Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 5 đến tuần 9 - Trường TH Đinh Bộ Lĩnh

Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 5 đến tuần 9 - Trường TH Đinh Bộ Lĩnh

I. MỤC TIÊU:

 - Biết ngắt nghỉ hơi đứng; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

 - Hiểu nội dung: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn.(trả lời được các câu hỏi 2,3,4,5)

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh, bảng phụ: Viết từ, câu, bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: TIẾT: 1

Hoạt động dạy Hoạt động học

. Khởi động (1’)

A.Kiểm tra bài cũ: (3’) Trên chiếc bè.

- GV nhận xét ghi điểm.

B.Bài mới:(30’)

Giới thiệu: GV treo tranh, giới thiệu chủ điểm và bài đọc Chiếc bút mực.

 Hoạt động 1: Luyện đọc

a.GV đọc mẫu toàn bài, tóm nội dung. Khi Lan quên bút Mai đã cho bạn mượn bút của mình, nhưng khi nghe cô nói sẽ cho Mai viết bút mực Mai rất tiếc nhưng vẫn đưa cho bạn dùng.

b.Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ mới:

- HD luyện đọc từng câu

- HD luyện đọc từ khó

- HD luyện đọc từng đoạn

- GV treo bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc, hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp.

- Giải nghĩa từ mới:

- LĐ trong nhóm

- Thi đọc: GV tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân, đồng thanh.

 - Hát

- HS đọc bài, trả lời câu hỏi.

- HS quan sát tranh và lắng nghe.

- HS theo dõi SGK và đọc thầm theo

- HS nối tiếp nhau LĐ từng câu.

- HS LĐ các từ: nức nở, ngạc nhiên, mượn, loay hoay.

- HS nối tiếp đọc từng đoạn trong bài.

- HS LĐ các câu:

 + Thế là trong lớp/ chỉ còn mình em/ viết bút chì.//

 + Nhưng hôm nay/ cô cũng định cho em viết bút mực/ vì em viết khá rồi.//

 + hồi hộp, ngạc nhiên, loay hoay.

- HS nối tiếp đọc từng đoạn theo nhóm 4, cả nhóm theo dõi sửa lỗi cho nhau.

- Các nhóm cử bạn đại diện nhóm mình thi đọc.

- Cả lớp theo dõi, nhận xét, chọn cá nhân, nhóm đọc đúng và hay.

 

doc 100 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1026Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 5 đến tuần 9 - Trường TH Đinh Bộ Lĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
 Ngày 20/ 9/ 2010
MÔN: TẬP ĐỌC
CHIẾC BÚT MỰC
I. MỤC TIÊU:
 - Biết ngắt nghỉ hơi đứng; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
 - Hiểu nội dung: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn.(trả lời được các câu hỏi 2,3,4,5)
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh, bảng phụ: Viết từ, câu, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: TIẾT: 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
. Khởi động (1’)
A.Kiểm tra bài cũ: (3’) Trên chiếc bè.
- GV nhận xét ghi điểm.
B.Bài mới:(30’) 
Giới thiệu: GV treo tranh, giới thiệu chủ điểm và bài đọc Chiếc bút mực.
v Hoạt động 1: Luyện đọc
a.GV đọc mẫu toàn bài, tóm nội dung. Khi Lan quên bút Mai đã cho bạn mượn bút của mình, nhưng khi nghe cô nói sẽ cho Mai viết bút mực Mai rất tiếc nhưng vẫn đưa cho bạn dùng.
b.Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ mới:
- HD luyện đọc từng câu
- HD luyện đọc từ khó
- HD luyện đọc từng đoạn 
- GV treo bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc, hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp.
- Giải nghĩa từ mới:
- LĐ trong nhóm
- Thi đọc: GV tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân, đồng thanh.
- Hát
- HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- HS quan sát tranh và lắng nghe.
- HS theo dõi SGK và đọc thầm theo
- HS nối tiếp nhau LĐ từng câu.
- HS LĐ các từ: nức nở, ngạc nhiên, mượn, loay hoay...
- HS nối tiếp đọc từng đoạn trong bài.
- HS LĐ các câu:
 + Thế là trong lớp/ chỉ còn mình em/ viết bút chì.// 
 + Nhưng hôm nay/ cô cũng định cho em viết bút mực/ vì em viết khá rồi.//
 + hồi hộp, ngạc nhiên, loay hoay.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn theo nhóm 4, cả nhóm theo dõi sửa lỗi cho nhau.
- Các nhóm cử bạn đại diện nhóm mình thi đọc. 
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, chọn cá nhân, nhóm đọc đúng và hay.
TIẾT: 2
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Khởi động (1’)
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (15’)
1.Những từ ngữ chi tiết nào cho thấy Mai rất mong được viết bút mực?
2.Chuyện gì đã xảy ra với Lan?
3.Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút?
4.Khi biết mình cũng được cô giáo cho viết bút mực, Mai nghĩ và nói thế nào?
5.Vì sao cô giáo bằng lòng với ý kiến của Mai?
v Hoạt động 2: luyện đọc lại:( 15’)
 - GV cho HS thi đọc theo vai.
- Hát
- HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi.
- HS đọc đoạn 1
- Thấy Lan được cô cho viết bút mực, Mai buồn lắm vì chỉ còn mình em viết bút chì thôi.
- HS đọc đoạn 2
- Lan được viết bút mực nhưng quên bút.
- Mai mở ra đóng lại mãi. Vì em nửa muốn cho bạn mượn, nửa lại tiếc.
- HS đọc đoạn 3
- Mai thấy tiếc nhưng rồi em vẫn nói: “cứ để bạn Lan viết trước.” 
- Vì thấy Mai biết nhường nhịn giúp đỡ bạn.
- HS TLN chọn các bạn để thi đọc phân vai( người dẫn chuyện, cô giáo, Lan, Mai) 
- Cả lớp theo dõi nhận xét - chọn nhóm đọc đúng và hay.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:(5’)
 - Nêu những trường hợp em đã giúp bạn?
 - Nhận xét tiết học.
MÔN: TOÁN
Tiết 22: HÌNH TỨ GIÁC – HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU:
- Nhận dạng được và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác.
- Biết nối các điểm để có hình chữ nhật hình tứ giác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - 1số miếng bìa tứ giác, hình chữ nhật.Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Khởi động (1’)
1.Kiểm tra bài cũ: (3’) Luyện tập
- GV nhận xét 
3. Bài mới: 
Giới thiệu: (1’)
- Giới thiệu hình tứ giác, hình chữ nhật.
v Hoạt động 1: Giới thiệu hình tứ giác.
* ĐDDH: Hình tứ giác và hình chữ nhật mẫu.
GV cho HS quan sát và giới thiệu.
* Đây là hình tứ giác.
 + Hình tứ giác có mấy cạnh?
 + Có mấy đỉnh?
- HS vẽ hình lên bảng
N
M
B
H
G
C
A
I
E
Q
P
D
-GV đọc tên hình
 + Hình tứ giác ABCD, hình tứ giác MNQP, hình tứ giác EGHI.
- GV chỉ hình: + Có 4 đỉnh A, B, C, D
+ Có 4 cạnh AB, BC, CD, DA
 * Giới thiệu hình chữ nhật.
- GV cho HS quan sát hình và cho biết có mấy cạnh, mấy đỉnh? 
- Tìm các đồ vật có hình chữ nhật.
N
M
B
- GV cho HS quan sát hình và đọc tên.
A 	 
 E G
P
G
E
Q
	 I H
D C
+ Hình tứ giác và hình chữ nhật có điểm giống nhau?
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Dùng thước và bút nối các điểm.
- Nêu đề bài?
Bài 2:
- Nêu đề bài?
- cho HS tô màu, lưu ý tìm hình tứ giác để tô.
- GV giúp đỡ, uốn nắn.
- Hát
- HS làm trên bảng con và bảng lớp.
 + Đặt tính rồi tính.
47 + 32	48 + 33
68 + 11	28 + 7
 + Đọc bảng 8 cộng với 1 số
- 4 cạnh
- 4 đỉnh
- 
HS quan sát, nghe
Hs nêu đỉnh và cạnh của 2 hình còn lại
HS trình bày. 
Có 4 cạnh, 4 điểm.
Mặt bàn, bảng con, quyển sách, khung ảnh,...
 - Có 4 đỉnh A, B, C, D
 - Có 4 cạnh AB, BC, CD, DA.
- Hình chữ nhật ABCD,MNQP, EGHI.
- Đều có 4 đỉnh và 4 cạnh.
- Nối các điểm để được hình tứ giác, hình chữ nhật.
- HS nối.
- Tô màu vào các hình trong hình vẽ.
- HS tô
a) Kẻ thêm 1 đoạn thẳng trong hình để được 1 hình chữ nhật và 1 hình tam giác.
b) 3 hình tứ giác.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: (2’)
 - Hình chữ nhật có mấy cạnh? Có mấy đỉnh?
 - Hình tứ giác có mấy cạnh? Có mấy đỉnh?
	MÔN: ĐẠO ĐỨC
BÀI 3: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (T1)
I. MỤC TIÊU:
 - Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.
 - Nêu được lợi ích của việc giũ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
 - Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bộ tranh TLN, Phiếu thảo luận.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Thực hành
- Nhận và sửa lỗi có tác dụng gì?
- Khi nào cần nhận và sửa lỗi?
- GV nhận xét 
3. Bài mới:(29’) 
Giới thiệu: 
- Chỗ học, chỗ chơi đồ đạc được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng thì có tác dụng ntn? Cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
v Hoạt động 1: Đọc truyện ngăn nắp và trật tự
Ÿ Mục tiêu: Giúp HS biết phân biệt gọn gàng, ngăn nắp và chưa tốt.
* ĐDDH: Tranh, phiếu thảo luận
- Treo tranh minh họa.
- Yêu cầu các nhóm hãy quan sát tranh treo trên bảng và thảo luận theo các câu hỏi trong phiếu thảo luận sau:
 1.Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
 2.Bạn làm như thế nhằm mục đích gì?
- GV tổng kết lại các ý kiến của các nhóm thảo luận.
- Kết luận: Các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt.
v Hoạt động 2: TL nhận xét ND tranh
Ÿ Mục tiêu: Giúp HS phân biệt gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng ngăn nắp.
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ: Nhận xét xem nơi học và sinh hoạt của các bạn trong mỗi tranh đã gọn gàng, ngăn nắp chưa? Vì sao?
- GV kết luận: Nơi học và sinh hoạt của các bạn trong tranh 1,3 là gọn gàng, ngăn nắp. Còn tranh 2, 4 là chưa gọn gàng, ngăn nắp.
v Hoạt động 3:Bày tỏ ý kiến. 
Ÿ Mục tiêu: Giúp HS biết đề nghị, bày tỏ ý kiến của mình với người khác.
* ĐDDH: phiếu thảo luận 
- GV chia lớp thành nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy nhỏ có ghi các ý kiến. 
- Yêu cầu thảo luận tìm những ý kiến đúng.
- Kết luận: Câu c,d đúng. Câu a,b sai.
- Hát
- Giúp ta không vi phạm những lỗi đã mắc phải
- Khi làm những việc có lỗi.
- Các nhóm HS quan sát tranh và thảo luận theo phiếu.
 Chẳng hạn:
 1.Bạn nhỏ trong tranh đang cất sách vở đã học xong lên giá sách.
 2.Bạn làm như thế để giữ gìn, bảo quản sách vở, làm cho sách vở luôn phẳng phiu. Bạn làm thế để giữ gọn gàng nhà cửa và nơi học tập của mình.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
- HS thảo luận N4
 + N1: tranh 1 + N2: tranh 2
 + N3: tranh 3 + N4: tranh 4
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
- Chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.
- Cả lớp cùng nhận xét và kết luận về cách xử lí đúng.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: (3’)
 - HS nhắc lại phần ghi nhớ. 
 - Nhận xét tiết học.
	 CHÍNH TẢ
 Tiết 9: CHIẾC BÚT MỰC
I. MỤC TIÊU:
 -Chép chính xác, trình bày đúng bài CT(SGK)
-Làm được BT 2; BT (3) a / b.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ: đoạn chép chính tả. Bảng nhóm, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động (1’)
2.Kiểm tra bài cũ:(3’) Trên chiếc bè
3. Bài mới:(29’)
Giới thiệu: Viết bài “Chiếc bút mực”
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép
- GV đọc đoạn chép trên bảng.
 + Trong lớp ai còn phải viết bút chì?
 + Cô giáo cho Lan viết bút mực rồi, tại sao Lan lại oà khóc?
 + Ai đã cho Lan mượn bút?
- Hướng dẫn nhận xét chính tả.
 + Những chữ nào phải viết hoa?
+ Đoạn văn có những dấu câu nào?
- Đọc cho HS viết 1 số từ khó vào bảng con.
- GV theo dõi HD.
- GV chấm tổ1, 2
v Hoạt động 2: Làm bài tập
bài 2: Điền vào chỗ trống 
bài 3:Tìm những từ có chứa tiếng
- Hát
- 2 HS viết bảng lớp: dạy dỗ – ăn giỗ, dòng sông – ròng rã, dân làng – dâng lên.
- Lớp viết bảng con.
- 2 HS đọc lại
- Mai, Lan
- Lan quên bút ở nhà
- Bạn Mai
- Những chữ đầu bài, đầu dòng, đầu câu, tên người
- Dấu chấm, dấu phẩy.
- HS viết bảng con: viết, bút mực, oà khóc, hóa ra, mượn.
- HS viết bài vào vở.
- HS đổi vở sửa bài theo N2
- Nêu yêu cầu
- Điền ia hay ya vào chỗ trống
- HS 2 đội thi đua điền trên bảng. 
- Nêu yêu cầu
- Tìm những tiếng có âm đầu en/ eng
- HS thi đua tìm 
- HS nêu.
- Lớp nhận xét 
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: (3’) 
 Nhận xét, khen ngợi những HS chép bài sạch, đẹp.
- GV nhận xét tiết học
Thứ tư ngày 22/ 9/ 2010
MÔN: TẬP ĐỌC
 Tiết10: MỤC LỤC SÁCH
I. MỤC TIÊU:
 - Đọc rành mạch văn bản có tính chất liệt kê
 - Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu ( trả lời được các CH 1, 2, 3, 4)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh họa. Bảng phụ, phiếu thảo luận.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Khởi động (1’)
A.Kiểm tra bài cũ: (3’) Chiếc bút mực
 - GV nhận xét.
B. Bài mới:(30’)
Giới thiệu: Phần cuối mỗi quyển sách đều có mục lục. Mục lục cho chúng ta biết trong đó có những bài gì? trang nào, bài ấy là của ai?
- Trong bài hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em cách đọc mục lục sách.
v Hoạt động 1:. Luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
a.GV đọc mẫu toàn bộ mục lục: rõ ràng, mạch lạc
b.Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ mới:
* Đọc từng mục: 
- GV treo bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc, hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp.
- Giải nghĩa từ mới:
* Đọc từng mục trong nhóm:
- LĐ trong nhóm
- Thi đọc: GV tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân( từng mục, cả bài) ... 
- Nét 3: nét thẳng đứng ( nằm giữa đoạn nối của 2 nét khuyết ). 
GV viết bảng lớp.
GV hướng dẫn cách viết.
GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
HS viết bảng con.
GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
GV nhận xét uốn nắn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
Ÿ Mục tiêu: Nắm được cách viết câu ứng dụng, mở rộng vốn từ.
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại.
ò ĐDDH: Bảng phụ: câu mẫu
* Treo bảng phụ
Giới thiệu câu: Hai sương một nắng.
Quan sát và nhận xét:
Nêu độ cao các chữ cái.
Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
GV viết mẫu chữ: Hai lưu ý nối nét H và ai.
HS viết bảng con
* Viết: : Hai 
- GV nhận xét và uốn nắn.
v Hoạt động 3: Viết vở
Ÿ Mục tiêu: Viết đúng mẫu cỡ chữ, trình bày cẩn thận.
Ÿ Phương pháp: Luyện tập.
ò ĐDDH: Bảng phụ
* Vở tập viết:
GV nêu yêu cầu viết.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
Chấm, chữa bài.
GV nhận xét chung.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.
- GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
- Hát
- HS viết bảng con.
- HS nêu câu ứng dụng.
- 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
- HS quan sát
- 5 li
- 6 đường kẻ ngang.
- 3 nét
- HS quan sát
- HS quan sát.
- HS tập viết trên bảng con
- HS đọc câu
- H, g : 2,5 li
- t :1,5 li
- s : 1,25 li
- a, i, n, m, ô, ă, ư, ơ : 1 li
- Dấu nặng(.) dưới ô
- Dấu sắc (/) trên ă
- Khoảng chữ cái o
- HS viết bảng con
- Vở Tập viết
- HS viết vở
- Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp.
MÔN: TẬP LÀM VĂN
TIẾT 10: KỂ VỀ NGƯỜI THÂN
I. MỤC TIÊU:
 - Biết kể về ông bà hoặc người thân, dựa theo câu hỏi gợi ý (BT1)
 - Viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về ông bà hoặc người thân (BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bảng ghi các câu hỏi bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ: (3’) Ôn tập.
- Nói vài câu mời, nhờ, đề nghị hoặc xin lỗi người khác.
- Nói theo mẫu câu: Khẳng định, phủ định.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:(28’) 
Giới thiệu: GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
v Hoạt động 1: Kể về ông bà, người thân.
Ÿ Mục tiêu: HS biết kể về ông bà hoặc người thân.
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Gọi 1 HS làm bài mẫu. GV hỏi từng câu cho HS trả lời.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Gọi HS trình bày trước lớp. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho các em.
v Hoạt động 2: Viết về ông bà, người thân.
Ÿ Mục tiêu: HS biết viết lại các câu kể thành một đoạn văn ngắn từ 3 à 5 câu.
Bài 2:
- Yêu cầu HS viết bài vào Vở bài tập. Chú ý HS viết câu văn liền mạch. Cuối câu có dấu chấm, chữ cái đầu câu viết hoa.
- Gọi 1 vài HS đọc bài viết của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- Hát
- HS nêu
- HS nêu.
- Đọc đề bài và các câu hỏi.
- Trả lời. Ví dụ: Ông của em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Ông từng là một công nhân mỏ. Ông rất yêu quý em. Hằng ngày ông dạy em học bài rồi lại chơi trò chơi với em. Ông khuyên em phải chăm chỉ học hành.
- Từng cặp HS hỏi – đáp với nhau theo các câu hỏi của bài.
- Một số HS trình bày. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS viết bài.
- Đọc bài viết trước lớp, cả lớp nghe, nhận xét.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: (3’)
 - Dặn dò HS suy nghĩ thêm và kể thêm nhiều điều khác về ông bà, người thân. Về những kỉ niệm em vẫn nhớ về người thân, về ông bà của mình.
 - Chuẩn bị: Gọi điện.
 - GV nhận xét tiết học.
	MÔN: TOÁN
TIẾT 48: 51 - 15
I. MỤC TIÊU:
 - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 51-15
- Vẽ được hình tam giác theo mẫu (vẽ trên giấy kẻ ô li)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Que tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 	
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 31 -5
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:(29’)
Giới thiệu: Trong tiết học toán hôm nay, chúng ta cùng nhau học về cách thực hiện phép trừ dạng 51 – 15 và giải các bài toán có liên quan.
v Hoạt động 1: Phép trừ 51 – 15.
Ÿ Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 51 - 15
Bước 1: Nêu vấn đề.
- Đưa ra bài toán: Có 51 que tính, bớt 15 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
+ Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm ntn?
Bước 2:
- Yêu cầu HS lấy 5 bó que tính và 1 que tính rời.
- Yêu cầu 2 em ngồi cạnh nhau cùng thảo luận để tìm cách bớt đi 15 que tính và nêu kết quả
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
+ Chúng ta phải bớt bao nhiêu que tính?
+ 15 que tính gồm mấy chục và mấy que tính?
+ Vậy để bớt được 15 que tính trước hết chúng ta bớt 5 que tính. Để bớt 5 que tính, ta bớt 1 que tính rời trước sau đó tháo 1 bó que tính và bớt tiếp 4 que. Ta còn 6 que nữa, 1 chục là 1 bó ta bớt đi 1 bó que tính. - Như vậy còn 3 bó que tính và 6 que rời là 36 que tính. 51 que tính bớt 15 que tính còn lại bao nhiêu que tính?
- Vậy 51 trừ 15 bằng bao nhiêu?
Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính.
- Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện tính.
- Yêu cầu một số HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.
v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Ÿ Mục tiêu: Củng cố tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trừ, biểu tượng về hình tam giác.
Bài 1: Tính
Bài 2: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là: 
- Hỏi: Muốn tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?
Bài 4: Vẽ hình theo mẫu
- Vẽ mẫu lên bảng và hỏi: Mẫu vẽ hình gì?
- Muốn vẽ được hình tam giác chúng ta phải nối mấy điểm với nhau?
- Yêu cầu HS tự vẽ hình.
- Hát
 + HS 1: Đặt tính rồi tính: 71 – 6; 41 – 5
 + HS 2: Tìm x: x + 7 = 51
Nghe. Nhắc lại bài toán. Tự phân tích bài toán.
- Thực hiện phép trừ 51 - 15
- Lấy que tính và nói: Có 51 que tính
- Thao tác với que tính và trả lời, còn 36 que tính.
- Nêu cách bớt.
- 15 que tính.
- Gồm 1 chục và 5 que tính rời.
- Thao tác theo GV.
- Còn lại 36 que tính.
- 51 trừ 15 bằng 36.
	 51
	- 15
	 36
- Viết 51 rồi viết 15 dưới 51 sao cho 5 thẳng cột đơn vị, 1 thẳng cột chục. Viết dấu – và kẻ gạch ngang.
- 1 không trừ được 5, lấy 11 trừ 5 bằng 6, viết 6, nhớ 1. 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
- HS nêu.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- Lớp làm BC. Nhận xét bài trên bảng.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu. 
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- 3 HS lên bảng.
- HS làm bài BC. 
- Cả lớp nhận xét bài các bạn trên bảng.
	 81	 51	 91
	- 44	- 25	 - 9 
	 37	 26	 82
- Hình tam giác.
- Nối 3 điểm với nhau.
- 1 HS lên bảng vẽ.
- HS vẽ hình vào BC. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: (3’)
 - Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính trừ số có 2 chữ số với số có 2 chữ số.
 - Dặn dò HS ôn tập cách trừ phép trừ có nhớ dạng 51 – 15 
 - Chuẩn bị: Luyện tập.
 - Nhận xét tiết học.
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 10: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I. MỤC TIÊU: Sau bài ôn tập HS có thể:
- Khắc sâu kiến thức về các hoạt động của cơ quan vận động, tiêu hoá.
- Biết sự cần thiết và hình thành thói quen ăn sạch, uống sạch và ở sạch
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Các hình vẽ trong SGK, phiếu bài tập, phần thưởng, các câu hỏi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ: (3’) Đề phòng bệnh giun.
 - Chúng ta nhiễm giun theo đường nào?
 - Tác hại khi bị nhiễm giun?
 - Em làm gì để phòng bệnh giun?
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:(28’)
Giới thiệu: GV yêu cầu HS nêu tên các bài đã học về chủ đề con người và sức khoẻ.
- Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập chủ đề trên.
v Hoạt động 1: Nói tên các cơ, xương và khớp xương.
Ÿ Mục tiêu: Nêu đúng vị trí các cơ xương, khớp xương.
Bước 1: Hoạt động theo nhóm
Bước 2: Hoạt động cả lớp
Thi đua giữa các nhóm thực hiện trò chơi “Xem cử động, nói tên các cơ, xương và khớp xương”.
- GV quan sát các đội chơi, làm trọng tài phân xử khi cần thiết và phát phần thưởng cho đội thắng cuộc.
v Hoạt động 2: Cuộc thi tìm hiểu con người và sức khoẻ.
Ÿ Mục tiêu: Nêu được đủ, đúng nội dung bài đã học.
 1/ Hãy nêu tên các cơ quan vận động của cơ thể. Để phát triển tốt các cơ quan vận động ấy, bạn phải làm gì?
 2/ Hãy nói đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá.
 3/ Hãy nêu các cơ quan tiêu hoá.
 4/ Thức ăn ở miệng và dạ dày được tiêu hoá ntn?
 5/ Một ngày bạn ăn mấy bữa? Đó là những bữa nào?
 6/ Để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh, nên ăn uống ntn?
 7/ Để ăn sạch bạn phải làm gì?
 8/ Thế nào là ăn uống sạch?
 9/ Giun thường sống ở đâu trong cơ thể?
 10/ Trứng giun đi vào cơ thể người bằng cách nào?
 11/ Làm cách nào để phòng bệnh giun?
 12/ Hãy nói về sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non và ruột già.
- GV phát phần thưởng cho những cá nhân đạt giải.
v Hoạt động 3: Làm “Phiếu bài tập”
Ÿ Mục tiêu: HS biết tự ý thức bảo vệ cơ thể.
- GV phát phiếu bài tập.
- GV thu phiếu bài tập để chấm điểm.
- Hát
- HS nêu.
- HS TLN4
- Các nhóm thực hiện 1 số ĐT vận động và nói với nhau xem khi làm động tác đó thì vùng cơ nào, xương nào và khớp nào phải cử động.
- Đại diện mỗi nhóm lên thực hiện một số động tác. Các nhóm ở dưới phải nhận xét xem thực hiện các động tác đó thì vùng cơ nào phải cử động. Nhóm nào giơ tay trước thì được trả lời.
- Nếu câu trả lời đúng với đáp án của đội làm động tác đưa ra thì đội đó ghi điểm.
- Kết quả cuối cùng, đội nào có số điểm cao hơn, đội đó sẽ thắng.
Cách thi:
- Mỗi tổ cử 3 đại diện lên tham gia vào cuộc thi.
- Mỗi cá nhân tự bốc thăm 1 câu hỏi trên cây và trả lời ngay sau phút suy nghĩ.
- Mỗi đại diện của tổ cùng với GV làm Ban giám khảo sẽ đánh giá kết quả trả lời của các cá nhân.
- Cá nhân nào có số điểm cao nhất sẽ là người thắng cuộc.
- HS làm phiếu.
Phiếu bài tập.
 1.Đánh dấu x vào ô £ trước các câu em cho là đúng?
 £ a) Không nên mang vác nặng để tránh làm cong vẹo cột sống
 £ b) Phải ăn thật nhiều để xương và cơ phát triển tốt.
 £ c) Nên ăn nhanh, để tiết kiệm thời gian.
 £ d) Ăn no xong, có thể chạy nhảy, nô đùa.
 £ e) Phải ăn uống đầy đủ để có cơ thể khoẻ mạnh.
 £ g) Muốn phòng được bệnh giun, phải ăn sạch, uống sạch và ở sạch.
 £ h) Giun chỉ chui vào cơ thể người qua con đường ăn uống
2.Hãy sắp xếp các từ sao cho đúng thứ tự đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá: Thực quản, hậu môn, dạ dày, ruột non, miệng, ruột già.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: (3’)
 -Chuẩn bị: Gia đình
 - Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 2 TUAN 5 DEN 9.doc