I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh :
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ (số bị trừ có hai chữ số, số trừ có một chữ số)
- Củng cố cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng. Củng cố cách vẽ hình theo mẫu.
-HS tính toán cẩn thận, chính xác.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
-Bảng con , vở BT
-GV vẽ sẵn hình BT3 lên bảng.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
NGÀY SOẠN : THỨ BẢY NGÀY 14 THÁNG 11 NĂM 2009 NGÀY DẠY : THỨ HAI NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 2009 TIẾT : 1 MÔN : TOÁN ( PPCT: 66) BÀI : 55 – 8 ; 56 – 7 ; 37 – 8 ; 68 – 9 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh : - Biết thực hiện phép trừ có nhớ (số bị trừ có hai chữ số, số trừ có một chữ số) - Củng cố cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng. Củng cố cách vẽ hình theo mẫu. -HS tính toán cẩn thận, chính xác. II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: -Bảng con , vở BT -GV vẽ sẵn hình BT3 lên bảng. III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: GIÁO VIÊN HỌC SINH 1.Ổn định lớp : 2.Kiểm tra bài cũ: - Sửa bài tập 2, 3, 4 trang 66 VBT - 3 HS lên sửa bài. Lớp theo dõi , nhận xét. - Nhận xét, ghi điểm. 3.Dạy-học bài mới : a.Giới thiệu bài : -GV giới thiệu và ghi tên bài học lên bảng. b.Tổ chức cho HS thực hiện phép trừ : 55 – 8 ; 56 – 7 ; 37 – 8 ; 68 – 9 - Đặt tính, nêu cách tính. - 4 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con. -Ví dụ: * 5 trừ 8 không được, lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7, nhớ 1. * 5 trừ 1 bằng 4, viết 4. 55 8 43 -Tương tự HS thực hiện các phép tính còn lại - Nêu cách trừ. -Các em vừa thực hiện những phép trừ nào? * 55 – 8 ; 56 – 7 ; 37 – 8 ; 68 – 9 -Đây là những dạng phép trừ như thế nào? -• Trừ có nhớ. c.HD HS làm bài tập : Bài 1: Tính -3 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. -Sửa bài trên bảng, chốt kết quả đúng, ghi điểm. - HS đổi vở kiểm tra chéo. Bài 2: Tìm x a. x + 9 = 27 -Nêu các thành phần của phép tính. - HS nêu. -Muốn tìm một số hạng chưa biết, ta làm như thế nào? -Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. -3 HS lên bảng làm, lớp làm vào bảng con (theo tổ) a) x + 9 = 27 -GV nhận xét , ghi điểm. x = 27 – 9 x = 18 b) c) Bài 3: Vẽ hình theo mẫu - Vẽ vào vở. HS dựa vào ô vở để vẽ. -GV vẽ hình mẫu lên bảng -HS quan sát và vẽ vào vở. -Kiểm tra một số bài.Nhận xét. IV.CỦNG CỐ,DẶN DÒ: -Nêu cách trừ : 46 – 7 ; 87 – 9 ; 36 – 8 -Về xem lại bài. -Làm bài tập trong VBT. -Ôn lại bảng trừ “ 15, 16, 17, 18 trừ đi một số” -Nhận xét tiết học . TIẾT : 2 +3 MÔN : TẬP ĐỌC ( PPCT:40 + 41 ) BÀI : CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA I. MỤC TIÊU: 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn toàn bài , nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. -Biết đọc phân biệt giọng kể và giọng nhân vật (người cha, bốn người con) 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: - Hiểu nghĩa của các từ mới: chia lẻ, hợp lại, đùm bọc, đoàn kết. - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau. 3.HS biết :Anh chị em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau.Đòng thời giaó dục tinhf cảm đẹp đẽ giữa anh chj em trong gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : -Tranh minh họa sgk. III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: GIÁO VIÊN HỌC SINH 1.Ổn định lớp :(TIẾT 1) 2.Kiểm tra bài cũ: -Gọi HS đọc bài + trả lời câu hỏi bài :Quà của bố - 2 HS lên bảng thực hiện. -Nhận xét ,ghi điểm. 3.Dạy - học bài mới : a.Giới thiệu bài : -Cho HS xem tranh -> giới thiệu bài. - HS nhắc lại đề bài “Câu chuyện bó đũa” b.HD Luyện đọc : -GV đọc mẫu,giới thiệu tác giả,hướng dẫn Hs đọc bài -HS theo dõi, đọc thầm *Luyện đọc câu: -HS đọc nối tiếp từng câu. - Sửa lỗi phát âm *Luyện đọc đoạn: -HS đọc nối tiếp từng đoạn, kết hợp đọc từ chú giải. -HD đọc ngắt giọng. -Đọc ngắt giọng. -Cá nhân đọc đoạn theo nhóm -Cá nhân đọc từng đoạn trước lớp -Lớp nhận xét -Thi đọc đoạn theo nhóm giữõa các nhóm. - GV và HS bình chọn nhóm đọc hay nhất c.Hướng dẫn tìm hiểu bài :(TIẾT 2) - Thảo luận câu hỏi theo nhóm. - GV theo dõi, nhận xét và chốt ý đúng -Câu chuyện này có những nhân vật nào? -Có 5 nhân vật: Ông cụ và 4 người con -Thấy các con không thương yêu nhau, Ông cụ làm gì? -Ông cụ rất buồn phiền, bèn tìm cách dạy bảo các con: Ông đặt một túi tiền để thưởng cho ai bẻ được bó đũa. • -Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa? • -Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ. -Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào? -Người cha cởi bó đũa ra, thong thả bẻ gãy từng chiếc. -Một chiếc đũa được ngầm so sánh với điều gì? -Với từng người con .Với sự mất đoàn kết. -Cả bó đũa được ngầm so sánh với điều gì? -Với bốn người con; Với sự thương yêu đùm bọc. -Người cha muốn khuyên các con điều gì? -GV giáo dục tình cảm tốt đẹp giữa các anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương đoàn kết ,giúp đỡ lẫn nhau.Chị ngã em nâng. -Anh em phải đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. Chia rẽ thì sẽ yếu. d.Luyện đọc lại : -HD HS các nhóm thi đọc câu chuyện theo vai: Người dẫn chuyện, Ông cụ, bốn người con (cùng nói) -Mỗi nhóm cử 5 HS thi đọc -Nhận xét, tuyên dương - Các nhóm nhận xét 4.Củng cố,dặn dò: -Đặt tên khác thể hiện ý nghĩa câu chuyện? -Đoàn kết là sức mạnh; Sức mạnh đoàn kết -Anh chị em trong nhà em yêu thương nhau như thế nào? - HS nêu -Bạn bè trong lớp không phải là anh chị em một nhà, có cần phải nghe theo lời khuyên cùa câu chuyện này không? Vì sao? -Về đọc lại bài, nhớ nội dung câu chuyện để tiết sau học kể chuyện. -Nhận xét tiết học. TIẾT : 4 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TIẾT :5 CHÀO CỜ TUẦN 14 ************************************************* NGÀY DẠY : THỨ BA NGÀY 17 THÁNG 11 NĂM 2009 TIẾT : 1 MÔN : KỂ CHUYỆN (PPCT: 14 ) BÀI : CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA I. MỤC TIÊU : 1.Rèn kĩ năng nói: -Dựa vào trí nhớ, 5 tranh minh hoạ và gợi ý dưới tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện với giọng kể tự nhiên, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung câu chuyện. 2. Rèn kĩ năng nghe: -Lắng nghe bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn. 3.Hiểu được ý nghĩa câu chuyệân: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau. II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Tranh minh họa sgk. III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: GIÁO VIÊN HỌC SINH 1.Ổn định lớp : 2.Kiểm tra bài cũ: -Gọi HS kể lại chuyện “Bông hoa Niềm Vui” -2 HS kể -1 HS nêu ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét , ghi điểm. 3.Dạy-học bài mới : a.Giới thiệu bài : Kể chuyện “Câu chuyện bó đũa” b.Hướng dẫn kể chuyện: * Kể từng đoạn theo tranh. - 3 em đọc yêu cầu của bài. -GV nhắc HS: không phải mỗi tranh minh hoạ 1 đoạn truyện. - Cả lớp quan sát 5 tranh, -GV nói vắn tắt nội dung từng tranh. -Tranh 1: Vợ chồng người anh , vợ chồng người em cãi nhau. Ông cụ thấy rất đau buồn. -Tranh 2: Ông cụ lấy câu chuyện bẻ bó đũa để dạy các con. -Tranh 3: Hai anh em ra sức bẻ bó đũa mà không nổi. -Tranh 4: Ông cụ bẻ gãy từng chiếc đũa rất dễ dàng. -Tranh 5: Những người con đã hiểu ra lời khuyên của cha. - GV khuyến khích HS kể bằng lời của mình, không kể theo kiểu đọc văn bản - 1 HS kể mẫu theo tranh 1. - Kể chuyện trong nhóm. Quan sát tranh, nối - Kể chuyện trước lớp - Nhóm cử đại diện lên thi kể. - Lớp và GV nhận xét, đánh giá. * Phân vai, dựng lại câu chuyện -Các nhóm tự phân vai (người dẫn chuyện, ông cụ, bốn người con) -Thi dựng lại câu chuyện. -Sau mỗi lần một nhóm đóng vai để kể, cả lớp nêu nhận xét về các mặt: nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện. -Cuối giờ GV và HS bình chọn cá nhân và nhóm kể chuyện hay nhất. * GV nhắc HS khi kể chuyện: Người đóng vai ông cụ nói lời của ông cụ, bốn người con cùng nói lời của các con, những câu khác do người dẫn chuyện kể. 4.Củng cố,dặn dò: -3 em tiếp nối nhau kể từng đoạn của câu chuyện. -HS thực hiện. -Bài này khuyên chúng ta điều gì? -Luôn yêu thương, sống thuận hoà với anh chị em . - Bạn bè cùng lớp, ta phải cư xử như thế nào? - Luôn yêu thương, đùm bọc, quan tâm giúp đỡ nhau, đoàn kết không chia bè, chia phái -Về nhà kể lại câu chuyện cho bố mẹ, ông bà nghe. -Nhận xét tiết học. TIẾT :2 MÔN : CHÍNH TẢ (NGHE –VIẾT) ( PPCT: 27) BÀI : CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA I. MỤC TIÊU : 1.Nghe – viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “Câu chuyện bó đũa” - Viết đúng các chữ HS dễ viết sai: đùm bọc, chia lẻ, yếu 2. Luyện tập viết đúng một số những tiếng có âm. vần dễ lẫn lộn: l / n, i / iê, ăt / ăc 3. Giáo dục HS tính trung thực khi viết bài chính tả hoặc tự sửa lỗi sai. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : - GV: viết bài chính tả lên bảng, viết bài tập 2b, 3a lên bảng. - HS: vở bài tập, bảng con, bút chì . III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : GIÁO VIÊN HỌC SINH 1.Ổn định lớp : 2.Kiểm tra bài cũ: - Tìm và viết bảng : 4 tiếng bắt đầu bằng r, d, gi - 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con - Nhận xét ,ghi điểm. 3.Dạy-học bài mới : a.Giới thiệu bài : -Nghe-Viết một đoạn trong bài “Câu chuyện bó đũa” b.Hướng dẫn nghe – viết: -Gv đọc đạn viết lần 1 -2 HS đọc lại đoạn viết . -Tìm lời người cha trong bài chính tả -Lời người cha: Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng . . . sức mạnh. -Lời người cha được ghi sau những dấu câu gì? -Lời người cha được ghi sau dấu hai chấm và dấu gạch ngang đầu dòng. - Yêu cầu Hs nêu từ khó -chia lẻ, yếu, đùm bọc -Gv dọc từ khó cho Hs viết vào bảng - GV nhận xét ,sữ ... xét . -GV HD HS chơi trò chơi :Đoàn tàu thống nhất. +HS chơi -GV nhận xét. III.SINH HOẠT LỚP : -Ban cán sự lớp báo cáo các mảng hoạt động của lớp tuần 14 -GV tổng hợp và nhận xét chung . 1.Nề nếp: -Sĩ số trong tuần : +Vắng có phép : 0 +Vắng không phép:0 -Đảm bảo thời gian ra -vào lớp -Xếp hàng ra -vào lớp trật tự -Sinh hoạt 15 phút đầu giờ đảm bảo -Vệ sinh lớp học sạch sẽ -Vệ sinh cá nhân đảm bảo 2.Học tập : -Học chương trình tuần 14 -Ý thức học tập : +Tuyên dương: 3.Công tác khác: -Vệ sinh khu vực theo quy định sạch se õ; sinh hoạt Sao nhi đồøng đều đặn -Chấm vở sạch chữ đẹp IV.KẾ HOẠCH TUẦN 15 : 1.Nề nếp: -Duy trì sĩ số ,nề nếp lớp học. -Các tổ trưởng , lớp trưởng tích cực hơn nữa trong việc theo dõi những bạn vi phạm nội quy trường học. -Giữ gìn vệ sinh trường , lớp và vệ sinh cá nhân sạch sẽ. -Sinh hoạt 15 phút đầu giờ cần thêm nội dung mới. 2.Học tập: -Thực hiện học chương trình tuần 15 -Tích cực xây dựng bài trong giờ học. -Về nhà học bài và làm bài đầy đủ. -Thi đua học tập tốt ,lao động tốt -GV tăng cường kiểm tra sách vở và việc học ở nhà của HS. 3.Công tác khác: -Dọn vệ sinh khu vực đã quy định. -Sinh hoạt Sao nhi đồng. *******************HẾT TUẦN 14******************** TIẾT :3 MÔN : THỦ CÔNG ( PPCT: 14 ) BÀI : GẤP, CẮT, DÁN HÌNH TRÒN (tiết 2) I.MỤC TIÊU: -Thực hành gấp ,cắt , dán hình tròn -Gấp , cắt , dán được hình tròn đúng , đẹp . -HS thích cắt ,dán. II. CHUẨN BỊ : - Giấy thủ công ,kéo III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : GIÁO VIÊN HỌC SINH 1Ổn định lớp : 2.Kiểm tra bài cũ : -Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. 3.Dạy-học bài mới: a.Gíới thiệu bài : -Gấp ,cắt ,dán hình tròn(t.2) b.Thực hành gấp ,cắt ,dán hình tròn: -Yêu cầu HS nhắc lại quy trình gấp , cắt,dán hình tròn. -Tổ chức cho HS thực hành Nhắc HS dán cho thẳng ,miết phẳng ,cân đối . -Yêu cầu các em trang trí , trưng bày sản phẩm như làm thành bông hoa, chùm bóng bay. -Đánh giá sản phẩm . 4.Củng cố - dặn dò : -Nhận xét tinh thần học tập và sản phẩm của hs. -Chuẩn bị đồ dùng học tập ,giờ hôm sau ôn lại các bài đã học -Nhận xét giờ học . . -2 hs nhắc lại . -bước 1: Gấp hình tròn -bước 2 :Cắt hình tròn -bước 3 :Dán hình tròn. - Hs thực hành . -HS Trình bày sản phẩm. I MỤC TIÊU : - Học sinh biết cắt, dán phong bì . - Rèn kĩ năng gấp cắt dán . - Thích làm phong bì để sử dụng . II CHUẨN BỊ : - Phong bì mẫu khổ lớn ,quy trình gâép, cắt , dán phong bì - 1 tờ giấy hình chữ nhật ,thước kẻ ,bút chì ,kéo . III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 Bài cũ : - Gọi hs nêu cách gấp , cắt dán thiếp chúc mừng 2 Bài mới : 2.1 : Gíới thiệu bài. Nêu mục tiêu tietá học . 2.2 : Hướng dẫn hs quan sát nhận xét . - Giới thiêïu phong bì mẫu . đặt câu hỏi . + Phong bì có hình gì ? + Mặt trước mặt sau phong bì như thế nào ? Cho hs so sánh về kích thước của phong bì và thiếp chúc mừng . 2.3 : Hướng dẫn mẫu . Bước 1 : Gấp phong bì . - Vưàø làm mẫu vừa giảng giải . - Lấy tờ giấy trắng gấp thành hai phần theo chiều rộng như (H1) sao cho mép dưới của tờ giấy cách mép trên khoảng hai ô được (H2) - Gấp 2 bên hình 2 ,mỗi bên vào khoảng 1 ô ruỡi để lấy đường dấu gấp Bước 2: Cắt phong bì .Cắt bỏ phần gạch chéo ở H4 được H5. Bước 3 : Dán phong bì (SGK) . - Theo dõi – nhận xét . 3 Củng cố : -Nêu lại các bước gấp 4 Dặn dò : -Chuẩn bị tiết học sau . - Bích , Tài nêu. -Nghe . - Quan sát , nhận xét . - Hình chữ nhật . - Mặt trước ghi chữ “Người nhận “,”Người gửi” . Mặt sau dán theo 2 cạnh để đựng thư ,thiếp chúc mừng . Sau khi cho thư ,phong bì vào rồi người ta dán nốt cạnh còn lại . - Tham gia so sánh . - Tham gia nhận xét . Tiết 22 THỦ CÔNG GẤP, CẮT, DÁN PHONG BÌ (tiết 2) TIẾT 14 MÔN : MĨ THUẬT BÀI : VẼ TRANG TRÍ: VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀO HÌNH VUÔNG VÀ VẼ MÀU I. MỤC TIÊU: - HS nhận biết được cách sắp xếp (bố cục) một số họa tiết đơn giản vào trong hình vuông.Vẽ tiếp được họa tiết vào hình vuông và vẽ màu theo ý thích. - Bước đầu cảm nhận được cách sắp xếp họa tiết cân đối trong hình vuông. II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số đồ vật dạng hình vuông có trang trí. - Hình minh họa cách trang trí. - HS chuẩn bị: Vở tập vẽ, bút chì, chì màu. III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: *Ổn định tổ chức GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. KIỂM TRA BÀI CŨ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. Cả lớp để đồ dùng học vẽ lên bàn . - Nhận xét bài cũ. 2. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Vẽ trang trí: Vẽ tiếp họa tiết vào hình vuông và vẽ màu. Quan sát – nhận xét - GV giới thiệu một số đồ vật dạng hình vuông và một vài bài trang trí hình vuông. • Những đồ vật nào dùng trong sinh hoạt có thể sử dụng cách trang trí hình vuông? • Cái khăn vuông, viên gạch hoa, cái khay vuông, . . . • Các họa tiết được dùng để trang trí hình vuông là gì? • Là: hoa, lá, các con vật, • Các hoạ tiết được trang trí sắp xếp như thế nào? • Đối xứng. • Họa tiết chính vẽ như thế nào? Vẽ ở đâu? • Họa tiết chính được vẽ to, vẽ ở giữa. • Họa tiết phụ vẽ như thế nào? Vẽ ở đâu? • Hoạ tiết phụ vẽ nhỏ, vẽ ở bốn góc và xung quanh. • Họa tiết giống nhau vẽ như thế nào? • Vẽ bằng nhau và vẽ cùng một màu. Cách vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình vuông - GV yêu cầu HS xem hình 1 ở vở tập vẽ để GIÁO VIÊN HỌC SINH nhận ra các họa tiết cần vẽ tiếp ở giữa, ở các góc. - Yêu cầu nhìn họa tiết mẫu để vẽ. - Nhìn họa tiết mẫu để vẽ. - Gợi ý HS vẽ màu. • Có thể vẽ màu nền trước, sau đó vẽ màu họa tiết chính phụ. • Màu nền đậm thì màu họa tiết sáng và ngược lại. • Họa tiết giống nhau nên vẽ cùng một màu. • Không nên vẽ quá nhiều màu. Thực hành - HS vẽ tiếp họa tiết vào các mảng ở hình vuông sao cho đúng với hình mẫu. - Tìm màu cho mỗi họa tiết theo ý thích. - GV theo dõi, giúp đỡ để tất cả HS hoàn thành bài vẽ. - Nhắc nhở các em tô màu gọn, có đậm, nhạt, màu trọng tâm rõ. Nhận xét – đánh giá - Chọn một số bài hoàn chỉnh giới thiệu cho cả lớp cùng xem, nhận xét, đánh giá cách vẽ họa tiết và vẽ màu. - HS tìm ra các bài vẽ đẹp theo cảm nhận riêng. 3.CỦNG CỐ: + Trò chơi: Thi vẽ nhanh, phối hợp trong nhóm. - GV kẻ 4 hình như vở trang 18 cho 4 nhóm. - HD cách chơi - Mỗi nhóm cử 3 em. • Gõ lệnh thứ nhất: 1 HS vẽ tiếp họa tiết chính. • Gõ lệnh thứ hai: 1 HS vẽ tiếp họa tiết phụ ở 4 góc • Gõ lệnh thứ ba: 1 HS vẽ tiếp họa tiết phụ ở giữa trục đối xứng. - Kết thúc trò chơi - Lớp nhận xét các bài đã hoàn thành. 4.DẶN DÒ: - Hoàn thành bài vẽ ở nhà. - Tìm các đồ vật có trang trí (khăn bàn, khăn vuông, lọ hoa,) - Quan sát các loại cốc. - Nhận xét tiết học. TIẾT 56 MÔN : TẬP ĐỌC BÀI : TIẾNG VÕNG KÊU I. MỤC TIÊU: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn toàn bài. Ngắt nhịp đúng câu thơ 4 chữ (chủ yếu là nhịp 2/2) - Biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng, êm ái. 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: - Hiểu nghĩa của các từ mới: gian, phất phơ, vương vương. - Hiểu ý nghĩa chung của bài: Tình cảm yêu thương của nhà thơ nhỏ với em gái của mình và quê hương. 3. Thuộc lòng một, hai khổ thơ. II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa sgk. III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: *Ổn định tổ chức GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. KIỂM TRA BÀI CŨ: “Nhắn tin” - Đọc nhắn tin SGK + trả lời câu hỏi - 2 HS. - Đọc mẫu tin mình đã viết - 2 HS. - Nhận xét bài cũ. 2. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Cho H S xem tranh để GTB . - HS nhắc lại đề bài “Tiếng võng kêu” Luyện đọc - Đọc mẫu toàn bài HS theo dõi, đọc thầm. * Dùng thẻ tên để luyện đọc . - Luyện đọc từng câu. - Sửa phát âm: gian, phất phơ, vương vương. Luyện đọc từng khổ thơ, kết hợp đọc lời chú giải. - Cá nhân đọc trong nhóm . - GV và HS bình chọn nhóm đọc hay - Đọc đồng thanh đoạn theo từng nhóm . - Thi đọc trước lớp - Thi đọc cá nhân giữa các nhóm từng khổ thơ. - Nhận xét, tuyên dương. -Lớp nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay . GIÁO VIÊN HỌC SINH - Đọc đồng thanh bài thơ . Hướng dẫn tìm hiểu bài * 1 HS đọc các câu hỏi trong bài. - Thảo luận theo nhóm 3 câu hỏi . + Dùng thẻ tên mời bạn trả lời câu hỏi và nhận xét . - GV theo dõi và chốt ý đúng - Lớp nhận xét. • Bạn nhỏ trong bài thơ làm gì? • Đưa võng ru em • Mỗi ý sau đây được nói trong khổ thơ nào? a. Đưa võng ru em a. Khổ thơ 1, 3 b. Ngắm em ngủ b. Khổ thơ 2 c. Đoán em bé mơ thấy gì? c. Khổ thơ 2 • Những từ ngữ nào tả em bé đang ngủ rất đáng yêu? • Tóc bay phất phơ; vương vương nụ cười. - Học thuộc lòng những khổ thơ em thích - HS tự đọc nhẩm khổ thơ em thích. - Ghi bảng các từ ngữ đầu dòng thơ. - Cá nhân đọc khổ thơ em thích + ĐT - Thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, và cả bài. - Cá nhân đọc. - GV và HS bình chọn người đọc thuộc, đọc hay nhất. - Lớp nhận xét. 3.CỦNG CỐ: - Bài thơ này giúp em hiểu điều gì? - Tình cảm yêu thương của nhà thơ nhỏ với em gái của mình và với quê hương. 4.DẶN DÒ: - Về học thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi cuối bài. - Xem trước bài “Hai anh em” - Nhận xét tiết học. Thứ 6 ngày 08 tháng 12 năm 2005
Tài liệu đính kèm: