Bài soạn lớp 2 - Trần Thị Thanh Thu - Tuần 17

Bài soạn lớp 2 - Trần Thị Thanh Thu - Tuần 17

I. Mục tiêu :

 - Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.

 - Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.

 - Biết giải bài toán về nhiều hơn.

II. Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học :

 

doc 16 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 933Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 2 - Trần Thị Thanh Thu - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17 
 NS: 8/12/2010 Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010
TOÁN ( Tiết 81) ÔN TẬP PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ
I. Mục tiêu : 
 - Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
 - Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
 - Biết giải bài toán về nhiều hơn.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi học sinh lên làm bài 3 / 81. 
- Nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới : 
HĐ1 : Gthiệu bài, ghi đầu bài. 
HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập. ( B1, b2, b3ac, b4)
Bài 1 : Gọi Tuấn đọc yêu cầu
- Tổ chức trò chơi : “Truyền điện” 
- Yêu cầu học sinh làm miệng. 
Bài 2 : Gọi Liêm đọc yêu cầu
- Y/C làm bảng con. Bảng lớp: Liêm, Hương
- Nhận xét 
* Điền chữ số thích hợp vào dấu ?
 a. ?9 + ?? = 35
 b. ?5 - ?? = 78
Bài 3 : Gọi Huy đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tham gia Thi điền nhanh
Bài 4: Gọi Lê đọc đề toán
 - HD học sinh phân tích đề.
- Yêu cầu TL và giải vào bảng nhóm
HĐ3 : Củng cố - Dặn dò
- Trò chơi đố bạn về các bảng trừ
- Bài tập 3b,d, 4,5
- Cả lớp làm BC.
- Tuấn đọc 
- HS nêu miệng hình thức truyền điện
- Làm bảng con. Liêm Hương làm bảng lớp 
- Cả lớp cùng nhận xét. 
 HSG làm bài a. 19 + 16 = 35
 b. 95 – 17 = 78
- Huy đọc
- 2 HS tham gia, cả lớp theo dõi, cổ vũ
- Lê đọc, cả lớp sử dụng hình thức bút đàm, phân tích tìm hiểu đề.
- Các nhóm giải và trình bày
 Giải
 Số cây Lớp 2B trồng được là
 48 + 12 = 60 (cây)
 Đáp số : 60 cây
- HS tham gia
TẬP ĐỌC ( Tiết 17) TÌM NGỌC
I. Mục tiêu :
 - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ; biết đọc với giọng kể chậm rãi.
 - Hiểu ND : Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
* HSG trả lời CH 4
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ ghi câu cần rèn đọc : “Mèo liền nhảy tới ngoạm ngọc chạy biến.” 
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi học sinh lên đọc bài “Thời gian biểu” và trả lời câu hỏi. 
- Nhận xét ghi điểm. 
3. Bài mới : 
HĐ1 : Cho HS quan sát tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
+ Thái độ của các nhân vật trong tranh ra sao?
- Chó và méo là những con vật rất gần gũi với cuộc sống. Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta thấy chúng rất thông minh và tinh nghịch
HĐ2 : Luyện đọc. 
- Lần lượt gọi Lê, Diệu, Hương, Tâm, Linh, Minh đọc
- rèn đọc : kim hoàn, hiếm, đánh tráo, ngoạm, sà xuống, 
- Yêu cầu đọc thầm
- Yêu cầu đọc truyền điện câu
- Yêu cầu đọc nối tiếp đoạn va chú giải
- Đọc mẫu
HĐ3: HD tìm hiểu bài
Đoạn 1 : Gọi Trung đọc
H : Do đâu chàng trai có viên ngọc quý?
Đoạn 2 : Yêu cầu đọc đồng thanh
H : Ai đánh tráo viên ngọc?
* Tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn 2
* Tiết 2
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 3,4,5
H : Mèo và chó đã làm cách nào để lấy viên ngọc? Yêu cầu TL nhóm 2
+ Ở nhà người thợ kim hoàn
+ Khi ngọc bị cá đớp mất
+ Khi ngọc bị quạ cướp mất
* Xác định câu : “Mèo nghĩ ra một mẹo.” thuộc mẫu câu nào sau đây :
 Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào ?
- Rèn đọc câu : Mèo liền nhảy tới / ngoạm ngọc / chạy biến.
Đoạn 6 : Gọi Định đọc
* Tìm những từ khen ngợi chó và mèo ở trong bài ?
HĐ4 : Luyện đọc lại
- Đọc theo nhóm. 
- Thi đọc giữa các nhóm. 
- Tổ chức thi đọc các nhóm.
- Cùng cả lớp nhận xét. 
HĐ5 : Củng cố - Dặn dò.
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì ?
a. Chó và mèo là những con vật thông minh, tình nghĩa
 b. Chó và mèo là những con vật nuôi không thông minh
- 3 em
- Quan sát và trả lời : Chó và mèo đang âu yếm bên cạnh một chàng trai
- Rất tình cảm
- Từng em lần lượt đọc, cả lớp lắng nghe. 
- Dưỡng, Quang, Minh, Tùng đánh vần, đọc trơn các từ khó.
- HS đọc thầm cả lớp
- 2 lượt
- HS đọc nối tiếp
- Nghe
- Trung đọc, cả lớp theo dõi
- Vì cứu con của Long Vương nên chàng trai được tặng viên ngọc quý
- Cả lớp đọc
- Người thợ kim hoàn. 
* đánh tráo, buồn, đi
- Cả lớp đọc thầm
+ Mèo bắt chuột đi tìm ngọc
+ Rình bên sông, thấy có người đánh được con cá lớn, mổ ruột cá ra, mèo nhảy tới ngoạm ngọc chạy
+ Giả vờ chết để lừa quạ
 Ai làm gì?
- Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh câu bên.
- Định đọc, cả lớp theo dõi
- Những từ khen ngợi chó và mèo: Thông minh, tình nghĩa.
- Đọc trong nhóm. 
- Đại diện các nhóm, thi đọc từng đoạn rồi cả bài. 
 A
 NS: 9/12/2010 Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010
TOÁN ( Tiết 82) ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (tiếp theo)
I. Mục tiêu : 
 - Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
 - Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
 - Biết giải bài toán về ít hơn.
II. Đồ dùng day học : 
- Ghi sẵn bài tập 3 ở bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên bảng làm bài 3,4/82. 
- Nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới : 
HĐ1 : Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
HĐ2 : Hướng dẫn học sinh thực hành. ( b1, b2, b3ac, b4)
Bài 1: Gọi Trinh đọc yêu cầu
- Tổ chức Trò chơi “Hỏi – Đáp”
Bài 2: Gọi Quang đọc yêu cầu
- Yêu cầu làm bảng con. Bảng lớp: Quang, Tâm
* Hai số có hiệu bằng 38. Nếu giữ nguyên số bị trừ và tăng số trừ thêm 9 đơn vị thì hiệu mới bằng bao nhiêu?
- Nhận xét bảng con. 
Bài 3: Gọi Duyên đọc yêu cầu
- Cho học sinh lên thi làm nhanh. 
- Nhận xét cách nhóm làm.
Bài 4: . Gọi Linh đọc đề toán
 - Nêu câu hỏi HD phân tích đề
- Yêu cầu TL và giải bảng nhóm
Bài 5*: Viết phép cộng có tổng bằng một số hạng. 
HĐ3 : Củng cố - Dặn dò.
- Tổng của 56 và 44 là:
 a. 90 b. 98 c. 99 d. 100 
- Bài tập: 3 b,d, 4,5
 - 3 em
- Trinh đọc
 - Thi đua giữa 4 tổ
- Làm bảng con. 
- HSG làm bài Nêu tăng số trừ 9 đơn vị thì hiệu sẽ giảm 9 đơn vị. Vậy hiệu mới là: 
 38 – 9 = 29
- Duyên đọc
- Các nhóm cử đại diện lên thi làm nhanh. 
- Cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng
- Linh đọc
- các nhóm giả và trình bày
 Giải 
 Số lít nước thùng bé dựng được là
 60 – 22 = 38 (l)
 Đáp số : 38 l
 HSG : Viết nhanh vào bảng con :
 23 + 0 = 23.
 5 + 0 = 5
 17 + 0 = 17.
 D
CHÍNH TẢ ( Tiết 17) TÌM NGỌC
I. Mục tiêu :
 - Nghe - Viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài tóm tắt câu chuyện Tìm ngọc.
 - Làm đúng bài tập 2, 3b. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Học sinh đánh vần các từ trong bài tập 2/136. 
3. Bài mới : 
HĐ1 : Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
HĐ2 : Hướng dẫn học sinh viết. 
- Đọc mẫu bài viết. 
- HD trình bày
+ Những từ nào trong bài phải viết hoa ?
+ Hướng dẫn viết bóng các chữ hoa
- HD viết từ khó: Long Vương, tình nghĩa, tặng, mưu mẹo.
- Tìm chữ viết liền mạch
- Mẫu lần 2
HĐ3 : Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 2 : Gọi Tâm đọc yêu cầu bảng phụ
- Yêu cầu HS tha ia thi điền nhanh
Bài 2a: Gọi Lê đọc yêu cầu
- YC thảo luận nhóm 2 và trả lời
HĐ4: - Hướng dẫn học sinh viết bài 
- Yêu cầu viết bảng con chữ khó
- Yêu cầu mở vở, cầm bút, nghe đọc viết bài
- Đọc từng cụm từ, gõ thước
- Quan sát, theo dõi, uốn nắn học sinh
- Đọc cho HS dò bài
 - Chấm bài
+ Bảng lớp:
+ chấm 7,8 bài có nhận xét cụ thể. 
 HĐ4 : Củng cố - Dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- HS đánh vần các từ ở bài tập 2/136.
- HS lắng nghe
- Long Vương, Chó, Mèo và những chữ đầu câu. 
- HS viết bóng theo
- Tuấn, Định, Trung, Liêm, Huy đánh vần
- tình, viên, mưu, minh, thêm
- Nghe
- Học sinh thi làm bài nhanh. Đọc hoàn chỉnh đoạn văn.
- Cả lớp cùng nhận xét chốt lời giải đúng. 
- HS nêu miệng kết quả : 
Rừng núi, dừng lại, cây giang, rang tôm.
- Cả lớp viết bảng con
- Làm theo yêu cầu
- Học sinh nghe giáo viên đọc viết bài vào vở. 
- Soát lỗi. 
- Cả lớp chấm, đổi vở chấm bằng bút chì
- HS làm bài tập ở VBT.
 .
THỂ DỤC ( Tiết 33) TRÒ CHƠI BỊT MẮT BẮT DÊ VÀ NHÓM BA NHÓM BẢY
Mục tiêu :
- Biết cach chơi và tham gua được các trò chơi
Địa điểm, phương tiện :
* Địa điểm : Trên sân trường . Vệ sinh nơi tập đảm bảo an toàn sạch sẽ 
* Phương tiện : Chuẩn bị còi & kẻ sân cho trò chơi .
Nội dung
ĐLVĐ
Phương pháp & hình thức lên lớp
I/ Phần mở đầu :
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học . 
- Đi dắt tay nhau chuyển đội hình hàng ngang thành vòng tròn
* Đi đều và hát theo vòng tròn , sau đó dùng khẩu lệnh cho học sinh đứng lại quay mặt vào tâm, giãn cách để tập bài TDPTC
- Ôn bài thể dục phát triển chung
1 – 2’
1’
2’
2 x 8 nh
x	x	x	x	x	x
x	x	x	x	x	x
x	x	x	x	x	x
s
Cán sự điều khiển lớp khởi động
II/ Phần cơ bản :
* Hoạt động 1 :
Ôn trò chơi “ Bịt mắt bắt dê ”
- Chọn học sinh đóng vai người tìm dê lạc và học sinh đóng vai dê lạc đàn. Khi nghe thấy lệnh quy định của giáo viên thì các em đi tìm dê bị lạc tất cả các em đóng vai đều bịt mắt
* Có thể giáo viên chia thành hai vòng tròn theo giới tính để các em tự điều khiển trò chơi .Gv chỉ quan sát sau đó nhận xét
* Ôn trò chơi Nhóm ba nhóm bảy ; cách hướng dẫn như trên song Giáo viên cần cho học sinh điểm số sau đó đổi số để trò chơi thêm hào hứng .
12 – 15 ’
III / Phần kết thúc :
- Cúi người thả lỏng .
- Cúi lắc người thả lỏng .
* Nhảy thả lỏng
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài học 
- Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả bài học, giao bài tập về nhà .
6 – 8 lần
6 – 8 lần
5 – 6 lần
1 – 2 ’
1 – 2 ’
x	x	x	x	x	x
x	x	x	x	x	x
x	x	x	x	x	x
 s
 NS: 10/12/2010 Thứ tư ngày 15 tháng 12 năm 2010 
TẬP ĐỌC ( Tiết 51) GÀ TỈ TÊ VỚI GÀ
I. Mục tiêu :
 - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
 - Hiểu ND : Loài gà cũng có tình cảm với nhau : che chở, bảo vệ, yêu thương nhau như con người. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi câu dài cần rèn đọc 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi học sinh lên đọc bài “Tìm ngọc” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. 
- Nhận xét ghi điểm. 
3. Bài mới: 
HĐ1 : Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
HĐ2 : Luyện đọc. 
- Gọi Chi, Lê đọc nối tiếp toàn bài.
- Luyện đọc : Nũng nịu, kiếm mồi, xù lông, gấp gáp, roóc roóc, xôn xao.
- YC đọc thầm
- Rèn đọc vỡ câu, vỡ đoạn. (Đoc truyền điện) 
- Đọc mẫu
HĐ3 : 
Đoạn 1 : Gọi Tâm đọc câu 1 và 2
H : Gà con biết t ... iết 17) CHỮ HOA Ô Ơ 
I. Mục đích : 
 - Viết đúng 2 chữ hoa Ô Ơ (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng : Ơn (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ơn sâu nghĩa nặng (3 lần)
II. Đồ dùng dạy học : 
- Bộ chữ mẫu trong bộ chữ.
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra VTV, BC
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh
3. Bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh viết. 
* Hướng dẫn học sinh viết chữ hoa : Ô Ơ
+ Cho học sinh quan sát chữ mẫu.
+ Chữ hoa Ô, Ơ giống con chữ hoa nào đã học? 
+ Viết mẫu lên bảng vừa viết vừa phân tích cho học sinh theo dõi. 
 Chữ Ô: Viết chữ hoa O sau đó thêm dấu giống dấu chư Â
 Chữ Ơ: Viết chữ hoa O, thêm dấu 
+ Hướng dẫn viết bóng 
+ Hướng dẫn học sinh viết bảng con. 
* Hướng dẫn học sinh viết cụm từ ứng dụng. 
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng: 
 Ơn sâu nghĩa nặng
+ Giải nghĩa từ ứng dụng: 
- Hướng dẫn phân tích:
+ Mỗi con chữ trong cụm từ ứng dụng có độ cao bao nhiêu li?
+ Hướng dẫn học sinh viết bảng con chữ Ơn
Hoạt động 3:Hướng dẫn học sinh viết vào vở theo mẫu sẵn. 
- Yêu cầu HS mở vở, cầm bút
- Yêu cầu viết từng dòng như trong vở
+ Theo dõi uốn nắn, giúp đỡ học sinh chậm theo kịp các bạn. 
- Chấm chữa: 7,8 bài chấm rồi nhận xét cụ thể. 
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
- Học sinh về viết phần còn lại. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh quan sát mẫu. 
- Chữ hoa O
- Học sinh theo dõi. 
 HS viết bóng theo
- Học sinh viết bảng con chữ Ô Ơ từ 2, 3 lần. 
- 2 em đọc cụm từ. 
- Luyện viết chữ Ơn vào bảng con. 
- Học sinh viết vào vở theo yêu cầu của giáo viên. 
NS: 11/12/2010 Thứ năm ngày 16 tháng 12 năm 2010
TỪ VÀ CÂU ( Tiết 17) TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI. CÂU KIỂU AI THẾ NÀO ?
I. Mục tiêu : 
- Nêu được các từ ngữ chỉ đặc điểm của loài vật vẽ trong tranh (BT1) ; bước đầu thêm được hình ảnh so sánh vào sau các từ cho trước và nói câu có hình ảnh so sánh (BT2, BT3).
II. Đồ dùng dạy học : 
- Bảng phụ ghi bài tập 3 
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên bảng làm bài 3 / 133. 
- Nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới: 
HĐ1 : Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
HĐ2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1 : Yêu cầu đọc đề
- Viết tên các con vật hướng dẫn học sinh 
- Tổ chức trò chơi thi dua giữa 4 tổ, mỗi tổ chọn 4 em
- Nhận xét bổ sung. 
Bài 2 : Gọi Hương đọc yêu cầu
- Yêu cầu TL nhóm 2 và trả lời 
- Giáo viên nhận xét bổ sung. 
Bài 3 : Dùng cách nói trên để viết tiếp các câu sau. 
 - 1 em làm ở bảng phụ
- Nhận xét. 
- Cho HS quan sát 2 búp lá non.
- Chấm vở một số em
HĐ3 : Củng cố - Dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- 2 em
- Cả lớp làm ở BC.
- Linh đọc
- Học sinh trao đổi theo cặp. 
- 3 tổ học sinh lên thi làm bài nhanh. 
- Cả lớp cùng chữa bài chốt lời giải đúng. 
Trâu: khoẻ
Rùa: Chậm
Chó: Trung thành
Thỏ: Nhanh
- Hương đọc
- HS thảo luận nhóm 2 và trả lời. 
- Đẹp như tiên. 
- Cao như sếu. 
- Khoẻ như voi. 
- Nhanh như sóc. 
- Chậm như rùa. 
HS đọc lại CN, ĐT
- Học sinh làm vào vở bài tập 
+ Mắt con mèo nhà em tròn như hòn bi ve. 
+ Toàn thân nó phủ một lớp lông màu tro, mượt như nhung. 
+ Hai tai nó nhỏ xíu như hai búp lá non. 
TOÁN ( Tiết 84) ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I. Mục tiêu : 
 - Nhận dạng được và gọi đúng tên hình tứ giác, hình chữ nhật.
 - Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
 - Biết vẽ hình theo mẫu.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ vẽ sẵn hình của bài tập 4 trong SGK
- Các tấm bìa : Hình tam giác, hình chữ nhật, hình tứ giác, hình vuông
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi học sinh lên bảng làm bài 4 / 84.
- Nhận xét ghi điểm. 
3. Bài mới : 
HĐ1 : Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
HĐ2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập. ( bài 1,2,4) 
Bài 1: Gọi Huy đọc yêu cầu
- GV lần lượt đính từng hình lên bảng
- Cho học sinh quan sát hình rồi trả lời : 
Bài 2: Gọi Hương đọc yêu cầu
- Yêu cầu TL nhóm 2 và vẽ vào vở
* Hình vẽ bên có A B
bao nhiêu hình M N
chữ nhật? Đọc P Q
tên các hình đó D C
Bài 4: Gọi Dưỡng đọc yêu cầu
- Tổ chức thi vẽ nhanh theo nhóm
HĐ3 : Củng cố - Dặn dò.
- Bài 3: Ba điểm thẳng hàng đó là:
 a. A,B,E b. D,B,I
 c. D,E,C d. Cả a,b,c đều đúng
- Nhận xét giờ học. 
- 1 em
- Cả lớp làm ở BC.
- Học sinh quan sát hình vẽ và trả lời
- Hình a là hình tam giác
- Hình b, c là hình tứ giác. 
- Hình d, g là hình vuông. 
- Hình e là hình chữ nhật. 
HS đọc lại CN, ĐT
- Học sinh thực hành vẽ vào vở bài tập.
* HSG làm bài : Có 6 hình chữ nhật, đó là :
 ABMN, MNPQ, PQCD, ABPQ, MNCD, ABCD
- Dưỡng đọc, cả lớp theo dõi
- Các nhóm vẽ và trình bày
 d
CHÍNH TẢ (Tiết 34) GÀ “TỈ TÊ” VỚI GÀ
I. Mục tiêu :
 - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn có nhiều dấu câu...
 - Làm được bài tập 2, 3a, b
II. Đồ dùng dạy học: 
- Ghi sẵn bài tập 2 ở bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Đàm thoại : rừng núi, dừng lại, cây giang. 
- Nhận xét 
2. Bài mới : 
HĐ1 : Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
HĐ2 : Hướng dẫn học sinh viết. 
- Đọc mẫu bài viết.
* HD trình bày :
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Cần dùng dấu câu nào để ghi lời gà mẹ ?
- Những chữ nào cần viết hoa ?
- Hướng dẫn viết bóng chữ hoa : K, G, L 
 * Hướng dẫn viết: kiếm mồi, nguy hiểm, dắt, miệng.
- Tìm chữ viết liền mạch
HĐ3 : Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 2 :Gọi Tâm đọc yêu cầu
- YC thảo luận nhóm 2 và nêu nhanh
Bài 2b: Gọi Ý đọc yêu cầu
- Cho học sinh các nhóm thi làm bài nhanh. 
HĐ4 : Viết bảng con
HĐ5 :Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở. 
- YC mở vở, cầm bút, tư thế ngồi
- Đọc từng cụm từ, gõ thước
- Quan sát, theo dõi, uốn nắn học sinh. 
- Đọc lại cho học sinh soát lỗi. 
- Chấm chữa: 
+ Bảng lớp :
+ Thu chấm 7, 8 bài có nhận xét cụ thể. 
HĐ4 : Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học. 
- Vỹ, Liêm, Tuấn đánh vần
- 2,3 học sinh đọc bài. 
- 4 câu
- Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
Những chữ đầu câu
 HS viết bóng
- Trinh, Quang, Định luyện đánh vần các từ bên.. 
- kiếm, kêu
- HS nêu nhanh tiếng có vần ao, au trong đoạn văn : Sau, gạo, sáo, lao xao, rì rào, báo tin, mau, chào.
Bài 2b: Học sinh làm theo nhóm. 
- Đại diện học sinh các nhóm thi làm nhanh. 
- Cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng : bánh tét, eng éc, khét, ghét.
- Học sinh viết kiếm mồi, nguy hiểm 
- Thực hiện theo yêu cầu
- Viết bài
- soát lỗi. 
- cả lớp chấm
- HS làm bài tập.
NS: 12/12/2010 Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010
SINH HOẠT LỚP
 Sinh hoạt 22/12: Nội dung sinh hoạt theo kế hoạch ngoài giờ lên lớp của TPT
TẬP LÀM VĂN ( Tiết 17)
 NGẠC NHIÊN, THÍCH THÚ. LẬP THỜI GIAN BIỂU
I. Mục tiêu : 
 - Biết nói lời thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú phù hợp với tình huống giao tiếp (BT1, BT2).
 - Dựa vào mẩu chuyện, lập được thời gian biểu theo cách đã học.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi sãn bài tập 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 3/137
- Nhận xét. 
3. Bài mới: 
HĐ1 : Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
HĐ2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1 : Cho học sinh quan sát tranh 
- Gọi Linh đọc yêu cầu
- Gọi Duyên đọc lời nói của cậu bé
- H: lời nói ấy thể hiện thái độ gì của bạn nhỏ. 
- YC thảo luận nhóm 2 và trả lời
Bài 2 : Gọi Lê đọc yêu cầu
- YC suy nghĩ và nói câu nói của mình
- Đóng vai dựng lại tình huống. 
Bài 3: Cho HS quan sát bảng phụ, Gọi Chi đọc đề bài 
- Yêu cầu TL và ghi vào bảng nhóm
. 
- Nhận xét bổ sung. 
HĐ3 : Củng cố - Dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
- 2 em
- Học sinh quan sát tranh. 
- Linh đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi:
- Duyên đọc, cả lớp đọc thầm theo
- Lời của bạn nhỏ trong tranh thể hiện thái độ ngạc nhiên, thích thú.
- Lê dộc, cả lớp theo dõi
- Nối nhau phát biểu. 
- Chốt ý : Ôi con ốc biển đẹp quá, to quá. Con cảm ơn bố.
- Chi đọc, cả lớp quan sát
- Các nhóm ghi và trình bày, cả lớp nhận xét
6 giờ 30
7 giờ
7 giờ 15
7 giờ 30
10 giờ
thức dậy tập thể dục, đánh răng, rửa mặt. 
Ăn sáng. 
Mặc quần áo. 
Đến trường. 
Sang ông bà. 
TOÁN ( Tiết 85) ÔN TẬP VỀ ĐO LƯỜNG
I. Mục tiêu: 
 - Biết xác định khối lượng qua sử dụng cân.
 - Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là ngày thứ bảy trong tuần.
 - Biết xem đồng hồ khi kim phút chi 12.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Cân đĩa, cân đồng hồ, cân sức khoẻ, tờ lịch tháng 10, 11, 12
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi học sinh lên bảng làm bài 1, 2 / 85. 
- Nhận xét ghi điểm. 
3. Bài mới : 
HĐ1 : Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
HĐ2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập ( b1, b2ab, 3a, 4)
Bài 1: Gọi Định đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ rồi trả lời. 
Bài 2: Gọi Minh đọc yêu cầu
H : Tháng 10 có bao nhiêu ngày ? Có mấy ngày chủ nhật ? Đó là các ngày nào?
H : Tháng 11 có bao nhiêu ngày ? Có mấy ngày chủ nhật ? Có mấy ngày thứ năm ?
* Có một cân đĩa, người ta đặt lên đĩa cân thứ nhất một bao đường và quả cân 2 kg. Đĩa cân còn lại đặt bao gạo và quả cân 3 kg, thì cân thăng bằng. Hỏi bao đường và bao gạo, bao nào nặng hơn?
Bài 3: Gọi Minh đọc yêu cầu
- YC thảo luận nhóm 2 và thi đố bạn theo nhóm 
Bài 4: Gọi Lê đọc yêu cầu
Cho học sinh tả lời 
HĐ3 : Củng cố - Dặn dò.
- Tháng 10 có bao nhiêu ngày?
 a. 28 ngày b. 29 ngày
 c. 30 ngày d. 31 ngày
 - Bài. tập3,4
- 3 em
- Học sinh lắng nghe. 
- Định đọc
- Học sinh quan sát tranh vẽ rồi trả lời: 
+ Con vật cân nặng 3 kg. 
+ Gói đường cân nặng 4 kg. 
+ Lan cân nặng 30 kg
- Minh đọc, cả lớp theo dõi
- Học sinh xem lịch rồi trả lời. 
+ Tháng 10 có 31 ngày, có 4 ngày chủ nhật đó là ngày 5, 12, 19, 26. 
+ Tháng 11 có 30 ngày. Có 4 ngày thứ năm. Có 5 ngày chủ nhật. 
* HSG làm bài:
 Theo đề toán ta có:
 Bao đường 2 kg
 Bao gạo 3 kg
 Vậy bao đường nặng hơn bao gạo
- Minh đọc
- TL nhóm 2
- 3 – 4 nhóm trình bày
- Học sinh quan sát tranh rồi trả lời.
 d 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tong hop lop 2 tuan 17.doc