện bài học.
v Hoạt động 3 : Đóng vai
-GV đưa ra tình huống.
-Cho HS thảo luận, đóng vai theo từng tình huống một
-
GVKL : Khi cần đến sự giúp đỡ của người khác, em cần có lời nói và cử chỉ phù hợp.
v Hoạt động 3: Trò chơi tập thể: “Làm người văn minh - lịch sự”
Nội dung: Khi nghe quản trò nói đề nghị một hành động, việc làm gì đó có chứa từ thể hiện sự lịch sự như “xin mời, làm ơn, giúp cho, ” thì người chơi làm theo. Khi câu nói không có những từ lịch sự thì không làm theo, ai làm theo là sai. Quản trò nói nhanh, chậm, sử dụng linh hoạt các từ, ngữ.
-Hướng dẫn HS chơi, cho HS chơi thử và chơi thật.
-Cho HS nhận xét trò chơi và tổng hợp kết quả chơi.
GV Kết luận chung cho bài học: Cần phải biết nói lời yêu cầu, đề nghị giúp đỡ một cách lịch sự, phù hợp để tôn trọng mình và người khác.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
Hát
- HS trả lời theo câu hỏi của GV. Bạn nhận xét.
- HS trả lời theo câu hỏi của GV. Bạn nhận xét.
-Làm việc cá nhân trên phiếu học tập.
+ Chỉ cần nói lời yêu cầu, đề nghị với người lớn tuổi.
-Biểu lộ thái độ bằng cách giơ bìa vẽ khuôn mặt cười hoặc khuôn mặt mếu.
+ Sai.
+ Sai.
+ Sai.
+ Đúng.
- Một số HS tự liên hệ. Các HS còn lại nghe và nhận xét về trường hợp mà bạn đưa ra.
-HS thực hành nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự khi nhờ người khác giúp đỡ.
-Thảo luận đóng vai theo từng cặp.
+Tình huống 1 : Em muốn được bố hoặc mẹ cho đi chơi vào ngày chủ nhật.
+Tình huống 2 : Em muốn hỏi thăm chú công an đường đi đến nhà một người quen.
+Tình huống 3 : Em muốn nhờ em bé lấy hộ chiếc bút.
-Cả lớp thảo luận, nhận xét về lời nói, cử chỉ, hành động khi đề nghị được giúp đỡ của các nhóm.
-Lắng nghe GV hướng dẫn và chơi theo hướng dẫn.
-Cử bạn làm quản trò thích hợp.
-Trọng tài sẽ tìm những người thực hiện sai, yêu cầu đọc bài học.
MỘT PHẦN HAI
TOÁN
Tiết: 
I. Mục tiêu
-Nhận biết ( bằng hình ảnh trực quan ) “ Một phần hai “, biết đọc, viết 1/2.
-Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành hai phần bằng nhau.
BT 1 ; BT 3 .
II. Chuẩn bị
GV: Các mảnh giấy hoặc bìa hình vuông, hình tròn, hình tam giác đều.
HS: Vở.
III . Phương pháp :
 Có trong các hoạt động
IV. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Bảng chia 2.
 Sửa bài 2:
	Giải
 Số kẹo mỗi bạn được chia là:
 12 : 2 = 6 ( cái kẹo )
 Đáp số: 6 cái kẹo.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Một phần hai.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giúp HS nhận biết “Một phần hai”
Giới thiệu “Một phần hai” (1/2)
HS quan sát hình vuông và nhận thấy:
Hình vuông được chia thành hai phần bằng nhau, trong đó có 1 phần được tô màu. Như thế là đã tô màu một phần hai hình vuông.
Hướng dẫn HS viết: 1/2; đọc: Một phần hai.
Kết luận: Chia hình vuông thành 2 phần bằng nhau, lấy đi một phần (tô màu) được 1/2 hình vuông.
Chú ý: 1/2 còn gọi là một nửa.
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS trả lời đúng đã tô màu 1/2 hình nào
Bài 3: Trò chơi: Đoán hình nhanh.
Hướng dẫn HS cách chơi.
Hình ở phần b) +Có bao nhiêu con cá ?
+Đã khoanh vào mấy con cá ?
+Vậy đã khoanh vào mấy phần số con cá ?
GV nhận xét – Tuyên dương.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát
2 HS lên bảng làm bài.Bạn nhận xét.
HS quan sát hình vuông
HS viết : 
HS lập lại.
Đã tô màu 1/2 hình vuông (hình A)
Đã tô màu 1/2 hình vuông (hình C)
Đã tô màu 1/2 hình vuông (hình D)
HS trả lời.Bạn nhận xét.
-Có 6 con cá
-Đã khoanh vào 3 con cá.
-Vậy đã khoanh vào 1/2 số con cá 
HS lập lại.
HS 2 dãy thi đua đoán hình nhanh.
BỔ SUNG
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
CUỘC SỐNG XUNG QUANH (TT)
I. Mục tiêu
HS biết kể tên một số nghề nghiệp và nói được những hoạt động sinh sống của người dân ở địa phương mình.
HS có ý thức gắn bó và yêu mến quê hương
Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh, ảnh trong SGK trang 45 – 47. Một số tranh ảnh về các nghề nghiệp (HS sưu tầm). Một số tấm gắn ghi các nghề nghiệp.
HS: Vở.
III . Phương pháp :
 Có trong các hoạt động
IV. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
Cuộc sống xung quanh – phần 1
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
GV: Ở tiết 1, các em đã được biết một số ngành nghề ở miền núi và các vùng nông thôn. Còn ở thành phố có những ngành nghề nào, tiết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài Cuộc sống xung quanh – phần 2, để biết được điều đó.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Kể tên một số ngành nghề ở thành phố 
Yêu cầu: Hãy thảo luận cặp đôi để kể tên một số ngành nghề ở thành phố mà em biết.
Từ kết quả thảo luận trên, em rút ra được kết luận gì?
GV kết luận: Cũng như ở các vùng nông thôn khác nhau ở mọi miền Tổ quốc, những người dân thành phố cũng làm nhiều ngành nghề khác nhau.
v Hoạt động 2: Kể và nói tên một số nghề của người dân thành phố qua hình vẽ 
Yêu cầu: Các nhóm HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
Mô tả lại những gì nhìn thấy trong các hình vẽ.
Nói tên ngành nghề của người dân trong hình vẽ đó.
GV nhận xét, bổ sung về ý kiến của các nhóm.
v Hoạt động 3: Liên hệ thực tế 
Người dân nơi bạn sống thường làm nghề gì? Bạn có thể mô tả lại ngành nghề đó cho các bạn trong lớp biết được không?
Hoạt động 4: Trò chơi: Bạn làm nghề gì?
GV phổ biến cách chơi: 
Tùy thuộc vào thời gian còn lại, GV cho chơi nhiều hay ít lượt.
Lượt 1: gồm 1 HS.
GV gắn tên một ngành nghề bất kì sau lưng HS đó. HS dưới lớp nói 3 câu mô tả đặc điểm, công việc phải làm nghề đó. Sau 3 câu gợi ý, HS trên bảng phải nói được đó là ngành nghề nào. Nếu đúng, được chỉ bạn khác lên chơi thay. Nếu sai, GV sẽ thay đổi bảng gắn, HS đó phải chơi tiếp.
GV gọi HS lên chơi mẫu.
GV tổ chức cho HS chơi.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
GV nhận xét tiết học.
Dặn dò HS chuẩn bị bài ngày hôm sau.
Hát
HS trả lời theo câu hỏi của GV.
-HS thảo luận cặp đôi và trình bày kết quả.
Chẳng hạn:
+ Nghề công an.
+ Nghề công nhân
-Ở thành phố cũng có rất nhiều ngành nghề khác nhau.
-HS nghe, ghi nhớ.
-Các nhóm HS thảo luận và trình bày kết quả.
Chẳng hạn:
+ Nhóm 1 – nói về hình 2.
1-Hình 2 vẽ một bến cảng. Ơû bến cảng đó có rất nhiều tàu thuyền, cần cẩu, xe ô tô,  qua lại.
2-Người dân làm ở bến cảng đó có thể làm người lái ô tô, người bốc vác, người lái tàu, hải quan, 
+ Nhóm 2 – nói về hình 3.
3-Hình 3 vẽ một khu chợ. Ơû đó có rất nhiều người: người đang bán hàng, người đang mua hàng tấp nập.
4-Người dân làm ở khu vực chợ đó có thể làm nghề buôn bán (người bán hàng).
+ Nhóm 3 – hình 4:
5-Hình 4 vẽ một nhà máy. Trong nhà máy đó, mọi người đang làm việc hăng say.
6-Những người làm trong nhà máy đó có thể là các công nhân, người quản đốc nhà máy.
+ Nhóm 4 – hình 5: 
7-Hình 5 vẽ một khu nhà, trong đó có nhà trẻ, bách hóa, giải khát.
8-Những người làm trong khu nhà đó có thể là cô nuôi dạy trẻ, bảo vệ, người bán hàng, 
-Cá nhân HS phát b ... hận xét.
-HS thực hiện chia nhẩm rồi viết vào vở
HS đọc bài. Tóm tắt
Làm bài và sửa bài.
Sửa
Số kẹo mỗi bạn được
12 : 2 = 6 ( cái kẹo )
 Đáp số : 6 cái kẹo 
BỔ SUNG
MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
CHÍNH TẢ 
I-MỤC TIÊU :
1-Nghe – viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong truệyn Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
2-Luyện viết các chữ có âm đầu và dấu thanh dễ lẫn : r/d/gi ; dấu hỏi/dấu ngã.
II-CHUẨN BỊ :
-Bút dạ và 3 ; 4 tờ giấy khổ to viết nội dung bài tập 3 Nguyễn Văn Ơn
 và 3 b ; Vở BT.
III . PHƯƠNG PHÁP :
 Có trong các hoạt động
IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Sân chim
 -Cho HS viết vài từ khó .
- Nhận xét việc học bài ở nhà của HS, sau đó cho điểm 2 HS viết trên bảng. 
-Nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết
GV treo bảng phụ, đọc đoạn văn cần viết một lượt sau đó yêu cầu HS đọc lại.
Đoạn văn nói về nội dung gì?
-Sự việc gì xảy ra với gà rừng và chồn trong lúc dạo chơi?
-Tìm câu nói của người thợ săn ? Câu nói đó được đặt trong dấu gì ?
-HS viết vào bảng con những từ dễ sai :
b) Hướng dẫn trình bày
Đoạn văn có mấy câu?
Trong bài có các dấu câu nào?
Chữ đầu đoạn văn viết thế nào?
Các chữ đầu câu viết thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó
Yêu cầu HS tìm trong đoạn chép các chữ khó viết ( phân biệt dấu thanh dễ lẫn : r/d/gi dấu hỏi/dấu ngã )
Yêu cầu HS viết các từ này vào bảng con, gọi 2 HS lên bảng viết.
Nhận xét và sửa lại các từ HS viết sai.
d) Viết chính tả
GV đọc bài cho HS viết. Mỗi cụm từ đọc 3 lần.
e) Soát lỗi
GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó cho HS soát lỗi.
g) Chấm bài
Thu và chấm một số bài, sau đó nhận xét bài viết của HS.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2
Yêu cầu HS đọc đề bài bài tập 2 a
 HS lên bảng làm bài và yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở Bài tập 
a/-Tìm các tiếng bắt đầu bằng r ; d ; gi có nghĩa :
+Kêu lên vì vui mừng : 
+Cố dùng sức để lấy về.
+Rắc hạt xuống đất để mọc thành cây.
Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
Nhận xét và cho điểm HS.
Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b của bài 2
b/-Có thanh hỏi ; thanh ngã có nghĩa như sau :
+Ngược lại với thật.
+Ngược lại với to.
+Đường nhỏ và hẹp trong làng xóm, phố phường
Bài 3
 Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to và một chiếc bút dạ .
GV cùng cả lớp kiểm tra. 
Nhóm nào tìm được nhiều tiếng đúng nhất là nhóm thắng cuộc.
Tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Dặn dò HS: Các em viết bài có 3 lỗi chính tả trở lên về nhà viết lại bài cho đúng chính tả và sạch đẹp.
Chuẩn bị: Quả tim Khỉ
Hát
2 HS viết trên bảng lớp. Cả lớp viết vào nháp.
Một số HS nhận xét bài bạn trên bảng lớp.
Cả lớp đọc đồng thanh các từ vừa viết.
2 HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo dõi bài trên bảng.
-Chúng gặp người đi săn, cuống quýt tấp vào một cái hang. Người thợ săn phấn khởi phát hiện được chúng, lấy gậy thọc vào hang bắt chúng.
-“ Có mà trốn đằng trời “ Câu nói được đặt trong dấu ngoặc kép , sau dấu hai chấm.
-HS viết vào bảng con : buổi sáng, cuống quýt, reo lên
Đoạn văn có 5 câu.
Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm than
Viết hoa và lùi vào một ô vuông.
Viết hoa chữ cái đầu mỗi câu văn.
HS viết bảng con các từ này.
Viết các từ khó đã tìm được ở trên.
Đọc lại các từ khó vừa viếêt1
Nghe và viết lại bài.
Soát lỗi theo lời đọc của GV.
-HS nhận xét bài bạn trên bảng lại nếu bài bạn sai.
Đọc đề bài và mẫu.
Hoạt động theo nhóm.
Đáp án
2a/--Reo 
 -Giật 
 -Gieo hạt
HS đọc yêu cầu bài 2 b. Làm bài.
Đáp án
 -Giả
 -Nhỏ
 -Hẻm ( ngõ )
-Các em trong nhóm truyền tay nhau tờ bìa và chiếc bút để ghi lại các tiếng theo yêu cầu của bài. Sau 3 phút, các nhóm dán tờ bìa có kết quả của mình lên bảng để kiểm tra.
a/-Tiếng chim cùng bé tưới hoa.
Mát trong từng giọt nước hoà tiếng chim.
Vòm cây xanh, đố bé tìm
Tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung.
b/-Vẳng từ xa
Chim cành thỏ thẻ
..
Em đứng ngẩn ngơ
BỔ SUNG
KIỂM TRA
TOÁN
Tiết 
I-Mục tiêu :
Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau :
Bảng nhân : 2, 3, 4, 5
-Nhận dạng và gọi đúng tên đường gấp khúc ; tính độ dài đường gấp khúc.
-Giải toán có lời văn bằng một phép nhân.
II-Đề kiểm tra : ( Đề dự kiến )
Câu 1 : Viết số sau theo thứ tự từ lớn đến bé ? ( 1 đ )
 91 ; 87 ; 69 ; 54 ; 70
Câu 2 : Cho đường gấp khúc ( như hình vẽ ). Tính độ dài đường gấp khúc đó bằng một phép nhân ? ( 2 đ )
 3 cm 3 cm 3 cm 3 cm 
Câu 3 : Khoanh vào chữ cái đúng kết quả của phép tính : ( 2 đ )
 a)- 3 x 5 + 5 = ?
 A - 30 B - 20 C - 13 
 b)- 3 x 10 – 14 = ?
 A - 24 B - 12 C - 16 
Câu 4 : Tính ( 3 đ )
 3 x 6 – 9 =  4 x 2 + 15 = . 5 x 5 – 16 =..
Câu 5 : ( 2 đ )
 Mỗi tổ có 6 bạn, lớp em có 4 tổ. Hỏi lớp em có bao nhiêu bạn ?
TOÁN
LUYỆN TẬP
Tiết 5- Tuần 22
I. Mục tiêu :
-Thuộc bảng chia 2.
-Biết giải bài toán có một phép chia ( trong bảng chia 2 )
-Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành hai phần bằng nhau.
BT 1 ; BT 2 ; BT 3 ; BT 5
II-Chuẩn bị :
 -GV tranh vẽ BT 5
III . Phương pháp :
 Có trong các hoạt động
IV-Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1- Ổn định :
2-Bài cũ : Một phần hai
- Cho học sinh làm BT 2
3-Bài mới : Luyện tập
v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 1 : 
-Dựa vào bảng chia 2. HS tính nhẩm để tìm kết quả của mỗi phép chia.
-Nhận xét,
Bài tập 2 : 
-Cho HS thực hiện mỗi lần hai em.
-Một HS làm tính nhân
-Một HS làm tính chia.
+Gợi ý :
-Khi đã biết kết quả phepù nhân, ta làm sao tính kết quả phép chia ?
-Cho HS thực hiện phép tính trên bảng.
-Nhận xét, cho điểm.
Bài tập 3 : 
Hướng dẫn học sinh tóm tắt
-Tóm tắt :
 18 lá cờ chia đều 2 tổ.
 1 tổ được ? lá cờ
Bài tập 5 : Cho HS chơi trò chơi.
-Cho HS quan sát tranh SGK.
-Nêu kết quả và giải thích 
-Nhận xét, tuyên dương những HS đã trả lời và trình bày đúng.
3-Củng cố, dặn dò :
-Xem lại bài.
-Chuẩn bị bài : Số bị chia, số chia, thương
-Nhận xét tiết học.
-Hát.
-Học sinh quan sát BT2 trên bảng. Trả lời theo yêu cầu.
+ Hình A ; C có số ô vuông được tô màu 
Bài tập 1 
-HS đọc yêu cầu.
-HS thay phiên nhau đọc kết quả.
Bài tập 2 
-HS đọc yêu cầu.
-Đại diện tổ lên bảng / một tổ 2 HS
- Khi biết kết quả phepù nhân, ta lấy tích chia thừa số này bằng thừa số kia
2 x 6 = 12 2 x 8 = 16
12 : 2 = 6 16 : 2 = 8
2 x 2 = 4 2 x 1 = 2
4 : 2 = 2 2 : 1 = 2
Bài tập 3 : 
-HS đọc yêu cầu. Tóm tắt, giải
Giải
Số lá cờ mỗi tổ là :
18 : 2 = 9 ( lá cờ )
Đáp số : 9 lá cờ
HS chia nhóm, quan sát tranh SGK.
-Giải thích : 1/2 là phân nữa.
+Hình a có 8 con chim ; 4 con bay, vậy đã bay 1/2 số con chim.
+Hình b có 10 con chim ; 4 con bay, số chim bay chưa được phân nữa, vậy không phải 1/2.
+Hình c có 6 con chim ; 3 con bay, vậy đã bay 1/2 số con chim.
-Nhận xét bạn.
BỔ SUNG
Thứ ngày tháng năm 
TỪ NGỮ VỀ LOÀI CHIM 
 DẤU CHẤM DẤU PHẨY
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Mục tiêu
1-Mở rộng vốn từ về chinm chóc : biết thêm tên một số loài chim, một số thành ngữ về loài chim.
2-Luyện tập sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
II. Chuẩn bị
-Tranh minh hoạ 7 loài chim ở BT1 ; bảng phụ viết nội dung BT2
-Giấy khổ to viết nội dung BT3
III . Phương pháp :
 Có trong các hoạt động
IV. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (1’)
-2. Bài cũ (3’) KT HS hỏi đáp với cụm từ ở đâu ?
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Từ ngữ về loài chim – Dấu chấm, dấu phẩy.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1 : ( làm miệng )
-Treo tranh SGK phóng to lên bảng.
-Cho HS hội ý nhóm đôi
-Cho HS lên bảng gắn đúng tên chim trong tranh.
 - GV nhận xét.
Bài 2
-GV giới thiệu tranh ảnh các loài chim quạ, cú, cắt, vẹt, cú, khướu.
-Cho HS lên bảng điền tên loài chim vào BT.
Đen như quạ 
Hôi như cú .
Nhanh như cắt 
Nói nhgư vẹt
Hót như khướu
Bài tập 3 : 
GV treo BT 3 lên bảng.
Cho HS đọc yêu cầu bài
Cho HS lên bảng điền dấu câu.
-Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS ghi nhớ thực hành và chuẩn bị bài sau : Mở rộng vốn từ về muôn thú.
Hát
-2 HS trả bài cũ : 1 HS hỏi ; 1 HS đáp với cụm từ ở đâu.
-Lớp nhận xét
-HS quan sát tranh SGK.
-Trao đổi nhau, đại diện nhóm nói tên từng con chim 
1-chào mào ; 2- sẻ ; 3- cò ; 4- đại bàng ; 5-vẹt ; 6- sáo sậu ; 7- cú mèo.
– Lớp nhận xét.
-Quan sát tranh.
-Thảo luận về đặc điểm các loài chim :
+Cú mắt rất tinh, cơ thể hôi hám
+Cắt bay rất nhanh.
+Vẹt giỏi bắt chước tiếng người.
+Khướu hay hót,
-Chọn và điền đúng tên loài chim vào BT theo yêu cầu.
-HS đọc lại bài làm trên bảng.
-HS đọc yêu cầu bài
-HS lên bảng điền dấu câu vào chổ trống.
Ngày xưa có đôi bạn Diệc và Cò. Chúng thường cùng ở, cùng ăn, cùng làm việc và đi chơi cùng nhau. Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng.
BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docT 22 A LOP2.DOC.doc