Bài soạn các môn khối 2 - Trường tiểu học Nam Nghĩa - Tuần 14

Bài soạn các môn khối 2 - Trường tiểu học Nam Nghĩa - Tuần 14

I. Mục tiêu: giúp HS

- Nêu được một số từ ngữ chỉ công việc gia đình ( BT 1 ).

- Tìm được các bộ phận câu trả lời cho từng câu hỏi Ai?, Làm gì? ( BT 2 );

- Biết chon các từ cho sẵnđể xếp thành câu kiểu Ai là gì? ( BT3)

II. Đồ dùng dạy học.

- Bảng phụ viết câu văn bài tập 2.

- Giấy khổ to kẻ sơ đồ Ai làm gì ?

 

doc 25 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 983Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn khối 2 - Trường tiểu học Nam Nghĩa - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học Nam Nghĩa Giáo án lớp 2
Giáo viên: Trần Thị Thanh
Tuần 14 Thứ 2 ngày 23 tháng 11 năm 2009
Luyện từ và câu: Từ ngữ về công việc gia đình.
 Câu kiểu ai làm gì?
I. Mục tiêu: giúp HS
- Nêu được một số từ ngữ chỉ công việc gia đình ( BT 1 ).
- Tìm được các bộ phận câu trả lời cho từng câu hỏi Ai?, Làm gì? ( BT 2 );
- Biết chon các từ cho sẵnđể xếp thành câu kiểu Ai là gì? ( BT3)
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết câu văn bài tập 2.
- Giấy khổ to kẻ sơ đồ Ai làm gì ?
III. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Làm lại bài tập 1, bài tập 3.
- HS nêu miệng bài tập 1, bài tập 3.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích yêu cầu:
2. Hướng dãn làm bài tập:
Bài 1: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp mẹ ?
- Quét nhà, trông em, nhặt rau, dọn dẹp nhà cửa.
Bài 2: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu, đọc cả câu mẫu
- Gọi 2 em lên bảng
- Tìm các bộ phận trả lời cho từng câu hỏi Ai ? (Làm gì ?)
a) Cây xoè cành ôm cậu bé
b) Em học thuộc đoạn thơ.
c) Em làm ba bài tập toán.
Bài 3: (Viết)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Chọn và xếp các từ ở 3 nhóm sau thành câu.
- HS làm vở.
- 2HS lên bảng.
- Với các từ ở 3 nhóm trên, có thể tạo nên nhiều câu.
- Yêu cầu HS tự kẻ bảng
Ai
Làm gì ?
Em
Chị em
Linh
Cậu bé
quét dọn nhà cửa.
giặt quần áo.
rửa bát đũa xếp sách vở.
xếp sách vở.
- GV nhận xét bài cho HS.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại nội dung tiết học.
- Tìm thêm các từ chỉ công việc gia đình.
- Nhận xét tiết học.
Tập viết: Chữ hoa L
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Viết đúng chữ hoa L ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Lá ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Lá lành đùm lá rách ( 3 lần )
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ cái viết hoa L
- Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ li.
III. các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Viết bảng con chữ: K
- HS viết bảng con.
- Nhắc lại cụm từ ứng dụng: Kề vai sát cánh
- 1 HS đọc
- Cả lớp viết bảng con: Kề
- Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa L:
2.1. Hướng dẫn HS quan sát chữ L:
- Giới thiệu mẫu chữ
- HS quan sát.
- Chữ có độ cao mấy li ?
- Cao 5 li
- Gồm mấy đường kẻ ngang
- Gồm 6 đường kẻ ngang
- Chữ L gồm mất nét
- Là kết hợp của 3 nét cơ bản cong dưới lượn dọc và lượn ngang.
- Cách viết
- Đặt bút trên đường kẻ 6. Viết 1 nét cong lượn dưới như viết phần đầu chữ C và chữ G. Sau đó đổi chiều bút, viết nét lượn dọc (lượn 2 đầu) đến đường kẻ 1 thì đổi chiều bút, viết nét lượn ngang.
- GV viết mẫu chữ cái L trên bảng lớp
- HS quan sát theo dõi.
2.2. Hướng dẫn HS tập viết trên bảng con.
- HS tập viết 2-3 lần
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
3.1. Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- Đọc câu ứng dụng
- 1 HS đọc: Lá lành đùm lá rách.
- Nghĩa của câu ứng dụng
- Đùm bọc, cưu mang giúp đỡ lẫn nhau.
3.2. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
- Những chữ cái nào cao 1 li ?
- a, n, u, m, c
- Chữ nào cao 2 li ?
- Chữ r
- Chữ nào cao 2,5 li ?
- Chữ L, l, h
- Cách đặt dấu thanh ?
- Dấu sắc đặt trên a, ở hai chữ lá.
3. Hướng dẫn viết chữ: Lá
- GV nhận xét HS viết bảng con
- HS tập viết chữ Lá vào bảng con
4. HS viết vở tập viết vào vở:
- HS viết vào vở
- Viết 1 dòng chữ L cỡ vừa
- Viết 2 dòng chữ L cỡ nhỏ
- Viết 1 dòng chữ Lá cỡ vừa
- Viết 2 dòng chữ Lá cỡ nhỏ
- GV theo dõi HS viết bài.
- 2 dòng ứng dụng cỡ nhỏ.
5. Chấm, chữa bài:
- GV chấm một số bài nhận xét.
6. Củng cố - dặn dò:
- Về nhà luyện viết.
- Nhận xét chung tiết học.
Toán: 54 - 18
I. Mục tiêu: HS
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 54 - 18
- Biết giải bài toán về ít hơn với các số có kèm theo đơn vị đo dm.
- Biết vẽ hình tam giác cho sẵn 3 đỉnh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Que tính
III. các hoạt động dạy học:
a. Kiểm tra bài cũ:
- Đặt tính rồi tính 
- 3 HS lên bảng
74 - 6 44 - 5 64 - 5
- Nhận xét, chữa bài
 - 2 HS nêu bảng 14 trừ đi một số
b. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu phép trừ 54 - 18:
*Để biết 54 - 18 kết quả bằng bao nhiêu cô mời một em nêu cách đặt tính.
Bước 1: 
- HS nêu: Viết 54 trước sau đó viết 18 sao cho 8 thẳng cột với 4, 1 thẳng cột với 5, dấu trừ đặt giữa số bị trừ và số trừ.
- GV ghi bảng:
54
 - 
 18
 36
- Nêu tên gọi các thành phần trong phép trừ ?
- HS nêu 54 gọi là số bị trừ, 18 gọi là số trừ.
- Đây là số có mấy chữ số trừ đi số có mấy chữ số ?
- Là số có hai chữ số trừ số có hai chữ số.
*Ta thấy hàng đơn vị của số bị trừ là 4. Vậy vận dụng vào bảng 14 trừ đi một số đã học vào thực hiện phép tính.
Bước 2: Nêu cách thực hiện tính.
- Tính từ phải sang trái tức từ hàng đơn vị sang hàng chục.
 54
- 
 18
 36
+ 4 không trừ được 8 lấy 14 trừ 8 bằng 6, viết 6 nhớ 1
+ 1 thêm một bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
- GV cho HS nhắc lại cách tính.
- Nhiều HS nhắc lại
2. Thực hành
Bài 1: a: Tính ( dòng a)
- 1 HS yêu cầu
- Yêu cầu học sinh tính và ghi kết quả vào S
 74 24 84 64 44
 - - - - -
 26 17 39 15 28
 48 7 45 49 16 
Bài 2: Đặt tính rồi tính hiệu. ( a, b )
- Biết số bị trừ và số trừ muốn tình hiệu ta phải làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bảng con ?
- 1 HS đọc yêu cầu
 a. 74 và 47 b. 65 và 28
- Nêu cách đặt tính và tính
- Vài HS nêu
Bài 3: 
- 1 HS đọc đề toán
- Bài toán cho biết gì ?
- Mảnh vải xanh dài 34 dm
- Bài toán hỏi gì ?
- Mảnh vải tím ngắn hơn 15dm.
- Hỏi mảnh vải tím dài bao nhiêu dm
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Bài toán về ít hơn.
- Vì sao em biết ?
- Vì ngắn hơn nghĩa là ít hơn.
- GV hướng dẫn và ghi tóm tắt lên bảng.
- 1 em lên bảng giải. Cả lớp giải vào vở.
Tóm tắt:
Vải xanh : 34 dm
Vải tím ngắn hơn: 15 dm
Vải tím : .dm ?
Bài giải:
Mảnh vải tím dài là:
34 - 15 = 19 (dm)
Đáp số: 19 dm
Bài 4: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- GV vẽ mầu lên bảng. 
- Mẫu vẽ gì ?
- Hình tam giác.
- Muốn vẽ được hình tam giác ta phải nối mấy điểm với nhau.
- Ba điểm chính là ba đỉnh của hình tam giác.
- Nối 3 điểm.
- Lớp vẽ vào vở bài tập
- 2 HS lên bảng thi vẽ nhanh.
- GV quan sát theo dõi HS vẽ
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
đạo đức: Giữ gìn trường lớp sạch sẽ ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
- Nêu được ích lợi của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Hiểu: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của HS.
- Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Các bài hát: Em yêu trường em, bài ca đi học, đi học.
- Phiếu giao việc hoạt động 3 (tiết 1).
III. hoạt động dạy học:
Tiết 1:
A. Kiểm tra bãi cũ:
- Nêu các việc em đã thể hiện sự quan tâm giúp đỡ bạn bè.
- HS trả lời
b. Bài mới:
*Hoạt động 1: Tác phẩm: Bạn Hùng thật đáng khen.
- HS đóng tiểu phẩn
- Nhân vật: Bạn Hùng, cô giáo, Mai, một số bạn trong lớp, người dẫn chuyện.
- Bạn Hùng đã làm gì ? trong buổi sinh nhật của mình ?
*Kết luận: Vứt giấy rác vào đúng nơi quy định là góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
*Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ.
- Em có đồng ý với việc làm của bạn trong tranh không ? Vì sao ?
- HS quan sát tranh (TL nhóm 6).
- Nếu bạn là bạn trong tranh em sẽ làm gì ?
- HS trả lời
- Các em cần làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp ?
- Trong những việc đó, việc gì em đã làm được, việc gì em chưa làm được? Vì sao ?
- HS liên hệ và nêu 
*Kết luận: Để giữ gìn trường lớp sạch đẹp, chúng ta nên làm trực nhật hàng ngày, không bôi bẩn, vẽ bậy lên bàn ghế, không vứt rác bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
- GV phát biếu hướng dẫn HS làm việc theo phiếu.
- HS làm phiếu bài tập nhóm .
- Đánh dấu (x) vào ô ð trước các ý kiến mà em đồng ý.
- Gọi một số trình bày ý kiến của mình. 
*Kết luận: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của mỗi HS điều đó thể hiện lòng yêu trường lớp và giúp các em được sinh hoạt, học tập trong một môi trường trong lành.
 C. Củng cố - dặn dò:
- HS liên hệ thực tế
 - Nhận xét đánh giá giờ học
Chính tả: ( NV ) Quà của bố
I. Muc tiêu: Giúp HS
- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có nhiều dấu câu.
- Làm được Bài tập 2; BT3 ( a/b )
II. đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
III. các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc cho HS viết bảng con
- HS viết bảng con
- Nhận xét, chữa bài.
Yếu ớt, kiến đen, khuyên bảo
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn nghe viết:
2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài:
- 2 HS đọc
- GV đọc bài chính tả
- HS nghe
- Gọi HS đọc
- 1, 2 HS đọc.
- Quà của bố đi câu về có những gì ?
- Cà cuống, niềng niễng, hoa sen, nhị sen, cá sộp, cá chuối.
- Bài chính tả có mấy câu ?
- 4 câu
- N chữ đầu câu viết như thế nào ?
- Viết hoa
- Câu nào có dấu hai chấm ?
- Câu 2: "Mở thúng câu ra là cả một thế giới dưới nướcbò nhộn nhạo".
- Viết chữ khó
- HS tập viết chữ khó: cà cuống, niềng niễng.
2.2. GV đọc cho HS viết
- HS viết bài.
- Chú ý tư thế ngồi, cách cầm bút.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- HS tự soát lỗi, ghi ra lề vở.
2.3. Chấm chữa bài:
- Chấm 5-7 bài nhận xét.
- 8 tiếng ( cách lề 1 ô)
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: 
- Bài yêu cầu gì ?
- GV hướng dẫn HS viết trên bảng phụ.
- Điền vào chỗ trống yê/iê
Câu chuyện, yên lặng, viên gạch, luyện tập.
Bài 3: a 
- Điền vào chỗ trống d/gi
- Dung dăng dung dẻ dắt trẻ đi chơi.
- Đến ngõ nhà ời
- Lạy cậu lạy mợ
- Cho cháu về quê
- Cho dê đi học
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học.
Toán: Ôn: 54 - 18
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 54 - 18
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng, tìm số bị trừ.
- Biết giải bài toán về ít hơn với các số có kèm theo đơn vị đo dm.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 2 em đọc thuộc bảng 14 trừ đi một số.
 GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. luyện tập:
Bài 1: Tính:
 34 94 93 54 72
 - - - - -
 17 49 75 26 34
 .. .. . .. ..
Bài 2: Đặt tính rồi tính hiệu:
 54 và 37 24 và 48 44 và 19 83 và 65
Bài 3: Tìm x
 X - 24 = 17 x +38 = 54
 X - 15 = 47 36 + x = 84
Bài 4: Mảnh vải hoa dài 54 dm, mảnh vải đỏ ngắn hơn mảnh vải hoa 25 dm. Hỏi mảnh vải đỏ dài bao nhiêu đề xi mét?
3. Hướng dẫn HS làm bài và chữa bài
4. Ch ... ướng dẫn HS tập viết trên bảng con.
- HS tập viết 2-3 lần
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
3.1. Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- Đọc câu ứng dụng
- 1 HS đọc: Miệng nói tay làm.
Miệng nói tay làm
- Em hiểu cụm từ ứng dụng nghĩa như thế nào ?
- Nói đi đôi với làm
3.2. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
- Chữ nào cao 2,5 li ?
- M, g, l
- Những chữ cái nào cao 1,5 li ?
- t
- Chữ nào cao 1 li ?
- Những chữ còn lại
- Nêu khoảng cách giữa các chữ ?
- Bằng khoảng cách viết một chữ O
- Nêu cách nối nét giữa các chữ ?
- Nét móc của M nối với nét hất của i
3. Hướng dẫn viết chữ: Miệng
- HS tập viết chữ Miệng vào bảng con
- GV nhận xét HS viết bảng con
4. HS viết vở tập viết vào vở:
- HS viết vào vở
- Viết 1 dòng chữ M cỡ vừa
- Viết 2 dòng chữ M cỡ nhỏ
- Viết 1 dòng chữ Miệng cỡ vừa
- Viết 2 dòng chữ Miệng cỡ nhỏ
- 2 dòng ứng dụng cỡ nhỏ.
- Chấm 5-7 bài, nhận xét.
6. Củng cố - dặn dò:
- Về nhà luyện viết.
- Nhận xét chung tiết học.
 Thứ 6 ngày 27 tháng 11 năm 2009
Thể dục: Điểm số 1-2; 1- 2 theo dội hình vòng tròn 
 Trò chơi: Bịt mắt bắt dê; Nhóm ba, nhóm bảy
I. Mục tiêu:HS
- Biết cách điểm số 1 - 2; 1 - 2 theo đội hình vòng tròn.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. địa điểm phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 1 - 2 khăn 
III. Nội dung - phương pháp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. phần Mở đầu:
6-7'
ĐHTT: X X X X X
 X X X X X
 X X X X X
 D
1. Nhận lớp:
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.
2. Khởi động: 
- Xoay các khớp cổ chân, tay đầu gối, hông.
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
X X X X X D
X X X X X
- Cán sự điều khiển
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc.
60 - 80m
- Ôn bài thể dục phát triển chung đã học.
- Cán sự lớp hô
B. Phần cơ bản:
23'
- Trò chơi: “ Bịt mắt bắt dê”
- Trò chơi: "Nhóm ba, nhóm bảy"
* Đi đều và hát trên địa hình tự nhiên 2 - 4 hàng dọc.
- GV nêu tên giải thích làm mẫu trò chơi.
- GV điều khiển.
C. củng cố dặn dò:
5'
- Cúi người thả lỏng
5 - 6 lần
- Nhảy thả lòng
5 - 6 lần
- Giáo viên nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà.
1 - 2'
Tập làm văn: Quan sát tranh trả lời câu hỏi.
 Viết tin nhắn
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết quan sát tranh và trả lời đúng câu hỏi về nội dung tranh ( BT1).
- Viết được một mẫu tin nhắn ngắn gọn, đủ ý. ( BT2).
III. các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS lên bảng làm lượt kể (đọc)đoạn văn ngắn viết về gia đình (bài tập 2 tiết TLV T13).
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu
*Khuyến khích mỗi em nói theo cách nghĩ của mình 
a. Bạn nhỏ đang bón bột cho búp bê/Bạn nhỏ đặt búp bê trên lòng, bón bột cho búp bê ăn.
b. Mắt bạn nhìn búp bê thật âu yếm/bạn nhìn búp bê thật trìu mến.
c. Tóc bạn buộc thành 2 bím tóc có thắt nơ.
d. Bạn mặc một bộ quần áo gọn gàng/Bạn mặc một bộ quần áo rất đẹp.
Bài 2: (Viết)
- Giúp HS nắm yêu cầu của bài
- HS viết bài vào vở bài tập.
- HS nhớ tình huống để viết lời nhắn ngắn gọn, đủ ý
- Cho HS đọc bài viết. Lớp bình chọn người viết hay nhất.
*VD: 5 giờ chiều
Mẹ ơi ! Bà nội đến chơi. Bà đợi mãi mà mẹ chưa về. Bà đưa con đi dự sinh nhật em Phương Thu. Khoảng 8 giờ tối bác Hoà sẽ đưa con về.
 Con
 Tường Linh
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Toán: 65 - 38; 46 - 17; 57 - 28 ; 78 - 29
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 65 - 38; 46 - 17; 
 57 - 28 ; 78 - 29.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng trên.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đặt tính rồi tính
 3 em lên bảng làm
87 - 9 77 - 8 75 - 6
- Chữa bài nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu phép trừ: 65 – 38
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép trừ.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và tính.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện 
- 1 HS nêu
 65
 -
 28
 37
- Nêu lại cách đặt tính và tính
- Viết 65 rồi viết 38 sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục, viết dấu, kẻ vạch ngang.
- Thực hiện từ phải qua trái 5 không trừ được 8 lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7 nhớ 1, 3 thêm 1 là 4, 6 trừ 4 bằng 2, viết 2.
2.2. Các phép tính: 46 - 17; 57 - 28; 78 - 29.
- Yêu cầu HS làm vào bảng con
- Cả lớp làm bảng con.
Theo nhóm
 46 57 78
 - - -
 17 28 29
 29 29 49
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện từng phép tính
- Vài HS nêu.
3. Thực hành:
Bài 1: Tính ( cột 1, 2,3)
- 1 đọc yêu cầu
- Cả lớp làm bảng con.
- Gọi 2 em lên bảng làm
 85 55 95
 - - -
 27 18 46
 . . . 
 96 86 66
 - - -
 48 27 19
 . .. .. 
 98 88 48
 - - -
 19 39 29
 . .. .. 
- Nhận xét, chữa bài
Bài 2: Số ( cột 1)
- 1 đọc yêu cầu
- Yêu cầu 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
- HS làm bài và chữa bài
- Nêu cách thực hiện.
+ 86 trừ 8 bằng 80, viết 80 vào ô trống, lấy 80 trừ 10 bằng 70, viết 70 vào ô trống.
- Nhận xét 
+ 58 trừ 9 bằng49, viết 49 vào ô trống, lấy 49 trừ đi 9 bằng 40, viết 40 vào ô trống.
Bài 3:
- 1 HS đọc yêu cầu
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Bài toán thuộc dang toán về ít hơn.
- Vì sao em biết ?
- Vì "kém hơn nghĩa là "ít hơn".
- GV ghi tóm tắt bài toán lên bảng
- Cả lớp giải vào vở. 1 em lên bảng giải.
- Chữa bài nhận xét.
Tóm tắt:
Bà : 65 tuổi
Mẹ kém bà: 27 tuổi
Mẹ :  tuổi ?
Bài giải:
Tuổi của mẹ là:
65 – 27 = 38 (tuổi)
Đáp số: 38 tuổi
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Tập làm văn: Ôn quan sát tranh trả lời câu hỏi.
 Viết tin nhắn
I. Mục tiêu: giúp HS 
- Luyện kỷ năng nhìn tranh trả lời các câu hỏi tả hình dáng hoạt động của người
- Luyện kỷ năng viết tin nhắn.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Gới thiệu bài: 
2. Luyện tập: 
Bài 1: Quan sát tranh trả lời câu hỏi:
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong sách tiếng việt 2 tập một trang 118 trả lời các câu hỏi sau.
a. Mẹ đang làm gì?
( Mẹ đang đua võng cho em bé ngủ)
b. Mắt mẹ nhìn con như thế nào?
( Mát mẹ nhìn bé trìu mến, yêu thương)
c. Tình cảm của mẹ đối với con như thế nào?
( Mẹ rất yêu thương con.)
Bài 2: Em đến nhà bạn mai để trả sách nhưng bạn không có nhà. Em hãy viết một vài câu nhắn lại để bạn biết.
3. Hướng dẫn HS làm bài.
B2: VD: Mai ơi mình đến trả quyển sách cho cậu mà cậu không có nhà. Quyển sách mình để trên bàn . Cậu về nhớ cất nhé.
 Bạn
 Thanh hải
4. Chấm chữa bài.
5. Củng cố dạn dò: 
- Nhận xét chung tiết học.
Toán: Ôn: 65 - 38 ; 46 - 17 ; 57 - 28; 78 - 29
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 65 - 38; 46 - 17; 
 57 - 28 ; 78 - 29.
- Biết tìm số hạng chưa biết, tìm số bị trừ.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng trên.
II. các hoạt động dạy học:
a. Bài cũ:
- 2 em lên bảng đặt tính rồi tính
 56 37
 - -
 8 9
 .. ..
- GV chữa bài nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập;
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 75 - 39 45 - 37 76 - 28
 56 -39 87 - 39 77 - 48 
Bài 2: Tìm x;
 X - 18 = 37 x + 27 = 85
 X - 27 = 59 46 + x = 74
Bài 3: Số?
 -7 - 9
 77 
 - 8 - 5
72 
86 - 6 - 10 
Bài 4: Năm nay ông 75 tuổi, bố kém ông 37 tuổi. Hỏi năm nay bố bao nhiêu tuổi?
 Tóm tắt Bài giải
 ông : 75 tuổi Tuổi của bố là:
 Bố kém ông: 37 tuổi 75 - 37 = 38 ( Tuổi)
 Bố :  tuổi ? Đáp số: 38 tuổi
3. Chấm chữa bài.
4 Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học. Về nhà xem lại bài.
Chính tả: ( NV ) Câu chuyện bó đũa
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Nghe viết chính xác bài chính tả. Trình bày đúng đoạn văn xuôi
- Viết đúng mẫu chữ, trình bày sạch đẹp
- Làm được các bài tập.
III. hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
GV đọc cho HS viết. Ra, da, gia đình
- Cả lớp viết bảng con:
- Nhận xét, chữa bài
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn tập chép:
2.1. Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc toàn bài chính tả.
- HS nghe
- 2 HS đọc lại bài.
- Tìm lời người cha trong bài chính tả.
- Đúng.như thế là các con đều thấy rằng.. sức mạnh.
- Lời người cha được ghi sau những dấu gì ?
- Ghi sau dấu hai chấm, dấu gạch ngang đầu dòng.
+Viết tiếng khó.
- Cả lớp viết bảng con.
thương yêu, sức mạnh.
3.GV đọc cho HS chép bài vào vỏ
- Nghe và chép bài
- Chép xong đọc cho HS khảo lại bài
4. Hướng dẫn Hs làm bài tập:
- HS làm bài
Bài 1:Điền vào chỗ trống:
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
a)
+ l/n: lên bảng, nên người,
 ăn no, lo lắng
b)
+ i/iê: mải miết, chim sẻ, 
 điểm mười
5. Chấm chữa bài:
6. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét giờ học
- Về nhà viết lại bài.
c)ăt hay ăc? chuột nhắt, nhắc nhở, đặt tên, thắc mắc.
Tập đọc: ( Luyện đọc) Tiếng võng kêu.
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Đọc trơn được cả bài.
- Biết ngắt đúng nhịp thơ 4 chữ ( 2 / 2 )
- Đọc đúng các từ: phất phơ,vấn vương nụ cười, mênh mông, trong sông, kẽo kẹt, võng kêu.
II. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 2 HS đọc (HS 1: 2 mẩu tin nhắn, 
- Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
3.1. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- HS nghe.
a. Đọc từng câu
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- GV theo dõi uốn nắn khi HS đọc chưa đúng.
- lặn lội, trong, sòng
b. Đọc từng khổ thơ trước lớp.
- HS tiếp nối nhau đọc từng khổ
- Chú ý ngắt giọng đúng các câu
- Tìm hiểu nghĩa các từ mới
- Gian, phơ phất, vương vương
c. Đọc từng khổ trong nhóm.
- HS đọc theo nhóm 3.
- GV theo dõi các nhóm đọc.
 d. Thi đọc giữa các nhóm.
- Đại diện các nhóm thi đọc. 
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
Câu 1:
- Bạn nhỏ trong bài thơ làm gì ?
- Đưa võng cho em
Câu 2: 
- HS đọc câu 2
- Mỗi ý sau đây được nói trong khổ thơ nào ? a. Đưa võng ru em.
a) Khổ thơ 1, 3
b) Khổ thơ 2
 b. Ngắm em ngủ.
 c. Đoán em bé mơ thấy gì?
c) Khổ thơ 2
Câu 3:
- Những từ ngữ nào tả em bé đang ngủ rất đáng yêu ?
- Tóc bay phơ phất, vương vương nụ cười.
4. Học thuộc lòng bài thơ:
- HS học thuộc lòng những khổ thơ.
- Cho học thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài.
C. Củng cố - dặn dò:
- HS nói nội dung bài thơ
- Tình cảm yêu thương của nhà thơ nhỏ với em gái của mình với quê hương.
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng những khổ thơ yêu thích hoặc cả bài.
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docsoan tuan 14 k2 thanh.doc