Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 29 - Trường TH - THCS Chu Văn An

Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 29 - Trường TH - THCS Chu Văn An

I/ MỤC TIÊU :

1.Kiến thức :

-Biết các số từ 111 200, gồm hàng trăm,hàng chục, hàng đơn vị.

-Đọc và viết thành thạo các số từ 111 200.

-So sánh được các số từ 111 200. Nắm được thứ tự các số từ 111 200.

-Đếm được các số trong phạm vi 200 .

2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng phân tích đếm số nhanh, đúng.

3.Thái độ : Ham thích học toán .

II/ CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên : Các hình vuông biểu diễn trăm, và các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị.

2.Học sinh : Sách toán, vở BT, bộ lắp ghép, nháp.

 

doc 47 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1165Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 29 - Trường TH - THCS Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN : THỨ BẢY NGÀY 28 THÁNG 03 NĂM 2009
NGÀY DẠY : THỨ HAI NGÀY 30 THÁNG 03 NĂM 2009
TIẾT :1 MÔN : CHÀO CỜ : TUẦN 29
TIẾT:2 MÔN : TOÁN (PPCT :141)
 BÀI : CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200 
I/ MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức : 
-Biết các số từ 111 ® 200, gồm hàng trăm,hàng chục, hàng đơn vị.
-Đọc và viết thành thạo các số từ 111 ® 200.
-So sánh được các số từ 111 ® 200. Nắm được thứ tự các số từ 111 ® 200.
-Đếm được các số trong phạm vi 200 .
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng phân tích đếm số nhanh, đúng. 
3.Thái độ : Ham thích học toán .
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Các hình vuông biểu diễn trăm, và các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị.
2.Học sinh : Sách toán, vở BT, bộ lắp ghéùp, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ : 
-Gọi 2 em lên bảng viết các số từ 101 ® 110 mà em đã học .
-Nhận xét,ghi điểm.
3.Dạy bài mới : 
a.Giới thiệu bài :
b. Giới thiệu các số từ 111 ® 200:
-Gắn bảng số 100 và hỏi : Có mấy trăm?
-Gắn thêm một hình chữ nhật biểu diễn 1 chục , 1 hình vuông nhỏ và hỏi : Có mấy chục và mấy đơn vị ?
-Để chỉ có tất cả 1 trăm, 1 chục, 1 đơn vị, trong toán học người ta dùng số một trăm mười một và viết là 111.
-GV yêu cầu : Chia nhóm thảo luận và giới 
thiệu tiếp các số 112®115 nêu cách đọc và viết
-Hãy đọc lại các số vừa lập được.
c.Luyện tập, thực hành:
Bài 1 : 
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Nhận xét,chấm một số vở.
Bài 2 : (Giảm tải câu b)
-Vẽ hình biểu diễn tia số.
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3 :
-Gọi1 em đọc yêu cầu ?
-GV nhắc nhở : Để điền số đúng, trước hết phải thực hiện việc so sánh số, sau đó điền dấu ghi lại kết quả so sánh đó.
-Viết bảng 123 . 124 và hỏi : 
-Hãy so sánh chữ số hàng trăm của số 123 và số 124 ?
-Hãy so sánh chữ số hàng chục của số 123 và số 124?
-Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của số 123 và số 124 ?
-GV nói : Vậy 123 nhỏ hơn 124 hay 124 lớn hơn 123, và viết : 123 123.
-Yêu cầu HS làm tiếp các bài còn lại.
-GV đưa ra vấn đề : Một bạn nếu dựa vào vị trí của các số trên tia số, chúng ta cũng có thể so sánh được các số với nhau, bạn đó nói như thế nào ?
-Dựa vào vị trí các số trên tia số hãy so sánh 155 và 158 ?
-Tia số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn, số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau .
-Nhận xét, ghi điểm.
4.Củng cố : 
-Em hãy đọc các số từ 111 đến 200.
-Nhận xét tiết học.
-Tuyên dương, nhắc nhở.
- Dặn dò llàm BT.
-2 em lên bảng viết các số : 101.102.103.104.105.106.107.108.109.110.
-Lớp viết bảng con.
-Có 1 trăm, 1 em lên bảng viết số 1 vào cột trăm.
-Có 1 chục và 1 đơn vị. Lên bảng viết 1 vào cột chục, 1 vào cột đơn vị.
-HS đọc: một trăm mười một. Viết bảng 111 .
-Thảo luận để viết số còn thiếu trong bảng
-3 em lên bảng : 1 em đọc số, 1 em viết số, 1 em gắn hình biểu diễn số.
-Thảo luận tiếp để tìm cách đọc và viết các số còn lại trong bảng từ 118.119.120121.122.127.135 .
-Vài em đọc lại các số vừa lập.
-HS làm bài vào VBT.
-Quan sát tia số. 2 em lên bảng điền số thích hợp vào tia số. Lớp làm vở.
-HS đọc các số trên tia số theo thứ tự từ bé đến lớn.
-Điền dấu = vào chỗâ trống.
-Chữ số hàng trăm cùng là 1.
- Chữ số hàng chục cùng là 2.
- Chữ số hàng đơn vị là : 3 nhỏ hơn 4 hay 4 lớn hơn 3.
123 123
-Làm bài 
-Điều đó đúng.
-155 155 vì trên tia số 158 đứng sau 155.
-HS đọc từ 111 đến 200
TIẾT 3 : MÔN : TẬP ĐỌC (PPCT :85)
 BÀI : NHỮNG QUẢ ĐÀO (TIẾT 1)
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
*Đọc:
•-Đọc trơn cảbài. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
•-Bước đầu biết phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật (ông, 3 cháu : Xuân, Việt, Vân)
•*Hiểu : Hiểu các từ ngữ trong bài : hài lòng, thơ dại, nhân hậu.
-Hiểu nội dung câu chuyện : Nhờ những quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông hài lòng về các cháu, đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào.
2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
3.Thái độ :Ý thức được tình thương của ông dành cho đứa cháu nhân hậu.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh : Những quả đào.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ : 
-Gọi 3 em ĐTL bài “Cây dừa”
-Các bộ phận của cây dừa được so sánh với những gì ?
-Cây dừa gắn bó với thiên nhiên như thế nào ?
-Em thích những câu thơ nào nhất vì sao ?
-Nhận xét,ghi điểm.
3. Dạy bài mới : 
a.Giới thiệu bài:
b.HD Luyện đocï :
-Giáo viên đọc mẫu lần 1 (giọng khoan thai, rành mạch, giọng ông : ôn tồn, hiền hậu, hồ hởi khi chia quà cho các cháu, thân mật, ấm áp khi hỏi các cháu ăn đào có ngon không, ngạc nhiên khi hỏi Việt vì sao không nói gì, cảm động phấn khởi khen Việt có tấm lòng nhân hậu. Giọng Xuân : hồn nhiên, nhanh nhảu. Giọng Vân : ngây thơ. Giọng Việt lúng túng rụt rè.)
*Luyện đọc từng câu :
-Kết hợp luyện phát âm từ khó (Phần mục tiêu)
*Luyện đọc từng đoạn . 
-Bảng phụ :Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.
-Hướng dẫn đọc chú giải .
-Giảng thêm : 
+nhân hậu : thương người, đối xử có tình nghĩa với mọi người.
-Đọc từng đoạn trong nhóm
-Nhận xét .
4.Củng cố :
-Gọi 1 em đọc lại bài.
-Chuyển ý : Người ông đã dành tình thương của mình cho các cháu ra sao ? chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết 2.
- Dặn dò -đọc bài.
-3 em ĐTL bài và TLCH.
-Những quả đào(Tiết 1)
-Theo dõi đọc thầm.
-1 em đọc . Lớp theo dõi đọc thầm.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu .
-HS luyện đọc các từ : làm vườn, hài lòng, nhận xét, tiếc rẻ, thốt lên .
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
-Luyện đọc câu khó
-HS đọc chú giải (SGK/ tr 92)
-HS nhắc lại nghĩa “nhân hậu”
-Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài). CN 
- Đồng thanh (từng đoạn, cả bài).
-1 em đọc
-Tập đọc bài.
TIẾT: 4 MÔN : TẬP ĐỌC (PPCT :86)
 BÀI : NHỮNG QUẢ ĐÀO (TIẾT 2)
I/ MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức : 
-Hiểu : Hiểu các từ ngữ trong bài : hài lòng, thơ dại, nhân hậu.
-Hiểu nội dung câu chuyện : Nhờ những quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông hài lòng về các cháu, đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào.
2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
3.Thái độ :Ý thức được tình thương của ông dành cho đứa cháu nhân hậu.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh : Những quả đào .
2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ : 
-Gọi 2 em đọc bài.
-Giải nghĩa từ “thơ dại” là gì ?
-Đặt câu với từ “hài lòng” ?
-Nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy bài mới : 
a.Giới thiệu bài:
b.HD Tìm hiểu bài:
-Gọi 1 em đọc. 
-Tranh .
-Người ông dành những quả đào cho ai ? 
-Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả đào?
-GV hướng dẫn HS đọc cả bài và yêu cầu thảo luận cặp đôi .
-Nêu nhận xét của ông về từng cháu ?Vì sao ông nhận xét như vậy ?
-Ông nói gì về Xuân ? vì sao ông nhận xét như vậy ?
- Ông nói gì về Vân ? vì sao ông nói như vậy ?
-Ông nói gì về Việt ? vì sao ông nói như vậy ?
-Em thích nhân vật nào, vì sao ?
-Nêu ý nghĩa của bài đọc
-Nhận xét.
c.Luyện đọc lại :
-Nhận xét. 
4.Củng cố : 
-Gọi 1 em đọc lại bài.
-Câu chuyện cho em hiểu điều gì ?
-Nhận xét tiết học.
- Dặn dò -đọc bài.
-2 em đọc bài “Những quả đào” và TLCH.
-Tiết 2.
-1 em đọc đoạn 1.
-Quan sát.
-Đọc thầm đoạn 1 và trả lời :
-Ông dành những quả đào cho vợ và 3 cháu nhỏ.
-Đọc thầm cả bài ,thảo luận cặp đôi bàn về hành động của 3 cháu.
-Từng cặp thực hành (1 em hỏi, em kia trả lời)
-Xuân đem hạt trồng vào một cái vò.
-Bé Vân ăn hết quả đào của mình và vứt hạt đi. Đào ngon quá, cô bé ăn xong vẫn còn thèm.
-Việt dành quả đào cho bạn Sơn bị ốm. Sơn bị ốm, Sơn không nhận, cậu đặt quả đào lên giường rồi trốn về.
-Đọc thầm trao đổi nhóm.
-Đại diện nhóm phát biểu:
+Mai sau Xuân làm vườn giỏi vì em thích trồng cây.
+Vân còn thơ dại quá, vì Vân háu ăn, ăn hết phần mình vẫn thấy thèm.
+Ông khen Việt có tấm lòng nhân hậu vì em biết thương bạn, nhường miếng ngon cho bạn .
-HS tuỳ chọn nhân vật em thích và nêu lí do.Ví dụ:
 “em thích nhân vật ông vì ông quan tâm đến các cháu, hỏi các cháu ăn đào có ngon không và nhận xét rất đúng về các cháu. Có một người ông như thế gia đình sẽ rất hạnh phúc.” 
-Nhận xét.
-Tình thương của ông dành cho các cháu.
-2-3 nhóm thi đọc theo phân vai.
-3-4 em thi đọc lại truyện .
-1 em đọc bài.
-Tình thương của ông dành cho các cháu.
-Tập đọc bài.
 NGÀY SOẠN : THỨ BẢY NGÀY 28 THÁNG 03 NĂM 2009
 NGÀY DẠY : THỨ BA NGÀY 31 THÁNG 03 NĂM 2009
TIẾT:1 MÔN : THỂ DỤC (PPCT :57)
 BÀI: T/C “CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI” 
 & CHUYỀN BÓNG TIẾP SỨC 
 ----------------------------------------------------------------
TIẾT :2 MÔN : KỂ CHUYỆN (PPCT:29)
 BÀI : NHỮNG QUẢ ĐÀO 
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
-Biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng một cụm từ hoặc một câu . 
 - Biết kể lại từng đoạn câu chuyện dựa vào lời tóm tắt.
 - Biết c ... 2 em đọc bài “Cây đa quê hương”
-Những từ ngữ, câu văn nào cho biết cây đa sống rất lâu ?
-Ngối hóng mát dưới gốc đa tác giả còn thấy cảnh đẹp nào của quê hương?
-Nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài. 
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
Mục tiêu : Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng . Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật (cây si già, cậu bé)
PP giảng giải – luyện đọc :
-GV đọc mẫu lần 1 :giọng người kể khoan thai, giọng cây lúc ôn tồn, khi nghiêm khắc (khi hỏi cậu bé), giọng cậu bé : hồn nhiên. Nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm : khắc, đau điếng, đẹp làm sao, rạng lên, cảm ơn, khắc tên, rùng mình, lắc đầu.
-Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc từng câu :
Đọc từng đoạn : Chia 2 đoạn.
-Luyện đọc câu :
Bảng phụ : Ghi các câu .
-Hướng dẫn đọc các từ chú giải : (STV/tr 94)
PP giảng giải : GV giảng thêm : ôm không xuể : ý nói thân cây quá to 
-Nhận xét.
Đọc từng đoạn trong nhóm.
Thi đọc trong nhóm.
-Nhận xét.
-Trò chơi .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
Mục tiêu : Hiểu nghĩa một số từ ngữ khó : hí hoáy, rùng mình. Hiểu điều câu chuyện muốn nói với em : Cây cối cũng biết đau đớn như con người. Cần có ý thức bảo vệ cây.
-PP hỏi đáp : -Cậu bé đã làm điều gì không phải với cây si ?
-Cây đã làm gì để cậu bé hiểu được nỗi đau của nó ?
-Theo em sau cuộc nói chuyện với cây, cậu bé còn tinh nghịch nữa không ?
-Luyện đọc lại :
-Nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố : Truyện này giúp em hiểu ra điều gì ?
-Giáo dục tư ưởng.
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Tập đọc bài.
-2 em đọc và TLCH.
-Cây đa nghìn năm, d0ó là một tòa cổ kính .
-Lúa vàng gợn sóng.
-Theo dõi, đọc thầm.1 em đọc.
-HS nối tiếp đọc từng câu cho đến hết bài.
-Luyện đọc từ khó : xum xuê, hí hoáy,rùng mình, đau điếng 
-Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn :
-Đoạn 1 : từ đầu đến cám ơn cây
-Đoạn 2 : phần còn lại.
-HS luyện đọc câu :
Chiều chiều,/ chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát./ Lúa vàng gợn sóng./ Xa xa,/ giữa cánh đồng,/ đàn trâu ra về, lững thững bước nặng nề./ Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài,/ lan giữa ruộng đồng yên lặng./
-Luyện phát âm các câu chú ý đọc ngắt câu đúng.
-HS nêu nghĩa của các từ chú giải(STV/ tr 94) 
-Vài em nhắc lại.
-HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc cả bài .
-Các nhóm thi đọc (CN, ĐT, từng đoạn cả bài) -Đồng thanh.
-Trò chơi “Mưa rơi”
-Cậu bé dùng dao nhọn khắc tên mình lên thân cây, làm cây đau điếng.
Cây khen cậu có cái tên rất đẹp, rồi hỏi khéo sao cậu không khắc tên đó lên người cậu ? Cậu bé rùng mình sợ đau từ đó hiểu ra, dùng dao khắc tên lên cây làm cho cây đau đớn.
-Cậu bé không nghịch nữa vì đã hiểu cây cũng biết đau như con người. Từ đó có ý thức bảo vệ cây.
-3 em đọc theo phân vai.
-Không dùng vật nhọn làm tổn thương cây, không bẻ cành hái lá. Cây cối cũng biết đau đớn như con người, đừng làm hại cây cối, hãy chăm sóc và bảo vệ cây.
-Tập đọc bài.
Thứ . . . . . . ngày . . . . . .tháng . . . . . .năm . . . . . .
Nghệ thuật.
Tiết 29 : Mỹ thuật :TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO .
NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN CON VẬT .
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Học sinh nhận biết hình dáng con vật. Nặn được con vật theo trí tưởng tượng.
2.Kĩ năng : Vẽ màu theo ý thích.
3.Thái độ : Yêu mến các con vật nuôi trong nhà.
II/ CHUẨN BỊ : 
1.Giáo viên : 
 -Tranh ảnh về các con vật có hình dáng khác nhau.
•- Bài tập nặn các con vật khác nhau của HS .
2.Học sinh : Vở vẽ, nháp, bút chì màu, đất nặn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
30’
1.Bài cũ : PP kiểm tra : Kiểm tra vở vẽ.
Nhận xét bài vẽ của tiết trước. 
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
Mục tiêu : Biết quan sát nhận xét.
-PP trực quan :Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh gà trống, gà mái, gà con và các con vật khác. 
-Bài nặn có hình dáng màu sắc khác nhau ra sao ? 
Hoạt động 2 : Cách nặn con vật.
Mục tiêu : Biết cách nặn con vật.
-PP truyền đạt : GV hướng dẫn học sinh .
	Nặn khối chính :đầu, mình.
	Nặn chi tiết : từng bộ phận	
	Tạo dáng con vật : đi, đứng, nằm.
-Giáo viên phác nét cách nặn con vật.
-Giáo viên vẽ, xé dán con vật minh họa lên bảng.
Hoạt động 3 : Thực hành.
Mục tiêu : Thực hành đúng cách nặn, vẽ, xé dán con vật.
-PP trực quan : GV cho học sinh xem một số bài nặn các con vật của học sinh .
-PP thực hành : GV yêu cầu cả lớp thực hành nặn con vật.
-GV quan sát và gợi ý hướng dẫn thêm cho học sinh nặn con vật.
-Theo dõi chỉnh sửa.
-Giáo viên nhắc nhở cách chọn màu.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
-Chọn một số bài nhận xét cách vẽ, cách vẽ màu
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Hoàn thành bài vẽ.
-Vẽ thêm vào hình có sẵn, vẽ màu
-1 em nhắc tựa.
-Quan sát.
-Đi đứng, màu sắc phối hợp .
-Theo dõi.
-HS tập nặn con vật.
-Quan sát hình minh họa.
-Cả lớp thực hành , chọn màu sáp nặn.
-Hoàn thành bài .
-Xem lại hoàn chỉnh bài.
Thứ . . . . . . ngày . . . . . .tháng . . . . . .năm . . . . . .
Thứ . . . . . . ngày . . . . . .tháng . . . . . .năm . . . . . .
Toán / ôn.
ÔN : CÁC SỐ TỪ 110 ĐẾN 200 .
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Ôn các số từ 110 đến 200.
2.Kĩ năng : Đếm đọc viết các số đúng chính xác.
3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Phiếu bài tập.
2.Học sinh : Vở làm bài, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
-Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập
-PP kiểm tra : Cho học sinh làm phiếu .
1.Cộng thêm 4 để được dãy số :
120
143
152
2.Con kiến thứ nhất bò được 129 dm, con kiến thứ hai bò được 136 dm. Hỏi con nào bò được dài hơn ?
3.Khối hai của trường Hồng Hà có 182 em, còn khối hai của trường Cửu Long có 179 em. Hỏi khối hai của trường nào đông hơn ?
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Tập đếm các số từ 111 đến 200.
- Ôn : Các số từ 110 đến 200
-Làm phiếu.
1. Cộng thêm 4 để được dãy số :
120
143
152
2. Con kiến thứ hai bò dài hơn :
136 – 129 = 7 (dm)
Đáp số : 7 dm
3. Khối hai của trường Hồng Hà đông hơn là :
182 – 179 = 3 (HS)
Đáp số : 3 HS.
-Tập đếm các số từ 111 đến 200.
Thứ . . . . . . ngày . . . . . .tháng . . . . . .năm . . . . . .
Tiếng việt
Thứ . . . . . . ngày . . . . . .tháng . . . . . .năm . . . . . .
Tiếng việt/ ôn
ÔN LUYỆN VIẾT CHÍNH TẢ : CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Ôn luyện viết chính tả bài : Cậu bé và cây si già.
2.Kĩ năng : Rèn viết đúng, viết đẹp.
3.Thái độ : Ý thức rèn chữ giữ vở.
II/ CHUẨN BỊ : 
1.Giáo viên : Hệ thống câu hỏi.
2.Học sinh : Bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
-Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập. Giới thiệu bài ôn.
a/ Giáo viên đọc mẫu lần 1. cả bài
 PP hỏi đáp : 
-Cây đã làm gì để cậu bé hiểu được nỗi đau của nó ?
-PP luyện tập.
b/ Hướng dẫn viết từ khó : Giáo viên đọc.
c/ Viết vở : Giáo viên đọc bài cho học sinh viết (đọc từng câu, từng từ ).
-Đọc lại. Chấm bài. Nhận xét.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò : Tập đọc bài. Sửa lỗi.
-Ôn luyện viết chính tả bài :Cậu bé và cây si già.
-1 em đọc lại.
-Cây khen cậu có cái tên đẹp, hỏi khéo, sao không khắc tên đẹp lên người.Rùng mình sợ đau, từ đó hiểu ra, có ý thức bảo vệ cây.
-xum xuê, hì hoáy, đau điếng, rùng mình.
-Nghe và viết vở.
-Soát lại bài. Sửa lỗi.
-Sửa mỗi chữ sai 1 dòng.
Thứ . . . . . . ngày . . . . . .tháng . . . . . .năm . . . . . .
Nghệ thuật
Tiết 29 : Aâm nhạc : ÔN TẬP BÀI HÁT “CHÚ ẾCH CON” .
NHẠC & LỜI : PHAN NHÂN .
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Hát đúng và thuộc (lời1) . Tập hát lời 2.
2.Kĩ năng : Gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
 3.Thái độ : Noi gương học tập chăm chỉ của chú ếch con.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Chép lời ca vào bảng phụ. Băng nhạc. Hình ảnh chim, cá.
2.Học sinh : Thuộc bài hát.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
Hoạt động 1 : Ôn bài hát “Chú ếch con”
Mục tiêu : Ôn lời 1, học lời 2 bài hát “Chú ếch con”
-PP trực quan : Cho học sinh nghe băng bài hát .
-PP luyện tập : GV hát mẫu bài “Chú ếch con.”
-Dạy hát ôn theo lời 1&2. (nghe giai điệu tiếng đàn) .
-Nhận xét.
Hoạt động 2 : Hát kết hợp vận động.
Mục tiêu : Hát được bài “Chú ếch con” kết hợp gõ tiết tấu theo lời ca.
-PP luyện tập : GV yêu cầu HS hát kết hợp gõ tiết tấu theo lời ca .
Hoạt động 3 : Nghe gõ tiết tấu đoán câu hát.
Mục tiêu : Củng cố kĩ năng nghe gõ tiết tấu đoán câu hát. Hát được theo lời ca mới.
-GV gõ tiết tấu của 2 câu hát.
-GV ghi lời ca trên bảng.
-Khen ngợi HS hát đúng
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Tập hát lại bài. 
-HS đọc lời 1&2.
-Hát ôn lời 1.
-Học hát lời 2.
-Đồng thanh cả 2 lời.
-Hát kết hợp vận động vỗ tay gõ đệm theo phách.
-Học sinh nghe gõ tiết tấu đoán lời ca 
“Mùa xuân đẹp tươi đã sang, nắng xuân bừng trên xóm làng. Chúng em cùng nhau đến trường tay nắm tay cùng cười vang. .
-HS xung phong hát theo lời ca mới.
-Tập hát lại bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 29.doc