Bài soạn các môn học lớp 2 - Tuần 29 - Nguyễn Viết Định

Bài soạn các môn học lớp 2 - Tuần 29 - Nguyễn Viết Định

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học sinh hiểu vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật. Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật. Trẻ em khuyết tật có quyền được đối sử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ.

2. Kĩ năng: Học sinh có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tuỳ theo khả năng của bản thân.

3. Giáo dục: Học sinh có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật.

II. Chuẩn bị:

- Bộ tranh đồ dùng học tập, tranh ảnh sư tầm , tư liệu về giúp đỡ người khuyết tật.

 

doc 27 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 840Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn học lớp 2 - Tuần 29 - Nguyễn Viết Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29: Ngày soạn: 27/03/2009
Ngày giảng: 30/03/2009
(Buổi chiều)
 Tiết 1: Đạo đức
Giúp đỡ người khuyết tật
(Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Học sinh hiểu vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật. Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật. Trẻ em khuyết tật có quyền được đối sử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ.
2. Kĩ năng: Học sinh có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tuỳ theo khả năng của bản thân.
3. Giáo dục: Học sinh có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật.
II. Chuẩn bị: 
- Bộ tranh đồ dùng học tập, tranh ảnh sư tầm , tư liệu về giúp đỡ người khuyết tật.
III. Các hoạt động dạy học: 
ND và TG
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 
(3')
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
(2')
2. Hoạt động 1:
Xử lí tình huống
Mục tiêu: Giúp học sinh biết lựa chọn cách ứng xử để giúp đỡ người khuyết tật.
(18)
3. Hoạt động 2: 
Giới thiệu tư liệu về việc giúp đỡ người khuyết tật.
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố, khắc sâu bài học về cách cư sử đối với người khuyết tật.
(10')
4. Củng cố dặn dò:
(2’)
- Giờ trước các em học bài gì ? Em đã làm gì giúp người khuyết tật
- Nhận xét đánh giá.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Giáo viên nêu tình huống.
Đi đến đầu làng thì Thuỷ và Quân gặp một người bị hỏng mắt. Thuỷ chào: "Chúng cháu chào chú ạ!". Người đó bảo: "Chú chào các cháu. Nhờ các cháu giúp chú tìm đến nhà ông Tuấn xóm này với". Quân liền bảo: "Về nhanh để xem hoạt hình trên ti vi, cậu ạ".
- Giáo viên hỏi : Nếu là Thuỷ, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày và thảo luận cả lớp.
Kết luận: Thuỷ nên khuyên bạn: cần chỉ đường hoặc dẫn người bị hỏng mắt đến tận nhà cần tìm.
- Yêu cầu học sinh trình bày, giới thiệu các tư liệu đã sư tầm được.
- Lần lượt từng nhóm lên trình bày tư liệu của nhóm mình.
- Yêu cầu các nhóm khác theo dõi thảo luận và nhận xét.
Kết luận: Khen ngợi những nhóm nào có nhiều tư liệu và trình bày hay về những việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật 
+ Qua bài này em thấy mình cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật? (Chúng ta cần làm những việc làm phù hợp với khả năng để giúp đỡ họ)
- Gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau
- 2 học sinh trả lời.
- Nghe
- Theo dõi
- Nghe
- Theo dõi
- Thảo luận nhóm
- Đại diện trình bày
- Nhận xét
- Nghe
- Trình bày
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Theo dõi
- Nghe
- Trả lời.
- Nhắc lại
- Nghe, ghi nhớ
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 2: Thể dục
Bài 57: trò chơi “con cóc là cậu ông trời”
 và “chuyền bóng tiếp sức”
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh làm quen với trò chơi “Con cóc là cậu ông trời” và ôn trò chơi “Chuyền bóng tiếp sức”
2. Kĩ năng: Học sinh biết cách chơi trò chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động
3. Giáo dục: Học sinh có ý thức trong giờ học và yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: 
- Sân, còi
III. Các hoạt động dạy học 
ND và TG
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Phần mở đầu:
(15’)
B. Phần cơ bản:
(15’)
C. Phần kết thúc:
(5’)
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- Chạy nhẹ nhàng theo 2 hàng dọc. 
- Xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối.
- Yêu cầu học sinh ôn bài thể dục phát triển chung.
- Đội hình tập luyện
 GV:
x x x x x
x x x x x
x x x x x
- Học trò chơi: "Con cóc là cậu ông trời"
- Giáo viên nhắc tên trò chơi và giải thích cách chơi.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về lợi ích, tác dụng và động tác nhảy của con cóc (ngắn gọn). 
- Giáo viên tổ chức chức học sinh chơi theo đội hình hàng ngang. Mỗi học sinh chỉ thực hiện khoảng từ 2 - 3 lần thì dừng lại, đứng lên, đi về tập hợp cuối hàng. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết 
- Giáo viên cho học sinh chơi thử 2 lần 
- Giáo viên cho học sinh chơi chính thức.
- Giáo viên theo dõi để tìm ra người mắc lỗi và có hình thức phạt: Hát, nhảy lò cò,...
- Trò chơi “Chuyền bóng tiếp sức”
- Giáo viên nhắc lại cách chơi và luật chơi
- Chia lớp làm ba tổ tập luyện.
Tổ 1: x x x x x x x x 
Tổ 2: x x x x x x x x
Tổ 3: x x x x x x x x
- Giáo viên theo dõi nhắc nhở học sinh khi chơi. 
- Giáo viên nhận xét
- Đứng vỗ tay, hát.
- Nhảy thả lỏng.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài
- Nhận xét giờ học.
- Nghe
- Thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Lớp trưởng hướng dẫn lớp tập luyện.
- Theo dõi, nghe, ghi nhớ.
- Phát biểu ý kiến
- Học sinh nghe, thực hiện
- Chơi thử 2 lần
- Chơi chính thức
- Nghe phổ biến luật chơi.
- Chia tổ và thực hiện chơi.
- Nhận xét.
- Nghe, ghi nhớ
- Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
- Nghe, ghi nhớ.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 3: Toán (bổ sung)
Luyện tập
(Các số từ 111 đến 200)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh về cách nhận biết và đọc các số từ 111 đến 200.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cho học sinh về nhận biết số và biết áp dụng vào làm các bài tập tương đối chính xác.
3. Giáo dục học sinh tính kiên trì tỉ mỉ trong học toán và biết áp dụng vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
	- Bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
ND và TG
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
(7’)
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
(1’)
2. Luyện tập.
Bài 1: (10’)
Viết (theo mẫu)
Bài 2: Số?
(10’)
Bài 3: (10’)
>
<
=
?
3. Củng cố dặn dò:
(2’)
- Học sinh viết lại các số từ 111 đến 200.
- Lớp viết bảng con.
- Nhận xét, đánh giá.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Nêu yêu cầu bài học.
- Yêu cầu học sinh cất sách giáo khoa, vở bài tập.
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập trên bảng. Lớp quan sát.
 - Hướng dẫn học sinh đọc kĩ yêu cầu bài tập và hướng dẫn cách làm
- Gọi lần lượt học sinh lên điền. 
110
Một trăm mười
111
Một trăm mười một
117
Một trăm mười bảy
154
Một trăm năm mươi tư
181
Một trăm tám mươi mốt
195
Một trăm chín mươi năm
- Nhận xét sửa sai
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập trên bảng.
- Hướng dẫn học sinh cách làm.
- Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài. Dưới lớp làm vào vở.
a) 
111 112 113 114 115 116 117 118 119 120
121 122 123 124 125 126 127 128 129 130
c) 
192 193 194 195 196 197 198 199 200
- Nhận xét ghi điểm
- Gọi 1 học sinh đọc đầu bài 
- Hướng dẫn cách làm.
- Gọi 3 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở
 123 120 126 > 122
 136 = 136 155 < 158 120 < 152
 186 = 186 135 > 125 148 > 128
 199 < 200
- Nhận xét, ghi điểm 
 - Gọi 1 học sinh nhắc lại bài.
- Về nhà xem lại bài chuẩnbị bài sau 
- Theo dõi, thực hiện
- Nghe.
- Nghe, ghi nhớ.
- 1 học sinh đọc, lớp quan sát
- Nghe
- Học sinh điền nối tiếp.
- Nghe, sửa sai.
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Nghe.
- 3 học sinh lên làm bài
- Nhận xét
- Nghe, ghi nhớ, sửa sai.
- 1 học sinh đọc bài. 
- 3 học sinh lên làm bài. 
- Nhận xét 
- Nghe, ghi nhớ.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Ngày soạn: 27/03/2009
Ngày giảng: 31/03/2009
 Tiết 1: Toán
Các số có ba chữ số
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh đọc và viết được các số có ba chữ số và củng cố về
 cấu tạo số.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc viết thành thạo các số có ba chữ số để làm các bài tập đúng nhanh, chính xác.
3. Giáo dục: Học sinh có tính cẩn thận kiên trì, khoa học và chính xác và biết áp dụng vào cuộc sống hàng ngày
II. Chuẩn bị: 
- Một số hình vuông, bộ đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
ND và TG
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
(4’)
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
(1’)
2. Đọc và viết số từ 111 đến 200 và nêu vấn đề học tiếp các số.
(15')
3. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
Mỗi số sau chỉ số ô vuông trong hình nào?
Bài 2: Mỗi số sau ứng với cách đọc nào ?
Bài 3: 
Viết (theo mẫu )
4. Củng cố dặn dò:
(2’)
- Gọi 2 học sinh lên làm ý b bài 2. 
- Nhận xét, ghi điểm.
- Ghi đầu bài lên bảng.
a) Làm việc chung cả lớp:
- Giáo viên nêu vấn đề học tiếp các số và trình bày trên bảng.
Ví dụ: Viết và đọc số 243
- Yêu cầu học sinh xác định số trăm, số chục và số đơn vị, cho biết cần điền số thích hợp nào, viết số.
- Học sinh tự nêu ý kiến, giáo viên điền vào chỗ trống.
- Gọi học sinh nêu cách đọc. (Chú ý dựa vào hai chữ số sau cùng để suy ra cách đọc số có ba chữ số, chẳng hạn: bốn mươi ba - hai trăm bốn mươi ba
- Tương tự, giáo viên hướng dẫn học sinh làm như vậy với số 235 và 310.
b) Làm việc cá nhân
- Giáo viên nêu tên số, chẳng hạn "hai trăm mười một", yêu cầu học sinh lấy hình vuông (trăm) các hình chữ nhật (chục) và đơn vị (ô vuông) để được hình ảnh trực quan của số đã cho.
- Giáo viên cho học sinh làm tiếp với các số khác, chẳng hạn: 312, 132
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh đọc kĩ yêu cầu và nội dung bài tập.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi thi nối nhanh.
- Gọi 2 học sinh lên thi nối nhanh.
- Nhận xét, khen ngợi và đưa ra kết quả đúng.
315
521
405
322
450
311
a) bốn trăm linh năm
b) Bốn trăm năm mươi
c) Ba trăm mười một
d) Ba trăm mười lăm
e) Năm trăm hai mươi mốt
g) Ba trăm hai mươi hai
- Gọi 1học sinh đọc yêu cầu của bài tập 
- Hướng dẫn học sinh viết theo mẫu cách đọc số và viết số
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm 
- Nhận xét ghi điểm
- Lớp chữa bải vào vở
Đọc số
Viết số
Tám trăm hai mươi
820
Chín trăm mười một
911
Chín trăm chín mươi mốt
991
Sáu trăm bảy mươi ba
673
Sáu trăm bảy mươi lăm
675
Bảy trăm linh năm
705
Tám trăm
800
Đọc số
Viết số
Năm trăm sáu mươi
560
Bốn trăm hai mươi bảy
427
Hai trăm ba mươi mốt
231
Ba trăm hai mươi
320
Chín trăm linh một
901
Năm trăm bảy mươi lăm
575
Tám trăm chín mươi mốt
891
- Gọi 1 hs nhắc lại bài
- Nhận xét chung tiết học.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
- 2 học sinh làm bài.
- Theo dõi
- Theo dõi
- Trả lời
- Nêu cách đọc
- Thực hành đọc
- Thực hành qua các ô vuông.
- 1 học sinh đọc
- Theo dõi
- Gọi 2 hs lên thi nối nhanh
- Nhận xét
- Gọi 1 học sinh đọc.
- Nghe.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bổ sung.
- Nhắc lại.
- Nghe, ghi nhớ.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 2 Chính tả: (tập chép)
Những quả đào
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh chép chính xác, trình bày đúng tóm tắt truyện những quả đào và làm đúng các bài tập phân biệt s/x;  ...  một cây ăn quả.
(10’)
Bài 2: 
Tìm những từ có thể dùng để tả các bộ phận của cây.
(15’)
Bài 3: 
Đặt các câu hỏi có cụm từ để làm gì để hỏi về từng việc làm được vẽ trong các tranh.
(7’)
3. Củng cố dặn dò:
(3’)
- Gọi 2 học sinh lên kể một số loại cây ăn quả mà em biết.
- Nhận xét ghi điểm.
- Ghi đầu bài lên bảng
- Nêu mục tiêu bài học.
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận và đóng vai.
- Yêu cầu suy nghĩ chọn một cây ăn quả để kể tên các bộ phận của một cây ăn quả
- Gọi 2 nhóm lên kể.
- Nhận xét khen ngợi và đưa ra kết quả đúng ghi bảng: Các bộ phận của cây gồm: Rễ, gốc, thân, cành, lá, hoa, quả, ngọn)
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu lớp đọc thầm 
- Hướng dẫn mẫu và làm mẫu: 
M: Thân cây (to, cao, chắc, bạc phếch )
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ để tìm ra đặc điểm của từng loại cây để trả lời cho đúng
- Học sinh thảo luận
- Trả lời nối tiếp nhau.
- Nhận xét, bổ sung. 
- Rễ cây: dài, ngoằn ngèo, uốn lượn, xù xì, gồ ghề, 
- Gốc cây: to, thô, sần sùi, chắc nịch,
- Thân cây: to, cao, chắc chắn, nhẵn bóng, bạc phếch, xanh thẫm, phủ đầy gai
- Cành cây: xum xuê, um tùm, khằng khiu,
- Lá: xanh biếc, tươi xanh, xanh nõn, tươi tốt, trắng muốt, thơm ngát,
- Quả: vàng rực, vàng tươi, đỏ ối, tím biếc, tim tím
- Ngọn:chót vót, thẳng tắp, khoẻ khoắn, mảnh dẻ.
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm
- Yêu cầu học sinh quan sát từng tranh để đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi ấy. 
- Từng cặp trao đổi, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi để làm gì ?
- Gọi từng cặp lên thực hành 1 em hỏi, 1 em trả lời.
- Nhận xét đưa ra câu hỏi và câu trả lời đúng
Ví dụ: 
Học sinh 1: Bạn nhỏ tưới nước cho cây để làm gì ? 
Học sinh 2: Bạn nhỏ tưới nước cho cây để cây tươi tôt.
Học sinh 1: Bạn nhỏ bắt sâu cho lá để làm gì? 
Học sinh 2: Bạn nhỏ bắt sâu cho cây để bảo vệ cây, diệt trừ sâu ăn lá cây.
- Gọi 2 học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét bài học.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 học sinh nêu
- Nghe
- Theo dõi
- Theo dõi
- Thảo luận
- 2 học sinh kể
- Nhận xét
- Nghe
- 1 học sinh đọc.
- Theo dõi, đọc thầm
- Theo dõi
- Thảo luận
- Học sinh nối tiếp trả lời
- Nhận xét
- Nghe, ghi nhớ
- 1 học sinh đọc bài.
- Theo dõi, đọc thầm
- Quan sát tranh. 
- Nghe, ghi nhớ.
- Từng cặp học sinh lên thực hành.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe, ghi nhớ
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––-
Tiết 4: Chính tả (nghe viết)
Hoa phượng
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Học sinh nghe viết chính xác, trình bày đúng bài thơ 5 chữ bài “Hoa Phượng”. Biết viết đúng các âm vần dễ lẫn: s/ x; in/ inh.
2. Kĩ năng: Rèn học sinh cách trình bày đúng bài chính tả, và làm các bài tập nhanh, đúng và chính xác.
3. Giáo dục học sinh ý thưc rèn chữ viết đẹp và giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II. Chuẩn bị:
 	- Bảng phụ ghi bài tập, bài chép.
III. Các hoạt động dạy học: 
ND và TG
HĐ của Gv
HĐ của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
(3’)
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
(1’)
2. Hướng dẫn viết chính tả.
a) Chuẩn bị:
(5’)
b) Viết bài:
(15’)
c) Chấm bài:
(6’)
3. Luyện tập:
(8’)
Bài 2: a) Điền vào chỗ trống s hay x.
- ý b)
4. Củng cố dặn dò:
(2’)
- Gọi 2 học sinh lên viết: xâm lược, tình nghĩa, xinh đẹp, bình minh.
- Lớp viết bảng con.
- Nhận xét ghi điểm.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Đọc bài viết.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm.
+ Nội dung bài thơ nói lên gì? 
Bài thơ là lời của bạn nhỏ nói với bà, thể hiện sự bất ngờ và thán phục trước vẻ đẹp của hoa phượng.
+ Những chữ nào trong bài viết hoa vì sao? 
Những chữ đầu dòng thơ.
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con: lấm tấm, rừng rực, mắt lửa, 
- Đọc bài cho học sinh nghe viết
- Theo dõi uốn nắn học sinh khi viết bài.
- Thu 8 viết của học sinh chấm điểm 
- Nhận xét sửa sai lỗi cho học sinh.
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn học sinh chọn ý đúng để điền.
- Hướng dẫn học sinh đọc kĩ yêu cầu bài tập để lựa chọn vần in hay inh điền cho đúng.
- Gọi học sinh nối tiếp nhau lên điền.
- Dưới lớp làm vở.
- Nhận xét ghi điểm.
+ Chú vinh là thương binh. Nhờ siêng năng, biết tính toán, chú đã có một ngôi nhà xinh xắn, vườn cây đầy trái chín thơm lừng. Chú hay giúp đỡ mọi người nên được gia đình, làng xóm tin yêu, kính phục.
- Gọi 2 học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà làm xem lại bài.
- 2 học sinh viết, lớp viết bảng con.
- Nghe
- Theo dõi.
- Đọc thầm
- Trả lời
- Trả lời
- Viết bảng con.
- Viết bài vào vở
- Nộp bài
- Theo dõi
- làm vở
- Học sinh nối tiếp nhau lên điền
- Nhận xét
- 2 học sinh nhắc lại.
- Nghe
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
(Buổi chiều)
Tiết 1: Tự nhiên và xã hội (bổ sung)
Bài 23: Một số loài vật sống dưới nước
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Học sinh biết nói tên một số loài vật sống ở dưới nước và nói tên được một số loài vật sống ở nước ngọt, nước mặn.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát và nhận xét, mô tả về các con vật sống dưới nước
3. Giáo dục: Học sinh có ý thức trong giờ học và am hiểu về một số loài vật sống dưới nước
II. Chuẩn bị:
	- Tranh sách giáo khoa và một số tranh ảnh sưu tầm.
III. Các hoạt động dạy học:
ND và TG
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 
(3’)
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
(1’)
2. Nội dung.
Hoạt động 1: 
Làm việc với SGK:
(17’)
Mục tiêu: Học sinh biết nói tên một số loài vật sống ở dưới nước. Biết tên một số loài vật sống ở nước ngọt, nước mặn
Hoạt động 2: 
Làm việc với tranh ảnh các con vật sống dưới nước sưu tầm được: 
(10’)
3. Củng cố dặn dò:
(4’)
- Gọi 2 học sinh kể một số con vật sống trên cạn mà em biết. 
- Nhận xét đánh giá.
- Ghi đầu bài lên bảng
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Yêu cầu học sinh quan sát theo cặp và trả lời câu hỏi.
+ Chỉ và nói tên và nêu ích lợi của một số con vật trong hình vẽ ?
+ Con nào sống ở nước mặn con nào sống ở nước măn ?
- Giáo viên đi tới các nhóm và giúp đỡ học sinh.
- Đây là một số con vật sống dưới nước có trong hình vẽ: 
Hình 1: Cua Hình 4: Trai 
Hình 2: Cá vàng Hình 5: Tôm
Hình 3: Cá quả 
Hình 6: Cá mập, phía bên phải là cá ngừ, sò, ốc, tôm....., phía trên là đôi cá ngựa.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét và giới thiệu cho học sinh biết các hình ở trang 60 bao gồm các con vật sống ở nước ngọt. Các hình ở trang 61 gồm các con vậy sống ở nước mặn.
Kết luận: Có rất nhiều loài vật sống dưới nước, trong đó có những loài vật sống ở nước mặn (biển). Muốn cho các loài vật sống dưới nước được tồn tại và phát triển chúng ta cần giữ sạch nguồn nước.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm đem những tranh, ảnh sưu tầm được ra để cùng quan sát và phân loại, sắp xếp tranh ảnh các con vật vào giấy khổ to.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- Các nhóm khác theo dõi nhận xét.
- Nhận xét khen ngợi.
- Gọi 1 học sinh nhắc lại bài học.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 học sinh trả lời.
- Nghe, ghi nhớ.
- Theo dõi
- Theo dõi
- Thảo luận theo cặp
- Đại diện cặp trình bày.
- Nghe, ghi nhớ
- Thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 học sinh nhắc lại.
- Nghe, ghi nhớ.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 2: Thể dục 
Bài 58: Trò chơi: con cóc là cậu ông trời
 tâng cầu
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Tiếp tục ôn luyện trò chơi: Tâng cầu
2. Kĩ năng: Yêu cầu biết cách chơi, biết đọc vần điệu và thời gian chơi có kết hợp vần điệu ở mức ban đầu.
3. Biết thể hiện động tác tâng cầu và đạt số lần tâng cầu liên tục.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em 1 quả cầu 
III. Các hoạt động dạy học:
ND và TG
HĐ của GV
HĐ của HS
A. phần Mở đầu:
1. Nhận lớp:
(2’)
2. Khởi động: 
(10’)
B. Phần cơ bản:
(18’)
C. Phần kết thúc:
(5’)
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.
ĐHTT: X X X X X
 X X X X X
 X X X X X
 D
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông
 X X X X X D
X X X X X
X X X X X
- Cán sự điều khiển
- Chạy nhẹ nhàng 3 hàng dọc.
- Đi thường theo vòng trong hít thở sâu.
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
Trò chơi: Con cóc là cậu ông trời.
- Giáo viên nêu trò chơi, học sinh đọc vần điệu 2 lần sau đó chơi trò chơi có kết hợp đọc vần điệu.
- Tâng cầu.
- Giáo viên nêu tên trò chơi làm mẫu cách tâng cầu, từng em tâng cầu bằng vợt gỗ
- Chia 3 tổ cho học sinh chơi theo sự quản lí tổ trưởng.
- Đi đều 3 hàng dọc và hát.
- Tập một số động tác thả lỏng.
- Hệ thống bài
- Nhận xét giao bài về nhà.
- Tập chung
- Nghe
- Khởi động
- Lớp trưởng điều khiển
- Tập bài thể dục phát triển chung.
- Chơi trò chơi
- Nghe.
- Nghe, quan sát.
- Chia tổ thực hành
- Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên
- Nghe, ghi nhớ.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 3: Hoạt động tập thể
Giáo dục an toàn giao thông
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp cho học sinh nắm được một số luật giao thông đi bộ trên đường và đi xe đạp.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết một số biển báo giao thông thường dùng, trình bày về luật giao thông.
3. Giáo dục: Học sinh nghiêm túc chấp hành luật lệ giao thông.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
ND và TG
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Phần mở đầu
(5’)
2. Phần cơ bản
(27’)
3. Củng cố dặn dò:
 (3’)
- Nêu nhiệm vụ giờ học
- Cho lớp hát bài “đường và chân”
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, giao phiếu học tập cho các nhóm
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi sau :
+ Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông?
+ Khi đi học em phải đi như thế nào?
- Gọi các nhóm báo cáo.
- Kết luận các ý kiến.
- Cho học sinh chơi đèn xanh đèn đỏ. Giáo viên hướng dẫn cách chơi, trò chơi này được lặp đi lặp lại nhiều lần nếu ai sai sẽ phải hát một bài.
- Cho lớp cử ra một quản trò để điều khiển trò chơi.
- Quan sát học sinh chơi và giúp đỡ các em trong lúc chơi.
- Cùng học sinh hệ thống bài.
- Tổng kết giờ học
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
- Nghe 
- Hát 2 lần
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm.
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- Cử 1 học sinh
- Tự chơi.
- Nghe 
- Ghi nhớ
–––––––––––––––––––– hết tuần 29 ––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 30(12).doc