I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
-HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả.
- Biết tạo các câu ghép có quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả bằng cách điền QHT hoặc cặp QHT, thêm vế câu thích hợp vào chổ trống.
- Có ý thức dùng đúng câu ghép quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả ; Trình bày bài cẩn thẩn , sạch đẹp.
II. CHUẨN BỊ :
GV:Bảng phụ viết bài tập1,2,3
HS: Xem trước các bài tập, bút dạ ghi bảng nhóm
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
BÀI CŨ : ( 3-5 phút )
- Yêu cầu cá nhân thực hiện các nội dung sau :
HS1. Nêu ghi nhớ. Cho 1 ví dụ là câu ghép có quan hệ Nguyên nhân – Kết quả?
Thứ hai ngày 11 tháng 2 năm 2008 Luyện từ và câu NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ (Tiết 3) Thời gian:40’ sgk/38 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : -HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả. - Biết tạo các câu ghép có quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả bằng cách điền QHT hoặc cặp QHT, thêm vế câu thích hợp vào chổ trống. - Có ý thức dùng đúng câu ghép quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả ; Trình bày bài cẩn thẩn , sạch đẹp. II. CHUẨN BỊ : GV:Bảng phụ viết bài tập1,2,3 HS: Xem trước các bài tập, bút dạ ghi bảng nhóm III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ : ( 3-5 phút ) - Yêu cầu cá nhân thực hiện các nội dung sau : HS1Ù. Nêu ghi nhớ. Cho 1 ví dụ là câu ghép có quan hệ Nguyên nhân – Kết quả? HS2: Tìm các vế câu chỉ NN-KQ trong mỗi câu ghép sau: a)Vì gió mùa đông bắc về nên trời trở lạnh. b) Dũng được cô giáo khen vì bạn ấy học giỏi. HS3: Thêm 1 vế câu thích hợp vào chỗ chấm : nhưng bạn ấy không kiêu ngạo. b) nên em đến lớp muộn BÀI MỚI : Giới thiệu bài – ghi đề ( 1-2 phút ) HĐ1: Tìm hiểu : Nhận xét ( 5-6 phút ) - Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, nội dung : 1. Đọc bài 1 sách giáo khoa/ 38 2. Thực hiện trả lời yêu cầu bài 1 và bài 2 sách giáo khoa. - Yêu cầu học sinh trình bày trước lớp, nhận xét, bổ sung. Lắng nghe, chốt nội dung tìm hiểu: 1. a) Nếu trời trở rét / thì con phải mặc thật ấm (2 vế – sử dụng cặp quan hệ từ : Nếu thì b) Con phải mặc áo ấm, / nếu trời trở rét * Câu văn trên sử dụng cặp quan hệ từ. Nếu thì thể hiện quan hệ điều kiện( giả thiết )– kết quả. 2. Yêu cầu HS nêu nhanh những cặp quan hệ từ nối các vế câu thể hiện quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả. + Nếu thì + Nếu như thì + Hễ thì ; Hễ mà thì + Giá thì ; Giá mà thì HĐ2 : Rút ra ghi nhớ ( 4-5 phút ) - Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm, nội dung : 1. Dựa vào các ví dụ trên nêu các cặp từ thường dùng trong câu ghép để thể hiện quan hện ĐK- KQ? - Tổ chức cho các nhóm trình bày trước lớp, nhận xét, giáo viên tổng hợp chốt ghi nhớ theo sách giáo khoa. - Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK/39 HĐ3 : Thực hành ( 20-22 phút ) - Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1, 2, 3, sau đó nêu yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.GV lần lượt gọi nhóm đối tượng chậm lên bảng làm, GV trực tiếp chỉ dẫn. Bài 1: Tìm vế câu chỉ ĐK-KG a)Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước (Vế ĐK) thì tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi cày một ngày được mấy đường (Vế KQ) b)Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng giả thiết kết quả Nếu là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương giả thiết kết quả Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm giả thiết kết quả Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương. giả thiết kết quả Bài 2: Tìm quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm a) Nếu ( nếu như, nếu mà) chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại. b) Hễ bạn Nam phát biẻu ý kiến thì (là) cả lớp trầm trồ khen ngợi. c) Nếu ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi. Bài 3: Thêm vào chỗ chấm vế câu thích hợp a)Hễ em đựơc điểm tốt thì (là) cả nàh vui mừng. b) Nếu chúng ta chủ quan thì việc này khó thành công. c) Giá như ( giá mà) Hồng chịu khó học bài thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập. - Yêu cầu học sinh thực hiện đổi vở chấm đúng sai. CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 2-3 phút ) -Yêu cầu học sinh đọc lại phần ghi nhớ. Dặn về nhà học bài, chuẩn bị bài mới. BỔ SUNG: Lịch sử BẾN TRE ĐỒNG KHỞI. Thời gian:35’sgk/ I. MỤC TIÊU : - Mĩ – Diện đã ra sức tàn sát đồng bào miền Nam. Không còn con đường nào khác, đồng bào miền Nam đã đồng loạt đứng lên khởi nghĩa; tiêu biểu cho phong trào đồng khời của miền Nam là cuộc đồng khởi của nhân dân Bến Tre. - Rèn kĩ năng thuật lại phong trào Đồng Khởi. - Yêu nước, tự hào dân tộc. II. CHUẨN BỊ: GV: Ảnh SGK, bản đồ hành chính Nam Bộ; bảng phụ ghi nội dung thảo luận HS: Xem nội dung bài. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ : “ Nước nhà bị chia cắt “. ( 3-5 phút ) - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi : HS1: Vì sao đất nước ta bị chia cắt? HS2: Âm mưu phá hoạt hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ – Diệm như thế nào? -GV nhận xét, ghi điểm cho HS BÀI MỚI : Giới thiệu bài - Ghi đề ( 1-2 phút ) HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu bài ( 8-10 phút ) - Yêu cầu HS thảo lụan nhóm bàn , nội dung : 1. Vì sao đồng bào Miền Nam cùng nổi dậy chống Mỹ – Diệm? Tiêu biểu nhất cho phong trào này là ở đâu? 2. Phong trào đồng khởi ở Bến Tre đã diễn ra như thế nào? 3 Chỉ trong một tuần lễ, phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre đã thu được kết quả gì và thắng lợi phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre như thế nào với cách mạng Việt Nam HĐ2: Hệ thống bài học. ( 15-20 phút ) - Đại diện các nhóm trình ; GV chốt : * Nguyên nhân: - Treo bản đồ. Gọi HS lên bảng chỉ vị trí Bến Tre trên bản đồ. -Yêu cầu học sinh đọc nội dung trong sách “ từ đầu ..miền Nam ”- trả lời các câu hỏi sau: ( Mỹ – Diệm ra sức càn quét, tàn sát đồng bào ta . . . . Nhân dân ta không chịu nổi phải đứng lên đánh giặc . Phong trào tiêu biểu nhất là ở Bến Tre.) * Diễn biến: Ngày 17 / 01 / 1960, nhân dân với vũ khí thô sơ tiếng trống , tiếng mõ hoà với tiếng hò reo. . . làm cho quân giặc phải khiếp đảm * Kết quả và yÙ nghĩa : Phá đồn tiêu diệt bọn ác ôn, đập tan bộ máy cai trị của Mỹ ở các ấp, xã. Chính quyền địch bị tê liệt, tan rã. + 22 xã được giải phóng hoàn toàn, 29 xã khác đã tiêu diệt ác ôn . . . . giải phóng nhiều ấp. + (Ngọn lửa khởi nghĩa lan khắp Miền Nam , chính quyền cách mạng được thành lập , nhân dân làm chủ quê hương) + Giới thiệu cho Hs thấy được ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn của phong trào đồng khởi ở Bến Tre. CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 1-2 phút ) - Gọi HS đọc to bài học cuối bài. Dặn học sinh về ôn bài. Học thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài sau: “Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta” BỔ SUNG: Toán LUYỆN TẬP Thời gian: 40’ sgk/110 I. MỤC TIÊU: - Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật. - Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần trong một số tình huống đơn giản, nhanh, chính xác. - Giáo dục học sinh làm bài cẩn thận , sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ: - GV: HHCN; Phiếu bài tập 3 và bảng nhóm ghi bài cũ - HS: SGK, VBT. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ : “ S xq và Stp của HHCN ” ( 3-5 phút ) Yêu cầu HS làm bài cá nhân ;Lớp làm nháp HS1: Phát biếu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN? Aùp dụng tính : Tóm tắt: Làm 1 hộp chữ nhật có : Chiều dài : 6cm; Chiều rộng : 4cm; Chiều cao : 3cm Cần miếng bìa có diện tích bao nhiêu ? (Không tính mép dán) HS2: GV đưa HHCN và yêu cầu xác định kích thước và DT xung quanh và DT toàn phần của HHCN Giáo viên nhận xét và cho điểm. BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút) HĐ 1: Thực hành ( 20-22 phút ) -Yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích DT xung quanh và DT toàn phần của HHCN Bài 1vbt Yêu cầu học sinh đọc đề, nêu cách làm - GV lưu ý đổi đơn vị đo, có thể cho HS làm câu b. - Yêu cầu HS làm bài vào vở , 1 em làm trên bảng. Đáp án : a) Sxq = 840 dm2 Stp = 1440 dm2 Bài 2:VBT Gọi học sinh đọc đề. Yêu cầu hai em ngồi cạnh nhau tìm hiểu và phân tích đề . Hs tự làm sửa sai. * Chuyển ý : Đưa HHCN và yêu cầu HS xác định lại diện tích xung quanh , diện tích tóan phần của HHCN Sau đó GV đặt HHCN ơ vị trí khác và nói : khi ta đặt HHCN này ở vị trí khác nhau thì diện tích xung quanh , diện tích tóan phần của HHCN sẽ như thế nào? - GV đưa bài tập 3 lên bảng , yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu đề bài. GV giới thiệu kích thứơc hai hình . - Yêu cầu HS phát phiếu và thảo luận nhóm đôi - Yêu cầu 3-5 nhóm trình bày , GV chốt ( Điền đúng là : a và d) và yêu cầu HS lí giải. HĐ2: Hứơng dẫn HS sửa bài ( 5-6 phút ) - Yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng - Thực hiện đổi vở , chấm bài cho nhau - Tổ chức cho HS khá, giỏi trao đổi kinh nghiệm làm bài cho cả lớp học tập CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 2-3 phút) -Yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích DT xung quanh và DT toàn phần của HHCN Nhận xét tiết học. BỔ SUNG: Thứ ba ngày12 tháng 2 năm 2008 Tập làm văn ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN Thời gian:40’ sgk/42 I .MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Củng cố về văn kể chuyện ( học ở lớp 4) - Làm đúng các bài tập trắc nghiệm, thể hiện khả năng hiểu một truyện kể ngắn. - Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học và say mê sáng tạo. II .CHUẨN BỊ : GV: Các tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng tổng kết để các tổ, các nhóm làm bài tập 1, tờ phiếu khổ to photo bài tập 2. III .HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ : Trả bài văn tả người ( 2-3 phút ) - Giáo viên chấm nhanh bài của 2 – 3 học sinh về nhà đã chọn, viết lại một đoạn văn hoặc cả bài văn cho hay hơn. Kiểm tra học sinh chuẩn bị nội dung cho tiết học mới. (Ôn lại các kiến thức đã học về văn kể chuyện). - Nhận xét chung BÀI MỚI : Giới thiệu: “Tiết ho ... và sâu sắc như suối sâu. -Yêu cầu HS đọc thành tiếng khổ thơ cuối và trả lời : H:Qua khổ thơ cuối tác giả muốn nói lên điều gì? ( Cao Bằng có vị trí rất quan trọng./ Người Cao Bằng vì cả đất nước mà giữ lấy biên cương./) + GV giảng : tác giả muốn gởi đến ta tình cảm, lòng yêu mến núi non, đất đai và con người Cao Bằng đã vì Tổ quốc mà gìn giữ một dải đất của biên cương – nơi có vị trí quan trọng đặc biệt. -Yêu cầu học sinh thảo luận theo bàn rút ra đại ý của câu bài thơ, sau đó trình bày, giáo viên bổ sung chốt: * Đại ý: Ca ngợi Cao Bằng -mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương đất nước. HĐ3: Luyện đọc diễn cảm ( 10-12 phút ) -Gọi 3 HS đọc nối tiếp ba khổ thơ đầu , yêu cầu HS khác nhận xét cách đọc của bạn. -GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em. -Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu ( Đưa bảng phụ vừa nói vừa chỉ) Nhấn giọng(qua, lại vượt, rõ thật cao, bằng bằng xuống, mật ngọt , rất thương , rất thảo, như hạt gạo, như trong suốt và yêu cầu HS dùng bút chì gạch chéo chỗ đọc ngắt nghỉ. Khổ thơ 1,2,3: “Sau khi suối trong” -Tổ chức HS từ tốp 3 em thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn. -Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất. CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 2-3 phút ) - Gọi 1 HS đọc đại ý .GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị bài tiếp theo. BỔ SUNG: Địa Lí CHÂU ÂU Thời gian:35’ sgk/ I. MỤC TIÊU: - Dựa vào lược đồ, bản đồ nhận biết vị trí, giới hạn Châu Âu, nắm tên dãy núi, đồng bằng, sông lớn ở Châu Âu. - Mô tả những đặc điểm tự nhiên của châu Aâu trên lược đồ, bản đồ. Nhận xét cảnh quan thiên nhiên Châu Âu. Nhận biết đặc điểm dân cư và ngành sản xuất chủ yếu của Châu Âu. - Giáo dục lòng say mê tìm hiểu địa lí. II. CHUẨN BỊ: + GV: Bản đồ thế giới, quả địa cầu, bản đồ tự nhiên Châu Âu, bản đồ các nước Châu Âu. + HS: Thông tin , tranh ảnh phục vụ cho bài học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ : “Các nước láng giềng của Việt Nam ” ( 3-5phút) - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi : HS1: Kể tên một số mặt hàng của Trung Quốc? HS2: Trình bày vị trí địa lí của Lào và Cam – pu – chia. Nhận xét và ghi điểm BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút ) HĐ1: Tìm hiểu : Vị trí địa lí , giới hạn. ( 7-8 phút ) - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi , nội dung : 1.Quan sát hình 1, cho biết châu Aâu tiếp giáp với châu lục biển và đại dương nào ? 2 .Dựa vào bảng số liệu bài 17 so sánh diện tích của châu Aâu và châu Á. - Yêu cầu HS trình bày và kết hợp chỉ trên bản đồ hay chỉ trên qủa địa cầu.Lớp theo dõi bổ sung Kết luận: Châu Aâu nằm ở phía tây châu Á, ba phía giáp biển và đại dương HĐ2: Tìm hiểu : đặc điểm tự nhiên ( 8-9 phút ) Yêu cầu HS nhóm bàn quan sát hình 1 : đọc tên dãy núi, đồng bằng, sông lớn và vị trí của chúng. Nêu đặc điểm các yếu tố tự nhiên đó. Quan sát hình 2, tìm trên hình 1 các chữ a,b,c,d, cho biết các cảnh thiên nhiên đó được chụp ở những nơi nào của châu Aâu? ( ví dụ : Dãy An –pơ ở phía nam châu Aâu) Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm. GVnói thêm: Mùa đông tuyết phủ tạo nên nhiều khu thể thao mùa đông trên các dãy núi của Châu Âu. Kết luận : Châu Aâu chủ yếu có địa hình là đồng bằng , khí hậu ôn hoà. HĐ3: Tìm hiểu: dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu. ( Dự kiến 10-12 phút ) - Yêu cầu cá nhân đọc nội dung 3 và quan sát hình 3 + 4, nội dung : 1. Đọc bảng số liệu bài 17 so sánh dân số của châu Aâu và châu Á. 2.Nêu đặc điểm dân cư Châu Âu 3.Kể tên những hoạt động và sản xuất. - Yêu cầu HS trình bày , lớp bổ sung Kết luận : Đa số người dân châu Aâu da trắng , mũi cao, mắt nâu hoặc xanh; nhiều nứơc có nền kinh tế phát triển. GV nói thêm: Điều kiện thuận lợi cho sản xuất công nghiệp. Các sản phẩm công nghiệp : ô tô, dược phẩm , mỹ phẩm , thực phẩm, CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 1-2 phút ) Yêu cầu HS đọc bài học .Nhận xét tiết học. Dặn học bài và chuẩn bị: “Một số nước ở Châu Âu”. BỔ SUNG: Toán THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH Thời gia:40’ sgk/114 I. MỤC TIÊU : - Giúp học sinh nhận nhận biết được thể tích của một hình, so sánh giữa hai thể tích hình (Lớn hơn, bé hơn, bằng nhau) dựa trên số hộp lập phương mà hình đó có. - So sánh thể tích hai hình khi biết số hộp lập phương của mỗi hình. - Cẩn thận, kĩ càng khi quan sát đưa ra kết luận. II. CHUẨN BỊ : +GV: Hình lập phương trong khối hộp. Bìa có vẽ sẵn ví dụ 1, 2, 3. + HS: 2 tờ giấy thủ công, kéo. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ :Luyện tập chung ( 3-5 phút ) - Yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân, lớp theo dõi: HS1. Đánh dấu x vào ô trống chỉ kết quả đúng : Hình lập phương có diện tích xung quanh 1 dm2, hình đó có: Cạnh là 5dm Diện tích toàn phần là 125cm2 Diện tích toàn phần là 150cm2 HS2. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều dài là 12dm, chiều rộng là 0,6m, chiều cao là 5dm. - Nhận xét, sửa bài và ghi điểm. BÀI MỚI : Giới thiệu bài - Ghi đề ( 1-2 phút ) HĐ1: Quan sát, nhận xét, rút ra kết luận (10phút) Hoạt động cả lớp Ví dụ 1: GV hướng dẫn học sinh quan sát hình SGK - GV nêu vấn đề : + HLP nằm hoàn toàn trong hình nào ? (HLP nằm hoàn toàn trong HHCH) + Nhận xét thể tích HLP va thể tích HHCN ?ø (V HLP V HLP Ví dụ 2 - Giáo viên dùng khối lập phương xếp thành các hình như sách giáo khoa. - Yêu cầu học sinh quan sát. H: Hình C gồm mấy hình lập phương ? Hình D gồm mấy hình lập phương ? (Hình C gồm 4 hình lập phương, hình D gồm 4 hình lập phương) - Giáo viên nêu kết luận : ** Thể tích hình C bằng thể tích hình D. Ví dụ 3: Hoạt động nhóm - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, nội dung : “ Nêu nhận xét về số hộp lập phương trong mỗi hình còn lại và rút ra kết luận” Hoạt động cả lớp - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung: Hình P có 6 hình lập phương Hình M có 4 hình lập phương Hình N có 2 hình lập phương **Thể tích của hình P bằng tổng thể tích của hình M và hình N. HĐ2 : Thực hành ( 18-20 phút ) - Yêu cầu học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1, 2, 3 sau đó làm bài vào vở. Hoạt động cả lớp - Yêu cầu học sinh nêu kết quả, nhận xét sửa bài. Bài 1 : vbt + Hình hộp chữ nhật A có36 hình lập phương. + Hình hộp chữ nhật B có 40 hình lập phương. * Thể tích hình A bé hơn thể tích hình B. Bài 2 : + Hình C có 24 hình lập phương. + Hình D có 27hình lập phương. * Thể tích hình D lớn hơn thể tích hình C. Bài 3: -Thảo luận theo nhóm bàn ( có thể vẽ trên bảng nhóm hay cắt trên giấy ) rút ra kết luận và trình bày -GV chốt: Có 5 cách xếp 6 HLP cạnh 1 cm thành HHCN CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 1-2 phút ) - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài “ Xentimet khối- đềximet khối BỔ SUNG: Tập làm văn KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết ) Thời gian:40’ sgk/45 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Dựa vào những hiểu biết và kĩ năng đã có về văn kể chuyện, học sinh viết được hoàn chỉnh một bài văn kể chuyện. - Bài viết đảm bảo yêu cầu, có cốt truyện, có ý nghĩa, diễn đạt chân thực, hồn nhiên, dùng từ đặt câu đúng. Với đề bài 3 (nhập vai kể lại nhân vật) cần đưa được cảm xúc, ý nghĩ của nhân vật vào bài. - Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học, say mê sáng tạo. II. CHUẨN BỊ: + GV: bảng phụ ghi cấu tạo bài văn kể chuyện và ghi 3 đề + HS : chuẩn bị câu chuyện ( 1 trong 3 đề ) III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ : “Ôn tập về văn kể chuyện.” ( 3-5phút ) Yêu cầu HS nêu HS1: Kể chuyện là gì? HS2: Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào? - Nhận xét, ghi điểm. BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút ) HĐ1: Tìm hiểu đề. ( 4-5 phút ) Yêu cầu học sinh đọc các đề bài kiểm tra trên bảng phụ Giáo viên lưu ý học sinh: Đề 3 yêu cầu các em kể chuyện theo cách nhập vai một nhân vật trong truyện (người em, người anh hoặc chim thần). + Khi nhập vai cần kể nhất quán từ đầu đến cuối chuyện vai nhân vật em chọn, hoá thân lẫn trong cách kể. -Cần chú ý đưa cảm xúc, ý nghĩ của nhân vật vào truyện. Giáo viên giải đáp thắc mắc cho học sinh (nếu có). HĐ2: Học sinh làm bài kiểm tra. ( 20-25 phút ) - Yêu cầu HS tự điều chỉnh bài chuẩn bị của mình Yêu cầu học sinh làm bài kiểm tra vào vở. GV theo dõi , giúp đỡ HS chậm Nhắc HS làm xong dò lại bài và nộp CỦNG CỐ - DẶN DÒ : Thu bài .Nhận xét tiết học. Yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung cho tiết tập làm văn tuần sau. BỔ SUNG: Sinh hoạt tập thể-Tuần 22 I.Mục tiêu:hs thấy được những ưu điểm và tồn tại trong tuần. -Nắm được phương hưóng hoạt động tuần tới. II.Nội dung sinh hoạt:-Gvnhận xét những mặt đã làm được: -Ưu điểm:thực hiện tốt nề nếp,không có hs đi trễ,hs đi học chuyên cần,thể dục giữa giờ đều. Tồn tại:nhiều em còn ồn trong giờ học:Khôi, Tuấn Đa.Một số chưa chuẩn bị bài tốt ở nhà.:ĐA ,TUYẾN, Sương. III.Phương hướng hoạt động tuần tới:,thể hiện sự lễ phép,kính trọng thầy cô.Tiếp tục truy bài đầu giờ.
Tài liệu đính kèm: