Bài soạn lớp 2 - Tuần 17 năm 2011

Bài soạn lớp 2 - Tuần 17 năm 2011

I.Mục tiêu:

Ở tiết học này, HS:

-Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc với giọng kể chậm rãi.

-Hiểu ND: Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người (trả lời được CH 1,2,3).

+ HS khá, giỏi trả lời được CH4.

II. Đồ dùng dạy - học

- GV: Tranh minh hoạ SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 26 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1079Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 2 - Tuần 17 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2011
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 49 + 50 	Bài: TÌM NGỌC
I.Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
-Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc với giọng kể chậm rãi.
-Hiểu ND: Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người (trả lời được CH 1,2,3).
+ HS khá, giỏi trả lời được CH4.
II. Đồ dùng dạy - học 
- GV: Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, HS hát đầu giờ.
2.Kiểm tra: 
- Cho 3 HS đọc bài “ Thời gian biểu” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-GV nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới :
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Tuần trước các em đã được học những bài tập đọc, chính tả nói về các vật nuôi trong nhà (con chó nhà hàng xóm, đàn gà mới nở, ca dao về con trâu). Các tiết Luyện từ và câu, Tập làm văn cũng mở rộng cho các em hiểu biết về các vật nuôi. Tuần này, tiếp tục chủ điểm Bạn trong nhà, các em sẽ làm quen với hai con vật thông minh tình nghĩa là chó và mèo trong truyện Tìm ngọc.
HĐ 2. HDHS luyện đọc 
- Giáo viên đọc mẫu lần 1.
-HDHS đọc từ khó:
+HDHS đọc từ khó, phát hiện từ khó.
+GV ghi bảng: Long Vương, thợ kim hoàn, đánh tráo,
+Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu.
- HDHS chia đoạn.
- HDHS đọc từng đoạn, kết hợp giải nghĩa từ:
+ HDHS đọc câu khó.
+ Yêu cầu đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.
+HDHS giải nghĩa từ, GV ghi bảng: Long Vương, thợ kim hoàn, đánh tráo,
+ Yêu cầu đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
-Đọc đoạn trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc cá nhân, nhóm. thi đọc.
-Nhận xét, đánh giá.
-Cả lớp đồng thanh toàn bài.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Hát tập thể.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
-HS theo dõi, đọc thầm theo.
-HS đọc từ khó cá nhân + đồng thanh.
-Đọc nối tiếp theo câu.
-HS đọc câu khó cá nhân + đồng thanh.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.
- HS đọc giải nghĩa từ.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
-HS trong nhóm đọc với nhau.
-Đại diện nhóm thi đọc cá nhân, nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
Tiết 2.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 3. HDHS tìm hiểu bài
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài. Kết hợp thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
+Nội dung bài nói lên điều gì ?
-Nhận xét, chốt ý.
HĐ 4. HDHS luyện đọc lại.
- GV đọc lại bài.
-HDHS đọc từng đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong bài.
-Nhận xét tuyên dương.
4.Củng cố, dặn dò: 
-Nội dung bài cho biết điều gì ? 
- Đọc bài ở nhà. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
-HS đọc thầm đoạn, bài. Kết hợp trả lời câu hỏi.
-HS trả lời.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, đọc thầm theo.
- Lắng nghe và thực hiện.
-Thi đọc toàn bài.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Tình nghĩa của các con vật thông minh đối với người chủ của mình.
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: TOÁN
Tiết 81 	Bài: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ
I. Mục tiêu
Ở tiết học này, HS:
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
- Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 (a, c), bài 4.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Viết sẵn bài tập 3 vào bảng nhóm.
III. Các Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra.
- Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh.
- Nhận xét, nhắc nhở.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài.
Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. HD luyện tập thực hành
Bài 1:
- Bài toán yêu cầu làm gì?
- Viết lên bảng: 9 + 7 = ? và yêu cầu HS nhẩm, thông báo kết quả.
- Viết tiếp lên bảng 7 + 9 = ? và hỏi HS có cần nhẩm để tìm kết quả không? Vì sao?
- Viết tiếp lên bảng: 16 - 9 = ? và yêu cầu HS nhẩm kết quả.
- Khi biết 9 + 7 = 16 có cần nhẩm để tìm kết quả của 16 - 9 = không? Vì sao?
- Hãy đọc ngay kết quả của 16 - 7.
- Yêu cầu HS làm tiếp bài dựa theo hướng dẫn trên.
- Gọi HS đọc chữa bài.
- GV nhận xét và đánh giá.
Bài 2:
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Khi đặt tính phải chú ý điều gì?
- Bắt đầu tính từ đâu?
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
-Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Yêu cầu HS nêu cụ thể cách đặt tính của các phép tính: 38 + 42; 36 + 64; 81 – 27; 100- 42
- Nhận xét và đánh giá.
Bài 3 a, c:
- Gợi ý HS thực hiện.
- HS nêu miệng kết quả.
- Yêu cầu em khác nhận xét, bổ sung.
Bài 4:
- Gọi 1 HS nêu đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng gì?
- Yêu cầu HS ghi tóm tắt và làm bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5. Dành cho HS khá giỏi.
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Viết lên bảng. 72 + c = 72
- Điền số nào vào ô trống? tại sao?
- Làm thế nào để tìm ra 0 (là gì trong phép cộng)?
- 72 cộng 0 bằng bao nhiêu?
- 85 cộng 0 bằng bao nhiêu?
- Vậy khi cộng một số với 0 thì kết quả như thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm câu b.
- Tương tự để rút ra kết luận: Một số trừ đi 0 cũng bằng chính nó.
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học. Biểu dương các em học tốt, nhớ bài. Nhắc nhở các em chưa tập trung học tập cần cố gắng hơn.
- Dặn dò HS về nhà ôn lại các bảng cộng, bảng trừ có nhớ. 
- Hợp tác cùng giáo viên.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Tính nhẩm.
- 9 cộng 7 bằng 16.
- Không cần. Vì đã biết 9 + 7 = 16 có thể ghi ngay 7 + 9 = 16. Vì khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi.
- Nhẩm 16 - 9 = 7.
- Không cần vì khi lấy tổng trừ đi số hạng này thì sẽ được số hạng kia.
- 16 trừ 7 bằng 9.
- Nhẩm và ghi kết quả vào nháp.
- 1 HS đọc, chữa bài. Các HS khác theo dõi và chữa bài.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Bài toán yêu cầu ta đặt tính.
- Đặt tính sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.
- Bắt đầu tính từ hàng đơn vị.
- Làm bài tập vào bảng con.
- Nhận xét bài bạn cả về cách đặt tính và thực hiện tính.
- 4 HS lần lượt trả lời.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Nêu miệng kết quả.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Đọc đề bài.
- Lớp 2A trông được 48 cây, lớp 2B trồng nhiều hơn lớp 2A là 12 cây.
- Số cây lớp 2B trồng được.
- Bài toán về nhiều hơn
- Làm bài vào vở. 1 HS làm trên bảng lớp.
Tóm tắt
2A trồng:  48 cây.
2B trồng nhiều hơn 2A:  12 cây.
2B trồng:  cây ?
Bài giải
Số cây lớp 2B trồng là:
48 + 12 = 60 (cây)
 Đáp số: 60 cây.
- Điền sô thích hợp vào ô trống.
- Điền số 0 vì 72 + 0 = 72.
- Lấy tổng là 72 trừ đi số hạng đã biết là72. 72 - 72 = 0.
- Tự làm và giải thích cách làm.
85 - c = 85
Điền 0 vì số cần điền vào là số trừ trong phép trừ. Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ đi hiệu: 85 - 85 = 0
- 72 cộng 0 bằng 72.
- 85 cộng 0 bằng 85
- Khi cộng một số với 0 thì kết quả bằng chính số đó. 
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 17 	Bài: GIỮ TRẬT TỰ, VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG 
(tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
Sau bài học HS:
-Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. 
-Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự nơi công cộng
-Thực hiện giữ trật tự vệ sinh ở trường lớp, đường làng, ngõ xóm.
*HSKG: Hiểu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác.
- KNS: Kĩ năng hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Nội dung các ý kiến cho hoạt động 2 - Tiết 2.
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Em phải làm gì để giữ trật tự nơi công cộng?
- Em phải làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
-GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới 	
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Báo cáo kết quả điều tra.
-Yêu cầu một vài đại diện HS lên báo cáo kết quả điều tra sau 1 tuần.
GV tổng kết lại các ý kiến của các HS lên báo cáo.
Nhận xét về báo cáo của HS và những đóng góp ý kiến của cả lớp.
Khen những HS báo cáo tốt, đúng hiện thực.
HĐ 3. Trò chơi “Ai đúng ai sai”
- GV phổ biến luật chơi:
+ Mỗi dãy sẽ thành một đội chơi. Mỗi dãy phải cử ra đội trưởng để điều khiển đội của mình.
+ Nhiệm vụ của các đội chơi: Sau khi nghe GV đọc các ý kiến, các đội chơi phải xem xét ý kiến đó đúng hay sai đưa ra tín hiệu (giơ tay) để xin trả lời.
+ Mỗi ý kiến trả lời đúng - đội ghi được 5 điểm. 
GV tổ chức cho HS chơi mẫu.
GV tổ chức cho HS chơi.
 GV nhận xét HS chơi.
GV phát phần thưởng cho các đội thắng cuộc.
PHẦN CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
Người lớn mới phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là góp phần bảo vệ môi trường.
Đi nhẹ, nói khẽ là giữ trật tự nơi công cộng.
Không được xả rác ra nơi công cộng.
Xếp hàng trật tự mua vé vào xem phim.
Bàn tán với nhau khi đang xem trong rạp chiếu phim.
Bàn bài với nhau trong giờ kiểm tra.
HĐ 4. Tập làm người hướng dẫn viên
GV đặt ra tình huống.
Là một hướng dẫn viên dẫn khách vào thăm Bảo tàng, để giữ gìn trật tự, vệ sinh, em sẽ dặn khách phải tuân theo những điều gì?
GV yêu cầu HS suy nghĩ sau 2 phút, một số đại diện HS lên trình bày.
GV khen những HS đã đưa ra những lời nhắc nhở đúng.
4. Củng cố, dặn dò.
- Xem lại bài ở nhà. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
-Hát.
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề.
Một vài đại diện HS lên báo cáo. Chẳng hạn:
tt
Nơi công cộng ở khu phố 
Vị trí
Tình trạng hiện nay
Những việc cần làm 
1
Công viên
Gần hồ Thành Công
Bồn hoa giữa công viên bị phá do trẻ em vào nghịch
Cử ra đội bảo vệ công cộng
2
Bể nước công cộng
Dưới sân
Bị tràn nước
Báo với bác tổ trưởng
- Trao đổi, nhận xét, góp ý kiến của HS cả lớp.
 - Đội nào ghi được nhiều điểm nhất - sẽ trở thành đội thắng cuộc trong trò chơi.
- Hết thời gian, một số đại diện HS lên trình bày. Chẳng hạn: Kính mời quý khách thăm Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Để giữ gìn trật tự, vệ sinh của Viện Bảo tàng, tôi xin nhắc nhở các quý khách những vấn đề sau:
1. Không vứt rác lung tung ở Viện Bảo tàng.
2. Không được sờ vào hiện vật trưng bày.
3. Không nên nói chuyện trong kh ... i 8 cm
- Chấm 1 điểm trên giấy. Đặt vạch 0 của thước trùng với điểm vừa chấm. Tìm độ dài 8 cm trên thước sau đó chấm điểm thứ 2. Nối 2 điểm với nhau ta được đoạn thẳnh dài 8 cm
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau
- Nêu tên ba điểm thẳng hàng
- Là 3 điểm cùng nằm trên 1 đường thẳng
- Thao tác và tìm 3 điểm thẳng hàng với nhau.
- 3 điểm A, B, E. thẳng hàng.
- 3 điểm B, D, I thẳng hàng.
- 3 Điểm D, E, C thẳng hàng
- Thực hành kẻ đường thẳng.
- Vẽ hình theo mẫu.
- Hình ngôi nhà.
- Có 1 hình tam giác và 2 hình chữ nhật ghép lại với nhau.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: THỦ CÔNG
Tiết 17 	Bài: GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CẤM ĐỖ XE
I. Mục tiêu: 
- Biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.
- Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe. Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối. 
-Với HS khéo tay:
+Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe. Đường cắt ít mấp mô. Biển báo cân đối.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Mẫu gấp, cắt, dán các loại biển báo giao thông bằng giấy thủ công.
	- HS: Dụng cụ học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- GV nhận xét việc chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: 
HĐ 1.Giới thiệu: Hôm nay, chúng ta tập gấp, cắt, dán các loại biển báo giao thông cấm đỗ xe. GV ghi bảng.
HĐ 2. HDHS quan sát và nhận xét:
-Giới thiệu mẫu biển báo giao thông cấm đỗ xe. HDHS quan sát và nêu nhận xét sự giống và khác nhau về kích thước, màu sắc, các bộ phận của biển giao thông cấm đỗ xe với những biển báo giao thông đã học.
HĐ 3. HD mẫu: 
* Bước 1: Gấp, cắt biển báo cấm đỗ xe.
-Gấp, cắt hình tròn màu đỏ từ hình vuông có cạnh là 6 ô.
-Gấp, cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh 4 ô.
-Cắt HCN màu đỏ có chiều dài 4 ô, rộng 1 ô.
-Cắt HCN màu khác có chiều D 10 ô R 1 ô làm chân biển...
* Bước 2: Dán biển báo cấm đỗ xe.
-Dán chân biển báo vào tờ giấy trắng (H1)
-Dán hình tròn chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô (H2).
-Dán hình tròn màu xanh vào giữa hình tròn (H3).
-Dán chéo HCN màu đỏ vào giữa hình tròn xanh như (H4).
- Lưu ý hs khi dán hình tròn màu xanh lên hình tròn màu đỏ sao cho các đường cong cách đều dán HCN màu đỏ ở giữa hình tròn màu xanh cho cân đối và chia đôi hình màu xanh làm 2 phần bằng nhau.
HĐ 4. Tổ chức cho HS thực hành. 
HĐ 5. trưng bày sản phẩm.
- Cho HS trưng bày sản phẩm theo tổ.
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá, Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn, của mình.
4. Củng cố, dặn dò.
- Dặn về nhà hoàn thiện sản phẩm (nếu chưa xong). Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Quan sát, nhận xét.
- Lắng nghe, thực hiện theo.
- Thực hành
- HS trưng bày sản phẩm.
- Bình xét, đánh giá.
- Lắng nghe và thực hiện.
	 Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2011
Môn: CHÍNH TẢ (Tập chép)
Tiết 34 	Bài: GÀ “TỈ TÊ” VỚI GÀ
I. Mục tiêu: 
Chép chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn có nhiều dấu câu 
Làm được BT2.
GD học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở đẹp, yêu thích môn học chính tả.
II. Đồ dùng dạy - học:
- BP: Viết sẵn bài thơ, nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra sĩ số, HS hát đầu giờ.
2. Kiểm tra: 
- Đọc các từ cho học sinh viết: Long Vương, mưu mẹo, tình nghĩa  
- Nhận xét, sửa sai. 
3. Bài mới: 
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. HDHS tập chép.
* Đọc đoạn viết.
- Đoạn văn nói lên điều gì. 
- Trong đoạn văn những câu nào là lời của gà mẹ nói với con.
- Cần dùng dấu câu nào để ghi lời của gà mẹ.
* HD viết từ khó:
- Đọc cho HS viết từ khó: nghĩa là, nguy hiểm, lại đây, ngon lắm,  
- Yêu cầu viết bảng, bảng con.
- Nhận xét, sửa sai.
HĐ 3. HS tập chép:
- Đọc đoạn viết.
- Lưu ý HS tư thế ngồi viết, viết hoa,
- Yêu cầu viết bài: Nhìn, đọc chậm từng cụm từ, câu ngắn và viết vào vở.
*. Đọc soát lỗi.
- Đọc lại bài, đọc chậm
* Chấm, chữa bài:
-Thu 7- 8 bài chấm điểm.
- Nhận xét, đánh giá.
HĐ 4. HD làm bài tập:
* Bài 2: 
- Yêu cầu làm bài - chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
* Bài 3: 
- Yêu cầu làm bài - chữa bài
- Nhận xét, đánh giá.
4, Củng cố - dặn dò: 
- Nhắc những em bài viết mắc nhiều lỗi về viết lại.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con. 
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Nghe - 2 học sinh đọc lại.
- Cách gà mẹ báo tin cho con biết: không có gì nguy hiểm, lại ăn mồi ngon.
- “Cúccúccúc” Những tiếng kêu nhanh kết hợp với động tác bới đất nghĩa là “lại đây mau, có mồi ngon”.
- Cần dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để ghi lời của gà mẹ.
- Viết bảng con.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Nghe- 1 học sinh đọc lại.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Thực hiện viết bài.
- Soát lỗi dùng bút chì gạch chân chữ sai.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
* Điền vào chỗ trống au hoặc ao?
 Sau mấy đợt rét đậm, mùa xuân đã về. Trên cây gạo ngoài đồng, từng đàn sáo chuyền cành lao xao. Gió rì rào như báo tin vui, giục người ta mau đón chào xuân mới.
 - Nhận xét, bổ sung.
* Điền vào chỗ trống: r/ d. gi?
- Bán rán, con gián, dán giấy.
- Dành dụm, trang giành, rành mạch.
* Điền vào chỗ trống et hay ec?
- Chỉ một loại bánh để ăn tết: tét.
- Gợi tiếng kêu của lợn: eng éc.
- Chỉ mùi cháy: khét.
- Trái nghĩa với yêu: ghét.
- Đọc cả nhóm - đồng thanh .
 - Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 17 	Bài: NGẠC NHIÊN, THÍCH THÚ,
LẬP THỜI GIAN BIỂU
I.Mục tiêu:
 Ở tiết học này, HS:
- Biết nói lời thể hiện sự ngạc nhiên , thích thú phù hợp với tình huống giao tiếp ( BT1, BT2).
- Dựa vào mẫu chuyện, lập được thời gian biểu theo cách đã học (BT3).
- KNS: Kiểm soát cảm xúc; quản lý thời gian; lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy - học:
- 3-4 tờ giấy khổ to. Tranh minh hoạ bài 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
-Gọi 1 em đọc bài viết kể về một vật nuôi trong nhà.
-Gọi 1 em đọc thời gian biểu buổi tối của em.
-Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
HĐ 1. Giới thiệu bài:
Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. HD làm bài tập.
Bài 1: 
- Bài tập yêu cầu gì ?
- Lời nói của cậu con trai thể hiện thái độ ngạc nhiện thích thú khi thhấy món quà mẹ tặng (Ôi! Quyển sách này đẹp quá.) Lòng biết ơn đối với mẹ (Con cám ơn mẹ).
-Nhận xét, đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài ?
-Các em chỉ nói những điều đơn giản từ 3-5 câu.
-GV nhận xét, đánh giá. 
Bài 3: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài ?
-GV nhắc nhở: Lập thời gian biểu đúng với thực tế.
-GV theo dõi uốn nắn.
-Nhận xét, chọn bài viết hay nhất. Chấm điểm.
4.Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc lại một số việc khi nói câu thể hiện sự ngạc nhiên thích thú.
-Nhận xét tiết học.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Đọc lời của bạn nhỏ trong tranh.
-1 em đọc diễn cảm: Ơi ! Quyển sách này đẹp quá ! Con cảm ơn mẹ.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Cả lớp đọc thầm.
-3-4 em đọc lại lời của cậu con trai thể hiện thái độ ngạc nhiên, thích thú và lòng biết ơn.
-Nói lời như thế nào để thể hiện sự ngạc nhiên.
-Đọc thầm suy nghĩ rồi trả lời.
-Ôi! Con ốc biển đẹp quá, to quá! Con cảm ơn bố!
-Sao con ốc đẹp thế, lạ thế! Con cảm ơn bố!
-Lập thời gian biểu buổi sáng chủ nhật của Hà.
6 giờ 30 phút : Ngủ dậy
6 giờ 30 phút – 7 giờ: Tập thể dục, đánh răng, rửa mặt.
7 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút: Mặc quần áo
7 giờ 30 phút: Tới trường dự sơ kết
10 giờ : Sang thăm ông bà.
-Cả lớp làm bài viết vào vở .
-4 em làm giấy khổ to dán bảng.
-Sửa bài
-Lắng nghe, thực hiện.
Môn: TOÁN
Tiết 85 	Bài: ÔN TẬP VỀ ĐÔ LƯỜNG
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết xác định khối lượng qua sử dụng cân.
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là ngày thứ mấy trong tuần.
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ 12.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (a, b), Bài 3a, Bài 4.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Có thể chuẩn bị cân đồng hồ, tờ lịch của cả năm học hoặc một vài tháng, mô hình đồng hồ, đồng hồ để bàn.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra.
- Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh.
- Nhận xét, nhắc nhở.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: Trong tiết toán hôm nay cô cùng các em ôn tập về bài: Ôn tập về đo lường
HĐ 2. HD ôn tập
Bài 1.
- GV nên chuẩn bị một số vật thật sử dụng cân đồng hồ hoặc quả cân thực hiện thao tác can một số vật và yêu cầu HS đọc số đó.
- Yêu cầu HS quan sát tranh, nêu số đo của từng vật (có giải thích).
Bài 2 và 3 (giảm câu c mỗi bài).
Trò chơi hỏi - đáp.
- Treo tờ lịch như phần bài học trên bảng (hoặc tờ lịch khác)
- Chia lớp làm hai đội thi đua với nhau.
Lần lượt từng đội đưa ra câu hỏi, cho đội kia trả lời. Nếu đội bạn trả lời đúng thì giành được quyền hỏi. Nếu sai thì đội hỏi giải đáp câu hỏi, nếu đúng thì được điểm đồng thời được hỏi tiếp. Nếu sai thì hai đội oẳn tù tì để được quyền hỏi tiếp. Mỗi câu trả lời đúng thì được 1 điểm. Kết thúc cuộc chơi, đội nào được nhiều điểm thì đội đó thắng cuộc.
Bài 4.
- GV cho HS quan sát tranh, quan sát đồng hồ và yêu cầu các em trả lời.
- Có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi đồng hồ chỉ mấy giờ?
4. Củng cố, dặn dò
- Dặn dò HS mỗi buổi sáng các em nên xem lịch 1 lần để biết hôm đó là thứ mấy, ngày bao nhiêu, tháng nào. 
- Nhận xét tiết học.
- Hợp tác cùng giáo viên.
- Lắng nghe, thực hiện.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Đọc số đo các vật GV cân đồng thời tự cân và thông báo cân nặng của một số vật khác.
a. Con vịt nặng 3 kg vì kim đồng hồ chỉ đến số 3.
b. Gói đường nặng 4 kg vì gói đường cộng 1kg = 5 kg.
c. Bạn gái nặng 30 kg vì kim đồng hồ chỉ số 30 kg.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Các bạn chào cờ lúc 7 giờ sáng. 
- Thực hiện theo HD của GV.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 17.doc