Bài soạn các môn học khối 2 - Tuần 13

Bài soạn các môn học khối 2 - Tuần 13

TOÁN

Tiết 61: 14 trừ đi một số: 14 - 8

I/ Mục tiêu

 - Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 14- 8

 - Tự lập và học thuộc lòng các công thức 14 trừ đi một số.

 - Biết giải bai toán có 1 phép trừ dạng 14 - 8

 [ BT cần làm: bài1( cột 1, 2); bài 2( 3 phép tính đầu); bài 3( a,b); bài 4 ]

II/ Đồ dùng dạy học :

 - 14 que tính

III/ Các hoạt động dạy học

 

doc 35 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn học khối 2 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 
Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2009
Sáng: ( Đ/c Ngô Thị Thuyết dạy)
_____________________________________________________________
Chiều 
Toán
Tiết 61: 14 trừ đi một số: 14 - 8
I/ Mục tiêu
 - Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 14- 8
 - Tự lập và học thuộc lòng các công thức 14 trừ đi một số.
 - Biết giải bai toán có 1 phép trừ dạng 14 - 8
 [ BT cần làm: bài1( cột 1, 2); bài 2( 3 phép tính đầu); bài 3( a,b); bài 4 ]
II/ Đồ dùng dạy học : 
 - 14 que tính
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động củaGV
Hoạt động của HS
1/ Kiểm tra bài cũ: dọc bảng trừ: 13 trừ đi 1 số.
2/ Bài mới:
a) Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi đầu bài
b) Giới thiệu phép trừ : 14 - 8
 - GV Nêu bài toán: 
 - Viết bảng: 14 – 8
 - HS Tìm kết quả trên que tính
 - Vậy 13 – 5 bằng bao nhiêu? -> GV ghi bảng: 14 – 8 = 6 
- Hướng dẫn đặt tính và tính.
 - * Nêu cách đặt tính? 
 6 * Nêu cách tính?
c) Lập bảng trừ 
- GV cho HS tiếp nối nêu kết quả các phép tính của bảng trừ
3/ luyện tập
* Bài 1 :( cột 1, 2) Tính nhẩm
a. 9 + 5 = 14 b. 14 – 4 – 2 = 8 
 5 + 9 = 14 14 – 6 = 8
- Nhận xét kết quả của các phép tính?
* Bài 2 : Tính
- Khi đặt tính cần chú ý điều gì ?
- HS làm bảng con
* Bài 3 :( a,b) Đặt tính rồi tính hiệu
- Muốn tìm hiệu ta làm như thế nào?
 (Đặt theo cột dọc )
a. 14 - 5 
b. 14 - 7
* Bài 4: Giải toán
- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán 
- YC HS làm bài. 
- Chữa bài HS
3. Củng cố – dặn dò 
- Tổng kết giờ học
- 2 HS đọc 
- Nghe và phân tích
- HS nhắc lại
- Là 6
- HS đặt tính và nêu cách trừ, nhận xét.
- 3 HS nhắc lại cách đặt tính.
 14 - 5 = ...
 14 - 6 = ...
 14 - 7 = ...
 14 - 8 = ...
- HS đọc y/c bài tập
- HS tính nhẩm nêu kết quả
 - - - 
- HS làm vào vở, đổi vở kiểm tra kết quả cho nhau.
- Đọc đề toán-> phân tích, trả lời câu hỏi
- Làm bài tập vào vở
- HS nhận xét và chữa bài.
 _______________________________________
Đạo đức
Tiết 13: Quan tâm giúp đỡ bạn (Tiết 2)
I/ Mục tiêu: 
 - HS biết được cần phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau
 - Nêu được 1 vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hàng ngày. 
 - Biết quan tâm gúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II/ Tài liệu phương tiện
 - Vở bài tập
III/Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Kiểm tra bài cũ: Hãy kể những việc làm của em thể hiện sự quan tâm giúp đỡ bạn?
- Gv nhận xét, cho điểm.
2/ Bài mới:
a) Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi đầu bài
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Đoán xem điều gì sẽ xảy ra ?
+ Gv cho Hs quan sát tranh( Cảnh trong giờ kiểm tra toán). Bạn Hà không làm được bài đang đề nghi với bạn Nam ngồi bên cạnh : " Nam ơi, cho tớ chép bài với!".
+ Hs đoán cách ứng xử của bạn Nam.
- Gv nhận xét kết luận.
* Hoạt động 2: Tự liên hệ.
- GV: Hãy nêu các việc em đã làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ bạn bè hoặc trong trường hợp em đã được quan tâm, giúp đỡ.
- GV gọi 1 số HS TL 
- Gọi HS khác nhận xét : Đồng tình hay không đồng tình với việc làm của bạn, tại sao?
- Gv nhận xét kết luận.
*Hoạt động 3: Trò chơi Hái hoa dân chủ
- GV làm một số bông hoa có ghi các câu hỏi: 
+ Em sẽ làm gì khi em có một cuốn truyện hay mà bạn hỏi mượn?
+ Em sẽ làm gì khi bạn đau tay lại đang xách nặng?
+ Em sẽ làm gì khi trong giờ học vẽ, bạn ngồi cạnh em quen mang hộp bút chì màu mà em lại có?
+ Trong tổ em bạn Nam bị ốm?
+ Em làm gì khi thấy1 bạn đối xử không tốt với bạn là con nhà nghèo?
- GV nhận xét kết luận:
 Bạn bè như thể anh em 
 Quan tâm giúp đỡ càng thêm thân tình.
3. Củng cố - dặn dò 
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị bài sau.
- 2HS trả lời, HS nhận xét
- Hs quan sát tranh 
- HS trao đổi nhóm 
- Đại diện nhóm nêu ý kiến.
- Hs nhận xét.
- 3-4 HS liên hệ
- HS khác nhận xét
- HS lên bốc thăm câu hỏi và trả lời theo nội dung câu hỏi.
- HS khác nghe và nhận xét.
- Hs đọc phần ghi nhớ cuối bài.
- Hs nhắc lại
Tự học
Luyện đọc bài : Bông hoa niềm vui
I. Mục tiêu 
Rèn kĩ năng đọc cho hs:
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
 - Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn hs trong câu chuyện.
 - GD các em biết kính yêu ông bà, cha mẹ của mình.
II. Đồ dùng dạy học
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
 3 em đọc bài, Gv nhận xét.
2. Hướng dẫn luyện đọc
 - Gv đọc mẫu 1 lần
 - Hs đọc tiếp nối câu + Phát âm đúng từ khó trong bài: lộng lẫy, chần chừ, dịu cơn đau, hãy hái,...
 - Luyện đọc tiếp nối đoạn trước lớp + đọc ngắt nghỉ đúng giữa các cụm từ, câu:
 Những bông hoa màu xanh / lẫy lộng dưới ánh mặt trời buổi sáng.//
 Em hãy hái thêm hai bông nữa, / Chi ạ! // Một bông cho em,/ vì trái tim nhân hậu của em. // Một bông cho mẹ, / vì cả bố và mẹ / đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.//
 - Luyện đọc đoạn trong nhóm.
 - Thi đọc giữa các nhóm.
 - Bình chon nhóm đọc hay nhất.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài ( theo câu hỏi trong sgk)
4. Luyện đọc lại 
 - Luyện đọc theo vai ( người dẫn chuyện,Chi, cô giáo)
 - Các nhóm thi đọc- bình chọn nhóm đọc hay nhất.
5. Củng cố dặn dò
 Gv nhận xét giờ học, chuẩn bị bài giờ sau.
___________________________________________________________________
Thứ ba ngày 17 tháng 11 năm 2009
Sáng Kể chuyện
Tiết 13: Bông hoa niềm vui
I-Mụctiêu
 -Biết kể lại đoạn mở đầu câu chuyện theo 2 cách (theo trình tự câu chuyện và thay đổi trình tự câu chuyện (BT 1)
 - Dựa theo tranh, kể lại được nội dung đoạn 2,3 (BT2); Kể lại được đoạn cuối câu chuyện (BT3).
 - Giáo dục cho HS cần biết quan tâm, thương yêu ông bà, cha mẹ.
II-Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ câu chuyện trong sgk.
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
-Kể lại chuyện Sự tích cây vú sữa 
- Gv nhận xét 
2.Bài mới:
a)Giới thiệu bài
GV giới thiệu và ghi đầu bài.
b)Hướng dẫn kể chuyện.
* Bài 1:Kể lại đoạn mở đầu câu chuyện theo 2 cách
+ Cách 1: theo trình tự câu chuyện
+Cách 2:bắt đầu từ “Bố của Chi đang nằm viện...đến để bố dịu cơn đau” sau đó mới đến “Mới sáng tinh mơ...bông hoa niềm vui”.
-H/D học sinh kể mẫu đoạn 1= lời của mình , chú ý thêm 1 số từ ngữ có hình ảnh. 
*Bài 2: Dựa vào tranh,kể phần chính của câu chuyện (đoạn2,3) bằng lời của mình.
- Gv cho hs quan sát tranh
- Hs nói nội dung tranh.
- Hs kể trong nhóm.
- Hs kể trước lớp ( các nhóm thi kể)
- Gv nhận xét.
*Bài 3: Kể lại đoạn cuối của câu chuyện, trong đó có lời cảm ơn của bố Chi do em tưởng tượng ra.
-Kể chuyện trong nhóm.
-Kể chuyện trước lớp
- Gv nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
-HS kể toàn bộ câu chuyện.
-Nêu ý nghĩa của câu chuyện
-VN tập kể chuyện theo vai.
- 3 em kể 
- Hs nhận xét.
-1hs đọc yêu cầu bài1
-1-2 h/s lên kể mẫu
- Hs quan sát tranh, nói nội dung từng tranh.
Tranh 1: Chi vào vườn hoa của trường để tìm bông hoa Niềm vui.
Tranh 2: Cô cho phép Chi hái 3 bông hoa.
-Hs kể 
-HS nhận xét
-Đại diện các nhóm kể chuyện.
-HS nhận xét, bồ xung cho bạn.
- 1 em kể toàn bộ câu chuyện.
- Hs nêu ý nghĩa câu chuyện.
 ______________________________________________
Toán
Tiết 62 : 34 - 8
I. Mục tiêu
 - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 34 - 8.
 - Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng, tìm số bị trừ.
 - Biết giải bài toán về ít hơn.
 ( Bài tập cần làm : Bài 1 ( cột 1,2,3); Bài 3, 4 trang 62 ).
II. Đồ dùng dạy học
 - 3 thẻ 1 chục que tính và 4 que tính rời, bảng gài.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Hs làm bảng con
- Gv đọc cho hs làm các phép tính
- Gv nhận xét
- 2 em đọc lại bảng trừ : 14 trừ đi một số.
2. Dạy bài mới
* Gv tổ chức cho hs tự thực hiện phép trừ 34 - 8
- Gv nêu bài toán : Có 34 que tính, cho đi 8 que tính . Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- Y/c hs nhắc lại
- Gv cho hs tự thao tác trên que tính để tìm kết quả.
* Hướng dẫn đặt tính rồi tính:
 - . 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ
 26 8 bằng 6, viết 6, nhớ 1.
 . 3 trừ 1 bằng 2, viết 2. 
3. Thực hành luyện tập
* Bài 1: (cột 1,2,3) Tính:
- Hs đọc y/c bài
- Hs làm bảng con 
- GV nhận xét chữa bài
*Bài 3: 
- Hs đọc bài toán
- Gv hỏi: Bài toán cho biết gì ? Cần tìm gì ?
- Hs tóm tắt và làm bài vào vở
- Gv theo dõi giúp đỡ hs yếu làm bài.
- Chữa bài, nhận xét
* Bài 4: Tìm x :
- Hs nhắc lại cách tìm 1 số hạng, tìm số bị trừ.
- Hs làm bài vào vở
- Chấm bài, nhận xét.
4. Củng cố dặn dò
Gv nhận xét giờ học, dặn dò ôn bài sau.
Đặt tính rồi tính:
 14 và 7 14 và 9 14 và 6
- Hs đọc, nhận xét
- 3 em nhắc lại bài toán
- Hs thao tác trên que tính- tìm kết quả.
- Hs nêu kết quả, hs nhận xét .
- Hs nhắc lại cách đặt tính rồi tính.
- 2 em đọc y/c bài 
- Hs làm bài
a) - - - 
 ... ... ...
 b) - - -
 ... ... ...
Tóm tắt:
 Nhà Hà : 34 con gà.
 Nhà Ly ít hơn : 9 con gà.
 Nhà Ly : ... con gà ?
Bài giải:
 Số gà của nhà bạn Ly nuôi được là :
 34 - 9 = 25 ( con )
 Đáp số : 25 con gà
a) x +7 = 34 b) x - 14 = 36
 x = 34 - 7 x = 36 + 14
 x = 27 x = 50
Chính tả(TC)
Tiết 25:Bông hoa niềm vui
I-Mục tiêu:
 - Chép lại chính xác , trình bày đúng 1 đoạn trong bài từ (Em hãy hái ... đến hiếu thảo)
 - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt 1 số tiếng có âm đầu hoặc thanh, vần dễ lẫn: iê/ yê, r/d, thanh hỏi/ thanh ngã.
 - Rèn cho h/s có thói quen giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II-Đồ dùng dạy học: 
 Phấn màu, bảng phụ
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Kiểm tra bài cũ:
 Viết 2 từ : lặng yên, đêm khuya.
- GV nhận xét, sửa sai 
2. Dạy bài mới:
a)GV nêu y/c tiết học và ghi đầu bài.
b)Nội dung:
*HD viết chính tả:
- GV đọc bài viết.
- Hỏi ND
- Cô giáo cho phép Chi hái 2 bông nữa cho ai ? Vì sao ?
-Từ dễ nhầm:nữa, trái tim, dạy dỗ.
- Chữ viết hoa:Những chữ nào cần viết hoa, vì sao?
*.Viết chính tả:
- GV đọc bài viết lần 2
- GVnhắc nhở h/s tư thế ngồi, và cách cầm bút cho đúng.
-Học sinh mở vở và chép bài
*.Soát và sửa lỗi: GV đọc chậm cho h/s tự soát lỗi
- GV chấm 7- 8 bài, nhận xét.
3. Luyện tập:
*Bài2: Tìm những từ chứa tiếng có iê hoặc yê:
Trái nghĩa với khoẻ.
b.Chỉ con vật nhỏ, sống thành đàn, rất chăm chỉ. 
 c. Cùng nghĩa với bảo ban.
*Bài 3: Đặt câu để phân biệt các từ trong mỗi cặp sau:
 r ... :
84 – 45 = 39 (máy bay)
Đáp số: 39 máy bay.
 2.5 Bài 5: Vẽ hình theo mẫu
- YC HS làm
3. Củng cố – dặn dò 
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- GV nhận xét giờ học
- 2HS lên bảng
- 2 HS nhắc lại
- Đọc YC và làm bài.
- Chữa bài
- Đọc YC và làm bài vào vở
- 2 HS TL
- Đọc YC -> Làm bài tập
- Chữa bài.
- HS đọc YC 
- 2 HS TL
- Đối chiếu kết quả và chữa bài
- 1 HS đọc YC
- Làm bài
- 1HS TL
Thủ công
 Gấp, cắt, dán hình tròn 
I/ Mục tiêu
- HS biết gấp, cắt, dán hình tròn
-Gấp, cắt, dán được hình tròn
-HS có hứng thú với giờ học thủ công.
II/Đồ dùng 
 - Tranh các bước gấp , cắt, dán hình tròn.
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Bài cũ: 
? Gấp, cắt, dán hình tròn gồm có mấy bước ?
? Đó là những bước nào? 
- Gv nhận xét , cho điểm
II- Bài mới:
1- Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi đầu bài
2- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
2.1- Học sinh thực hành gấp thuyền phẳng đáy có mui.
- Gv yc 1 -2 HS lêng bảng thao tác lại các bước gấp, cắt, dán hình tròn.
- Gọi HS khác nhận xét
* Gv treo lại quy trình gấp, cắt dán hình tròn lên bảng.
- Bước 1: Gấp hình
- Bước 2: Cắt hình tròn
- Bước 3: Dán hình tròn
* Tổ chức HS gấp thuyền cá nhân
- GV đến từng bàn theo dõi HS gấp, cắt. Chú ý uốn nắn, giúp đỡ HS còn yếu hoặc lúng túng.
- GV lưu ý cho Hs : Cần miết mạnh đường mới gấp cho phẳng, như vậy sản phẩm mới đẹp.
2.2 Trang trí sản phẩm theo nhóm
- Gv tổ chức cho HS trang trí, trưng bày sản phẩm theo nhóm để khích lệ sáng tạo của từng nhóm
- Gv gợi ý HS cách trang trí hình tròn: có thể làm bông hoa, chùm bóng bay, mâm hoa quả, ông mặt trời .
- GV nhận xét
2.3 Tuyên dương sản phẩm đẹp
- Gv chọn ra sản phẩm đẹp của một số nhóm để tuyên dương trước lớp
- Gv chọn một vài sản phẩm chấm điểm.
- Gv đánh giá sản phẩm thực hành của các nhóm và cá nhân.
3. Củng cố – dặn dò 
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- GV nhận xét giờ học: Thái độ HS và kết quả thực hành
- Dặn Hs giờ sau mang giấy màu, kéo, hồ
- 2 HS TL
- 2HS lên bảng thao tác 
- HS khác theo dõi nhận xét.
- HS cắt hình tròn
- Trang trí sản phẩm
- HS nhận xét sản phẩm của bạn
- HS TL
 Luyện từ và câu
 Từ ngữ về công việc gia đình-Câu kiểu: Ai làm gì 
I/ Mục tiêu Giúp học sinh:
 - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ hoạt động (công việc gia đình)
Luyện tập về mẫu câu Ai làm gì?
Nói được câu theo mẫu Ai làm gì? Có nghĩa và đa dạng về nội dung.
II/ Đồ dùng 
 - Tranh SGK , Bảng phụ 
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Bài cũ: 
- GV nhận xét bài tuần 12
II- Bài mới:
1- Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi đầu bài
2- Hướng dẫn làm bài tập:
2.1- Bài 1: Hãy kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp cha mẹ.
- YC HS suy nghĩ và trả lời
- VD: quét nhà, trông em, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, tưới cây, cho gà ăn, rửa cốc.
2.2- Bài 2: Tìm các bộ phận câu trả lời cho từng câu hỏi Ai ? làm gì?
- Gọi 1 HS làm bảng phụ 
- HS khác làm vở ly.
- GV YC HS gạch 1 gạch trước bộ phận trả lời câu hỏi “Ai?” Gạch 2 gạch trước bộ phận trả lời cho câu hỏi “Làm gì?
- Chữa bài HS
+ Chi tìm đến bông cúc màu xanh
+ Cây xoà cành ôm cậu bé.
+ Em học thuộc đoạn thơ.
+ Em làm ba bài tập toán.
2.3- Bài 3:Chọn và xếp các từ ở ba nhóm sau thành câu.
- Gọi 1 HS đọc YC
- GV phát thẻ từ cho HS làm trên bảng tự ghép thành câu .
- HS khác viết vào vở 
- Gọi nhận xét bạn ghép và bổ sung
Ví dụ: 
 +Em giặt quần áo
 + Chị em xếp sách vở
 + Linh rửa bát đũa
 + Em và Linh quét dọn nhà cửa
 + Cậu bé giặt quần áo/ rửa bát đũa. 
- GV nhận xét
3 - Củng cố - dặn dò 
- Nêu nội dung học?
- GV nhận xét giờ học
- Nghe
- 2 HS nhắc lại
- 1 HS đọc YC và làm 
- 1 HS TB đọc YC
- 1 HS khá lên bảng làm 
- HS khác làm vở 
- Nhận xét bài bạn làm
- 1 HS đọc YC
- 1HS giỏi lên bảng làm
- HS khác làm vở
- Nhận xét bài bạn- chữa bài
- 1 HST L
Thứ 6 ngày 20 tháng 11 năm 2009
 Tập làm văn
 Kể về gia đình 
I/ Mục tiêu
Biết cách giới thiệu về gia đình
Nghe và nhận xét được câu nói của bạn về nội dung và cách diễn đạt.
Viết được những điều vừa nói thành một đoạn kể về gia đình có logic và rõ ý
Viết các câu theo đúng ngữ pháp.
II/ Đồ dùng - Bảng phụ 
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Bài cũ: 
- Làm bài tập 2 theo cặp. 
- GV nhận xét cho điểm
II- Bài mới:
1- Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi đầu bài
2- Hướng dẫn làm bài tập:
2.1- Bài 1: Kể về gia đình em.
- GV treo bảng phụ ghi yêu cầu và gợi ý bài 1
- Gọi HS đọc YC và gợi ý.
+ Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai?
+ Nói về từng người trong gia đình em.
+ Em yêu quí những người trong gia đình em như thế nào?
- GV nêu câu hỏi gợi ý cho HS TL.
- YC HS nói thành một đoạn văn.
- GV nhắc HS: Kể về gia đình theo gợi ý chứ không phải trả lời từng câu hỏi. Cần nói rõ nghề nghiệp của bố, mẹ, anh chị học lớp mấy.. Em làm gì để thể hiện tình cảm đối với những người trong GĐ?
- GV nhận xét và chốt ý 
VD: Gia đình em có 5 người. Bà em đã già ở nhà làm việc vặt. Bố mẹ em là công nhân đi làm cả ngày tới tối mới về. Em rất yêu quý và kính trọng bà, bố mẹ vì đó là những ngưòi đã chăm sóc em và nuôi dưỡng em khôn lớn.
2.2- Bài 2: Dựa vào những điều đã kể ở bài tập 1, hãy viết một đoạn văn ngắn (3-5câu) về gia đình em.
- Gọi 1 Hs đọc đề bài 
- YC HS làm bài 
- Gọi 3-5 HS đọc bài viết của mình.
- Gọi HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận
3 - Củng cố - dặn dò 
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- GV nhận xét giờ học
- Nhắc nhở HS chưa làm xong sẽ hoàn thành bài vào tiết hướng dẫn học buổi chiều.
- 2 cặp HS lên bảng đọc.
- 2 HS nhắc lại
- 1 HS đọc YC
- Đọc YC và suy nghĩ 
-HS TB – khá trả lời câu hỏi gợi ý
- 1HS giỏi kể về gia đình thành một đoạn văn theo gợi ý
- HS khác nx và bs
- 1Đọc YC 
- HS làm bài vào vở ly
- 3-5 HS đọc bài viết
- HS khác nhận xét
- 1 HS TL
 Toán
 15, 16, 17, 18 trừ đi một số 
I/ Mục tiêu Giúp HS:
 -Biết thực hiện các phép tính trừ để lập các bảng trừ: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
 -Biết thực hiện các phép tính trừ đặt theo cột dọc.
 -áp dụng để giải các bài toán liên quan
II/Đồ dùng : Que tính, bảng gài
III/Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I - Bài cũ
HS 1: Đặt tính và tính 94 – 6 24 – 5
HS2: Tìm x: x + 9 = 54 -> Nêu cách tìm x?
-> GV nhận xét đánh giá
II- Bài mới:
1- Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi đầu bài
2- Nội dung:
2.1- Giới thiệu phép trừ 15 - 6
Bước 1: Nêu bài toán: 
- Có15 que tính, bớt đi 6que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? 
? Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì? 
 -> Viết bảng: 15 – 6
Bước 2: Tìm kết quả 
- Vậy 15 – 6 bằng bao nhiêu? -> GV ghi bảng : 15 – 6 = 9 
Bước 3: Đặt tính và tính.
-
 15 
ắ
 6 
 9 
Bước 4: Lập các phép tính
2.2- Hướng dẫn các bảng 16,17,18 trừ đi một số tương tự
2.3 – Luyện tập
 * Bài 1 : Tính
- Khi đặt tính cần chú ý điều gì?
 * Bài 2 : Nối kết quả với phép tính
 - YC HS tự làm bài
 - Gọi 1 HS lên nối trên bảng phụ
 - Chữa bài HS
3. Củng cố – dặn dò 
- Nêu nội dung bài học
 - Tổng kết giờ học
- 2 HS lên bảng 
- HS nhắc lại
- Nghe và phân tích
- Thực hiện phép trừ 
 15 -6
- HS đặt tính và nêu cách trừ, nhận xét bs.
- Mở SGK: (63)
- Đọc YC 
-Làm bài tập -> Chữa bài
- 2 HS TL
- Đọc đề toán-> phân tích, làm bài vở ly
Hát nhạc
 học hát bài: chiến sĩ tý hon 
I/ Mục tiêu :
- Giúp HS hát thuộc lời ca đúng giai điệu bài hát "chiến sĩ tý hon".
- Biết cách thực hiện cách gỏ đệm theo nhịp,phách, tiết tấu lời ca.
- Biết tác giả bài hát của nhạc Anh
II/ Chuẩn bị :
1, Giáo viên : 
- Hát thuần thục các bài "chiến sĩ tý hon".
2, Học sinh:
- Sách GK , vở ghi , thanh gỏ phách .
III/ Phương pháp giảng dạy :
- Gợi ý , phát vấn , hướng dẫn....
IV/ Các hoạt động dạy học:
1, ổn định lớp : Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn .
2, Kiểm tra bài cũ : Em hãy hát kết hợp vận động phụ hoạ bài hát sắp đến tết rồi 
3, Bài mới :
 Giảng bài mới.
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1: Dạy bài hát Chiến sĩ tí hon
- Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát.
+ Bài hát Chiến sĩ tí hon do Việt Anh đặt lời, được sáng tác trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945. ND.....
- GV cho HS nghe băng hát mẫu, sau đó GV đệm đàn và hát lại một lần nữa
- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu
- Dạy hát: Dạy từng câu, vì bài hát viết theo nhịp đi nên GV nhắc HS hát dứt khoát từng tiếng, không kéo dài các tiếng. Chú ý lấy hơi những chỗ cuối câu hát.
- Dạy xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu, tiết tấu lời ca.
- GV sửa những câu hát chưa đúng, nhận xét.
*Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ, gõ đệm theo phách và theo tiết tấu lời ca.
- GV hát và vỗ tay hoặc gõ đệm mẫu theo phách 
- Hướng dẫn HS hát và vỗ, gõ đệm theo phách.
- GV hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca. 
- Hướng dẫn HS đứng hát, chân bước đều tại chỗ, tay đánh như động tác đi đều.
*Củng cố - Dặn dò
- Cuối cùng, GV củng cố bằng cách hỏi lại HS tên bài hát vừa học, tác giả? Cho cả lớp đứng lên hát và vỗ tay theo phách và tiết tấu của bài hát.
- GV nhận xét, dặn dò ( thực hiện như các tiết trước)
- Dặn HS về ôn lại bài hát vừa tập
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe
- Nghe băng mẫu ( hoặc nghe GV hát mẫu)
- HS tập đọc lời ca theo tiết tấu
- HS tập hát theo hướng dẫn của GV.
- HS hát:
+ Đồng thanh
+ Dãy, nhóm
+ Cá nhân
- HS theo dõi, lắng nghe
- HS thực hiện hát kết hơph gõ đệm theo phách.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- HS thực hiện hát và vỗ, gõ tiết tấu lời ca. 
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS trả lời.
- HS hát ôn kết hợp võ đệm theo 
 Sinh hoạt lớp tuần 13
I- Kiểm điểm công tác tuần 13.
	a- Ban cán sự lớp lên nhận xét một số tình hình chung diễn biến trong tuần.
	b- Giáo viên tổng kết chung công tác trong tuần:
	- ý thức học bài và làm bài trước khi đến lớp có tiến bộ hơn tuần 12.
	- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt tập thể, 
	.
II- Phương hướng phấn đấu.
	- Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được.
	-Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch chữ đẹp.
III- Chương trình văn nghệ.
	- Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 2 tuan 13(3).doc