Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 26 - Trường TH - THCS Chu Văn An

Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 26 - Trường TH - THCS Chu Văn An

 BÀI : LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU :

 Giúp HS:

-Tiếp tục rèn luyện kỹ năng xem giờ đúng và giờ có kim phút chỉ vào số ,số 6

-Củng cố biểu tượng về thời điểm,khoảng thời gian , đơn vị đo thời gian trong cuộc sống hằng ngày

-GD HS tính cẩn thận, cần cù trong học toán.

II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

-Mặt đồng hồ có thể quay kim được.

III.HỌAT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

doc 23 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1014Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 26 - Trường TH - THCS Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NGÀY SOẠN : THỨ BẢY NGÀY 07 THÁNG 03 NĂM 2009
 NGÀY DẠY :THỨ HAI NGÀY 09 THÁNG 03 NĂM 2009
TIẾT : 1 MÔN : TOÁN (PPCT :126)
 BÀI : LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU :
 Giúp HS:	
-Tiếp tục rèn luyện kỹ năng xem giờ đúng và giờ có kim phút chỉ vào số ,số 6
-Củng cố biểu tượng về thời điểm,khoảng thời gian , đơn vị đo thời gian trong cuộc sống hằng ngày
-GD HS tính cẩn thận, cần cù trong học toán.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
-Mặt đồng hồ có thể quay kim được.
III.HỌAT ĐỘNG DẠY- HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Ổn định lớp:
2.kiểm tra bài cũ:
3.Dạy-học bài mới:
a.Giới thiệu bài :
Trong giờ học tóan này các em sẽ tiếp tục rèn luyện cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3 hoặc số 6.
-Ghi tên bài.
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1 : 
-Bài tập yêu cầu chúng ta nêu giờ xảy ra của một số hành động.
-HS thảo luận theo cặp, em hỏi , em trả lời và ngược lại.
=> Để làm đúng bài tập này trước hết các em cần đọc câu hỏi dưới mỗi hình minh họa.sau đó xem kỹ hình vẽ đồng hồ bên cạnh tranh,giờ trên đồng hồ chỉ chính là thời điểm diễn ra sự việc được hỏi đến
-Một số em trình bày trước lớp => lớp nhận xét , bổ sung.
-Nhận xét ghi điểm
*Lúc 8 giờ 30 phút,Nam cùng các bạn đến vườn thú.Đến 9 giờ các bạn đến chuồng voi để xem Voi.Sau đó vào lúc 9 giờ 15 phút các bạn đến chuồng Hổ xem Hổ. 10 giờ 15 phút các bạn ngồi nghỉ,đến 11 giờ thì tất cả ra về.
-Từ khi các bạn ở chuồng Voi đến lúc các bạn ở chuồng Hổ là bao lâu ?
-Là 15 phút
Bài 2 :
-Gọi 1 HS đọc đề bài phần a 
-Hà đến trường lúc 7 giờ.Tòan đến trường lúc 7 giờ 15 phút.Ai đến trường sớm hơn?
-Hà đến trường lúc mấy giờ?
-Hà đến trường lúc 7 giờ.
-Gọi 1 em quay kim đồng hồ đến 7 giờ và giơ cho lớp xem.
-1 HS thực hiện
Lớp nhận xét
-Tòan đến trường lúc mấy giờ?
-Tòan đến trường lúc 7 giờ 15 phút
-1 em quay kim đến đúng 7 giờ 15 phút.
-Lớp quan sát đồng hồ
-Bạn nào đến trường sớm hơn?
-Bạn Hà đến trường sớm hơn.
-Bạn Hà đến trường sớm hơn bạn Toàn bao nhiêu phút?
-Đến sớm hơn 15 phút.
=> Tiến hành tương tự phần b
Bài 3 : 
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
=> để làm kỹ bài tập này các em cần đọc kỹ công việc trong từng phần và ước lượng xem em cần bao nhiêu lâu để làm việc mà bài đưa ra.Như vậy người được nhắc đến trong bài cũng sẽ làm với khoảng thời gian gần như thế.
-HS suy nghĩ làm bài.
-Em điền giờ hay phút vào câu a? vì sao ?
-Điền giờ vì mỗi ngay Nam ngủ 8 giờ,vì 8 phút thì quá ít
-Trong 8 phút em có thể làm được việc gì?
-Em có thể rửa mặt , đánh răng ,xếp sách vở.
=> Tương tự hỏi câu b , c
b.15 phút,c.35phút.
4.Củng cố ,dặn dò:
-Cho các nhóm chơi trò chơi “ Thi quay kim đồng hồ”
-Các nhóm chơi
-GV và lớp nhận xét công bố nhóm thắng cuộc
-Nhận xét tiết học.
TUẦN 26 TIẾT	Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2005
TOÁN
TÌM SỐ BỊ CHIA
I.MỤC TIÊU: Giúp HS
Biết cách tìm số bị chia trong phép chia khi biết các thành phần còn lại.
* GD HS tính cẩn thận cần cù trong học toán
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Hai tấm bìa,mỗi tấm bìa có gắn 3 hình vuông ,tròn , tam giác
Các thẻ từ ghi : Số bị chia ; số chia ; thương
III.HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
A.KIỂM TRA BÀI CŨ.
B BÀI MỚI.
1 / Giới thiệu bài : 1 em nêu lại tên gọi của các thành phần và kết quả của phép chia.
1 em nêu : Số bị chia ; số chia ; thương
Trong bài học này các em sẽ học cách tìm số bị chia chưa biết của một thương.Khi biết số chia và thương đó
Gv ghi tên bài .
2
2/ Dạy bài mới : 
a/ Nhắc lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
GV gắn lên bảng 6 hình vuông thành 2 hàng như SGK.
Nêu : Có 6 hình vuông xếp thành 2 hàng .Hỏi mỗi hàng có mấy hình vuông?
HS suy nghĩ trả lời.Mỗi hàng có 3 hình vuông.
?Nêu phép tính giúp em tìm được số hình vuông có trong hành.
HS nêu
Ghi 6 : 2 = 3
6 : 2 = 3
? Nêu tên gọi thành phần và kết quả trong phép chia trên.
HS nêu : 6 là số bị chia ; 2 là số chia ; 3 là thương
GV gắn các thẻ từ lên bảng như phần bài học SGK
* Nêu bài tóan 2 : Có một số hình vuông được xếp thành 2 hàng , mỗi hàng có 3 hình vuông.Hỏi 2 hàng có bao nhiêu hình vuông?
HS suy nghĩ và nêu 2 hàng có 6 hình vuông
? Nêu phép tính giúp em tìm được số hình vuông có trong 2 hàng.
3 x 2 = 6
Ghi bảng 3 x 2 = 6
b / Quan hệ giữa phép nhân và phép chia
Gọi 1 HS đọc lại 2 phép tính
Đọc CN
? Trong phép chia 6 : 2 = 3 thì 6 là gì?
6 là số bị chia
?Trong phép nhân 3 x 2 = 6 thì 6 gọi là gì?
6 gọi là tích của 3 x 2
? 3 và 2 lần lượt là gì trong phép chia ?
3 và2 lần lượt là thương trong phép chia
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Vậy trong một phép chia,số bị chia bằng thương nhân với số chia.
6 : 2 = 3
HS nêu CN
C/ Hướng dẫn cách tìm số bị chia chưa biết.
Ghi X : 2 = 5
Đọc CN
=> X là số bị chia chưa biết trong phép chia X : 2 = 5
Chúng ta sẽ học cách tìm số bị chia chưa biết này.
? X là gì trong phép chia X : 2 = 5
X là số bị chia
? Muốn tìm số bị chia cho X trong phép chia này ta làm như thế nào?
Ta lấy thương ( 5 ) nhân với số chia ( 2 )
? Hãy nêu phép tính để tìm X?
Nêu : X : 2 = 5
 X = 5 x 2 ; X = 10
? Vậy X bằng mấy?
Gọi 1 HS đọc cả bài tóan
Vậy chúng ta tìm được X = 10 để 
10 : 2 = 5
=> Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào?
Lấy thương nhân với số chia.
Ghi bảng
Đọc CN
3
Thực hành
Bài 1 : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Tính nhẩm
HS tự làm bài 1
Gọi 1 HS đọc bài làm => lớp nhận xét
Bài 2 : Hãy nêu yêu cầu của bài tập.
Tìm X
3 HS làm bảng lớn , lớp làm vở
Yêu cầu HS nêu cách làm từng phần
Nhận xét ghi điểm
Bài 3 : Gọi HS đọc đề bài
Đọc CN
? Mỗi em nhận được mấy chiếc kẹo?
Mỗi em 5 chiếc kẹo
? Có bao nhiêu em được nhận kẹo ? 
3 em
? Để tìm xem có bao nhiêu chiếc kẹo ta làm thế nào ?
Ta thực hiện phép nhân 5 x 3
1 HS làm bảng lớn, lớp làm vở
Tóm tắt
1 em : 5 chiếc kẹo
3 em: . . . chiếc kẹo
Giải
Số kẹo có tất cả là :
5 x 3 = 15 ( Chiếc)
Đáp số : 15 chiếc
 Chữa bài – Ghi điểm
4
C . CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ
?Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào?
Nêu CN
 Nhận xét tiết học , về nhà làm thêm vở BT
Học thuộc kết luận
TUẦN 26 TIẾT	Thứ ba ngày 8 tháng3 năm 2005
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG DƯỚI NƯỚC
I.MỤC TIÊU: Sau bài học , HS biết
Nói tên và nêu ích lợi của một số cây sống dưới nước
Phân biệt được nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước
Hình thành kỹ năng quan sát,nhận xét , mô tả
Thích sưu tầm và bảo vệ các lòai cây.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Hình vẽ SGK , Phiếu học tập
Sưu tầm một số tranh ảnh , một số cây sống dưới nước.
III.HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
A.KIỂM TRA BÀI CŨ.
Gv nêu câu hỏi
Gọi 2 HS trả lời
?Kể tên một số lòai cây sống trên cạn?và nêu lợi ích của chúng?
? Kể tên một số loài cây làm thuốc?
Nhận xét – ghi điểm.
B. BÀI MỚI.
1 / Giới thiệu bài : hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm và ích lợi của một số lòai cây sống dưới nước
Ghi tên bài
1
2/ Họat động 1 : Làm việc với SGK
* Mục tiêu : Nói tên và nêu ích lợi của một số cây sống dưới nước.
Nhận biết được nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn dưới đáy nước.
* Cách tiến hành.
Bước 1 : Làm việc theo cặp.
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi SGK “ Chỉ và nói tên những cây trong hình 1 , 2 , 3
HS thảo luận theo nhóm và ghi vào phiếu.
Nêu nơi sống của cây.
Nêu đặc điểm giúp cây sống được trên mặt nước?
Bước 2 : Làm việc theo lớp :
Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả
Các nhóm lần lượt báo cáo
GV nhận xét và ghi vào phiếu thảo luận phóng to lên bảng .
Các nhóm nhận xét bổ sung
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
TT
TÊN
MỌC Ở
SỐNG TRÔI NỔI
CÓ RỄ BÁM BÙN
HOA CÓ KHÔNG
ĐẶC ĐIỂM
ÍCH LỢI
H1
Cây lục bình
Ao
X
Có
Lá xanh ,thân xốp,rễ chùm
Làm thức ăn cho động vật
H3
Cây sen
Đầm hồ
X
Có
Lá to màu xanh nối liền cuống
Nhụy hoa ướp trà,Hạt làm mứt , thuốc
H2
Cây rong
Đầm hồ
X
Không
Thân mềm lá nhỏ
Làm thức ăn cho động vật
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
2
Họat động 2 : Trưng bày tranh ảnh vật thật
HS chuẩn bị các tranh ảnh , vật thật các cây sống ở dưới nước
Các nhóm trưng bày tranh ảnh vật thật lên một chiếc bàn
3
C . CỦNG CỐ – DẶN DÒ
GV nhận xét đánh giá kết quả của từng tổ.
Nhận xét tiết học
UẦN 26 TIẾT	Thứ tư ngày 9 tháng 3 năm 2005
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU: Giúp HS
Rèn luyện kỹ năng tìm số bị chia tronh phép chia
Củng cố về tên gọi của các thành phần và kết quả trong phép chia
Giải bài tóan có lời văn bằng cách tìm số bị chia
* GD HS tính cẩn thận cần cù trong học toán
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Viết sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng
III.HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
A.KIỂM TRA BÀI CŨ.
Gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập
2 HS làm bảng lớn
 X : 2 = 4 X : 3 = 6
Lớp làm nháp
 X = 2 x 4 X = 6 x 3
X = 8 X = 18
Gọi 2 HS nêu quy tắc tìm số bị chia
Nhận xét ghi điểm
2 HS nêu
B BÀI MỚI.
a/ Giới thiệu bài mới : Hôm nay chúng ta luyện tập lại cách tìm số bị chia
Ghi tên bài :
Đọc CN
2
Bài 1: Bài tập yêu c ... rong bài Sông Hương
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r / d / g ; ưc / ưt
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập chính tả.
III.HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
A.KIỂM TRA BÀI CŨ.
Gọi 2 HS lên bảng tìm từ theo yêu cầu.
2 HS lên bảng.HS dưới lớp viết bảng con 
HS 1 : Tìm 4 từ có âm đầu r / d / gi
HS tìm từ
HS 2 : Tìm 4 từ chưá tiếng có vần ưc / ưt
Nhận xét cho điểm HS
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI.
1 Giới thiệu bài :
Sông Hương là một cảnh đẹp nổi tiếng ở Huế.Hôm nay lớp mình sẽ viết 1 đoạn trong bài Sông Hương và làm các bài tập chính tả phân biệt r/d/gi/ưc/ưt
2
2/ Hướng dẫn viết chính tả: 
a/ Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết.
GV đọc bài 1 lần đoạn viết
Theo dõi
Đoạn trích viết về cảnh đẹp nào ?
Sông Hương
Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp cuả sông hương vào thời điểm nào ?
Cảnh đẹp cuả Sông Hương vào muà hè và khi đêm xuống.
3
B/ Hướng dẫn cách trình bày.
Trong đoạn văn những từ nào được viết hoa vì sao?
Các từ đầu câu, mỗi những tên riêng : Hương Giang.
c/ Hướng dẫn viết từ khó
GV đọc các từ khó cho HS viết
HS viết các từ: Phượng vĩ đỏ rực,Hương Giang , dải luạ , lung linh
d/ viết chính tả
GV đọc từng câu cụm từ 3lần
HS lắng nghe, viết
e/ Soát lỗi
GV treo bảng phụ – đọc lại từng câu
HS theo dõi soát lỗi,ghi lỗi
G/ Chấm bài :
GV chấm 5 bài – Nhận xét
4
3/Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu
Đọc đề bài
Gọi 4 HS lên bảng làm 
4HS làm bảng lớn,lớp làm vở bài tập
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Gọi HS nhận xét chữa bài
a/Giải thưởng ,rải rác , dải núi , rành mạch , để dành , tranh giành ,
b/ Sức khoẻ , sứt mẻ , cắt đứt , đạo đức , nức nở , nứt nẻ
Bài 2
Gọi HS đọc yêu cầu.
2 HS đọc nối tiếp
Đọc từng câu hỏi cho HS trả lời
HS tìm tiếng : dở , giấy , mực , bút.
5
C. CỦNG CỐ & DẶN DÒ
Gọi HS tìm các tiếng có âm r / d / gi hoặc ưc / ưt
Tổng kết nhận xét giờ học.
Ghi nhớ qui tắc chính tả và về nhà làm lại.
Chuẩn bị bài tập làm văn
TUẦN 26 TIẾT	Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2005
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU. 	
Củng cố biểu tượng về chu vi cuả hình tam giác, hình tứ giác.
Rèn luyện kỹ năng tính chu vi cuả hình tam giác,hình tứ giác thông qua việc tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
Củng cố kỹ năng vẽ hình qua các điểm cho trước.
* GD HS tính cẩn thận cần cù trong học toán
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Các hình vẽ tam giác ,tứ giác như trong SGK
III.HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
A.KIỂM TRA BÀI CŨ.
Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập sau.
Tính chu vi cuả hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là :
3HS lên bảng làm bài,cả lớp làm bài ra giấy nháp.
a/ 3cm , 4cm , 5cm
Bài giải
b/ 5cm , 12cm , 9cm
Chu vi hình tam giác đó là
c/ 8cm , 6cm , 13cm
a/ 3 + 4 + 5 = 12 (cm)
b/ 5 + 12 + 9 = 26 (cm)
c/ 8 + 6 + 13 = 27 (cm)
Chữa bài và cho điểm HS
Đáp số : a = 12 cm ; b = 26cm ; c = 27cm
B. BÀI MỚI.
1/Giới thiệu bài : Giúp các em củng cố về biểu tượng chu vi hình tam giác và chu vi hình tứ giác
LUYỆN TẬP
2
2/ Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a
Nối các điểm để được một đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng.
Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài (bài tập này HS đã được làm khi học tiết 99 –Đường gấp khúc ,độ dài đường gấp khúc)
Một số HS lên bảng trình bày cách vẽ cuả mình,sau đó đọc tên các đoạn thẳng có trong mỗi trường hợp
Gọi HS đọc yêu cầu phần b,c và làm bài
2 HS lên bảng làm bài,cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Yêu cầu HS đọc tên các cạnh cuả hình tam giác và hình tứ giác vẽ được ở phần b,c
Đọc tên các cạnh cuả hình
Hình tam giác MNP có các cạnh MN , NP , PM.
Nhận xét và cho điểm HS
Hình tứ giác ABCD có các cạnh là AB,BC,CD,DA
Bài 2 : Gọi 1 HS đọc đề bài sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
1HS làm bài trên lớp,cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Chu vi hình tam giác ABC là:
2 + 5 + 4 = 11
Đáp số : 11cm
Yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi
Chu vi cuả hình tam giác bằng tổng độ dài
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
cuả hình tam giác
các cạnh cuả hình đó.
Nhận xét ghi điểm
Bài 3/131:
Tiến hành tương tự như với bài tập 2 :
Bài 4/131:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu cuả bài :
1HS đọc
Yêu cầu HS tự làm bài:
2HS làm bài trên bảng lớp,cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a/ Độ dài đường gấp khúc ABCDE là:
b/ Chu vi hình tứ giác ABCD là :
3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm)
3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm)
Đáp số : 12cm
Đáp số : 12cm
Hãy so sánh độ dài đường gấp khúc ABCD và chu vi hình tứ giác ABCD? Vì sao?
Độ dài đường gấp khúc ABCD bằng chu vi tứ giác ABCD.
Vì độ dài các đoạn thẳng cuả đường gấp khúc bằng độ dài các cạnh hình tứ giác.
Có bạn nói hình tứ giác ABCD là đường gấp khúc ABCD,theo em bạn đó nói đúng hay sai?
Bạn đó nói đúng
Đường gấp khúc ABCD có gì khác so với đường gấp khúc ABCDE ? (Trong hai đường gấp khúc trên đường gấp khúc nào có điểm đầu và điểm cuối phân biệt,đường gấp khúc nào có điểm đầu và điểm cuối không phân biệt ?)
Đường gấp khúc ABCD là đường gấp khúc có điểm đầu và điểm cuối không phân biệt,đường gấp khúc ABCDE là đường gấp khúc có điểm đầu và điểm cuối phân biệt nhau.
Mỗi hình tam giác ,tứ giác đều được tạo bởi một đường gấp khúc có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau.Chu vi cuả một hình cũng chính là độ dài đường gấp khúc tạo thành hình.
3
C. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
* Trò chơi : Thi tính chu vi.
GV chuẩn bị một số hình vẽ tam giác ,tứ giác có ghi số đo các cạnh.Chia lớp thành 4 nhóm,yêu cầu các nhóm thảo luận để chọn hình theo nguyên tắc chọn hình có chu vi lớn nhất.Mỗi nhóm được chọn 3 hình vẽ sau đó tính chu vi cuả các hình này.Nhóm nào có tổng chu vi lớn nhất là nhóm thắng cuộc.
HS cả lớp chơi trò chơi theo hướng dẫn cuả GV
Tổng kết cuộc chơi,tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Về làm bài vở bài tập toán 2 và ôn lại bài
Chuẩn bị bài : Số 1 trong phép nhân và phép chia.
TUẦN 26 TIẾT	Thứ 6 ngày 11 tháng 3 năm 2005
 TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý TẢ NGẮN VỀ BIỂN
I.MỤC TIÊU. 	
Biết đáp lại lời nói cuả mình trong một số tình huống giao tiếp đồng ý.
Biết đánh giá nhận xét lời cuả bạn
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Tranh minh hoạ cảnh biển.
Các tình huống viết vào giấy
Vở bài tập viết tiếng việt 2 , tập hai
III.HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
A.KIỂM TRA BÀI CŨ.
Gọi 2 HS hoạt động theo cặp trong các tình huống sau.
2 cặp HS lên bảng thực hành.
HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
Tình huống 1 :
Tình huống 2:
HS 1 : hỏi muợn bạn cái bút
HS1 : Đề nghị bạn làm trực nhật hộ vì bị ốm.
HS2: Nói đồng ý
HS 2 : nói đồng ý.
HS1 : Đáp lời đồng ý cuả bạn.
HS1 : Đáp lại lời đồng ý cuả bạn.
Gọi HS nhận xét
GV nhận xét cho điểm từng HS
B. BÀI MỚI.
1/Giới thiệu bài:
Hôm nay lớp mình sẽ học tiếp cách đáp lại lời đồng ý trong một số tình huống giao tiếp và viết đoạn văn ngắn về biển.
ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý
TẢ NGẮN VỀ BIỂN
2
2/Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1 : GV đưa các tình huống và gọi 2 HS lên bảng thực hành đáp lại.
HS1 : Đọc tình huống
HS 2 : nói lời đáp lại.
Một tình huống cho nhiều cặp HS thực hành.
Tình huống a
HS2 : cháu cảm ơn bác ạ!cảm ơn bác cháu sẽ ra ngay . . . 
Tình huống b.
HS2: Cháu cảm ơn cô ạ!may quá,cháu cảm ơn cô nhiều!Cháu cảm ơn cô.Cô sang ngay nhé./
Tình huống c : 
Nhận xét cho điểm từng HS
HS2 : hay quá.cậu sang ngay nhé./Nhanh lên nhé tớ chờ . . .
Bài 2:
Treo bức trnh
? Tranh vẽ cảnh gì?
Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng
?Sóng biển như thế nào?
Sóng biển xanh như dềnh lên./Sóng nhấp 
nhô trên mặt biển xanh.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
?trên mặt biển có những gì?
Trên mặt biển có những cánh buồm đang lướt sóng và những chú hải âu đang trao lượn.
?Trên bầu trời có những gì?
Mặt trời đang dần dần nhô lên,những đám mây đang trôi nhẹ nhàng.
Hãy viết một đoạn văn theo các câu trả lời cuả mình
HS tự viết trong 7 – 10 phút
Gọi HS đọc bài viết cuả mình.GV chú ý sửa câu từ cho từng HS
Cho điểm những bài văn hay
Nhiều HS
Ví dụ: cảnh biển lúc bình minh thất đẹp.Sóng biển nhấp nhô trên mặt biển xanh.Nhửng cánh buồm đỏ thắm đang lướt sóng.Đàn hải âu chao lượn.Mặt trời lên, những đám mây trắng bồng bềnh trôi.
3
C.CỦNG CỐ – DẶN DÒ.
Tổng kết nhận xét giờ học
Các em ghi nhớ luôn đáp lại lời đồng ý lịch sự,có văn hoá
Về nhà viết lại bài văn vào vở
Chuẩn bị bài : Oân tập và kiểm tra giữa kỳ II.
TUẦN 27 TIẾT	Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2005
ÔN TẬP ( T1)
I.MỤC TIÊU. 	
1/Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
Nội dung : các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
Kỹ năng đọc thành tiếng : Phát âm rõ,tốc độ tối thiểu 50 chữ/1 phút,biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Kỹ năng đọc hiểu: Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài học.
Oân luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?
Oân luyện cách đáp lời cảm ơn. Cuả người khác.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26
Bảng phụ viết sẵn các câu ở bài tập 2.
Vở bài tập tiếng việt.
III.HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26.doc