Bài soạn các môn khối 2 - Tuần 31 - Trường TH - THCS Chu Văn An

Bài soạn các môn khối 2 - Tuần 31 - Trường TH - THCS Chu Văn An

I/ MỤC TIÊU :

1.Kiến thức :

-Luyện kĩ năng tính cộng các số có ba chữ số (không nhớ).

-Ôn tập về chu vi hình tam giác và giải bài toán.

2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng cộng các số có ba chữ số, giải toán về chu vi đúng, nhanh.

3.Thái độ : Ham thích học toán .

II/ CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên : Vẽ hình bài 5

2.Học sinh : Sách toán, vở BT, nháp.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

 

doc 45 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1045Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn khối 2 - Tuần 31 - Trường TH - THCS Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN :THỨ BẢY NGÀY 11 THÁNG 04 NĂM 2009
NGÀY DẠY :THỨ HAI NGÀY 13 THÁNG 04 NĂM 2009
TIẾT :1 MÔN : CHÀO CỜ : TUẦN 31
TIẾT :2 MÔN : TOÁN (PPCT :151)
 BÀI : LUYỆN TẬP 
I/ MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức :
-Luyện kĩ năng tính cộng các số có ba chữ số (không nhớ).
-Ôn tập về chu vi hình tam giác và giải bài toán.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng cộâng các số có ba chữ số, giải toán về chu vi đúng, nhanh.
3.Thái độ : Ham thích học toán .
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Vẽ hình bài 5
2.Học sinh : Sách toán, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ : 
-Gọi 3 em lên bảng làm bài tập. Đặt tính và tính:
456 + 123
234 + 644
568 + 421
-Nhận xét,ghi điểm.
3.Dạy bài mới : 
a.Giới thiệu bài : Luyện tập
b.HD HS luyện tập:
Bài 1 : Tính:
Yêu cầu HS tự làm bài.
-Nhận xét,ghi điểm
Bài 2 : Đặt tính và tính :(Giảm tải cột 2)
-Em hãy tự đặt tính và tính ?
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3 :(Giảm tải )
Bài 4 :
-Gọi 1 em đọc đề.
-Con gấu nặng bao nhiêu kilôgam ?
-Con sư tử nặng như thế nào so với con gấu ? 
-Đểû tính số cân nặng của sư tử, ta thực hiện như thế nào ?
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài 5 : Tính chu vi hình tam giác
-Gọi 1 em đọc đề.
-Em hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác ?
-Nêu độ dài các cạnh của hình tam giác ?
-Vậy chu vi của hình tam giác ABC là bao nhiêu cm ?
-Nhận xét, ghi điểm.
4.Củng cố : 
-Kilômét, milimét viết tắt là gì ?
-1 km = ? m, 1 m = ? mm
-Nhận xét tiết học.
-Tuyên dương, nhắc nhở.
-Dặn dò, giao BTVN.
-3 em lên bảng làm. Lớp làm bảng con:
 456 234 568
+123 + 644 +421
 579 878 989
-Luyện tập.
-3 em lên bảng làm. Lớp làm bảng con
+Nhận xét.
-HS tự làm bàivào vở,4 em làm bảng lớp
-1 em đọc : Con gấu nặng 210 kg, con sư tử nặng hơn con gấu 18 kg. Hỏi con sư tử nặng bao nhiêu kilogam ?
-Gấu : 210 kg
-Sư tử nặng hơn gấu 18 kg
-Thực hiện phép cộng : 210 + 18.
-1 em lên bảng giải. Lớp làm vở.
 Bài giải:
Con sư tử nặng là :
210 + 18 = 228 (kg)
Đáp số : 228 kg.
-1 em đọc : Tính chu vi hình tam giác.
-Tính tổng độ dài 3 cạnh của hình tam giác.
- Cạnh AB dài 300 cm, cạnh BC dài 400 cm, cạnh CA dài 200 cm.
- Chu vi của hình tam giác ABC là :
300 + 400 + 200 = 900 (cm)
Đáp số : 900 cm.
-Kilômét viết tắt là km. Milimét viết tắt là mm.
-1 km = 1000 m, 1 m = 1000 mm.
-Xem lại đơn vị đo km, mm.
TIẾT :3 MÔN : MỸ THUẬT (PPCT:31)
 BÀI :VẼ TRANG TRÍ:TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
 ---------------------------------------------------------------------
TIẾT :4 MÔN : TẬP ĐỌC (PPCT :91)
 BÀI : CHIẾC RỄ ĐA TRÒN / TIẾT 1
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : 
*Đọc.
-Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng
-Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Bác Hồ, chú cần vụ)
*Hiểu : 
-Hiểu các từ ngữ khó trong bài :thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc.
-Hiểu nội dung câu chuyện : Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống mặt đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây. Trồng cái rễ cây, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.
2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
3.Thái độ :Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác , học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh : Chiếc rễ đa tròn.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ : 
-Gọi 3 em đọc TL bài “Cháu nhớ Bác Hồø”
-Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu ?
-Vì sao bạn phải cất thầm ảnh Bác ?
-Hình ảnh Bác hiện lên như thế nào qua 8 dòng thơ đầu ?
-Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới : 
a.Giới thiệu bài:
b.HD Luyện đocï :
-Giáo viên đọc mẫu lần 1 (giọng người kể chậm rãi. Giọng Bác ôn tồn dịu dàng. Giọng chú cần vụ ngạc nhiên.)
-Giới thiệu tranh .
 *Luyện đọc từng câu :
-Kết hợp luyện phát âm từ khó ( Phần mục tiêu )
*Đọc từng đoạn trước lớp:
-Bảng phụ :Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.
-GV nhắc nhở học sinh đọc lời của Bác ôn tồn dịu dàng.
-Hướng dẫn đọc chú giải .
-Đọc từng đoạn trong nhóm
-Nhận xét .
4.Củng cố : 
-Gọi 1 em đọc lại bài.
-Chuyển ý : Bác Hồ đã nhờ chú cần vụ làm gì với chiếc rễ đa tròn ? chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết 2.
-Dặn dò đọc bài.
-3 em đọc bài và TLCH.
-Ô Lâu.
-Vì giặc cấm nhân dân ta hướng về cách mạng.
-Đôi má hồng hào. Tóc bạc phơ, Mắt sáng
-Chiếc rễ đa tròn /Tiết 1.
-Theo dõi+ đọc thầm.
-1 em giỏi đọc . Lớp theo dõi đọc thầm.
-Quan sát.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu .
-HS luyện đọc các từ : thường lệ, rễ, ngoằn ngoèo, vườn, tần ngần, cuốn, vòng tròn.
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
-Luyện đọc câu khó : 
Đến gần cây đa,/ Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ/ và dài ngoằn ngoèo/ nằm trên mặt đất.//
-Nói rồi,/ Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn/ và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc,/ sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.//
-HS đọc chú giải (SGK/ tr 108) :thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc.
-Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài). 
- Đồng thanh (từng đoạn, cả bài).
-1 em đọc lại bài.
-Tập đọc bài.
TIẾT :5 MÔN : TẬP ĐỌC (PPCT :91)
 BÀI :CHIẾC RỄ ĐA TRÒN / TIẾT 2
I/ MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức : 
-Hiểu : Hiểu các từ ngữ khó trong bài ; thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc.-Hiểu nội dung câu chuyện : Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống mặt đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây. Trồng cái rễ cây, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.
2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
3.Thái độ :Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác , học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh : Chiếc rễ đa tròn.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ : 
-Gọi 3 em đọc bài và TLCH
-Giải nghĩa từ thường lệ ?
-Đặt câu với từ “thường lệ” ?
-Nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy bài mới : 
a.Giới thiệu bài:
b. Tìm hiểu bài :
-Gọi 1 em đọc. 
-Tranh “Chiếc rễ đa tròn”
-Thấy chiếc rễ đa nằm trên mắt đất, Bác bảo chú cần vụ làm gì ? 
-Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng như thế nào ?
-Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa ?
-Từ câu chuyện trên em hãy nói một câu về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi ? một câu về tình cảm thái độ của Bác đối với mọi vật xung quanh.
-Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống mặt đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây. Trồng cái rễ cây, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.
c.Luyện đọc lại :
-Nhận xét. 
4.Củng cố :
-Gọi 1 em đọc lại bài.
-Câu chuyện cho em biết điều gì ?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn do: đọc bài.
-3 em đọc bài và TLCH.
-Thói quen quy định từ lâu.
-VD:Theo thường lệ sáng nào em cũng dậy sớm tập thể dục.
-Chiếc rễ đa tròn /Tiết 2.
-1 em đọc đoạn 1.
-Quan sát.
-Đọc thầm đoạn 1 và trả lời .
-Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ thành vòng tròn buộc tựa vào hai cái cọc, sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất.
-Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con có vòng lá tròn.
-Các bạn nhỏ vào thăm nhà Bác thích chui qua chui lại vòng lá tròn được tạo nên từ chiếc rễ đa.
-Nhiều em phát biểu :
*Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi./ Bác luôn nghĩ đến thiếu nhi./Bác muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho thiếu nhi./
*Bác thương chiếc rễ đa muốn trồng cho nó sống lại./Những vật bé nhỏ nhất cũng được Bác nâng niu./ Bác quan tâm đến mọi vật xung quanh.
-2-3 nhóm thi đọc theo phân vai.
-3-4 em thi đọc lại truyện .
-1 em đọc bài.
-Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Là học sinh em cần học tập và làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
-Tập đọc bài.
 ***************************************************
NGÀY SOẠN :THỨ BẢY NGÀY 11 THÁNG 04 NĂM 2009
NGÀY DẠY : THỨ BA NGÀY 14 THÁNG 04 NĂM 2009
TIẾT :1 MÔN : THỂ DỤC (PPCT:61)
 BÀI :CHUYỀN CẦU -TRÒ CHƠI “NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH” .
 -------------------------------------------------
TIẾT : 2 MÔN : KỂ CHUYỆN (PPCT :31)
 BÀI : CHIẾC RỄ ĐA TRÒN
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
- Nhớ truyện, sắp xếp lại trật tự 3 tranh theo đúng diễn biến trong câu chuyện.
- Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện một cách tự nhiên.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe bạn kể để nhận xét đúng và có thể kể tiếp lời bạn.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh biết Bác Hồ rất yêu thương thiếu nhi, Bác luôn nghĩ đến thiếu nhi, mong muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho thiếu nhi.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh “Chiếc rễ đa tròn”.
2.Học sinh : Nắm được nội dung câu chuyện, thuộc .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ : 
-Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn câu chuyện “Ai ngoan sẽ được thưởng” và TLCH: ... xét xem nhóm nào thực hiện trò chơi đúng .
3.Phần kết thúc :
-Giáo viên hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học.
-Giao bài tập về nhà.
-Tập họp hàng.
-Khởi động:
-Xoay các khớp cổ tay, đầu gối, hông, vai.
-Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc 
trên địa hình tự nhiên :90-100m.
-Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
-Ôn các động tác vươn thở, tay, chân, toàn thân, nhảy (2x8 nhịp).
-Trò chơi/ tự chọn.
-Thực hiện 8-10 phút (như tiết 61)
-Thực hiện từ 8-10 phút.
-Chia 2 nhóm tham gia trò chơi.
-Cán sự lớp điều khiển .
-Đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
-Một số động tác thả lỏng.
-Trò chơi.
-Nhảy thả lỏng .
Thứ . . . . . . ngày . . . . . .tháng . . . . . .năm . . . . . .
Tiếng việt
Tiết 8 : Tập đọc - BẢO VỆ NHƯ THẾ LÀ RẤT TỐT.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Đọc :
•-Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng .
 -Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi. Biết đọc phân biệt lời người kể, lời các nhân vật (Bác Hồ, anh Lí Phúc Nha, đại đội trưởng)
 Hiểu : Hiểu nghĩa một số từ ngữ khó : chiến khu, vọng gác, ..
•-Hiểu thêm một phẩm chất đáng quý của Bác Hồ : Bác nhân hậu và rất tôn trọng nội quy chung.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc rõ ràng lưu loát. 
3.Thái độ : Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác Hồ, học tập và đúng 5 điều Bác Hồ dạy.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh Tập đọc “Bảo vệ như thế là rất tốt”, ảnh Bác Hồ.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : PP hỏi đáp – kiểm tra : Gọi 2 em đọc bài “Cây và hoa bên lăng Bác”
-Kể tên những loài cây được trồng phía trước lăng Bác ?
-Kể tên những loài hoa nổi tiếng ở khắp miền đất nước được trồng quanh lăng Bác ?
-Nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài. 
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
Mục tiêu : Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt 
nghỉ hơi đúng .Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi. Biết đọc phân biệt lời người kể, lời các nhân vật (Bác Hồ, anh Lí Phúc Nha, đại đội trưởng)
PP giảng giải – luyện đọc :
-GV đọc mẫu lần 1 :giọng người kể : vui chậm rãi. Giọng Bác : vui hiền hậu. Giọng anh Nha : lễ phép that thà nhưng nguyên tắc. Giọng đại đội trưởng hốt hoảng.
-Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc từng câu :
Đọc từng đoạn : Chia 3 đoạn.
-Luyện đọc câu :
Bảng phụ : Ghi các câu .
-Hướng dẫn đọc các từ chú giải : (STV/tr 113)
-Giảng thêm : Giấy tờ : ở đây chỉ thẻ ra vào cơ quan, thường phải dán ảnh người được cấp.
Đọc từng đoạn trong nhóm.
Thi đọc trong nhóm.
-Nhận xét.
-Trò chơi .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
Mục tiêu : Hiểu nghĩa một số từ ngữ khó : chiến khu, vọng gác, .. Hiểu thêm một phẩm chất đáng quý của Bác Hồ : Bác nhân hậu và rất tôn trọng nội quy chung.
-PP hỏi đáp : -Anh Nha được giao nhiệm vụ gì ?
-Vì sao anh Nha hỏi giấy tờ của Bác Hồ ?
-Bác Hồ khen anh Nha như thế nào ?
-Em thích chi tiết nào nhất ? Vì sao ?
-GV nói thêm : Anh Nha là chiến sĩ bảo vệ lãnh tụ, không biết Bác là lãnh tụ lại hỏi giấy tờ của Bác./ Anh Nha bảo vệ Bác lại ngăn không cho Bác vào nhà..
-Luyện đọc lại : Hướng dẫn các nhóm đọc lại truyện.
-Nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố : Qua bài văn em biết thêm phẩm chất đáng quý nào của Bác Hồ?
-Giáo dục tư ưởng. Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Tập đọc bài.
-2 em đọc và TLCH.
-Vạn tuế, hoa ban, dầu nước.
-Hoa ban, hoa đào Sơn La, hoa sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, hoa nhài, hoa mộc, hoa ngâu.
-Theo dõi, đọc thầm.1 em đọc.
-HS nối tiếp đọc từng câu.
-Luyện đọc từ khó : Lý Phúc Nha, vọng gác, rảo bước, hoảng hốt, ..
-Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn :
-Đoạn 1 : từ đầu . người dân tộc Sán Chỉ.
-Đoạn 2 : tiếp theo .. về phía mình.
-Đoạn 3 : đoạn còn lại.
-HS luyện đọc câu :
Đang qua sát,/ bỗng anh thấy từ xa/ một cụ già cao gầy,/ chân đi dép cao su/ rảo bước về phía mình.//
-Luyện phát âm các câu chú ý đọc ngắt câu đúng.
-HS nêu nghĩa của các từ chú giải(STV/ tr 113) chiến khu, vọng gác, quan sát, rảo bước, đại đội trưởng.
-1 em nhắc lại nghĩa giấy tờ.
-HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc cả bài .
-Các nhóm thi đọc (CN, ĐT, từng đoạn cả bài) -Đồng thanh.
-Trò chơi “Mưa rơi”
-Anh Nha được giao nhiệm vụ gác trước cửa nhà Bác để bảo vệ Bác..
-Vì anh Nha làm nhiệm vụ bảo vệ Bác nhưng chưa biết mặt Bác nên thực hiện 
đúng nguyên tắc : ai muốn vào nơi Bác ở phải trình giấy tờ.
Chú ấy làm nhiệm vụ bảo vệ như thế là rất tốt.
-Em thích chi tiết buồn cười: anh Nha là chiến sĩ bảo vệ Bác lại hỏi giấy tờ của Bác./ Anh Nha nghe Bác nói “ Bác đây mà” vẫn khăng khăng không cho Bác vào nhà, còn giải thích “Bác cũng phải có giấy mà”
-2ø-3 nhóm đọc lại .
-HS thi đọc từng đoạn, cả bài.
-Bác rất nhân hậu, tôn trọng nội quy chung, bị hỏi giấy Bác không trách, lại khen anh Nha làm nhiệm vụ bảo vệ như thế là tốt.
-Tập đọc bài.
Thứ . . . . . . ngày . . . . . .tháng . . . . . .năm . . . . . .
Nghệ thuật.
Tiết 31 : Mỹ thuật :VẼ TRANG TRÍ – TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG.
 I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Học sinh biết được cách trang trí hình vuông đơn giản.
2.Kĩ năng : Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích.
3.Thái độ : Cảm nhận sự cân đối trong trang trí hình vuông.
II/ CHUẨN BỊ : 
1.Giáo viên : 
 -Một số bài trang trí hình vuông.
•- Một số họa tiết rời để sắp xếp vào hình vuông.
2.Học sinh : Vở vẽ, nháp, bút chì màu.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
30’
1.Bài cũ : PP kiểm tra : Kiểm tra vở vẽ.
Nhận xét bài vẽ của tiết trước. 
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.
Mục tiêu : Biết quan sát nhận xét dồ vật dạng hình vuông.
-PP trực quan, hỏi đáp :
-Nêu một số đồ vật hình vuông có trang trí ?
-Giáo viên giới thiệu một số bài trang trí hình vuông mẫu và gợi ý để HS nhận biết. 
-Hình vuông được trang trí bằng họa tiết gì ? 
-Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào ?
-GV nói : họa tiết to thường ở giữa, hoạ tiết nhỏ ở 4 góc và xung quanh.
-Màu sắc trong bài trang trí như thế nào ?
Hoạt động 2 : Cách trang trí hình vuông.
Mục tiêu : Biết cách vẽ trang trí hình vuông.
-PP truyền đạt : GV hướng dẫn học sinh .
-Khi trang trí hình vuông em chọn họa tiết gì ?
-Khi đã có họa tiết cần phải sắp xếp vào hình vuông như thế nào ?	
-GV tóm tắt (SGV/ tr 173)	
-Giáo viên phác nét cách vẽ trang trí hình vuông.
Hoạt động 3 : Thực hành.
Mục tiêu : Thực hành đúng cách vẽ trang trí hình vuông.
-PP trực quan : GV cho học sinh xem một số bài vẽ 
trang trí hình vuông của học sinh .
-PP thực hành : GV yêu cầu cả lớp thực hành .
-GV quan sát và gợi ý hướng dẫn thêm cho học sinh vẽ.
-Theo dõi chỉnh sửa.
-Giáo viên nhắc nhở cách chọn màu.
-GV chỉ ra một số bài vẽ đẹp.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
-Chọn một số bài nhận xét cách vẽ, cách vẽ màu.
Động viên khen ngợi tinh thần học tập, sáng tạo của học sinh.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Hoàn thành bài vẽ.
-Vẽ đề tài vệ sinh môi trường.
-1 em nhắc tựa.
-Quan sát.
-Viên gạch lát nền, cái khăn, tấm thảm.
-Họa tiết là hoa, lá, các con vật, hình vuông, tam giác.
-Sắp xếp đối xứng.
-Đơn giản ít màu, hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu.
-Hoa lá, con vật.
-Dùng các họa tiết rời để sắp xếp vào hình vuông.
-HS nhắc lại : Chọn họa tiết trang trí thích hợp. Chia hình vuông thành các phần bằng nhau. Vẽ họa tiết chính vào giữa, họa tiết phụ ở 4 góc.Họa tiết giống cần vẽ đều.
-Quan sát hình minh họa
-Cả lớp thực hành .
-Vẽ họa tiết chính trước (vẽ to ở giữa)
-Vẽ họa tiết phụ sau.
-Vẽ màu họa tiết trước, vẽ màu nền sau.
-Xem lại hoàn chỉnh bài.
Thứ . . . . . . ngày . . . . . .tháng . . . . . .năm . . . . . .
Thứ . . . . . . ngày . . . . . .tháng . . . . . .năm . . . . . .
Thứ . . . . . . ngày . . . . . .tháng . . . . . .năm . . . . . .
Tiếng việt/ ôn
ÔN LUYỆN VIẾT : BẢO VỆ NHƯ THẾ LÀ RẤT TỐT .
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Ôn luyện viết chính tả bài : Bảo vệ như thế là rất tốt.
2.Kĩ năng : Rèn viết đúng chính tả, trình bày đẹp.
3.Thái độ : Ý thức học tập tốt.
II/ CHUẨN BỊ : 
1.Giáo viên : Hệ thống câu hỏi.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
-Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập. Giới thiệu bài ôn.
PP luyện đọc : a/ Giáo viên hướng dẫn luyện viết :
-GV đọc mẫu bài viết.
PP hỏi đáp : 
-Anh Nha được giao nhiệm vụ gì ?
-Vì sao anh Nha hỏi giấy tờ của Bác ?
b/ Hướng dẫn viết từ khó : Giáo viên đọc.
c/ Luyện viết bảng con : Giáo viên cho HS viết bảng con các từ khó.
d/Viết chính tả : GV đọc cho HS viết bài (đọc từng câu, từng từ).
-Đọc lại. Chấm vở.Nhận xét.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò : Sửa lỗi.
-Ôn luyện viết bài : Bảo vệ như thế là rất tốt.
-1 em đọc. Lớp đọc thầm.
-Anh Nha được giao đứng trước cửa nhà Bác để bảo vệ Bác.
-Vì anh chưa biết mặt Bác.
-HS đưa ra từ khó :Lí Phúc Nha, rảo bước, vọng gác, chiến khu, đại đội trưởng.
-Viết bảng con.
-Nghe đọc, viết vở.
-Dò bài, sửa lỗi.
-Sửa lỗi.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 31.doc