Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 7 năm 2012

Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 7 năm 2012

I. Yêu cầu cần đạt.

 - Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ khó trong bài.

 - Biết nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.

 - Biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.

 - Hiểu nội dung bài, cảm nhận được ý nghĩa: Hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ .

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

- KNS: Xác định giá trị. Tự nhận thức về bản thân. Lắng nghe tích cực.

II. Đồ dùng dạy- học:

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

 

doc 39 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 942Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 7 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012
Tập đọc
NGƯời thầy cũ
I. Yêu cầu cần đạt.
 - Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ khó trong bài.
 - Biết nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
 - Biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài. 
 - Hiểu nội dung bài, cảm nhận được ý nghĩa: Hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ .
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- KNS: Xác định giá trị. Tự nhận thức về bản thân. Lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
III. Hoạt động dạy- học: (Tiết 1)
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS đọc bài: Ngôi trường mới, nêu nội dung bài.
- GV nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
 - GVgiới thiệu chủ điểm mới và bài học. 
HĐ2: Luyện đọc
 - GV đọc mẫu toàn bài. HS theo dõi.
 - GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu:
 - HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
 - GV ghi bảng các từ khó gọi HS đọc: lễ phép, mắc lỗi, bỏ mũ, cửa sổ, chớp mắt.
 - GV hướng dẫn HS đọc các từ khó, GV theo dõi sửa lỗi cho HS.
 - HS đọc chú giải trong SGK.
b) Đọc từng đoạn trước lớp:
 - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp.
 - GV Giúp HS hiểu nghĩa các từ: lễ phép, xúc động, mắc lỗi.
 - GV hướng dẫn HS đọc câu dài: Dũng xúc động lớp học; Em nghĩ...nhớ mãi.
c) Đọc từng đoạn trong nhóm
 - GV chia lớp thành các nhóm. Các nhóm luyện đọc đoạn trong nhóm.
d)Thi đọc giữa các nhóm.
e) Cả lớp đọc đồng thanh.
Tiết 2
HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đoạn.
 + Bố Dũng đến trường làm gì? Em thử đoán xem vì sao bố của Dũng lại tìm gặp thầy ngay ở trường?
( Bố đến trường tìm gặp thầy giáo cũ. Bố tìm gặp thầy để hỏi thăm sức khỏe)
 + Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào? 
( Khi gặp thầy giáo bố của Dũng vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy)
- 1HS đọc đoạn 2.
 + Bố Dũng nhớ mãi kĩ niệm gì về thầy?
( Bố nhớ nhất 1 lần trèo cửa sổ không bị thầy mắng mà chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng)
 - HS đọc thầm đoạn 3. 
 + Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về?
( Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt nhưng bố nhận ra hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ nhắc lại nữa)
* HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV chốt lại các ý đúng.
HĐ4:Luyện đọc lại
 - HS luyện đọc phân vai theo nhóm.
 - Các nhóm thi đọc toàn bài trước lớp.
 - Cả lớp và GV nhận xét.
 - GV bổ sung cách đọc đúng.
3. Củng cố, dặn dò: Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ?
( HS phải biết kính trọng và yêu quý thầy, cô giáo).
 - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
 - Đọc lại bài, chuẩn bị bài sau. 
Toán
 Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt.
 - Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn. 
 - Bài tập cần làm: Bài 2,3,4.
 * HSKG: Làm hết các bài tập
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ ghi sẵn bài tập 
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - 1HS lên bảng giải bài tập 3 SGK.
 - GV nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới:
HĐ1: GV yêu cầu HS nêu các bước giải bài toán về ít hơn, nhiều hơn.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập SGK.
Bài2: Hướng dẫn HS đọc đề toán từ tóm tắt rồi giải.
1HS trình bày ở bảng phụ, cả lớp làm vào vở, nhận xét chữa bài.
Bài giải
Năm nay em có số tuổi là:
16 – 5 = 11 (tuổi)
 Đáp số: 11 tuổi
Bài3: Hướng dẫn tương tự bài1.
Bài giải
Năm nay anh có số tuổi là:
11 + 5 = 16 ( tuổi)
 Đáp số: 16 tuổi.
Bài4: HS đọc đề tóm tắt và giải. 1HS trình bày bảng, cả lớp làm bài vào vở, chữa bài.
Bài giải.
Số tầng tòa nhà thứ hai có là:
16 – 4 = 12 ( tầng).
 Đáp số: 12 tầng
 - Chấm chữa bài, nhận xét.
 - Củng cố khái niệm về nhiều hơn, ít hơn quan hệ giữa nhiều hơn, ít hơn, quan hệ bằng nhau.
3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - HS về nhà hoàn thành bài tập.
Buổi chiều Luyện Toán
Luyện tập thực hành ( t1)
I. Yêu cầu cần đạt.
 - Nhận biết về đơn vị : Ki - lô- gam. Biết đọc, viết, tên gọi và kí hiệu của Ki - lô-gam 
 - Biết làm các phép tính cộng trừ với các số kèm theo đơn vị.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 Cân đĩa, quả cân, một số đồ vật nhẹ.
III. Hoạt động dạy - học :
HĐ1:Ôn tập một số kiến thức đã học 
 Viết, đọc: kg, 58kg, 84 kg..
HĐ2: GV yêu cầu HS almf các bài tập trong vở TH. 
- HS nêu yêu cầu các bài tập .
Bài 1: Tính nhẩm.
Bài 2: Tính.
Bài 3: Tính. Nhắc HS viết kèm theo đơn vị sau kết quả.
Bài 4: Đọc kĩ bài toán rồi trình bày bài giải vào vở.
- GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt từng bài tập.
- GV theo dõi hướng dẫn chung, chấm một số bài, chữa bài.
 * Luyện thêm:( dành cho HS nhóm 2,3.)
 1. Tính: 12 kg + 25 kg + 36 kg = 87 kg – 42 kg + 14 kg =
 2. An đặt bao đường lên một đĩa cân, đĩa còn lại An đặt 2 quả cân loại 1kg và 2 kg thì cân thăng bằng. Hỏi bao đường nặng mấy kg?
 3. Con ngan và con thỏ cân nặng bằng con gà và con ngỗng. Ngan nặng hơn gà 2kg. Hỏi ngỗng và thỏ, con nào nặng hơn con nào và nặng hơn bao nhiêu kg?
* GV hướng dẫn HS vẽ ơ đồ biểu diễn ngan và thỏ = gà và ngỗng sau đó so sánh rồi trình bày bài giải.
Bài giải
Ngan và thỏ cân nặng bằng gà và ngỗng.
Ngan nặng hơn gà 2 kg nên ngỗng sẽ nặng hơn thỏ và nặng hơn 2 kg.
 HĐ3: Chấm chữa bài 
III . Củng cố , dặn dò : 
 - GV cùng HS hệ thống bài học .
 - Nhận xét tiết học .
Luyện tiếng Việt( t1)
Luyện đọc: Bức tranh bàn tay.
I. Yêu cầu cần đạt.
 - Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ khó trong bài.
 - Biết nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
 - Biết đọc rõ lời các nhân vật trong lài. 
 - Hiểu nội dung bài, cảm nhận được ý nghĩa : Hình ảnh đôi bàn tay là một món quà quý giả của Đức đối với cô giáo.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. Các hoạt động dạy - học: 
1. Hoạt động 1:
- Đọc từng đoạn . GV tổ chức cho HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Phân vai đọc lại câu chuyện trong nhóm.
2.Hoạt động 2: Đọc cá nhân
- Thi đọc trước lớp. Thi đọc phân biệt được lời nhân vật.
3.Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
- HS trả lời được các câu hỏi trong VBT.
1) Cô giáo bảo học sinh làm gì?
( Vẽ một bức tranh để tỏ lòng biết ơn của các em)
2) Vì sao bức vẽ của Đức làm cô ngạc nhiên?
( Vì bức tranh chỉ vẽ một bàn tay).
3)Bức tranh đó thể hiện điều gì?
( Lòng biết ơn cô giáo đã năm tay em).
4) Câu viết theo mẫu Ai là gì? Bức tranh này là món quà tặng cô.
- Nêu nội dung bài đọc.
Hình ảnh đôi bàn tay là một món quà quý giả của Đức đối với cô giáo.
4. Củng cố- Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Tuyên dương những HS đọc hay, siêng phát biểu xây dựng bài.
Luyện viết
NGƯời thầy cũ
I. Yêu cầu cần đạt.
- Nghe viết lại chính xác. Luyện viết đúng chính tả đoạn 1,2 bài Người thầy cũ.
II. Hoạt động dạy - học: 
1.Kiểm tra bài cũ: GV đọc cho HS viết một số từ.
 GV nhận xét.
2.Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài.
HĐ3: Luyện viết 
 GV: Đọc đoạn cần viết.
 Hướng dẫn HS hiểu nội dung bài viết, cách trình bày bài viết.
 Đoạn viết gồm có mấy câu?
 Chữ cái đầu câu phải viết nh thế nào?
 HS viết một số từ khó.
 Đọc bài cho HS viết.
 HS: Viết bài vào vở 
 - GV đọc bài để HS khảo lại bài viết.
HĐ4: GV chấm 1 số bài của HS
 3. Củng cố,dặn dò: Nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Toán
Ki - lô - gam
I. Yêu cầu cần đạt.
- Biết nặng hơn, nhẹ hơn giữa hai vật thông thường.
- Biết kg là đơn vị đo khối lượng; đọc, viết teenn và đo khối lượng của nó.
- Biết dùng dụng cụ cân đĩa, thực hành cân một số đồ vật quen thuộc.
- Biêt thực hiện phép cộng, phép trừ các số kèm theo đơn vị là kg.
- Bài tập cần làm: Bài 1,2. HSKG: Làm hết các bài tập.
II. Đồ dùng dạy- học: Cân đĩa, quả cân, một số đồ vật .
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - GV yêu cầu HS chữa bài tập 4. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệụ bài 
 GV giới thiệu và ghi mục bài.
HĐ2: Giới thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn.
 - HS cầm quyển sách và quyển vở xem quyển nào nặng hơn.
 - HS lần lượt nhấc các quả cân, GV hỏi quả cân nào nặng hơn, quả nào nhẹ hơn?
 - GV kết luận và chuyển tiếp.
HĐ3: Giới thiệu cái cân đĩa và cách cân đồ vật.
 - HS quan sát cân đĩa.
 - GV hướng dẫn cách cân và nêu tình huồng để HS thực hành.
 - Giới thiệu Ki - lô - gam, quả cân 1 kg.
 - GV nêu: Cân các vật để xem mức độ nặng nhẹ thế nào ta dùng đơn vị đo là kg.
 - GV giới thiệu tiếp các quả cân 2 kg, 5 kg, 3 kg.
HĐ4: Thực hành
 - GV hướng dẫn HS phân tích mẫu rồi làm bài tập SGK.
 - HS làm bài tập vào vở. 
Bài 1: Đọc, viết (theo mẫu).
Bài 2: Tính ( theo mẫu).
* Bài 3: HS đọc kĩ đề bài rồi trình bày bài giải .
Bài giải
Cả hai bao gạo cân nặng là:
25 + 10 = 35 ( kg).
 Đáp số: 35 kg.
 - GV theo dõi, hướng dẫn chung. - Chấm chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: Hệ thống lại kiến thức bài học.
 Nhận xét bài học.
Kể chuyện
Người thầy cũ
I. Yêu cầu cần đạt.
1. Rèn kĩ năng nói:
 - Xác định được 3 nhân vật trong câu chuyện.
 - Kể nối tiếp được từng đoạn câu chuyện .
* HS nhóm 3. Biết dựng lại phần chính câu chuyện đoạn 2 theo các vai: Người dẫn chuyện, chú bộ đội, thầy giáo.
II. Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Hoạt đôngt dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Yêu cầu 4 HS kể nối tiếp câu chuyện: Mẫu giấy vụn và trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu, nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn kể chuyện
 + Nêu tên các nhân vật trong câu chuyện:
 ? Câu chuyện người thầy cũ có những nhân vật nào?
 HS nêu GV ghi bảng.
 + Kể lại toàn bộ câu chuyện:
 - GV chia nhóm 4 HS, HS luyện kể theo nhóm.
 - HS kể theo nhóm, GV theo dõi các nhóm.
 + Thi kể chuyện trước lớp ( nếu HS còn lúng túng GV có thể nêu câu hỏi gợi ý cho HS)
 HĐ3: Dựng lại phần chính của câu chuyện (đoạn 2) theo vai.
 - Lần1: GV người dẫn chuyện, 1HS vai chú Khánh,1HS vai thầy giáo,1HS vai Dũng. 
 - Lần 2: 4 HS dựng lại câu chuyện theo vai.
 - Các nhóm tập dựng lại câu chuyện, nhóm 4 em.
 - Các nhóm thi kể chuyện theo vai trước lớp.
 -1 HS khá kể toàn bộ câu chuyện, GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
 Về nhà tập kể lại câu chuyện cho mọi người nghe.
 Chính tả
Người thầy cũ
I. Yêu cầu cần đạt.
 - Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng một đoạn văn xuôi. 
 - Làm được bài tập 2, bài tập 3a/b.
II. Đồ dùng dạy- học:
 Bảng phụ ... cầu 4 HS kể nối tiếp câu chuyện: Mẫu giấy vụn và trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu, nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn kể chuyện
 + Nêu tên các nhân vật trong câu chuyện:
 ? Câu chuyện người thầy cũ có những nhân vật nào?
 HS nêu GV ghi bảng.
 + Kể lại toàn bộ câu chuyện:
 - GV chia nhóm 4 HS, HS luyện kể theo nhóm.
 - HS kể theo nhóm, GV theo dõi các nhóm.
 + Thi kể chuyện trước lớp ( nếu HS còn lúng túng GV có thể nêu câu hỏi gợi ý cho HS)
 HĐ3: Dựng lại phần chính của câu chuyện (đoạn 2) theo vai.
 - Lần1: GV người dẫn chuyện, 1HS vai chú Khánh,1HS vai thầy giáo,1HS vai Dũng. 
 - Lần 2: 4 HS dựng lại câu chuyện theo vai.
 - Các nhóm tập dựng lại câu chuyện, nhóm 4 em.
 - Các nhóm thi kể chuyện theo vai trước lớp.
 -1 HS khá kể toàn bộ câu chuyện, GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
 Nhận xét tiết học.
 Về nhà tập kể lại câu chuyện cho mọi người nghe.
Buổi chiều
Luyện Toán
Ki - lô - gam
I. Yêu cầu cần đạt.
Giúp HS:
 - Có biểu tượng về nặng hơn, nhẹ hơn.
 - Làm quen với cái cân, quả cân và cách cân (cân đĩa).
 - Nhận biết về đơn vị : Ki - lô- gam. Biết đọc, viết, tên gọi và kí hiệu của Ki - lô-gam 
 -Tập thực hành cân một số đồ vật quen thuộc.
 - Biết làm các phép tính cộng trừ với các số kèm theo đơn vị.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 Cân đĩa, quả cân, một số đồ vật nhẹ.
III. Hoạt động dạy - học :
HĐ1:Ôn tập một số kiến thức đã học 
 Viết, đọc: kg, 58kg, 84 kg..
HĐ2: GV ghi bài tập lên bảng, HS làm bài tập vào vở. 
- HS nêu yêu cầu các bài tập VBT.
Bài 1: Đọc, viết (theo mẫu).
Bài 2: Tính (theo mẫu).
Bài 3: GiảI bài toán theo tóm tắt.
Bài 4: Số?
- GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt từng bài tập.
- GV theo dõi hướng dẫn chung, chấm một số bài, chữa bài.
 HĐ3: Chấm chữa bài 
III . Củng cố , dặn dò : 
 - GV cùng HS hệ thống bài học .
 - Nhận xét tiết học .
Luyện Kể chuyện
Người thầy cũ
I. Yêu cầu cần đạt.
1. Rèn kĩ năngkể:
 - Xác định được 3 nhân vật trong câu chuyện.
 - Kể lại được toàn bộ câu chuyện đủ ý, đúng trình tự.
 - Biết dựng lại phần chính câu chuyện đoạn 2 theo các vai: Người dẫn chuyện, chú bộ đội, thầy giáo.
2. Rèn kĩ năng nghe: Tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II. Đồ dùng dạy- học:
 Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Hoạt đôngt dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Yêu cầu 3 HS kể nối tiếp câu chuyện “Người thầy cũ”và trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
III. Hoạt đông dạy - học :
2.Bài mới:
 HĐ1: GV giới thiệu bài 
 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 HĐ2: Kể chuyện
 - HS nhìn tranh thực hành luyện kể từng đoạn theo nhóm.
 - Đại diện nhóm nhìn tranh thi kể chuyện trước lớp.
 - Các nhóm kể từng đoạn trước lớp không nhìn tranh. GVcó thể nêu câu hỏi gợi ý cho những HS còn lúng túng.
 - Kể toàn bộ câu chuyện:
 GV: Yêu cầu HS kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện, HS nhận xét bình chọn bạn kể hay nhất.
 HS: Kể chuyện, nhận xét.
 - HS đóng vai kể lại câu chuyện.
3.Củng cố, dặn dò :
 - HS cùng GV hệ thống lại bài học.
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho mọi ngời nghe.
Luyện Thủ công
gấp thuyền phẳng đáy không mui 
I. Yêu cầu cần đạt.
 - HS biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui. Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. 
 - HS yêu thích gấp thuyền.
II. Đồ dùng dạy- học:
 Vật mẫu thuyền, tranh qui trình, giấy thủ công.
III. Hoạt đông dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 GVKT đồ dùng học tập của HS.
2. Bài mới:
HĐ1: GV giới thiệu bài
 Ghi mục bài lên bảng.
HĐ2: HS thực hành gấp thuyền phẳng đáy không mui
 - Gọi 1 HS thao tác gấp thuyền phẳng đáy không mui cho cả lớp quan sát. 
 - HS khác nhận xét các thao tác của bạn. 
 - 1HS nêu lại các bước gấp.
 - GV cho HS quan sát lại quy trình gấp và nhắc lại quy trình gấp .
 HĐ4 : Thực hành 
 - HS thao tác gấp thuyền phẳng đáy không mui.
 - HS trang trí, trưng bày sản phẩm.
 - GV đánh giá kết quả học tập của HS .
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị giấy để tiết sau học gấp : "Gấp thuyền phẳng đáy không mui" 
 luyện Tự nhiên và xã hội
tiêu hoá thức ăn
I. Yêu cầu cần đạt: Sau bài học HS có thể nói:
 - Sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
 - Hiểu được ăn chậm, nhai kĩ sẽ giúp cho thức ăn được tiêu hoá dễ dàng.
 - Hiểu không được chạy, nhảy sau khi ăn no sẽ có hại cho tiêu hoá.
 - HS có ý thức: ăn chậm, nhai kĩ, không chạy nhảy sau khi ăn xong, không nhịn đi đại tiện.
II. Đồ dùng dạy - học : Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá
III. Hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ : Nói về sự tiêu hoá thức ở miệng và dạ dày.
 Nói về sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non và ruột già.
 Tại sao chúng ta nên ăn chậm nhai kĩ ?
2. Bài mới :
HĐ1: Giới thiệu bài 
 GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết luyện.
HĐ2 : Thực hành 
 GV : Tổ chức cho HS hoàn thành các bài tập trong VBT.
 HS : Làm bài, GV theo dõi, hướng dẫn HS còn lúng túng. 
3. Củng cố ,dặn dò: - GV cùng HS hệ thống kiến thức bài học .
 - Nhận xét tiết học.
Giáo án thao giảng
Phân môn: Luyện từ và câu
Bài: Từ ngữ về các môn học- Từ chỉ hoạt động.
 Ngày dạy: 13 tháng 10 năm 2010.
 Lớp : 2A
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
I. Yêu cầu cần đạt.
- Tìm được một số từ ngữ về các môn học và hoạt động của người (BT 1,20
- Kể được nội dung mỗi bức tranh( SGK) bằng một câu ( BT3).
- Chọn được từ chỉ hoạt động thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu( BT4).
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng phụ, tranh minh hoạ, VBT.
III. Hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ:
 - 2 HS đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:
 Bé Hoa là học sinh lớp 1.
 Môn học em yêu thích là Âm nhạc.
 - GV nhận xét , ghi điểm.
2. Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài 
 GV giới thiệu mục đích ,yêu cầu tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu: Hãy kể tên các môn học ở lớp 2.
 - GV tổ chức cho HS làm vào giấy nháp sau đó nêu miệng.
 - HS nêu, GV ghi bảng.
H: Môn Tiếng Việt, môn Nghệ thuật có những phân môn nào?
+ HS trả lời, GVKL: Môn Tiếng Việt có những phân môn:
 Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập viết, Tập làm văn
 Môn Nghệ thuật có những phân môn: Mĩ thuật, Âm nhạc, Thủ công
Bài 2:1 HS đọc yêu cầu bài .Hãy tìm chỉ mỗi hoạt động trong các tranh .
- GV tổ chức cho nhóm đôi quan sát tranh và trả lời: Tìm từ chỉ hoạt động của người
- Đại diện nhóm trình bày. GV ghi từ tương ứng dưới mỗi tranh.
 - HS nhận xét. GV kết luận.
 Tranh 1: đọc Tranh 2: viết
 Tranh 3: giảng giải Tranh 4: nói
GVchốt kiến thức: Tất cả các từ trên được gọi là từ chỉ hoạt động.
* GV làm các động tác: nhảy, chạy, múa, hát, đihọc sinh tìm từ chỉ các hoạt động đó
- Cho HS lấy thêm ví dụ về từ chỉ hoạt động.
Bài 3: GV hướng dẫn HS làm bài viết vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu. Kể lại mỗi bức tranh trên bằng một câu. GV hướng dẫn tìm hiểu câu mẫu.M: Em đang đọc sách.
- HS làm vào vở bài tập, GV theo dõi hướng dẫn chung.
* GV gọi một số HS đọc bài trước lớp. Bình chọn người viết câu hay nhất.
 Bài 4: GV giúp HS nắm vững yêu cầu
- Lớp làm vào vở.1HS trình bày bảng phụ.
- Chữa bài.
a) Cô Tuyết Mai dạy môn Tiếng Việt.
b) Cô giảng bài rất đẽ hiểu,
c) Cô khuyên ( khen) chúng em chăm học.
*GV: Những từ “ dạy, giảng, khuyên, khen” là từ chỉ hoạt động.
3. Củng cố, dặn dò :
*HS nhắc lại nội dung tiết học. Tìm thêm một số từ chỉ hoạt động của học sinh trong một tiết học.
* GV nhận xét tiết học. 
 - Dặn về nhà tìm thêm các từ chỉ hoạt động khác.Tập đặt câu với những từ đó.
Biển Tỡnh - Cẩm Ly
Đúng gúp: Hoang Sang
Nằm nghe súng vỗ từng lớp xa 
Bọt tràn theo từng làn giú đưa 
Một vầng trăng sỏng với tỡnh yờu chỳng ta 
Vượt ngàn hải lý cũng khụng xa
Biển rộng đất trời chỉ cú ta 
Thỡ dũng ngõn hà mỡnh cũng qua 
Biển khụng biờn giới, như tỡnh anh với em 
Hơn cả những vỡ sao đờm...
Trăng nhụ lờn cao, trăng gỏc trờn đầu nỳi 
Mõy xanh xanh lơ vỡ đắm say tỡnh mới 
Đến đõy với em mà ngỡ trong giấc mơ 
Mắt em õu sầu là cả một trời thơ
Khụng gian im nghe nhịp đụi tim hẹn ước 
Mong sao tương lai đường trăng ta cựng bước 
Xiết tay dắt nhau mỡnh lỏnh xa thế nhõn 
Lỏnh xa ưu phiền đắng cay trần gian 
Đời anh sẽ đẹp vỡ cú em 
Ngày dài sẽ làm mỡnh nhớ thờm 
Biển xanh cỏt trắng, súng hũa nhịp ỏi õn 
Khụng cũn những chiều bõng khuõng....
Luyện Toán
Luyện tập về bài toán nhiều hơn, ít hơn.
I.Yêu cầu cần đạt.
 - Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
 - HS biết tóm tắt bài toán theo hai cách đơn giản: Bằng lời và vẽ sơ đồ đoạn thẳng.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ ghi sẵn bài tập 
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - GV yêu cầu HS nêu các bước giải bài toán về ít hơn, nhiều hơn.
2. Bài luyện tập.
HĐ1: HS làm bài ở VBT toán.
Bài 1: Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài rồi điền số vào chỗ chấm để hoàn thành các câu trả lời và bài toán .
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt. GV yêu cầu HS đọc kĩ phần tóm tắt, tự đặt đề toán rồi phân tích bài toán và trình bày bài giải.
Bài 3: HS tự trình bày bài giải theo các bước.
Bài 4: Quan sát rồi đếm số hình tam giác, số hình tứ giác.
HĐ2: HS nhóm 2,3 làm thêm các bài tập sau.
Bài 1: Minh có 19 hòn bi, nếu Minh cho Hùng 4 hòn bi thì Hùng có nhiều hơn Minh 4 hòn bi. Hỏi Hùng có bao nhiêu hòn bi?
GV hướng dẫn HS tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng rồi trình bày bài giải.
 Minh 4.
 4
 Hùng I .
Theo sơ đồ tóm tắt thì Minh hơn Hùng 4 hòn bi. Vậy số bi của Hùng là: 
19 – 4 = 15 ( hòn bi),
 Đáp số: 15 hòn bi.
Bài 2: Có 3 sọt cam. Sọt thứ nhất ít hơn sọt thứ hai 5 quả, sọt thứ ba nhiều hơn sọt thứ hai 4 quả, sọt thứ nhất có 23 quả. Hỏi: 
 a.Sọt thứ hai có bao nhiêu quả cam?
 b. Sọt thứ ba có bao nhiêu quả cam?
* GV hướng dẫn HD tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng rồi trình bày bài giải.
Bài 3. Đào có 16 nhãn vở. Đào cho Mai 3 nhãn vở thì hai bạn Đào và Mai có số vở bằng nhau. Hỏi:
Đào có nhiều hơn Mai bao nhiêu nhãn vở?
Mai có bao nhiêu nhãn vở? 
* GV hướng dẫn HD tóm tắt bài toán bàng sơ đồ đoạn thẳng rồi trình bày bài giải.
HĐ3: Chấm bài, chữa lỗi.
3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học.
 - HS về nhà hoàn thành bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 7.doc