Bài soạn các môn học lớp 2 - Tuần 30 năm học 2008

Bài soạn các môn học lớp 2 - Tuần 30 năm học 2008

I/ MỤC TIÊU :

 A. Mục tiêu chung:

 Học sinh lớp 2A2 có khả năng:

 1. Kiến thức : Đọc trơn cả bài. Ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Bác Hồ, các cháu học sinh, bé Tộ) Hiểu : nêu nghĩa các từ ngữ trong bài, nội dung câu chuyện :

 2. Kĩ năng : Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.

 3.Thái độ :Học sinh lòng kính yêu Bác , học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

 B. Mục tiêu riêng:

 Học sinh Lê Quốc Triển có khả năng:

 - Học sinh lòng kính yêu Bác , học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

II/ CHUẨN BỊ :

 1.Giáo viên : Tranh : Ai ngoan sẽ được thưởng .

 2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 34 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 788Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn học lớp 2 - Tuần 30 năm học 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
Tuần 30:Kể từ ngày 21 tháng 04 năm 2008 đến 25 tháng 04 năm 2008
Ngày dạy
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Thứ hai
21/04/2008
1
2
3
Tập đọc
Toán
Đạo đức
Ai ngoan sẽ được thưởng
Ki – lô – mét
Bảo vệ loài vật có ích (T1)
Thứ ba
22/04/2008
1
2
3
Tập đọc
Kể chuyện
Toán
Ai ngoan sẽ được thưởng
Ai ngoan sẽ được thưởng
Mi – li - mét
Thứ tư
23/04/2008
1
2
3
4
5
Tập đọc
Chính tả(NV)
Toán
TN&XH
Thủ công
Cháu nhớ Bác Hồ
Ai ngoan sẽ được thưởng
Luyện tập
Nhận biết cây cối và các con vật
Làm vòng đeo tay (T2)
Thứ năm
24/04/2008
1
2
3
LT&C
Chính tả(NV)
Toán
Từ ngữ về Bác Hồ
Cháu nhớ Bác Hồ
Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị
Thứ sáu
25/04/2008
1
2
3
Tập làm văn
Tập viết
Toán
Nghe-Trả lời câu hỏi
Chữ hoa M (Kiểu 2)
Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000
Thứ hai ngày 21 tháng 04 năm 2008
Tập đọc
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
I/ MỤC TIÊU :
 A. Mục tiêu chung:
 Học sinh lớp 2A2 có khả năng:
 1. Kiến thức : Đọc trơn cả bài. Ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Bác Hồ, các cháu học sinh, bé Tộ) Hiểu : nêu nghĩa các từ ngữ trong bài, nội dung câu chuyện : 
 2. Kĩ năng : Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
 3.Thái độ :Học sinh lòng kính yêu Bác , học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
 B. Mục tiêu riêng:
 Học sinh Lê Quốc Triển có khả năng:
 - Học sinh lòng kính yêu Bác , học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
II/ CHUẨN BỊ :
 1.Giáo viên : Tranh : Ai ngoan sẽ được thưởng .
 2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
HOẠT ĐỘNG CỦA HSKT
1.Bài cũ : 
-Gọi 3 em đọc bài “Cậu bé và cây si già”
-Cậu bé đã làm điều gì không phải với cây si ?
-Cây đã làm gì để cậu bé hiểu được nỗi đau của nó ?
-Sau cuộc nói chuyện này cậu bé còn nghịch nữa không ?
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện đocï .
-Giáo viên đọc mẫu lần 1 
 Đọc từng câu :
-Kết hợp luyện phát âm từ khó ( Phần mục tiêu )
*Đọc từng đoạn trước lớp. 
-Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.
-GV nhắc nhở học sinh đọc lời của các cháu vui, nhanh nhảu vì là lời đáp đồng thanh nên kéo dài giọng.
-Hướng dẫn đọc chú giải .
-Giảng thêm : trại nhi đồng : nơi dạy dỗ chăm sóc trẻ.
- Đọc từng đoạn trong nhóm
-Nhận xét .
3.Củng cố : 
Gọi 1 em đọc lại bài.
-Chuyển ý : Bác Hồ đã dành tình thương của mình cho các cháu thiếu nhi ra sao ? chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết 2.
4. Dặn dò 
- Đọc bài.
-3 em đọc bài và TLCH.
-Dùng dao nhọn khắc tên mình lên cây.
-Cây khen cậu có cái tên đẹp 
-Không nghịch nữa, ý thức bảo vệ cây.
-Ai ngoan sẽ được thưởng .
-Tiết 1.
-Theo dõi đọc thầm.
-1 em giỏi đọc . Lớp theo dõi đọc thầm.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu .
-HS luyện đọc các từ : quây quanh, non nớt, reo lên, trìu mến, hồng hào, mừng rỡ, tắm rửa.
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
-Luyện đọc câu : Các cháu chơi có vui không ?/ Các cháu ăn có no không ?/ Các cô có mắng phạt các cháu không?/ Các cháu có thích kẹo khômg ?/ Các cháu có đồng ý không ?/
-Thưa Bác ,vui lắm ạ !
-No ạ ! Không ạ ! Có ạ ! Có ạ ! Đồng ý ạ!
-HS đọc chú giải (SGK/ tr 101)
-HS nhắc lại nghĩa “trại nhi đồng”
-Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài). CN 
- Đồng thanh (từng đoạn, cả bài).
-Một em đọc lại bài.
-Tập đọc bài.
-Quan sát.
-Đọc thầm.
-Quan sát.
Toán
KI – LÔ – MÉT
I/ MỤC TIÊU : 
 A. Mục tiêu chung:
 Học sinh lớp 2A2 có khả năng:
 1.Kiến thức : Nắm được tên gọi, kí hiệu của đơn vị kilômét. Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng lilômét.Nắm được quan hệ giữa kilômét và mét. Làm các phép tính cộâng, trừ (có nhớ) trên các số đo với đơn vị là kilômét(km), so sánh các khoảng cách (đo bằng km).
 2.Kĩ năng : Cộâng, trừ trên các số đo với đơn vị là kilômét(km) so sánh các khoảng cách nhanh đúng. 
 3.Thái độ : Ham thích học toán .
 B. Mục tiêu riêng:
 Học sinh Lê Quốc Triển có khả năng:
 1.Kiến thức : Nắm được tên gọi, kí hiệu của đơn vị kilômét. Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng lilômét.Nắm được quan hệ giữa kilômét và mét. Làm các phép tính cộâng, trừ (có nhớ) trên các số đo với đơn vị là kilômét(km), so sánh các khoảng cách (đo bằng km).
 2.Kĩ năng : Cộâng, trừ trên các số đo với đơn vị là kilômét(km) so sánh các khoảng cách nhanh đúng. 
 3.Thái độ : Ham thích học toán .
II/ CHUẨN BỊ :
 1.Học sinh : Sách toán, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
HOẠT ĐỘNG CỦA HSKT
1.Bài cũ : 
-Gọi 2 em lên bảng làm bài tập.
1m = .. dm
 1m =  cm
  dm = 100 cm
-Nhận xét,cho điểm.
2.Dạy bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu đơn vị đo độ dài kilômét (km) .
-GV nói : Ta đã học các đơn vị đo độ dài là xăngtimét,đềximét và mét. Để đo các khoảng cách lớn, chẳng hạn quãng đường giữa hai tỉnh, ta dùng một đơn vị lớn hơn là kilômét.
-Kilômét kí hiệu là km .
-1 kilômét có độ dài bằng 1000 m.
-GV viết bảng : 1 km = 1000 m
-Gọi HS đọc bài học SGK.
Hoạt động 2 : Luyện tập, thực hành.
Bài 1 : Yêu cầu HS tự làm bài.
-Nhận xét.
-Vẽ hình biểu diễn đường gấp khúc.
Bài 2 : Em hãy đọc tên đường gấp khúc ?
-Quãng đường AB dài bao nhiêu kilômét ?
-Quãng đường từ B đến D (đi qua C) dài bao nhiêu kilômét ?
-Quãng đường từ C đến A (đi qua B) dài bao nhiêu kilômét ?
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 3 :
-Treo bản đồ Việt Nam.
-GV chỉ trên bản đồ giới thiệu quãng đường từ Hà Nội đến Cao Bằng dài 285 km.
-Yêu cầu HS quan sát tiếp hình trong SGK, làm tiếp bài.
-Gọi HS lên bảng chỉ vào lược đồ đọc tên, đọc độ dài của các tuyến đường.
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 4 : 
-Cao Bằøng và Lạng Sơn nơi nào xa Hà Nội hơn ?
-Vì sao em biết được điều đó ?
-Lạng Sơn &ø Hải Phòng nơi nào gần Hà Nội hơn 
-Quãng đường nào dài hơn : Hà Nội-Vinh hay Vinh-Huế ?
-Quãng đường nào ngắn hơn : Thành phố Hồ Chí Minh- Cần Thơ hay Thành phố Hồ Chí Minh-Cà Mau ?
-Nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố : 
-Kilômét viết tắt là gì ?
-1 km = ? m
-Nhận xét tiết học.-Tuyên dương, nhắc nhở.
4. Dặn dò.
-Xem lại bài.
-2 em lên bảng làm. Lớp làm bảng con.
1m = 10 dm
1m = 100 cm
10 dm = 100 cm
-Kilômét.
-Vài em đọc : 1 km = 1000 m 
-Nhiều em đọc phần bài học.
-2 em lên bảng. Lớp làm vở. -Nhận xét bài bạn.
-Quan sát đường gấp khúc. 
-1 em đọc : Đường gấp khúc ABCD.
-Quãng đường AB dài 23 km.
- Quãng đường từ B đến D (đi qua C) dài 90 kilômét , vì BC dài 42 km, CD dài 48 km, 42 cộng 48 bằng 90 km.
- Quãng đường từ C đến A (đi qua B) dài 65 kilômét , vì CB dài 42 km, BA dài 23 km, 42 cộng 23 bằng 65 km.
-Làm bài .
-Quan sát bản đồ.
-Làm bài.
- 6 em lên bảng mỗi em tìm 1 tuyến đường.
-Nhận xét.
- Cao Bằng xa Hà Nội hơn Lạng Sơn.Vì quãng đường từ Hà Nội đi Cao Bằng dài 285 km còn quãng đường từ Hà Nội đi Lạng Sơn dài 169 km. 285 km > 169 km.
- Hải Phòng gần Hà Nội hơn Lạng Sơn.
Vì quãng đường từ Hà Nội đi Lạng Sơn dài 169 km còn quãng đường từ Hà Nội đi Hải Phòng dài 102 km. 102 km < 169 km.
-Quãng đường từ Vinh đi Huế xa hơn từ Hà Nội đi Vinh.
- Quãng đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ ngắn hơn quãng đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Cà Mau .
-Kilômét viết tắt là km.
-1 km = 1000 m.
-Xem lại đơn vị đo khoảng cách km.
-Làm ở bảng con.
-Đọc thầm.
-Làm vào vở.
-Quan sát
-Quan sát trả lời.
-Quan sát.
Đạo đức
BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH (T1)
I/ MỤC TIÊU :
 A. Mục tiêu chung:
 Học sinh lớp 2A2 có khả năng:
 1.Kiến thức : Ích lợi của một số loài vật đối với cuộc sống con người. Cần bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.
 2.Kĩ năng : Phân biệt được hành vi đúng và hành vi sai đối với các loài vật có ích. Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày.
 3.Thái độ :Học sinh có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích, không đồng tình với những người không biết bảo vệ loài vật có ích.
 B. Mục tiêu riêng:
 Học sinh Lê Quốc Triển có khả năng:
 - Ích lợi của một số loài vật đối với cuộc sống con người. Cần bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.
 - Phân biệt được hành vi đúng và hành vi sai đối với các loài vật có ích. Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày.
 -Học sinh có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích, không đồng tình với những người không biết bảo vệ loài vật có ích.
II/ CHUẨN BỊ :
 1.Giáo viên : Tranh ảnh mẫu vật các loài vật có ích. Phiếu thảo luận nhóm.
 2.Học sinh : Sách, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
HOẠT ĐỘNG CỦA HSKT
1.Bài cũ : 
-Yêu cầu học sinh ứng xử các tình huống :
-Trên đường đi học về, Thu gặp một nhóm bạn học cùng trường đang xúm quanh và trêu chọc một bạn gái nhỏ bé, bị thọt chân học cùng trường. Thu phải làm gì trong tình huống đó?
-Nhận xét, đánh giá.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài .
Hoạt động 1 : Phân tích tình huống.
-GV chi ...  thiệu tranh.
-GV nêu lần lượt từng câu hỏi.
a/Bác Hồ và các chiến sĩ cảnh vệ đi đâu ?
b/ Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ ?
c/ Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì ?
d/ Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ ?
-Cho từng cặp HS hỏi đáp.
Họat động 2 : Làm bài viết
Bài 2 : Gọi 1 em nêu yêu cầu của bài
-Cho HS xem tranh minh họa.
-GV hướng dẫn: Em chỉ cần viết câu trả lời cho câu hỏi d trong bài tập 1, không cần viết câu hỏi.
-Gọi 1 em đọc câu hỏi d.
-Kiểm tra vở, chấm một số bài, nhận xét.
3.Củng cố : 
-Qua mẫu chuyện về Bác Hồ em rút ra bài học gì cho mình ?
-Nhận xét tiết học.
4. Dặn dò
- Tập kể lại câu chuyện..
-2 em em kể lại câu chuyện “Sự tích hoa dạ lan hương” và TLCH.
-1 em nhắc tựa bài.
-1 em nêu yêu cầu và 4 câu hỏi.
-Quan sát tranh .
-Bác Hồ và mấy chiến sĩ đứng bên bờ suối. Dưới suối một chiến sĩ đang kê lại hòn đá bị kênh.
-HS lắng nghe.
-Quan sát tranh và nêu 4 câu hỏi dưới tranh.
-HS trả lời.
-Bác Hồ và các chiến sĩ cảnh vệ đi công tác.
-Khi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ sẩy chân ngã vì có một hòn đá bị kênh.
-Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa.
-Bác rất quan tâm tới mọi người. Bác quan tâm tới anh chiến sĩ, xem anh ngã có đau không, Bác còn cho kê lại hòn đá cho những người đi sau khỏi ngã.
-3-4 cặp HS trong nhóm hỏi đáp theo 4 câu hỏi trong SGK.
-2 em giỏi kể lại toàn bộ chuyện.
-Viết câu trả lời cho câu hỏi d trong bài tập 1.
-1 em đọc câu hỏi d : Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ ?
- Cả lớp làm vở bài tập.
-Làm việc gì cũng phải nghĩ tới người khác. Biết sống vì người khác. Cầøn quan tâm đến mọi người xung quanh. Hãy tránh cho người khác gặp phải điều không may.
-Tập kể lại câu chuyện..
-Quan sát.
-Quan sát và đọc thầm 4 câuhỏi và trả lời 1 câu vào bảng con.
-Viết câu trả lời cho câu hỏi d trong bài tập 1
-Làm bài vào vở.
Tập viết
CHỮ HOA M (KIỂU 2)
I/ MỤC TIÊU :
 A. Mục tiêu chung:
 Học sinh lớp 2A2 có khả năng: 
 1.Kiến thức : Viết đúng, viết đẹp chữ M hoa kiểu 2 theo cỡ chữ vừa, cỡ nhỏ; cụm từ ứng dụng : Mắt sáng như sao theo cỡ nhỏ.
 2.Kĩ năng : Nối nét từ chữ hoa M sang chữ cái đứng liền sau.
 3.Thái độ : Ý thức rèn tính cẩn thận, giữ gìn vở sạch sẽ.
 B. Mục tiêu riêng:
 Học sinh Lê Quốc Triển có khả năng:
 1.Kiến thức : Viết đúng, viết đẹp chữ M hoa kiểu 2 theo cỡ chữ vừa, cỡ nhỏ; cụm từ ứng dụng : Mắt sáng như sao theo cỡ nhỏ.
 2.Kĩ năng : Nối nét từ chữ hoa M sang chữ cái đứng liền sau.
 3.Thái độ : Ý thức rèn tính cẩn thận, giữ gìn vở sạch sẽ.
II/ CHUẨN BỊ :
 1.Giáo viên : Mẫu chữ M hoa. Bảng phụ : Mắt sáng như sao.
 2.Học sinh : Vở Tập viết, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
HOẠT ĐỘNG CỦA HSKT
1.Bài cũ : 
-Kiểm tra vở tập viết của một số học sinh.
-Cho học sinh viết một số chữ A-Ao vào bảng con.
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu nội dung và yêu cầu bài học.
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết chữ hoa.
A. Quan sát một số nét, quy trình viết :
-Chữ M hoa kiểu 2 cao mấy li ?
-Chữ M hoa kiểu 2 gồm có những nét cơ bản nào ?
-Cách viết : Vừa viết vừa nói: Chữ M hoa kiểu 2 gồm có : 
-Nét 1 : Đặt bút trên ĐK5, viết nét móc hai đầu bên trái (hai đầu đều lượn vào trong), dừng bút ở ĐK2.Nét 2 : từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đoạn 
nét cong ở ĐK5, viết tiếp nét móc xuôi, dừng bút ở ĐK 1 .Nét 3 : Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đoạn nét móc ở ĐK5, viết nét lượn ngang rồi đổi chiều bút, viết tiếp nét cong trái, dừng bút ở ĐK2.
-Giáo viên viết mẫu chữ M trên bảng, vừa viết vừa nói lại cách viết.
B/ Viết bảng :
-Yêu cầu HS viết 2 chữ M-M vào bảng.
C/ Viết cụm từ ứng dụng : 
- Mẫu chữ từ ứng dụng
-Yêu cầu học sinh mở vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng.
D/ Quan sát và nhận xét :
-Nêu cách hiểu cụm từ trên ?
-Giáo viên giảng : Cụm từ trên tả vẻ đẹp của đôi mắt to và sáng.
-Cụm từ này gồm có mấy tiếng ? Gồm những tiếng nào ?
-Độ cao của các chữ trong cụm từ “Mắt sáng như sao”ø như thế nào ?
-Cách đặt dấu thanh như thế nào ?
-Khi viết chữ Mắt ta nối chữ M với chữ ă như thế nào?
-Khoảng cách giữa các chữ (tiếng ) như thế nào ?
Viết bảng.
Hoạt động 3 : Viết vở.
-Hướng dẫn viết vở.
-Chú ý chỉnh sửa cho các em.
 1 dòng
 2 dòng
 1 dòng
 1 dòng
 3 dòng
3.Củng cố : 
-Nhận xét bài viết của học sinh.
-Nhận xét tiết học.
4. Dặn dò: 
-Hoàn thành bài viết .
-Nộp vở theo yêu cầu.
-2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
-Chữ M hoa, Mắt sáng như sao .
-Chữ M kiểu 2 cỡ vừa cao 5 li .
-Chữ M hoa kiểu 2 gồm có ba nét là một nét móc hai đầu, một nét móc xuôi trái, và một nét là kết hợp của các nét cơ bản lượn ngang, cong trái.
-Vài em nhắc lại.
-Vài em nhắc lại cách viết chữ M.
-Theo dõi.
-Viết vào bảng con M-M
-Đọc : M-M 
-Quan sát.
-2-3 em đọc : Mắt sáng như sao.
-Quan sát.
-1 em nêu : Mắt to sáng như sao.
-Học sinh nhắc lại .
-4 tiếng : Mắt, sáng, như, sao.
-Chữ M, g, h cao 2,5 li, chữ t cao 1,5 li, chữ s cao 1.25 li, các chữ còn lại cao 1 li.
-Dấu sắc đặt trên chữ ă, a .
-Nét cuối của chữ M chạm nét cong của chữ ă.
-Bằng khoảng cách viết 1ù chữ cái o.
-Bảng con : M-Mắt.
-Viết vở.
 	M ( cỡ vừa)
 M (cỡ nhỏ)
 	Mắt (cỡ vừa)
 	Mắt (cỡ nhỏ)
 	Mắt sáng như sao( cỡ nhỏ)
-Viết bài nhà/ tr 28
-Nộp vở theo yêu cầu.
-Quan sát.
-Theo dõi.
-Viất bảng con
-Quan sát
-Quan sát.
-Viết bảng con
-Viết vào vở
Toán
PHÉP CỘNG (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000
I/ MỤC TIÊU :
 A. Mục tiêu chung:
 Học sinh lớp 2A2 có khả năng:
 1.Kiến thức : Biết cách đặt tính rồi cộng các số có 3 chữ số theo cột dọc.
 2.Kĩ năng Làm tính cộng các số có 3 chử số nhanh, đúng.
 3.Thái độ : Ham thích học toán .
 B. Mục tiêu riêng:
 Học sinh Lê Quốc Triển có khả năng:
 - Biết cách đặt tính rồi cộng các số có 3 chữ số theo cột dọc.
 - Làm tính cộng các số có 3 chử số nhanh, đúng.
 - Ham thích học toán .
II/ CHUẨN BỊ :
 1.Giáo viên : Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, hình chữ nhật.
 2.Học sinh : Sách toán, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
HOẠT ĐỘNG CỦA HSKT
1.Bài cũ : 
-Gọi 2 em lên bảng viết thành tổng các trăm, chục, đơn vị 
 234, 230, 405
 657, 702, 910.
 398, 890, 908.
-Nhận xét,cho điểm.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Cộng các số có 3 chữ số.
a/ Nêu bài toán gắn hình biểu diễn số.
-Bài toán : Có 326 hình vuông thêm 253 hình vuông nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình vuông ?
-Muốn biết có tất cả bao nhiêu hình vuông ta làm thế nào ?
b/ Để tìm tất cả có bao nhiêu hình vuông, chúng ta gộp 326 hình vuông với 253 hình vuông lại để tìm tổng 326 + 253.
-Gọi 1 em lên bảng thực hành tìm tổng của 326 + 253
-Tổng của 326 + 253 có tất cả mấy trăm, mấy chục và mấy hình vuông ?
-Gộp 5 trăm, 7 chục, 9 hình vuông thì có tất cả bao nhiêu hình vuông ?
-Vậy 326 cộng 253 bằng bao nhiêu ?
c/Đặt tính, thực hiện :
-Dựa vào cách đặt tính cộng các số có 2 chữ số hãy suy nghĩ và tìm cách đặt tính cộng 326 và 253.
-Gọi 1 em nêu cách đặt tính.
-GV hướng dẫn cách đặt tính : Viết số thứ nhất 326, xuống dòng viết số thứ hai 253 sao cho thẳng cột trăm, chục, đơn vị. Viết dấu cộng giữa hai dòng kẻ, kẻ vạch ngang dưới 2 số.
-Nêu cách thực hiện phép tính ?
-Nhận xét. Chốt lại cách đặt tính và tính (STK/ tr 178)
Hoạt động 2 : Luyện tập, thực hành.
Bài 1 : Yêu cầu gì ?
-Viết bảng 432 + 356
-Nhận xét.
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 3 : Yêu cầu gì ?
-Em có nhận xét gì về các số trong bài tập?
-Nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố : 
-Mét là đơn vị dùng làm gì, mét viết tắt là gì ?
-Nhận xét tiết học
4. Dặn dò. 
-Học thuộc cách đặt tính và tính
-2 em lên bảng viết :
-Lớp viết bảng con.
 234 = 200 + 30 + 4
 230 = 200 + 30
 405 = 400 + 5 ..
-Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.
-Theo dõi, tìm hiểu bài.
-Phân tích bài toán.
-Thực hiện phép cộng 326 + 253.
-HS thực hiện trên các hình biểu diễn trăm, chục, đơn vị.
-1 em lên bảng. Lớp theo dõi.
-Có tất cả 5 trăm, 7 chục và 9 hình vuông.
-Có tất cả 579 hình vuông.
-326 + 253 = 579
-2 em lên bảng. Lớp thực hiện vào nháp.
-1 em nêu cách đặt tính .
-2 em lên bảng làm
 326
 253
 579
-Thực hiện từ phải sang trái : 
Cộng đơn vị với đơn vị :6 + 3 = 9, viết 9.Cộng chục với chục : 2 + 5 = 7, viết 7Cộng trăm với trăm : 3 = 2 = 5, viết 5.
-Nhiều em đọc lại quy tắc.
-Tính.
- Lớp làm vở. Nhận xét bài bạn.
-Đặt tính rồi tính.
-4 em lên bảng làm. Lớp làm vở.
-Nêu cách đặt tính và tính . -Tính nhẩm
-HS nối tiếp nhau tính nhẩm mỗi em một con tính.
-Là các số tròn trăm.
- mét viết tắt là m
-Học thuộc cách đặt tính và tính
-Làm ở bảng con.
-Theo dõi.
-Làm bài vào vở.
-Làm bài vào vở.
-Làm bài vào vở và ghi kết quả nhẩm ở bảng con theo yêu cầu.
BGH duyệt
Tổ kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN DAY KHUYET TAT T30 TRONG.doc