Bài soạn các môn khối 2, học kì II - Tuần 20 năm 2008

Bài soạn các môn khối 2, học kì II - Tuần 20 năm 2008

I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 -Luyện đọc:

 + Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn lộn: lấy làm lo lắng, xã tắc, quở trách,.

 +Đọc lưu loát, diễn cảm, bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.

 -Hiểu được:

 +Nghĩa các từ: thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu, xã tắc, thượng phụ.

+Nội dung bài: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ, một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

- Giáo dục : HS ghi nhớ công ơn thái sư Trần Thủ Độ trong việc sáng lập nhà Trần , lãng đạo cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (1258)

 

doc 32 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 858Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn khối 2, học kì II - Tuần 20 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ tư ngày 23 tháng 1 năm 2008
Tập đọc
THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ 
Thời gian:40’ sgk/15
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
 -Luyện đọc: 
	+ Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn lộn: lấy làm lo lắng, xã tắc, quở trách,..
	+Đọc lưu loát, diễn cảm, bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.
 -Hiểu được:
	+Nghĩa các từ: thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu, xã tắc, thượng phụ.
+Nội dung bài: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ, một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
- Giáo dục : HS ghi nhớ công ơn thái sư Trần Thủ Độ trong việc sáng lập nhà Trần , lãng đạo cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (1258)
II. CHUẨN BỊ : Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
BÀI CŨ : Gọi 4 HS đọc phân vai bài Người công nhân số Một và từng em trả lời câu hỏi. ( 3-5 phút )
- Nhận xét ghi điểm cho từng HS 
BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút )
HĐ1: Luyện đọc ( 10-12 phút )
- Gọi 1 HS đọc khá đọc toàn bài.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng phần trước lớp:
Phần 1: Từ đầu đến ông mới tha cho. Đoạn này đọc giọng rãi nhẹ nhàng.
Phần 2: Tiếp đến  lấy vàng, lụa thưởng cho. Đọc giọng ôn tồn điềm đạm.
Phần 3: còn lại. 
+Đọc nối tiếp lần 1: GVphát hiện thêm lỗi đọc sai sửa cho học sinh; kết hợp ghi bảng các từ HS đọc sai lên bảng.
+Đọc nối tiếp lần 2: kết hợp giải nghĩa từ: thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu, xã tắc, thượng phụ.
+ Đọc nối tiếp lần 3: hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ đúng.
Hs đọc bài nhóm đôi.
- GV đọc mẫu toàn bài. 
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài ( 8-10 phút )
-Yêu cầu HS đọc thầm phần 1 và trả lời câu hỏi:
H. Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
(đồng ý nhưng với điều kiện chặt một ngón chân người đó để phân biệt với những câu đương khác. (Cách xử sự này của Trần Thủ Độ có ý răn đe những kẻ có ý định mua quan bán tước, làm rối loạn phép nước.)
-Yêu cầu HS đọc lướt phần 2 và trả lời câu hỏi:
H. Trước viêc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao?
(không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa.)
H. Theo em, ông xử lí như vậy là có ý gì?
(Ông khuyến khích những người làm đúng phép nước)
-Yêu cầu HS đọc thành tiếng phần 3 và trả lời câu hỏi:
H. Khi biết có người tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
 (ông nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng)
H. Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào? 
( cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương phép nước.)
-Yêu cầu học sinh thảo luận theo bàn rút ra ý nghĩa của câu chuyện, sau đó trình bày, giáo viên bổ sung chốt:
Ý nghĩa: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ, một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm ( 10-12 phút )
-Gọi một số HS từng phần, yêu cầu HS khác nhận xét cách đọc của bạn.
-GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em.
-Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm phần 3 theo cách phân vai (người dẫn chuyện, viên quan, vua, Trần Thủ Độ)
-Tổ chức HS đọc diễn cảm. 
-Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn.
-Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 2-3 phút )
BỔ SUNG:
Chính tả (Nghe - Viết).
CÁNH CAM LẠC MẸ
Thời gian:35’ sgk/17
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Viết đúng chính tả bài thơ “Cánh cam lạc mẹ.”
 - Rèn viết đúng mẫu , không sai quá 5 lỗi trong bài viết.Luyện viết đúng các trường hợp chính tả dễ viết lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: âm đầu r/d/gi, âm chính o/ô.
	- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ đẹp , giữ vở sạch. 
II. CHUẨN BỊ : - GV : Bảng phụ viết sẵn bài viết ; 4 tờ giấy A0
 - HS: rèn viết bài ở nhà , xem bài tập 2 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
BÀI CŨ : ( 3-5 phút )
- Yêu cầu HS viết sai tiết trước lên bảng viết lại :giặc bắt, nổi dậy , vang dội , Nguyễn Trung Trực 
- Gv sửa lỗi , nhận xét .
BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút )
HĐ 1 :Hướng dẫn nghe - viết.
 ( Dự kiến 15- 18 phút )
a. Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Gọi 1 HS đọc bài “ Cánh cam lạc mẹ”
- GV nêu câu hỏi :
H : Bài thơ nói lên điều gì ? 
(Cánh cam lạc mẹ vẫn được sự yêu thương , che chở của bạn bè )
b. Viết đúng :
- GV yêu cầu HS nêu và đọc những từ khó 
 - GV đọc cho HS viết bảng lớn , vở nháp 
- Yêu cầu HS nhận xét , phân tích đúng sai .
- GV nhận xét và chốt những từ khó : ( xô vào , khản đặc , râm ran , )
- Yêu cầu HS viết sai thực hiện viết lại
c.Viết bài :
- Nhắc nhở HS tư thế ngồi viết ; ghi tên bài vào giữa dòng sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu câu phải viết hoa, viết lùi vào 1 ô ly.
- YC học sinh gấp sách giáo khoa, GV đọc từng câu, từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. (2 lượt cho mỗi lần đọc).
- Đọc lại toàn bài chính tả 2 lượt, HS soát lỗi. 
- GV chấm chữa bài tổ 1-4 Nhận xét chung.
HĐ2 :Hướng dẫn HS làm luye ( Dự kiến 6-7 phút )
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.Giáo viên nhắc học sinh lưu ý đến yêu cầu của đề bài cần dựa vào nội dung của các từ ngữ đứng trước và đứng sau tiếng có chữ các con còn thiếu để xác định tiếng chưa hoàn chỉnh là tiếng gì?
Giáo viên dán 4 tờ giấy to lên bảng yêu cầu đại diện 4 nhóm lên thi đua tiếp sức.HS còn lại làm VBTTV
Gọi HS nhận xét , sửa bài 
Đáp án : Thứ tự các tiếng điền vào:
a. ra , giữa , dòng , rò, duy , ra , giấu – giận – rồi
b. đông , khô , hốc , gõ , ló, trong , hồi , tròn , một.
Giáo viên nhận xét, tính điểm cho các nhóm, nhóm nào điền đúng và xong trước được nhiều điểm nhóm đó thắng cuộc.
- Yêu cầu hai học sinh đọc lại cả bài 2
CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 4-5 phút )
- Tổ chức cho HS tham gia trò chơi “ Truyền điện ”
 + GV phổ biết cách chơi và luật chơi 
 + Nội dung trò chơi :Thi đua tìm từ láy bắt đầu bằng âm r, d, gi.
Nhận xét tiết học.Dặn HS chuẩn bị tiết tuần 21.
BỔ SUNG:
Đạo đức
YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 2)
Thời gian:35’ sgk/30
I . MỤC TIÊU : 
	- Qua bài học mọi người cần phải biết yêu quê hương, luôn nhớ đến quê hương, có hành động bảo vệ và xây dựng quê hương,trân trọng con người và truyền thống của quê hương.	
 - Gắn bó với quê hương, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương.
	- Giữ gìn và bảo vệ truyền thống tốt đẹp của quê hương,cùng tham gia vào các hoạt động chung một cách phù hợp tại quê hương.phe phán nhắc nhở những biểu hiệên5 với những việc làm tổn hại tới quê hương và bảo vệ quê hương.
 II. CHUẨN BỊ : - GV : dùng thẻ màu cho hoạt động 2
 - HS : Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ nói về tình yêu quê huơng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
BÀI CŨ : ( 3-5 phút )
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi :
HS1:Những việc làm của bạn Hà thể hiện tình cảm gì đối với quê hương.
HS2:Qua câu chuyện của bạn Hà, em thấy đối với quê hương chúng ta phải như thế nào?
HS3: Nêu ghi nhớ ?
- Nhận xét , đánh gía 
BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút )
HĐ1 : Thể hiện tình cảm đối với quê hương ( 6-7 phút )
- Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu bài 4 / 30
- Yêu cầu HS làm vịệc nhóm đôi : Trao đổi và giới thiệu tranh ảnh về những việc mình sẽ làm thể hiện tình yêu quê hương
- Tổ chức cho các em trình bày kết hợp giới thiệu tranh ảnh và cả lớp có thể xem tranh và bình luận.
- GV nhận xét và bày tỏ niềm tin rằng các em sẽ làm được những công việc đó để tỏ lòng yêu quê hương.
HĐ 2: Bày tỏ thái độ. ( 7-8 phút )
- Gọi HS đọc đề nêu yêu cầu bài 2
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2 SGK.
- Yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ tay nếu đồng ý( giải thích trường hợp không đồng ý)
GV chốt :Những ý kiến biểu hiện tình yêu quê hương là ý kiến (a), (d) ; không tán thành với các ý kiến (b),(c).
HĐ3: Xử lý tình huống 
- Gọi HS đọc đề nêu yêu cầu bài 3
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn để xử lý 2 tình huống trong bài 3. 
- Tổ chức cho các nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung. GV lắng nghe va chốt :
 Tình huống a: bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình , vận động các bạn cùng tham gia đóng góp , nhắc nhở các bạn giữ gìn sách.
Tình huống b: bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh vời các bạn trong đội , vì đó là một việc làm góp phần làm sạch , đẹp làng xóm.
HĐ4: Trình bày kết quả sưu tầm. ( 8-10 phút )
-GV yêu cầu HS để trên bàn kết quả sưu tầm theo bài thực hành ở tiết trước
-GV căn cứ vào kết quả của HS làm được chia làm 4 nhóm chính ( đánh số ngẫu nhiên ): nhóm hoạ sĩ, nhóm nhà văn, nhóm ca sĩ, nhóm nghệ nhân, phát giấy cho HS ghi vào giấy.
- Tổ chức cho các nhóm trình bày và giới thiệu về cảnh đẹp , phong tục tập quán , danh nhân của quê hương và các bài thơ , bài hát , điệu múa 
- Yêu cầu HS cả lớp trao đổi ý nghĩa các bài thơ, bài hát 
CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 2-3 phút 
 -Về nhà học bài vận dụng điều đã học , chuẩn bị bài sau 
BỔ SUNG:
 Toán 
LUYỆN TẬP
Thời gian:40’ sgk/99
I. MỤC TIÊU :
	- Củng cố về quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn.
	- HS tính được chu vi hình tròn có bán kính (hoặc đường kính) c ... nhân xuất sắc 
CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 2-3 phút )
- Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo 3 phần và ích lợi của CTHĐ
Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh bản chương trình hoạt động, viết lại vào vở.
Chuẩn bị: “Lập chương trình hoạt động 
BỔ SUNG:
Khoa học
NĂNG LƯỢNG
 Thời gian:35’ sgk/ 
I. MỤC TIÊU : Sau bài học HS biết:
 - Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về:các vật có biến đổi vị trí,hình dạng nhiệt độ ,  nhờ được cung cấp năng lượng.
 Nêu ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện,máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
 -Biết các vật được cung cấp năng lượng, các nguồn năng lượng trong cuộc sống . 
 - Vận dụng những điều hiểu biết về năng lượng vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ : -HS : Mang theo nhóm: nến, diêm,ô tô chạy pin và có còi hoặc đèn pin.
 - GV : Hình trang 83 SGK. Phiếu bài tập 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
BÀI CŨ : Sự biến đổi hoá học ( 3-5 phút )
- Yêu cầu HS trả lời cá nhân : 
HS1: Sự biến đổi hoá học là gì?
HS2:?Kể tên một số trường hợp biến đổi hoá học và lý học?
- Nhận xét và ghi điểm cho từng em 
BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút )
HĐ1:Thực hành thí nghiệm – rút ra tác dụng của năng lượng ( 12-14 phút )
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
- yêu cầu HS đọc 3 thí nghiệm SGK /82
-GV cho HS làm việc theo nhóm 6 em, nhóm trưởng điều khiển làm thí nghiệm và thảo luận các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm theo yêu cầu ở trang 78 SGK sau đó ghi vào phiếu học tập. 
1.Hiện tượng quan sát được.
2.Vật biến đổi như thế nào?
3.Nhờ đâu vật đó biến đổi?
 - Yêu cầu các nhóm trình bày từng thí nghiệm 
 - GV nhận xét và chốt nội dung như SGK:
Khi dùng tay nhấc chiếc cặp sách,năng lượng do tay ta cung cấp đã làm cặp sách dịch chuyển lên cao.
Khi thắp ngọn nến, nến toả nhiệt và phát ánh sáng.Nến bị đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt.
 Khi lắp pin và bật công tắc ô tô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng còi kêu.
Trong các trường hợp trên,ta thấy cần cung cấp năng lượng để các vật có biến đổi , hoạt động.
HĐ2: Liên hệ thực tế nêu một số ví dụ về hoạt động 
của người , động vật , phương tiệnn, máy móc và chỉ ra năng lượng của mỗi hoạt động đó ( 8-10 phút )
-Yêu cầu HS tự đọc mục bạn cần biết SGK trang 83 ø làm việc nhóm 3,sau đó quan sát hình 3, 4 ,5 và nêu thêm các ví dụ khác về hoạt động của con người và động vật,phương tiện , máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng của hoạt động đó.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày,nhóm khác bổ sung.
- GV cho HS tìm thêm các ví dụ khác về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng . Ví dụ
Hoạt động
Nguồn năng lượng
Người nông dân cày, cấy..
Thức ăn
Các bạn HS đá bóng, học bài.
Thức ăn
Chim đang bay.
Thức ăn
Máy cày
Xăng
.
Kết luận :
 Hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc đều có nguồn năng lượng tương xứng cho hoạt động đó.
- GV nhận xét tuyên dương nhóm thực hiện tốt. 
CỦNG CỐ - DẶN DÒ ( 2-3 phút )
- Yêu cầu HS đọc nội dung bạn cần biết 
Dặn học bài , chuẩn bị bài sau “Năng lượng mặt trời
BỔ SUNG:
 KĨ THUẬT 
CHĂM SÓC GÀ 
Thời gian:35’ sgk/
I. MỤC TIÊU : 
 - HS nắm được mục đích và tác dụng của việc chăm sóc gà ; nhằm tạo điều kiện cho gà phát triển tốt đồng thời hạn chế được việc nhiẽm bệnh .
 - Tập cho HS biết cách chăm sóc gà 
 - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ gà .
II. CHUẨN BỊ : HS : tự nghiên cứ từ thực tế và ghi chép lại 
 GV : Một số tranh ảnh minh hoạ trong SGK 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
BÀI CŨ : Nuôi dưỡng gà ( 3-5 phút)
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau :
HS1: Nuôi dưỡng gà gồm những công việc nào ?
HS2: Vì sao phải cho gà ăn , uống đầy đủ , đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh?
- Nhận xét , đánh giá 
BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút )
HĐ 1 : Tìm hiểu mục đích , tác dụng của việc chăm sóc gà ( 8-10 phút )
-Yêu cầu HS đọc mục I SGK và nêu mục đích , tác dụng của việc chăm sócòa.
- Yêu cầu cá nhân trình bày , GV chốt:
Kết luận : Chăm sóc gà nhằm tạo các điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, không khí thích hợp cho gà sinh trưởng và phát triển .Chăm sóc gà đầy đủ giúp khoẻ mạnh, mau lớn, có sức chống bệnh tốtvà góp phần nâng cao năng suất nuôi gà.
HĐ2: Tìm hiểu cách chăm sóc gà (15-18 phút)
 a) Sưởi ấm cho gà :
- Yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK
 H: Vì sao phải sưởi ấm cho gà ?
 (Gà con không chịu được rét; bị rét gà kém ăn, dễ nhiễm bệnh đường hô hấp , đường ruột. . . gà cóthể bị chết)
H: Nhiệt độ cần thiết cho gà con là bao nhiêu ?
 ( Từ khi mới nở đến 3 tuần tuổi, nhiệt độ từ 30 – 31o C)
-Quan sát hình 1/ 65 , em hãy nêu dụng cụ dùng để sưởi ấm cho gà ?
 ** Nhận xét và giải thích : Nhiệt độ tác động đến sự phát triển cùa động vật ( lớn , sinh sản) Mỗi loài động vật có khả năng chịu nóng rétkhác nhau. Động vật nhỏ có khả năng chịu rét , chịu nóng kém hơn động vật lớn , nhất là đối với gà con được ấp bằng máy
 b) Chống nóng ,chống rét, phòng ẩm cho gà :
- Yêu cầu HS đọc thầm nội dung trong SGK
H: Nhiệt độ nóng quá hoặc lạnh quá gây tác hại gì cho gà ?
 ( Nóng quá : gà thở dốc mất năng lượng, kém ăn, chậm lớn. .; lạnh quá kèm theo độ ẩm cao: gà cũng tiêu hao nhiều năng lượng và cũng dễ bị bệnh .)
 H: Vậy làm thế nào để chống nóng, chống rét cho gà ?
 ( Làm chuồng quay về hướng đông – nam; chuồng phải cao ráo, thông thoáng: mát về mùa hè, ấm áp mùa đông. Mùa đông nên làm rèm chắn gió tranh gió đông bắclùa thẳng vào chuồng gà . . .)
c)Phòng ngộ độc thức ăn cho gà :
- Yêu cầu HS đọc lướt nội dung SGK
H.Dấu hiệu nào cho biết gà bị ngộ độc thức ăn ?
( gà bỏ ăn, ủ rũ, uống nhiều nước, và ỉa chảy.)
- Yêu cầu HS quan sát hình 2, hãy kể tên những loại thức ăn gây ngộ độ cho gà.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 2-3 phút )
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ 
- BỔ SUNG:
Toán
GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT
Thời gian:40’ sgk/101
I. MỤC TIÊU : 
	- Bước đầu HS nhận biết được hình dạng của biểu đồ hình quạt.
	- HS đọc được các số liệu trên biểu đồ hình quạt và nhận biết được số liệu càng lớn thì tương ứng với phần biểu đồ hình quạt càng lớn.
	- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. CHUẨN BỊ : Vẽ sẵn các biểu đồ hình quạt vào bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
BÀI CŨ : Luyện tập chung ( 3-5 phút 
BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút )
HĐ1. Giới thiệu biểu đồ hình quạt. ( 10-12 phút)
 Ví dụ 1.
-GV gắn biểu đồ ở ví dụ 1 SGK (bằng bìa) lên bảng.
-Yêu cầu HS quan sát biểu đồ và nhận xét các đặc điểm sau:
+Biểu đồ có dạng hình gì? chia mấy phần? (dạng hình tròn, chia thành nhiều phần)
+Trên mỗi phần biểu đồ ghi gì? (ghi các tỉ số phần trăm tương ứng)
- GV hướng dẫn HS hiểu và tập đọc biểu đồ: 
+Biểu đồ nói về gì? (tỉ số phần trăm các loại sách trong thư viện)
+Sách trong thư viện có mấy loại? (3 loại)
+Hãy đọc tỉ số phần trăm của từng loại sách.
 Ví dụ 2.
-GV gắn biểu đồ ở ví dụ 2 SGK (bằng bìa) lên bảng.
-Yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm đôi , nội dung:
1.Cho biết biểu đồ nói về gì.
2. Đọc trên biểu đồ về tỉ số phần trăm HS tham gia từng môn thể thao.
GV nêu: Cả lớp có 32 HS. Hãy tính số HS tham gia từng môn thể thao.
HĐ2. Thực hành đọc phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt. (18-20 phút )
Bài 1: Yêu cầu HS quan sát biểu đồ hình quạt rồi đọc số liệu tương ứng.
HS tự làm bài sửa sai.
Bài 2: Yêu cầu HS quan sát biểu đồ hình quạt rồi đọc số liệu tương ứng:
Hs t7ụ làm tương tự bài 1
CỦNG CỐ - DẶN DÒ : (2-3 phút )
-GV nhận xét tiết học.
BỔ SUNG:
 HÁT NHẠC
 HÁT MỪNG -TĐNSỐ 5
 Thời gian 35 sgk/33 
I MỤC TIÊU:
Hs hát thuôc lời ca , đúng giai điệu và sắc thái của bài” Hát mừng” Tập trình bày bài hát kết hợp gõ đệm và vận dộng theo nhịp
Hs thể hiện đúng cao độ, truường độ bài TĐN 5
Tập đọc nhạc ghép lời kết hợp gõ phách
II CHUẨN BỊ:
Nhạc cụ gõ, sgk động tác phụ họa
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GTB
Phần hoạt động
a) Nội dung 1 Oân tập bài Hát mừng
gv hát 1 lần
Cả lớp hát 2 lần
1 dãy hát 1 dãy gõ đệm thoe nhịp và ngược lại
Gv hướng dẫn động tác phụ họa
b)Nội dung 2 Học bài TĐ N số 5
Luyện tập cao độ theo thang âm
Đô –Rê – Mi- Sol -La –Đôsgk
Hs luyện tập thee tiết tấu
Bươc1 Đọc chậm để luyện cao độ
Bước 2 ghép cao d65 và trường độ tốc độ chậm vừa
Bước 3 Đọc với tốc độ vừa phải
Bước 4 ghép lời ca
Phần kết thúc
1 hs đọc lại bài
BỔ SUNG: 
Sinh hoạt tập thể-Tuần 20
I.Mục tiêu:hs thấy được những ưu điểm và tồn tại trong tuần.
-Nắm được phương hưóng hoạt động tuần tới.
II.Nội dung sinh hoạt:-Gvnhận xét những mặt đã làm được:
-Ưu điểm:thực hiện tốt nề nếp,có 1 số ù hs đi trễ Tuyến ,hs đi học chuyên cần,thể dục giữa giờ đều.
-Tồn tại:nhiều em còn ồn trong giờ học:Khôi, Tuấn Đa.Một số chưa chuẩn bị bài tốt ở nhà.:ĐA ,TUYẾN,có 1 số ù hs đi trễ Tuyến , Không đeo khăn quàng Dân
III.Phương hướng hoạt động tuần tới: thể hiện sự lễ phép,kính trọng thầy cô.Tiếp tục truy bài đầu giờ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 20.doc