Toán
Tiết 31: LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu học tập ghi nội dung KTBC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tuần 7 Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2009 Toán Tiết 31: Luyện tập I. Mục đích yêu cầu: - HS biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập ghi nội dung KTBC III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập về nhà - Phát cho mỗi em một phiếu học tập đã ghi sẵn bài giải và các phép tính như sách giáo khoa. - Yêu cầu học sinh ghi Đ hay ghi S trước các phép tính. - Giáo viên nhận xét đánh giá. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: c)Luyện tập : *Bài 2: - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài. - Kém hơn nghĩa là thế nào? - Bài toán thuộc dạng gì? - Yêu cầu tự làm bài vào vở. - Nhận xét bài làm ghi điểm cho học sinh. *Bài 3: - Yêu cầu 1 em đọc đề. - Yêu cầu lớp làm tương tự làm bài 2 - Btoán cho biết anh hơn em mấy tuổi? - Vậy tuổi em kém tuổi anh mấy tuổi? - Vậy: Bài toán 2 và bài 3 là hai bài toán ngược của nhau. *Bài 4: - Yêu cầu 1 em đọc đề. - Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở. - Mời một em lên chữa bài. Tóm tắt Tòa nhà thứ nhất: 16 tầng Tòa nhà thứ hai ít hơn tòa nhà thứ nhất: 4 tầng Tòa nhà thứ hai : ...tầng ? - Nhận xét bài làm của học sinh. d) Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập. - Hai em lên bảng mỗi em thực hiện một yêu cầu của giáo viên. - Tính lại và tự điền S hay Đ trước các ý - Nhận xét bài bạn . - Lắng nghe, vài em nhắc lại tên bài. - Một em đọc đề bài. - Kém hơn nghĩa là ít hơn. - Dạng toán ít hơn. - Giải : Tuổi của em là : 16 - 5 = 11 ( tuổi ) Đ/ S : 11 tuổi - Đọc đề. - Lớp thực hiện vào vở. - Anh hơn em 5 tuổi - Em kém anh 5 tuổi. *Giải: Số tuổi anh là: 11 + 5 = 1(tuổi) Đ/ S: 16 tuổi. - Nhận xét bài bạn. - Một em đọc đề bài - Lớp làm vào vở. - Một em lên bảng sửa bài. Giải : Số tầng tòa nhà thứ hai là: 16 - 4 = 12 ( tầng ) Đ/ S : 12 tầng - Nhận xét bài bạn . - Hai em nhắc lại nội dung bài học. - Về học bài và làm các bài tập còn lại . *************************************** Tập đọc Tiết 19 + 20: Người thầy cũ I. Mục đích yêu cầu : - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài. - Hiểu ND: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cám thầy trò thật đẹp đẽ. (Trả lời được CH trong SGK) II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh minh họa , bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tiết 1 1. Bài cũ: - Kiểm tra 2 học sinh đọc bài “ Ngôi trường mới” và trả lời câu hỏi. 2. Bài mới a) Phần giới thiệu : b) Đọc mẫu - Đọc mẫu diễn cảm toàn bài. - Gọi một em đọc lại. *Hướng dẫn phát âm: Hướng dẫn đọc các từ như: cổng trường, lớp, lễ phép, liền nói, nhộn nhịp, xúc động, hình phạt, *Hướng dẫn ngắt giọng: Yêu cầu đọc tìm cách ngắt giọng một số câu dài, câu khó ngắt thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp. * Đọc từng đoạn: - Yêu cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp. - Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh - Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm. - Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc. * Thi đọc; Mời các nhóm thi đua đọc. - Yêu cầu các nhóm thi đọc cá nhân. - Lắng nghe nhận xét và ghi điểm. c) Tìm hiểu nội dung đoạn 1 - Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi : - Bố Dũng đến trường làm gì? - Bố Dũng làm nghề gì? - Giải nghĩa từ “ lễ phép” - Gọi một em đọc đoạn 2. - Khi gặp thầy giáo cũ bố Dũng thể hiện sự kính trọng người thầy giáo cũ như thế nào? - Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy giáo? - Thầy giáo đã nói gì với cậu học trò năm xưa trèo qua cửa sổ? Tiết 2 d) Luyện đọc đoạn 3. - Tiến hành các bước như đã giới thiệu ở trên. e) Tìm hiểu đoạn 3. - Mời một em đọc đoạn 3 . - Tình cảm của Dũng như thế nào khi bố ra về? Xúc động có nghĩa là gì? - Vì sao Dũng xúc động khi bố ra về? - Tìm từ gần nghĩa với từ “ lễ phép”? - Đặt câu với các từ tìm được? * Luyện đọc lại truyện : - Hướng dẫn đọc theo vai. Phân lớp thành các nhóm mỗi nhóm 4 em. - Chú ý giọng đọc từng nhân vật. - Theo dõi luyện đọc trong nhóm . - Yêu cầu lần lượt các nhóm thể hiện. - Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh. g) Củng cố, dặn dò : - Qua bài tập này em học được đức tính gì? - Của ai ? - Giáo viên nhận xét đánh giá . - Dặn về nhà học bài xem trước bài mới. *Chú ý: Đối với 3 HS học hoà nhập không yc thi đọc theo vai. - Hai em đọc bài và trả lời câu hỏi. - Vài em nhắc lại tên bài. - Lớp lắng nghe đọc mẫu. Đọc chú thích - Một em đọc lại - HS luyện đọc từ khó. - Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi / từ phía cổng trường / bỗng xuất hiện một chú bộ đội // Thưa thầy ,/ em là Khánh /...đấy a.!// - Từng em nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp. - Ba em đọc từng đoạn trong bài. - Đọc từng đoạn trong nhóm. Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc. - Các nhóm thi đua đọc bài - Một em đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm đoạn 1 - Tìm gặp lại thầy giáo cũ - Bố Dũng là bộ đội . - Đọc đoạn 2. - Bố Dũng bỏ mũ, lễ phép chào thầy. - Bố Dũng trèo qua cửa sổ lớp mà thầy chỉ bảo ban mà không phạt. - 2 HS trả lời. - Luyện đọc các từ xúc động , mắc lỗi , hình phạt - Đọc đoạn 3 . - Dũng rất xúc động . - Nghĩa là có cảm xúc mạnh. - 2 HS trả lời. - Ngoan, lễ độ, ngoan ngoãn ... - Học sinh tự đặt câu. - Các nhóm tự phân ra các vai : Người dẫn chuyện, Thầy giáo, Bố Dũng, Dũng. - Luyện đọc trong nhóm - Thi đọc theo vai. - Kính trọng , lễ phép với thầy giáo cũ - Của bố Dũng. - Hai em nhắc lại nội dung bài . - Về nhà học bài xem trước bài mới . Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2009 Kể chuyện Tiết 7: Người thầy cũ I. Mục đích yêu cầu : - Xác định được 3 nhân vật trong câu chuyện (BT1). - Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện (BT2). II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh minh họa, áo bộ đội, mũ, kính . III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ : - Gọi 4 em lên nối tiếp nhau kể lại câu chuyện“ Mẩu giấy vụn” - Nhận xét cho điểm . 2.Bài mới a) Phần giới thiệu : b) Hướng dẫn kể từng đoạn : Hỏi: - Bức tranh vẽ cảnh gì? ở đâu? - Câu chuyện người thầy cũ có những nhân vật nào? - Ai là nhân vật chính? - Chú bộ đội xuất hiện trong hoàn cảnh nào? - Chú bộ đội là ai , đến lớp làm gì ? - Gọi một đến 3 em kể lại đoạn 1, để cho các em kể theo lời của mình. - Khi gặp thầy giáo chú bộ đội đã làm gì để thể hiện sự kính trọng với thầy? - Chú đã giới thiệu mình với thầy giáo thế nào? - Thái độ của thầy giáo ra sao khi gặp lại người trò cũ năm xưa? - Thầy đã nói gì với bố Dũng? - Nghe thầy nói vậy chú bộ đội đã trả lời thầy ra sao? - Gọi 3 - 5 em kể lại đoạn 2. - Tình cảm của Dũng như thế nào khi bố ra về ? - Em Dũng đã nghĩ gì ? c)Kể lại toàn bộ câu chuyện : - Yêu cầu 3 em tiếp nối nhau kể lại câu chuyện mỗi em một đoạn. - Yêu cầu một hoặc hai em kể lại toàn bộ câu chuyện - Hướng dẫn lớp bình chọn bạn kể hay nhất . đ) Củng cố, dặn dò : - Giáo viên nhận xét đánh giá. - Dặn về nhà kể lại cho nhiều người cùng nghe. *Chú ý: Đỗi với 3 HS học hoà nhập không y/c kể toàn bộ câu chuyện trên lớp. - 4 em nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. - Lắng nghe, vài em nhắc lại tên bài - Bức tranh vẽ 3 người đang đứng nói chuyện trước cửa lớp - Dũng, chú bộ đội tên Khánh và thầy giáo. - Chú bộ đội - Giữa cảnh nhộn nhịp của sân trường trong giờ ra chơi. - Là bố Dũng chú đến để tìm gặp thầy giáo. - Ba em kể lại đoạn 1 - Bỏ mũ, lễ phép chào thầy. - Thưa thầy, em tên là Khánh , đứa học trò năm nào leo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ! - Lúc đầu ngạc nhiên sau thì cười vui vẻ. - à Khánh . Thầy nhớ ra rồi. Nhưng hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu! -Vâng thầy không phạt nhưng thầy buồn. Lúc ấy thầy bảo:“ Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ! Thôi em về đi thầy không phạt em đâu!” - Ba em kể lại đoạn 2 câu chuyện. - Rất xúc động . - Bố cũng có lần mắc lỗi thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa. - Ba em tiếp nối nhau mỗi em kể một đoạn. - Hai em kể lại toàn bộ câu chuyện. - Nhận xét các bạn bình chọn bạn kể hay nhất. -Về nhà tập kể lại nhiều lần . ************************************ Toán Tiết 32: KI - LÔ - GAM I. Mục tiêu: - Biết nặng hơn, nhẹ hơn giữa hai vật thông thường. - Biết ki-lô-gam là đơn vị đo khối lượng; đọc, viết tên và kí hiệu của nó. - Biết dụng cụ cân đĩa, thực hành cân một số đồ vật quen thuộc. - Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số kèm đơn vị đo kg. II. Đồ dùng dạy học : - 1 chiếc cân đĩa, các quả cân 1kg, 2kg, 5 kg. Một số đồ vật dùng để cân: túi gạo 1kg, cặp sách. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ - Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập về nhà - Giáo viên nhận xét đánh giá . 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b)Giới thiệu vật nặng hơn , nhẹ hơn. - Đưa 1 quả cân 1kg và 1 quyển vở - Yêu cầu dùng 1 tay lần lượt nhấc 2 vật lên và cho biết vật nào nặng hơn, vật nào nhẹ hơn. - Cho làm tương tự đối với 3 cặp đồ vật khác và yêu cầu đưa ra nhận xét đối với từng cặp đồ vật *Giới thiệu cái cân và quả cân: - Cho quan sát cái cân và yêu cầu nêu nhận xét về hình dạng của cân. - GV: Để cân các vật ta dùng đơn vị đo là ki lô gam . Ki lô gam được viết tắt là: kg - Viết bảng: Ki lô gam - kg - Yêu cầu học sinh đọc lại. - Cho xem các quả cân 1kg , 2kg và 5 kg . *Giới thiệu cách cân và thực hành cân : - Giới thiệu cách cân thông qua một bao gạo. - Đặt túi gạo 1kg lên đìa cân, phía bên kia là 1 quả cân 1kg - Nhận xét vị trí của kim thăng bằng ? - Vị trí 2 đĩa cân thế nào ? - Ta nói : Túi gạo nặng 1kg. - Xúc bớt một ít gạo trong túi ra và nhận xét vị trí kim thăng bằng vị trí 2 đĩa cân. - Ta nói : Túi gạo nhẹ hơn 1kg . - Đổ thêm vào bao gạo một ít gạo và nhận xét vị trí kim thăng bằng vị trí 2 đĩa cân. - Ta nói: Túi gạo nặng hơn 1kg. c) Luyện tập : *Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài. - Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở. *Bài 2: - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài. - Viết lên bảng : 1 kg + 2kg = 3 kg - Tại sao 1 kg cộng 2 kg lại bằng 3 kg? - Nêu cách cộng số đo khối lượng có đơn vị đo là ki lô gam . - Yêu cầu tự làm bài vào vở. - Mời 1 em lên bảng làm bài. - Nhận xét bài làm học sinh. d) ... đồi núi ,trái núi ,... - Nhận xét bài bạn - Lớp chia thành nhóm nhỏ mỗi nhóm 3 em. - Thảo luận nhóm. - Cử 2 bạn lên thi gắn nhanh gắn đúng từ. - Từ cần gắn : tre - che - trăng - trắng . - Nhận xét bài bạn - Về nhà học bài và làm bài tập trong SGK. - Lắng nghe. ****************************************************************** Thứ sáu ngày 9 tháng 10 năm 2009 Toán Tiết 35: 26 + 5 I. Mục tiêu: - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 5. - Biết giải bài toán về nhiều hơn. - Biết thực hành đo độ dài đoạn thẳng. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng gài, Que tính - Nội dung bài tập 4 viết sẵn. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập về nhà - HS1: đọc thuộc lòng bảng các công thức 6 cộng với 1 số. - HS2: Tính nhẩm : 6 + 5 + 3 ; 6 + 9 + 2 - Giáo viên nhận xét đánh giá. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b)Giới thiệu phép cộng 26 + 5 - Nêu bài toán : có 26 que tính thêm 5 que tính . Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính? - Muốn biết tất cả có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào? *Tìm kết quả: - Yêu cầu 1 em lên bảng thực hiện phép cộng trên. - Yêu cầu đặt tính và tính . - Yêu cầu nâu lại cách làm của mình . c) Luyện tập : *Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài . -Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở . -Yêu cầu 1 em lên bảng làm . -Yêu cầu đặt tính và thực hiện phép tính tính 16 + 4 và 56 + 8 ; 18 + 9 - Giáo viên nhận xét đánh giá *Bài 3: - Yêu cầu 1 em đọc đề. - Bài toán thuộc dạng nào? - Yêu cầu học sinh tự tóm tắt đề bài. -Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở. - Mời một em lên chữa bài. - Nhận xét bài làm của học sinh. *Bài 4: - Yêu cầu 1 em đọc đề. - Vẽ hình bài 4 lên bảng. - Hãy đo độ dài đoạn thẳng? - Khi đã biết được độ dài đoạn thẳng AB và BC, không cần thực hiện phép đốc biết AC dài bao nhiêu không? Làm thế nào để biết ? - Nhận xét và ghi điểm học sinh . d) Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập. *Chú ý: Đối với 3 HS học hoà nhập bỏ BT4 - Hai em lên bảng mỗi em thực hiện theo một yêu cầu. - Nhận xét bài bạn . - Vài em nhắc lại tên bài. - Lắng nghe và phân tích bài toán. - Ta thực hiện phép cộng 26 + 5 26Viết 26 rồi viết 5 xuống dưới sao +5cho 5 thẳng cột với 6 viết dấu + 31 vạch kẻ ngang. Cộng từ phải sang trái 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 thẳng cột với 6 và 5 nhớ 1, 2 thêm 1 bằng 3 viết 3 vào cột chục. * Vậy : 26 + 5 = 31 - Một em đọc đề bài . - Tự làm bài vào vở , hai em ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra chéo bài nhau . -Môt em lên bảng giải bài . - Em khác nhận xét bài bạn. - Đọc đề. - Thuộc dạng toán nhiều hơn. Bài giải Tháng này tổ em đạt được là: 10 + 5 = 15 ( điểm mười ) Đ/S: 15 điểm mười. - Một em đọc đề bài - Quan sát . - Đo và báo cáo kết quả : Đoạn thẳng AB dài 6cm , đoạn thẳng BC dài 5 cm , AC dài ,.. - Không cần đo . Vì độ dài AC bằng độ dài đoạn thẳng AB cộng với đoạn thẳng BC và bằng : 6 cm + 5 cm = 11 cm - Hai em nhắc lại nội dung bài vừa luyện tập. - Về học bài và làm các bài tập còn lại. ************************************** Tự nhiên và xã hội Tiết 7: Ăn uống đầy đủ I. Mục tiêu: - Biết ăn đủ chất, uống đủ nước sẽ giúp cơ thể chóng lớn và khoẻ mạnh. - Biết được buổi sáng nên ăn nhiều, buổi tối ăn ít, không nên bỏ bữa. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ trang 16 , 17. Sưu tầm tranh ảnh thức ăn , nước uống hàng ngày . III. Đồ dùng dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ : - Gọi 3 em lên bảng trả lời nội dung bài “ Tiêu hóa thức ăn” 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hoạt động 1 : Các bữa ăn , thức ăn hàng ngày. * Bước 1: Làm việc theo nhóm: - Yêu cầu quan sát tranh 1,2,3,4 SGK trang 16 và trả lời các câu hỏi. - Các nhóm trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi. - Hàng ngày bạn ăn mấy bữa? Mỗi bữa ăn những gì và ăn bao nhiêu? - Ngoài ra bạn còn ăn thêm gì? - Bạn thích ăn gì? Uống gì? *Bước 2: Hoạt động cả lớp. - Yêu cầu đại diện trả lời trước lớp. - Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh. * Giáo viên rút kết luận như sách giáo khoa . c)Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về ích lợi của việc ăn uống đầy đủ. * Bước 1: Làm việc cả lớp. - Yêu cầu đọc thông tin sách giáo khoa, thảo luận trả lời các câu hỏi ở bài học trước. - Phần chất bổ trong thức ăn được đưa đi đâu? - Để làm gì? - Yêu cầu trao đổi trong nhóm các câu hỏi như : - Tại sao chúng ta cần ăn đủ no? Uống đủ nước? - Nếu ta thường xuyên bị đói khát thì điều gì sẽ xảy ra? *Bước 2: - Yêu cầu một số em lên trả lời câu hỏi * Kết luận như sách giáo khoa . d) Hoạt động 3 : Trò chơi “ Đi chợ “ - Phát cho mỗi nhóm một tờ phiếu . - Yêu cầu học sinh thảo luận để nêu tên một số thức ăn đồ uống mà em biết - Yêu cầu trong vòng 5 phút các nhóm thi đua . - Yêu cầu các nhóm dán phần trả lời lên bảng lớp . - Nhận xét bình chọn nhóm trả lời đúng nhất . e) Củng cố - Dặn dò: - Tại sao chúng ta cần ăn đủ no và đủ chất? - Nhận xét tiết học dặn học bài, xem trước bài - Ba em lên bảng chỉ và nêu đường đi của thức ăn trong hệ tiêu hóa. - Lắng nghe. Vài em nhắc lại tên bài - - Các nhóm thực hành thảo luận nối tiếp nói cho bạn nghe . - Ăn 3 bữa đó là bữa sáng, trưa và tối; cơm, canh, cá, thịt, rau ,...Mỗi bữa ăn 2 bát. - Ngoài ra còn ăn thêm hoa quả, sữa ,... - Nêu theo ý thích. - Lần lượt một số em đại diện lên trả lời trước lớp - Nhận xét bổ sung ý kiến của bạn. - Quan sát các thông tin trong sách giáo khoa và trao đổi trả lời các câu hỏi . - Phần lớn thức ăn biến thành các chất bổ thấm vào thành ruột non vào máu và đi nuôi cơ thể. - Để giúp cơ thể có đầy đủ chất làm cho cơ thể khỏe mạnh, chóng lớn ,... - Bị bệnh, người mệt mỏi, gầy yếu làm việc và học tập kém. - Lần lượt một số cặp lên trả lời trước lớp - Chia thành 4 nhóm. - Các nhóm nhận phiếu rời. - Thảo luận trả lời vào phiếu cử đại diện lên dán phiếu lên bảng . - Nhận xét bình chọn nhóm trả lời đúng - Hai em nêu lại nội dung bài học . - Về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới ************************************* Thể dục Tiết 14: Tiết 14: Đ ộNG Tác nhảy. TRò CHƠI “BịT MắT BắT DÊ” I. MụC TIÊU: - ôn 6 động tác thể dục của bài thể dục phát triển chung - Bước dầu biết thực hiện động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung. - Biết cách chơi trò chơi: “ Bịt mắt bắt dê” II. ĐịA ĐIểM PHƯƠNG TIệN: - Địa điểm: Trên sân trường. - Phương tiện: 1 còi, 2 khăn. III, NộI DUNG Và PHƯƠNG PHáP LÊN LớP : Phần Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Phần mở đầu: 2. Phần cơ bản : 3. Phần kết thúc: GV nhận lớp phổ biến nội dung, y/c giờ học 1-2’ - Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp1-2’ *Động tác nhảy: 4-5 lần. - GV nêu động tác vừa làm mẫu vừa giải thích HS làm theo. - Y/c Cả lớp thực hiện. - Ôn 3 động tác bụng, toàn thân, nhảy: 1lần. - GV theo dõi sửa sai. * Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê” (8-10’ ) - GV nêu tên trò chơi chọn 1-2 em đóng vai “dê” lạc đàn một em đóng vai” người đi tìm” - GV cho HS chơi thử 2 lần – GV dùng còi và cho hs chơi chính thức. - GV theo dõi và bổ sung - Đi đều theo 2- 4 hàng dọc và hát 2-3 phút - Dặn dò: Về ôn lại 3 động tác đã học - Nhận xét tiết học. - HS làm theo cô. - HS theo dõi và tập theo - Lần 2,3,4 ban cán sự điều khiển lớp tập theo. - Cả lớp ôn 3 ĐT 1 lần. - Học sinh chơi thử 1 lần 2 em lên đóng vai - Chơi 2 lần sau đó theo tiếng còi của gv chơi chính thức . - HS thực hiện. ****************************************************************** Thứ bảy ngày 10 tháng 9 năm 2009 Tập làm văn Tiết 7: Kể NGắN THEO TRANH - LUYệN TậP Về THờI KHOá BIểU I. Mục tiêu: - Dựa vào 4 tranh minh hoạ, kể được câu chuyện ngắn có tên Bút của cô giáo (BT1) - Dựa vào thời khoá biểu hôm sau của lớp để trả lời được câu hỏi ở BT3. II. Đồ dùng dạy học : - GV: Tranh minh họa câu chuyện. - HS: Các đồ dùng học tập: Bút, vở, thước , thời khoá biểu để thực hiện y/c BT3. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - Gọi hai em lên làm bài tập về mục lục sách thiếu nhi - Nhân xét cho điểm 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b)Hướng dẫn làm bài tập: *Bài 1: - Gọi 1 em đọc yêu cầu đề. - Treo 4 bức tranh. - Tranh 1: Bức tranh vẽ cảnh ở đâu? - Hai bạn học sinh đang làm gì? - Bạn trai nói gì? - Bạn gái trả lời ra sao? - Gọi học sinh kể lại nội dung câu chuyện. - Tranh 2: Bức tranh 2 có thêm nhân vật nào? - Cô giáo đã làm gì? - Bạn trai đã nói gì với cô giáo? - Tranh 3: Hai bạn nhỏ đang làm gì? - Tranh4: Bức tranh vẽ cảnh ở đâu ? - Bạn trai đang nói chuyện với ai ? - Bạn trai nói gì và làm gì với mẹ ? - Mẹ bạn có thái độ như thế nào ? - Gọi học sinh kể lại câu chuyện. - Nhận xét tuyên dương những em kể tốt . *Bài 2: - Mời một em đọc nội dung bài tập 2 - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. - Theo dõi nhận xét bài làm học sinh. *Bài 3: - Yêu cầu đọc đề bài. - Yêu cầu một số em đọc thời khóa biểu đã lập. - Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở. - Gọi 5 - 7 em nối tiếp đọc bài viết. - Nhận xét ghi điểm học sinh. c) Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau - Hai em lên bảng làm bài tập. - HS2: Tìm các cách nói giống câu: “Em không thích đi chơi.” - Một em nhắc lại tựa bài - Một em đọc đề bài. - Quan sát, đọc các nhân vật để biết nội dung. - Cảnh trong lớp học . - Đang tập viết. - Tớ quên không mang bút. - Tớ chỉ có một cái bút. - Hai bạn kể. Lớp theo dõi nhận xét - Cô giáo. - Cho bạn trai mượn bút . - Em cảm ơn cô ạ ! - Tập viết. - ở nhà bạn trai. - Mẹ của bạn. - Nhờ có cô giáo cho mượn bút và con đã viết bài được 10 điểm và giơ cho mẹ coi . - Mỉm cười và nói : - Mẹ rất vui ! - Lần lượt từng em kể theo yêu cầu. - Nhận xét bình chọn bạn kể hay. - Đọc đề bài. - Tự lập thời khóa biểu. - Đọc đề bài. - Đọc thời khóa biểu ngày mai của lớp mà mình vừa lập xong. - Cả lớp làm bài vào vở. - 5-7 HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét bài bạn. - Hai em nhắc lại nội dung bài học. - Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau. ****************************************************************** Ban giám hiệu kí duyệt:
Tài liệu đính kèm: